I/ Kiểm tra đọc:
1/ Đọc thành tiếng (5 điểm)
2/ Đọc hiểu (5 điểm):
* Đọc thầm bài văn Đường đi Sa Pa
Dựa vào nội dung bài học, em hãy khoanh vào chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.
1. Sa Pa là một huyện ở vùng nào của đất nước ta? (0,5đ)
A. Vùng núi B. Vùng đồng bằng C. Vùng biển
2. Vì sao tác giả gọi Sa Pa là “món quà kì diệu của thiên nhiên”? (0,5đ)
A. Vì phong cảnh của Sa Pa rất đẹp.
B. Vì sự đổi mùa trong một ngày ở Sa Pa rất lạ lùng, hiếm có.
C. Vì phong cảnh của Sa Pa rất đẹp và ở Sa Pa sự đổi mùa trong một ngày rất lạ lùng, hiếm có
D. Vì phố huyện rực rỡ sắc màu.
3. Bài văn thể hiện tình cảm của tác giả đối với cảnh đẹp Sa Pa như thế nào? (1đ)
A. Tác giả ngưỡng mộ, háo hức trước cảnh đẹp của Sa Pa.
B. Ca ngợi sa Pa là món quà kỳ diệu.
C. Ca ngợi vẻ đẹp độc đáp của Sa Pa.
D. Ca ngợi vẻ đẹp độc đáp của Sa Pa, thể hiện tình cảm yêu mến, tha thiết của tác giả đối với
cảnh đẹp của đất nước.
4. Chủ ngữ trong câu “Thoắt cái, lá vàng rơi trong khoảnh khắc mùa thu. ” là: (1đ)
A. Thoắt cái
B. lá
C. lá vàng
D. lá vàng rơi
5. Trong câu: ˝ Tôi lim dim mắt ngắm mấy con ngựa đang ăn cỏ trong một vườn đào ven
đường.”. Bộ phận vị ngữ là ? (1đ)
A. lim dim mắt ngắm mấy con ngựa đang ăn cỏ trong một vườn đào ven đường
B. ngắm mấy con ngựa đang ăn cỏ trong một vườn đào ven đường.
C. mấy con ngựa đang ăn cỏ trong một vườn đào ven đường
D. đang ăn cỏ trong một vườn đào ven đường
6. Gạch dưới bộ phận chỉ trạng ngữ trong câu sau: (1đ)
Buổi chiều, xe dừng lại ở một thị trấn nhỏ.
II/ Bài kiểm tra viết :
1/ Chính tả (5 điểm):
Nghe - viết: Vương quốc vắng nụ cười(từ đầu đến trên những mái nhà)
2/ Tập làm văn (5 điểm); Tả một con vật nuôi trong nhà mà em yêu thích.
HƯỚNG DẪN ĐÁNH GIÁ CHO ĐIỂM
Điểm Lời phê của giáo viên
MÔN TIẾNG VIỆT- LỚP 4- CUỐI HKỲ II 2010-2011
A. BÀI KIỂM TRA ĐỌC: 10 điểm
I. Đọc thành tiếng: (5 điểm)
II/ Đọc hiểu: (5 điểm) ý trả lời đúng:
1 : ý A
2 : ý C
3 : ý D
4 : ý C
5: ý A
6 :Buổi chiều
B. BÀI KIỂM TRA VIẾT: 10 điểm
1/ Chính tả ( nghe viết): 5 điểm
2/ Tập làm văn : 5 điểm
MÔN TOÁN
Bài 1: Khoanh vào chữ đặt trước câu trả lời đúng :
1. Giá trị chữ số 6 trong số 456701 là:
A. 60 B. 600 C. 6000 D. 60000
2. Phân số
45
63
rút gọn được phân số nào?
A.
5
6
B.
5
4
C.
5
3
D.
5
7
3 Trong các phân số:
4
5
;
3
3
;
5
3
;
4
6
Phân số lớn nhất là:
A.
4
5
B.
3
3
C.
5
3
D.
4
6
4. Một hình thoi có độ dài các đường chéo là 14 cm và 10 cm. Diện tích hình thoi đó là:
A. 140 cm
2
B.70cm
2
C. 1400cm
2
D. 700cm
2
Bài 2 Tính :
a. 1 +
3
4
=
b.
4
5
-
3
8
=
c. 1 :
2
3
=
d.
2
5
×
5
2
=
Bài 3: Tính:
29150 – 136 x 201 745 + 268 + 732
Bài 4 : Một mảnh đất hình chữ nhật có chiều dài hơn chiều rộng 24 m và chiều rộng
bằng
5
2
chiều dài. Tính diện tích mảnh vườn.
