Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (122.91 KB, 1 trang )
SỞ GD-ĐT TRÀ VINH ĐỀ THI HỌC KÌ I (2012-2013)
TRƯỜNG THPT NGUYỄN ĐÁNG MÔN: GDCD; KHỐI 12; TG: 45 PHÚT
ĐỀ: (DỰ BỊ)
Câu 1: (4điểm)Trình bày nội dung bình đẳng giữa vợ và chồng; giữa cha mẹ và con?
Câu 2: (2điểm)Nêu ý nghĩa quyền bình đẳng giữa các dân tộc, tôn giáo?
Câu 3: (4điểm)Vi phạm pháp luật có những dấu hiệu cơ bản nào? Trình bày các loại vi phạm pháp luật
và xác định trách nhiệm pháp lí?
ĐÁP ÁN
Câu 1: (4điểm)
-Bình đẳng giữa vợ và chồng. (2 điểm)
+ Trong quan hệ nhân thân: Vợ, chồng có quyền và nghĩa vụ ngang nhau trong việc lựa chọn nơi cư trú;
tôn trọng và giữ gìn danh dự, nhân phẩm, uy tín của nhau; tôn trọng quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo
của nhau; giúp đỡ tạo điều kiện cho nhau phát triển về mọi mặt.
+ Trong quan hệ tài sản: Vợ chồng có quyền và nghĩa vụ ngang nhau trong việc sở hữu tài sản chung,
thể hiện ở các quyền chiếm hữu, sử dụng và định đoạt.
- Bình đẳng giữa cha mẹ và con: (2 điểm)
+ Cha mẹ phải thương yêu, nuôi dưỡng, chăm sóc, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của con; tôn trọng
ý kiến của con; chăm lo việc học tập và phát triển lành mạnh của con cả về thể chất, trí tuệ và đạo đức.
+ Cha mẹ không được phân biệt đối xử giữa các con (kể cả con nuôi); không được lạm dụng sức lao
động của con chưa thành niên; không xúi giục, ép buộc con làm những việc trái pháp luật, trái đạo đức
xã hội.
+ Con có bổn phận yêu quý, kính trọng, chăm sóc, nuôi dưỡng cha mẹ. Con không được có hành vi
ngược đãi, hành hạ, xúc phạm cha mẹ.
Câu 2: (2điểm)
- Ý nghĩa quyền bình đẳng giữa các dân tộc. (1điểm)
Bình đẳng giữa các dân tộc là cơ sở của đoàn kết giữa các dân tộc và đại đoàn kết toàn dân tộc. Không
có bình đẳng thì không thể có đoàn kết thực sự.
- Ý nghĩa quyền bình đẳng giữa các tôn giáo. (1điểm)
Quyền bình đẳng giữa các tôn giáo là cơ sở, tiền đề quan trọng của khối đại đoàn kết toàn dân tộc, thúc