Tải bản đầy đủ (.pdf) (6 trang)

Đề ôn tập giữa HK 2 môn tiếng việt năm 2014 môn đọc hiểu

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (168.42 KB, 6 trang )

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc.
********************
ĐỀ ÔN TẬP TIẾNG VIỆT GIỮA KÌ II
Năm học : 2013-2014
MÔN : ĐỌC HIỂU
Bài : HAI BÀ TRƯNG.
Thưở xưa, nước ta bị giặc ngoại xâm đô hộ. Chúng thẳng tay chém giết dân lành,
cướp hết ruộng nương màu mỡ. Chúng bắt dân ta lên rừng săn thú lạ, xuống biển mò
ngọc trai, khiến bao người thiệt mạng vì hổ báo, cá sấu, thuồng luồng,…Lòng dân oán
hận ngút trời, chỉ chờ dịp vùng lên đánh đuổi quân xâm lược.
Bấy giờ, ở huyện Mê Linh có hai người con gái tài giỏi là Trưng Trắc và Trưng
Nhị. Cha mất sớm, nhờ mẹ dạy dỗ, hai chị em đều giỏi võ nghệ và nuôi chí giành lại
non sông. Chống bà Trưng Trắc là Thi Sách cũng cùng chí hướng với vợ. Tướng giặc
Tô Định biết vậy, bèn lập mưu giết chết Thi Sách.
Nhận được tin dữ, Hai Bà Trưng liền kéo quân về thành Luy Lâu hỏi tội kẻ thù.
Trước lúc trẩy quân, có người xin nữ chủ tướng cho mặc đồ tang. Trưng Trắc trả lời :
- Không ! Ta sẽ mặc giáp phục thật đẹp để dân chúng thêm phấn khích, còn giặc
trông thấy thì kinh hồn.
Hai Bà Trưng bước lên bành voi. Đoàn quân rùng rùng lên đường. Giáo lao, cung
nỏ, rìu búa, khiên mộc cuồn cuộn tràn theo bóng voi ẩn hiện của Hai Bà. Tiếng trống
đồng dội lên vòm cây, đập vào sườn đồi, theo suốt đường hành quân.
Thành trì của giặc lần lượt sụp đổ dưới chân của đoàn quân khởi nghĩa. Tô Định
ôm đầu chạy về nước. Đất nước ta sạch bóng quân thù. Hai Bà Trưng trở thành hai vị
anh hùng chống giặc ngoại xâm đầu tiên trong lịch sử nước nhà.
Theo Văn Lang
Bài : Hai Bà Trưng.
Dựa vào nội dung bài đọc, đánh dấu chéo vào ô vuông (  ) trước ý đúng trong
các câu trả lời sau đây :
1.Hai Bà Trưng có chí lớn như thế nào ?
a. Hai Bà Trưng rất giỏi võ nghệ.


b. Hai Bà Trưng nuôi chí giành lại non sông.
c. Hai Bà Trưng vừa có tài vừa có sức.
2. Chi tiết nào nói lên khí thế của đoàn quân khởi nghĩa ?
a. Đoàn quân rùng rùng lên đường.
b. Tiếng trống đồng dội lên.
c. Đoàn quân rùng rùng lên đường. Tiếng trống đồng dội lên vòm cây, đập vào
sườn đồi, theo suốt đường hành quân.
3. Vì sao bao đời nay nhân dân ta tôn kính Hai bà Trưng ?
a. Vì Hai bà Trưng lãnh đạo nhân dân, giải phóng đất nước, là hai vị anh hùng
đầu tiên trong lịch sử nước ta.
b. Vì Hai bà Trưng lãnh đạo nhân dân.
c. Vì Hai Bà Trưng là hai vị anh hùng đầu tiên chống giặc ngoại xâm.
4. Bộ phận in đậm trong câu “ Tối mai, anh Đom Đóm lại đi gác “ trả lời cho câu hỏi
nào ?
a. Ở đâu ?
b. Khi nào ?
c. Vì sao ?
5. Từ cùng nghĩa với Tổ quốc
a. giang sơn
b. bảo vệ
c. xây dựng

ĐÁP ÁN :
Câu 1 2 3 4 5
Ý đúng b c a b a
Điểm 1đ 1đ 1đ 0.5đ 0.5đ































CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc.
********************
ĐỀ ÔN TẬP TIẾNG VIỆT GIỮA KÌ II

Năm học : 2013-2014
MÔN : ĐỌC HIỂU
Bài : SUÔI
A/ Đọc thầm :Học sinh đọc thầm bài văn sau đây và làm các bài tập bên dưới.
Suối
Suối là tiếng hát của rừng
Từ cơn mưa bụi ngập ngừng trong mây
Từ giọt sương của lá cây
Từ trong vách đá mạch đầy tràn ra .

Từ lòng khe hẹp thung xa
Suối dang tay hát khúc ca hợp đồng
Suối gặp bạn, hoá thành sông
Sông gặp bạn, hoá mênh mông biển ngời .

