ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I (Năm học: 2013 - 2014)
MÔN NGỮ VĂN LỚP 9
Thời gian: 90 phút (Không kể thời gian giao đề)
Họ và tên học sinh…………………………………
Lớp:… Trường:……………………………
Số báo danh:…………
Giám thị 1:…………………
Giám thị 2:…………………
Số phách:………………
………………………………………………………………………………………
Đề Điểm Chữ ký giám khảo Số phách
A/ MA TRẬN ĐỀ
Mức độ
Tên Chủ đề Nhận biết Thông hiểu
Vận dụng
Cộng
Cấp độ thấp Cấp độ cao
1. 1. Văn
- Đồng chí
- Chiếc lược ngà
-Chép lại 4 câu
thơ.
Nêu được ý
nghĩa của
truyện.
Số câu
Số điểm
Tỉ lệ %
Số câu 1
Số điểm 1
Tỉ lệ 10 %
Số câu 1
Số điểm 2
Tỉ lệ 20 %
Số câu 2
điểm 3
=30 %
2. Tiếng Việt
- Một số biện pháp tu từ
từ vựng: so sánh, nhân
hóa.
- Các phương châm hội
thoại.
- Trình bày
khái niêm. Cho
ví dụ.
- Xác định
được biện pháp
tu từ từ vựng
trong câu và
nêu tác dụng.
Số câu
Số điểm
Tỉ lệ %
Số câu 1
Số điểm 1
Tỉ lệ 10 %
Số câu 1
Số điểm 1
Tỉ lệ 10%
Số câu 2
điểm 2
=20%
3. Tập làm văn
- Viết bài văn tự sự.
-Viết bài văn
tự sự.
Đề Đề chính thức
Số câu
Số điểm
Tỉ lệ %
Số câu 1
Số điểm 5
Tỉ lệ 50%
Số câu 1
điểm 5
= 50%
Tổng số câu
Tổng số điểm
Tỉ lệ %
Số câu 2
Số điểm 2
Tỉ lệ 20%
Số câu 2
Số điểm 3
Tỉ lệ 30%
Số câu 1
Số điểm 5
Tỉ lệ 50%
Số câu 5
Số điểm 10
Tỉ lệ 100%
B/ NỘI DUNG ĐỀ
Câu 1: Chép thuộc lòng 4 câu thơ liên tiếp trong bài “Đồng chí” của Chính Hữu?
(1 điểm)
Câu 2: Thế nào là phương châm quan hệ. Cho ví dụ. (1 điểm)
Câu 3: Xác định và nêu tác dụng của biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong 2
câu thơ sau: “Mặt trời xuống biển như hòn lửa – Sóng đã cài then, đêm sập cửa”?
(1 điểm)
Câu 4: Trình bày ý nghĩa của truyện ngắn “Chiếc lược ngà” của Nguyễn Quang
Sáng? (2 điểm)
Câu 5: Hãy kể lại một lần mắc lỗi với thầy, cô (Cha, mẹ) khiến em ân hận. (5
điểm)
ĐÁP ÁN VÀ BIỂU ĐIỂM
Câu 1: Học sinh chép đúng, đầy đủ 4 câu thơ liên tiếp nhau. (1 điểm)
Câu 2: Phương châm quan hệ: Khi giao tiếp, cần nói đúng vào đề tài giao tiếp,
tránh nói lạc đề. Cho đúng ví dụ. (1 điểm)
Câu 3: - Nghệ thuật: Sử dụng hình ảnh so sánh và nhân hóa. (0,5 điểm)
- Tác dụng: Gợi sự hùng vĩ, mênh mông, tráng lệ, khỏe khoắn đi vào trạng thái nghỉ
ngơi. (0,5 điểm)
Câu 4: Thể hiện thật cảm động tình cha con sâu nặng và cao đẹp trong cảnh ngộ éo
le của chiến tranh. (2 điểm)
Câu 5:
* Yêu cầu chung:
- Học sinh biết viết đúng đặc trưng thể loại văn tự sự đã học.
- Bài văn trình bày mạch lạc, rõ ràng, có chi tiết và hình ảnh tiêu biểu phù hợp,
kể có thứ tự. Diễn đạt trôi chảy, trong sáng; không mắc lỗi chính tả, ngữ
pháp thông thường; chữ viết cẩn thận, sạch đẹp.
* Yêu cầu về kiến thức:
Học sinh có nhiều cách viết khác nhau nhưng cần đảm bảo những nội dung cơ
bản sau:
Mở bài: Giới thiệu hoàn cảnh câu chuyện. (1 điểm)
Thân bài:
+ Diễn biến của câu chuyện (1 điểm)
+ Những việc làm sai trái (1 điểm)
+ Sự hối hận của em (1 điểm)
Kết bài: Cảm xúc của em (1 điểm)
*Lưu ý:
- Điểm trừ tối đa đối với bài viết không bảo đảm bố cục bài văn tự sự là 2
điểm.
- Điểm trừ tối đa đối với bài làm mắc nhiều lỗi chính tả là 1 điểm.
- Điểm trừ tối đa đối với bài viết có nhiều lỗi diễn đạt là 1 điểm.