Bài 5: Tuổi của anh bằng tuổi cha, tuổi của em bằng tuổi anh. Tính tuổi em biết rằng
hiện nay cha 45 tuổi.
HƯỚNG DẪN ĐÁNH GIÁ CHO ĐIỂM
MÔN TOÁN- LỚP 4 - CUỐI HKỲ II 2010-2011
Bài 1 : 2 điểm ( mỗi ý đúng: 0.5 điểm)
1 : ý C 2 : ý D 3 : ý C 4: ý A
Bài 2 : 3 điểm (câu a, b: 0,5 điểm câu c,d: 1 điểm)
Bài 3 : 2 điểm ( Thực hiện và tính đúng các bước tính mỗi bài: 1 điểm)
Bài 4 : 2 điểm : Giải bài toán
Chiều rộng HCN là: 24 : ( 5-2) x 2 =16 (m)
Chiều dài HCN là:16 + 24 = 40 (m)
Diện tích HCN là: 16 x 40 = 640 (m
2
)
Đ/S: 640 m
2
Bài 5 : 1 điểm : Giải bài toán
Tuổi anh là: 45 : 5 x 2 = 18 (tuổi)
Tuổi em là: 18 : 2 = 9 (tuổi)
Đ /S: 9 tuổi
Môn: KHOA HỌC
ĐỀ RA:
I/ Trắc nghiệm
* Khoanh vào trước chữ cái trước câu trả lời đúng.
Câu 1 : Những yếu tố nào sau đây gây nên ô nhiễm không khí ?
A. Khói, bụi, khí độc.
B. Các loại rác thải không được xử lí hợp vệ sinh .
C. Tiếng ồn .
D. Tất cả các yếu tố trên.
Câu 2 : Vật nào sau đây tự phát sáng ?
A. Trái Đất.
B. Mặt Trăng .
C. Mặt Trời .
D. Cả 3 vật trên.
Câu 3: Để sống và phát triển bình thường ,động vật cần:
A. Có đủ nước ,ánh sáng và không khí .
B. Có đủ nước ,ánh sáng ,thức ăn ,không khí.
C. Có đủ nước ,ánh sáng ,thức ăn .
D. Có đủ không khí .
Câu 4:Đúng ghi Đ, Sai ghi S vào ô trống trước những câu sau:
1. Đọc sách dưới ánh sáng quá mạnh hay quá yếu thì cũng đều hại cho mắt.
2. Nhìn trực tiếp vào đèn pha xe máy đang bật sáng không ảnh hưởng
đến mắt.
3. Đội mũ rộng vành hoặc che ô, đeo kính râm khi đi ra ngoài
trời nắng.
4. Chỉ có động vật kiếm ăn vào ban ngày mới cần ánh sáng mặt trời.
II/ Tự luận:
Câu 1 : Để sống và phát triển bình thường thì thực vật cần những gì?
Câu 2: Chúng ta cần làm gì để giữ bầu không khí trong sạch ?
Câu 3: Trong quá trình sống động vật lấy gì từ môi trường và thải ra môi trường những gì?
ĐÁP ÁN –THANG ĐIỂM
I/ Trắc nghiệm: ( 4 điểm)
Mỗi câu trả lời đúng ghi 1 điểm .
Câu 1 : Ý D Câu 2: Ý C . Câu 3: Ý B
Câu 4 1. Đ ; 2. S ; 3. Đ ; 4. S
II/ Tự luận
Câu 1 : (2 điểm) . Để sống và phát triển bình thường thì thực vật cần : không khí, nước,chất
khoáng , ánh sáng.
Câu 2 : (2 điểm) . Để giữ bầu không khí trong sạch . Chúng ta trồng cây xanh ,dùng bếp đun
cải tiến đỡ khói , xử lí các rác thải hợp lí …
Câu 3 :( 2 điểm) . Trong quá trình sống động vật lấy từ môi trường thức ăn ,nước uống, khí ô-
xi và thải ra môi trường khí các –bô nic, nước tiểu và các chất cặn bã.
Môn : LỊCH SỬ & ĐỊA LÝ- LỚP BỐN
Thời gian làm bài: 40 phút ( không kể thời gian phát đề)
I. PHẦN LỊCH SỬ:
Câu 1: Khoanh tròn vào chữ đặt trước ý trả lời đúng:
1. Bia đá dựng ở Văn Miếu là để khắc tên tuổi người ?
a. Đỗ cử nhân b. Đỗ tiến sĩ c. Đỗ tú tài
2. Nhà văn, nhà khoa học lớn thời Hậu Lê là ?
a. Lê Lợi b. Nguyễn Trãi c. Lương Thế Vinh
4. Những thành thị nổi tiếng ở thế kỷ XVI - XVII là ?
a. Thăng Long, Hội An, Sài Gòn.
b. Thăng Long, Phố Hiến, Quy Nhơn.
c. Thăng Long, Phố Hiến, Hội An.