Em đi cùng suối, suối ơi
Lên non gặp thác, xuống đồi thấy sông .
VŨ DUY THÔNG.
B/ Dựa vào nội dung bài đọc, em hãy khoanh tròn chữ cái trước những ý trả lời
đúngcho từng câu hỏi dưới đây:

1. Suối do đâu tạo thành.
a. Do sông tạo thành.
b. Do biển tạo thành.
c. Do mưa và các nguồn nước tạo thành.

2. Em hiểu hai câu thơ sau như thế nào?
Suối gặp bạn hoá thành sông.
Sông gặp bạn hoá mênh mông biển ngời
a. Suối và sông là bạn của nhau.

b. Nhiều suối hợp thành sông, nhiều sông hợp thành biển.
c. Suối, sông và biển là bạn của nhau.



3. Trong khổ thơ hai, những sự vật nào được nhân hoá?
a. Suối, sông.
b. Sông, biển.
c. Suối, biển.

4. Câu nào dưới đây dùng đúng dấu phẩy ?
a. Lát sau, chúng em, đã trồng xong bồn hoa.
b. Lát sau chúng em, đã trồng xong bồn hoa.
c. Lát sau, chúng em đã trồng xong bồn hoa.

5. Bộ phận trả lời cho câu hỏi“Vì sao?” trong câu :“Biển mênh mông vì có sông đổ ra
biển” là:
a. Vì có sông đổ ra biển.
b. Biển mênh mông.
c. Đổ ra biển.

ĐÁP ÁN :
Câu 1 2 3 4 5
Ý đúng c b a c a
Điểm 1đ 1đ 0.5đ 1đ 0.5đ






























CỘNG HỊA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc.
********************
ĐỀ ƠN TẬP TIẾNG VIỆT GIỮA KÌ II
Năm học : 2013-2014
MƠN ĐỌC HIỂU

Bài : RƯỚC ĐÈN ƠNG SAO
Tết Trung thu đã đến, Mẹ tâm rất bận nhưng vẫn sắm cho Tâm một mâm cỗ nhỏ :
Một quả bưởi có khía thành tám cánh hoa, mỗi cánh hoa cài một quả ổi chín, để bên
cạnh một nải chuối ngự và bó mía tím. Tâm rất thích mâm cỗ. Em đem mấy thứ đồ
chơi bày xung quanh, nom rất vui mắt.
Chiều rồi đêm xuống. Trẻ con bên hàng xóm bập bùng trống ếch rước đèn. Lúc
đó, tâm lại thấy khơng thích mâm cỗ của mình bằng đám rước đèn. Tâm bỏ mâm cỗ
chạy đi xem. Tâm thích nhất cái đèn ơng sao của bạn Hà bên hàng xóm. Cái đèn làm
bằng giấy bóng kính đỏ, trong suốt, ngơi sao được gắn vào giữa vòng tròn có những tua
giấy đủ màu sắc. Trên đỉnh ngơi sao cắm ba lá cờ con. Tâm thích cái đèn q, cứ đi
bên cạnh Hà, mắt khơng rời cái đèn. Hà cũng biết là bạn thích nên thỉnh thoảng lại đưa
cho Tâm cầm một lúc. Có lúc cả hai cùng cầm chung cái đèn, reo : “Tùng tùng tùng,
dinh dinh ! ”
Theo NGUYỄN THỊ NGỌC TÚ.
Học sinh đọc thầm bài văn Rước đèn ơng sao, sau đó dựa vào nội
dung bài đọc, em hãy khoanh tròn chữ cái trước những ý trả
lời đúng cho từng câu hỏi dưới đây:

1. Mâm cỗ trung thu của Tâm được bày như thế nào ?
a. Một quả bưởi có khía thành tám cánh hoa, mỗi cánh hoa cài một quả ổi
chín, một nải chuối ngự và bó mía tím.
b. Một nãi chuối, một lồng đèn, một hộp bánh.
c. Một quả bưởi, một quả ổi, một nãi chuối ngự.
2. Tâm thích nhất cái gì?
a. Mâm cỗ của mẹ.
b. Đèn ơng sao của bạn Hà.
c. Đồ chơi của mình.
3. Chi tiết nào cho thấy cuộc rước đèn trung thu rất vui?
a. Trẻ con bập bùng trống ếch rước đèn.
b. Trẻ con reo: “Tùng tùng tùng, dinh dinh! ”

c. Cả hai ý trên đều đúng.
4. Trong câu “Nụ hoa hồng nhè nhẹ đung đưa, như muốn cười với gió, như muốn
đùa cùng ong.” Sự vật nào được nhân hóa?
a. Ong.
b. Gió.
c. Nụ hoa hồng.
5. Bộ phận in đậm trong câu “ Trần Quốc Khái q ở huyện Thường Tín, tỉnh
Hà Tây.” trả lời cho câu hỏi nào dưới đây?
a. Ở đâu ?
b. Vì Sao ?
c. Khi nào ?


ĐÁP ÁN :
Câu 1 2 3 4 5
Ý đúng a b c c a
Điểm 1đ 1đ 0.5đ 1đ 0.5đ






×