Tải bản đầy đủ (.doc) (3 trang)

Đề thi năng khiếu môn Địa lý lớp 8 năm học 2014-2015 Phòng GD-ĐT Quỳnh Lưu, Nghệ An

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (117.31 KB, 3 trang )

PHÒNG GD&ĐT QUỲNH LƯU KHẢO SÁT NĂNG KHIẾU HỌC SINH LỚP 8
NĂM HỌC 2014-2015
Đề thi môn: Địa lý
Thời gian: 120 phút (Không kể thời gian giao đề)
Câu 1 (3,5 điểm).
a) Nêu đặc điểm chung của địa hình nước ta?
b) Nguồn gốc hình thành các dạng địa hình: Cacxtơ, cao nguyên Badan, đồng bằng phù sa trẻ,
đê sông, đê biển?
Câu 2 (3,5 điểm).
a) Cho bảng thể hiện mùa lũ trên các lưu vực sông ở nước ta
Tháng 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12
Sông ở Bắc Bộ + + ++ + +
Sông ở Trung Bộ + + ++ +
Sông ở Nam Bộ + + ++ + +
Nhận xét mùa lũ trên các sông và giải thích nguyên nhân?
b) Cho biết cách phòng chống lũ ở Đồng bằng sông Hồng và Đồng bằng sông Cửu Long khác
nhau như thế nào?
c) Nêu giá trị kinh tế của sông ngòi nước ta.
d) Em hãy nêu những nguyên nhân làm cho nước sông bị ô nhiễm.
Câu 3 (3,0 điểm).
Cho bảng số liệu: Bình quân GDP/ người của một số nước châu Á năm 2001 (Đơn vị: USD)
Quốc gia Nhật Bản Hàn Quốc Trung Quốc Viêt Nam
GDP/ người 33.400 8.861 911 415
a) Vẽ biểu đồ cột thể hiện mức thu nhập bình quân đầu người (GDP/ người) của một số nước
châu Á năm 2001.
b) Từ biểu đồ đã vẽ rút ra nhận xét và giải thích.
Hết
Họ và tên thí sinh: SBD:
ĐỀ THI CHÍNH THỨC
HƯỚNG DẪN CHẤM VÀ BIỂU ĐIỂM
Câu Ý Nội dung Điểm


1
(3,5
điêm)
a Đặc điểm chung của địa hình nước ta:
- Đồi núi là bộ phận quan trọng nhất trong cấu trúc địa hình Việt Nam
nhưng chủ yếu là đồi núi thấp (chiếm 85%). Đồi núi chiếm ¾ diện
tích, đồng bằng chỉ chiếm ¼ diện tích.
- Cấu trúc địa hình khá đa dạng do Tân kiến tạo nâng lên tạo thành
nhiều bậc kế tiếp nhau, thấp dần từ nội địa ra biển. Địa hình gồm 2
hướng chính: Tây Bắc – Đông Nam và hướng vòng cung.
- Địa hình nước ta mang tính chất nhiệt đới gió mùa ẩm và chịu tác
động mạnh mẽ của con người.
0,5
0,5
0,5
b Nguồn gốc hình thành các dạng địa hình:
- Địa hình cacxtơ: Do trong nước mưa có thành phần CO
2
, khi tác dụng
với đá vôi gây ra phản ứng hòa tan đá.
- Địa hình cao nguyên badan: Dung nham núi lửa phun trào theo các
đứt gãy trong giai đoạn Tân kiến tạo.
- Địa hình đồng bằng phù sa trẻ: Được bồi đắp vật liệu trầm tích do
sông ngòi bóc mòn từ miền núi đưa tới.
- Địa hình đê sông đê biển: Địa hình nhân tạo do con người xây dựng.
0,5
0,5
0,5
0,5
2

(3,5
điểm)
a Mùa lũ trên các sông ở 3 miền có sự khác nhau:
- Sông ngòi Bắc Bộ: lũ từ tháng 6 đến tháng 10
- Sông ngòi Trung Bộ: lũ từ tháng 9 đến tháng 12
- Sông ngòi Nam Bộ: lũ từ tháng 7 đến tháng 11
Do: chế độ mưa của 3 miền khác nhau…
0,5
0,5
b
Sông Hồng Sông Cửu Long
- Đắp đê lớn dọc sông
- Xã lũ theo nhánh sông
ra biển
- Cho vào ô trũng, bơm
nước ra sông
- Đắp đê bao nhỏ hạn chế

- Tiêu lũ ra vùng kênh
rạch phía tây
- Chủ động sống chung
với lũ
- Làm nhà nổi
1,0
- Xây dựng nơi cư trú ở
vùng đất cao
c Giá trị của sông ngòi:
+ Cung cấp nước tưới tiêu, sinh hoạt, công nghiệp
+ Cung cấp phù sa bồi đắp mở rộng đồng bằng
+ Phát triển giao thông vận tải thủy

+ Nuôi trồng, đánh bắt thủy sản
+ Phát triển du lịch sông nước
+ Xây dựng nhà máy thủy điện
(Nêu đươc 3 ý tính 0,5 điểm)
0,5
d Nguyên nhân làm cho nước sông bị ô nhiễm:
+ Rác thải từ khu dân cư đô thị
+ Hóa chất độc hại từ khu công nghiệp
+ Phân bón, thuốc trừ sâu dư thừa trong sản xuất nông nghiệp
+ Đánh bắt thủy sản bằng chất độc: mìn, xung điện
0,25
0,25
0,25
0,25
3
(3 điểm)
a Vẽ biểu đồ cột đơn, đầy đủ, chính xác, thẩm mĩ, có tên biểu đồ, chú
giải
2,0
b Nhận xét:
+ Thu nhập bình quân đầu người giữa các nước không đều.
+ Nhật Bản là nước có GDP/ người cao nhất, sau đó đến Hàn Quốc,
Trung Quốc và thấp nhất là Việt Nam
Giải thích:
+ Nhật Bản là nước phát triển nhất châu Á, cường quốc kinh tế thứ 2
thế giới, kinh tế - xã hội phát triển toàn diện. Hàn Quốc là nước công
nghiệp mới, có mức công nghiệp hóa cao và nhanh.
+ Trung Quốc công nghiệp phát triển cao, nông nghiệp đóng vai trò
quan trọng và là quốc gia có số dân đông nhất thế giới. Việt Nam kinh
tế đang phát triển, nên kinh tế đang dựa chủ yếu vào nông nghiệp

0,25
0, 25
0,25
0,25
Hết

×