5. Vua Quang Trung đề cao chữ Nôm nhằm ?
a. Phát triển kinh tế.
b. Bảo tồn và phát triển chữ viết dân tộc.
c. Bảo vệ chính quyền.
Câu 2. Nhà Hậu Lê đã làm gì để khuyến khích việc học tập ?
Câu 3. Nhà Nguyễn ra đời trong hoàn cảnh và thời gian nào ?
II. PHẦN ĐỊA LÝ:
Câu 1: Khoanh vào chữ cái đặt trước câu trả lời đúng.
1. Ở đồng bằng duyên hải miền Trung :
A. Dân cư thưa thớt, chủ yếu là người kinh, người chăm.
B. Dân cư tập trung khá đông đúc, chủ yếu là người kinh, người chăm.
C. Dân cư tập trung đông đúc, chủ yếu là người kinh.
2. Ý nào dưới đây không phải là điều kiện để đồng bằng Nam Bộ trở thành vựa lúa vựa
trái cây lớn nhất cả nước ?
A. Đất đai màu mỡ, khí hậu nóng ẩm.
B. Có nhiều đất chua, đất mặn.
C. Người dân cần cù lao động.
3. Ở nước ta tài nguyên khoáng sản quan trọng nhất của thềm lục địa là?
A. Đồng, sắt.
B. Nhôm, dầu mỏ và khí đốt.
C. Dầu mỏ và khí đốt.
Câu 2: . Điền vào ô chữ Đ trước ý đúng, chữ S trước ý sai
a. Đồng bằng Nam Bộ là đồng bằng lớn thứ hai cả nước.
b. Đồng bằng Nam Bộ do phù sa của hệ thống sông Mê Công và sông Đồng Nai
bồi đắp.
c. Các đồng bằng duyên hải miền Trung nhỏ, hẹp với nhiều cồn cát và đầm phá.
d. Nghề chính của cư dân đồng bằng duyên hải miền Trung là khai thác dầu khí
và trồng các loại rau xứ lạnh.
Câu 3: Em hãy nêu vai trò của Biển Đông đối với nước ta.
Câu 4: Nêu một số hoạt động sản suất chủ yếu của người dân ở đồng bằng Nam Bộ.
HƯỚNG DẪN CHẤM MÔN ĐỊA LÍ- LỊCH SỬ- KHỐI BỐN
CUỐI HỌC KỲ 2 - NĂM HỌC 2010-2011
I.PHẦN LỊCH SỬ: 5 điểm
Câu 1: 2,5 điểm ( Đúng mỗi ý: 0.5 điểm)
Câu 1: b ; Câu 2: a Câu 3: c ;
Câu 2. 1,5 điểm : Nhà Lê đã khuyến khích việc học tập là:
- Lập Văn Miếu, mở Quốc Tử Giám đào tạo nhân tài, trường có lớp học, chỗ ở,
kho sách, thu nhận cả con em thường dân học giỏi.
- Ở địa phương có các trường công do nhà nước mở.
Câu 3. 1 điểm: Nhà Nguyễn ra đời trong hoàn cảnh:
- Sau khi vua Quang Trung mất, triều đại Tây Sơn suy yếu dần. Lợi dụng thời cơ đó,
Nguyễn Ánh đã đem quân tấn công nhà Tây Sơn.
- Năm 1802 triều Tây Sơn bị lật đổ. Nguyễn Ánh lên ngôi Hoàng đế lấy hiệu là Gia
Long, định đô ở Phú Xuân ( Huế ).
II. PHẦN ĐỊA LÝ: 5 điểm
Câu 1: 1,5 điểm ( 0,5 điểm/ 1 ý đúng)
ý 1: b ý 2: b ý 3: a
Câu 2: 1 điểm (mỗi ý đúng 0,25đ)
Ý đúng: b, c ; Ý sai : a ,d
Câu 3: 1,5 điểm
- Điều hoà khí hậu
- Là kho muối vô tận
- Khoáng sản, hải sản quý
- Có bãi biển đẹp, nhiều vũng, vịnh thuận lợi cho việc phát triển du lịch, xây dựng
các cảng biển.
Câu 4: 1 điểm (mỗi ý đúng 0,5 điểm)
- Trồng nhiều lúa gạo, cây ăn trái.
- Nuôi trồng và chế biến thủy sản, chế biến lương thực