Tải bản đầy đủ (.doc) (8 trang)

Sưu tầm đề học sinh giỏi sinh học lớp 8 tham khảo bồi dưỡng các năm (20)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (145.68 KB, 8 trang )

PHÒNG GD&ĐT LƯƠNG TÀI
TRƯỜNG THCS AN THỊNH
ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI CẤP HUYỆN
NĂM HỌC 2013 - 2014
MÔN: SINH HỌC 8

(Thời gian làm bài 120 phút)
Câu 1:( 2 điểm)
1- Xương có tính chất và thành phần hóa học như thế nào ? Nêu thí
nghiệm để chứng minh thành phần hóa học có trong xương .
2- Giải thích nguyên nhân có hiện tượng “Chuột rút” ở các cầu thủ
bóng đá.
Câu2 (1,5 điểm)
Các tế bào của cơ thể được bảo vệ khỏi các tác nhân gây nhiễm (vi
khuẩn, vi rút ) như thế nào ?
Câu 3 (2 điểm)
a. Nêu đặc điểm của các nhóm máu ở người.
b. Phân tích cơ sở khoa học để kết luận nhóm máu O là nhóm máu
chuyên cho, nhóm máu AB là nhóm máu chuyên nhận.
Câu 4 ( 2,5 điểm).
Nêu khái quát các bộ phận cấu tạo tai ? Việc các cơ quan tai có cấu tạo
vừa bằng xương, bằng sụn và vừa bằng mô liên kết có ý nghĩa như thế nào ?
giải thích ?
Câu 5 ( 2 điểm)
Hãy kể một số nguyên nhân làm gián đoạn hô hấp? Có mấy phương
pháp hô hấp nhân tạo thường áp dụng? Nêu điểm giống và khác nhau giữa các
phương pháp hô hấp nhân tạo.
1
HƯỚNG DẪN CHẤM HỌC SINH GIỎI NĂM 2013-2014
MÔN: SINH HỌC 8
Câu 1: (2 điểm)


* Xương có 2 tính chất
- Đàn hồi
- Rắn chắc
* Thành phần hóa học của xương.
- Chất hữu cơ (chất cốt giao) đảm bảo cho xương có tính đàn hồi
- Chất vô cơ chủ yếu là các muối canxi làm cho xương có tính
rắn chắc.
* Thí nghiệm chứng minh thành phần hóa học cảu xương.
- Lấy một xương đùi ếch trưởng thành ngâm trong cốc đựng
dung dịch axitclohiđric 10% sau 10 – 15 phút lấy ra thấy phần
còn lại của xương rất mềm và có thể uốn cong dễ dàng 
Xương chứa chất hữu cơ.
- Lấy một xương đùi ếch trưởng thành khác đốt trên ngọn lửa
đèn cồn cho đến khi xương không cháy nữa, không còn khói bay
lên, bóp nhẹ phần xương đã đốt thấy xương vỡ vụn ra đó là các
chất khoáng  Xương chứa chất vô cơ
2- Giải thích nguyên nhân có hiện tượng “Chuột rút” ở các cầu
thủ bóng đá.
- Hiện tượng “Chuột rút” là hiện tượng bắp cơ bị co cứng không
hoạt động được.
- Nguyên nhân do các cầu thủ bóng đá vận động quá nhiều, ra
mồ hôi dẫn đến mất nước, mất muối khoáng, thiếu oxi. Các tế
bào cơ hoạt động trong điều kiện thiếu oxi sẽ giải phóng nhiều
axit lactic tích tụ trong cơ  ảnh hưởng đến sự co và duỗi của
cơ  Hiện tượng co cơ cứng hay “Chuột rút”
0 ,25
0 ,25
0 ,5
0 ,5
0,5

Câu 2 (1,5 điểm)
Các tế bào của cơ thể được bảo vệ khỏi các tác nhân gây
nhiểm ( vi khuẩn, virut ) thông qua 3 hàng rào phòng thủ.
* Cơ chế thực bào:
- Khi có vi khuẩn vi rút xâm nhập vào cơ thể, bạch cầu trung
tính và bạch cầu đơn nhân sẽ di chuyển đến, chúng có thể thay
đổi hình dạng để có thể chui qua thành mạch máu đến nơi có vi
khuẩn và vi rút.
- Sau đó các tế bào bạch cầu tạo ra các chân giả bao lấy vi
khuẩn, vi rút và tiêu hoá chúng
* Cơ chế bảo vệ của tế bào lim phô B:
- Khi các vi khuẩn vi rút thoát khỏi sự thực bào, sẽ gặp hoạt
động bảo vệ của tế bào B. Các tế bào B tiết kháng thể tương
ứng với loại kháng nguyên trên bề mặt của vi khuẩn và vỏ vi
rút
- Các kháng thể này đến gây phản ứng kết hợp với kháng
nguyên và vô hiệu hoá các kháng nguyên
0,5
0,5
2
*Cơ chế bảo vệ cơ thể của tế bàolim pho T:
- Khi các vi khuẩn vi rút thoát khỏi hoạt động bảo vệ của tế
bào B, sẽ gặp hoạt động của tế bào T.
- Trong các tế bào T có chứa các phân tử protein đặc hiệu. Các
tế bào T di chuyển đến và gắn trên bề mặt của vi khuẩn tại vị
trí kháng nguyên.
- Sau dó các tế bào T giải phóng các phân tử prôtein đặc hiệu
phá hủy tế bào vi rút vi khuẩn bị nhiễm bệnh
0,5
Câu 3 (2 điểm)

a. Đặc điểm các nhóm máu:
-Nhóm máu O: Hồng cầu không có A và B, huyết tương có α, β
-Nhóm máu A: Hồng cầu chỉ có A, huyết tương không có α, chỉ
có β
-Nhóm máu B: Hồng cầu chỉ có B, huyết tương không có β, chỉ
có α
-Nhóm máu AB: Hồng cầu có cả A và B, huyết tương không có
α, β
b. Nhóm máu O là chuyên cho bởi vì: Hồng cầu của nhóm máu
O không có kháng nguyên A, B Nên khi cho các nhóm máu
khác dù nhóm máu đó có huyết tương chứa kháng thể α hoặc β
hoặc có cả hai thì không gây kết dính.
Nhóm máu AB là chuyên nhận bởi vì: Trong huyết tương
không có kháng thể α, β nên dù nhận một nhóm máu bất kì nào
có kháng nguyên A,B thì vẫn không gây kết dính

0.25
0.25
0.25
0.25
0.5
0.5
Câu 4 ( 2,5 điểm).
1. Khái quát các bộ phận cấu tạo của tai:
- Tai ngoài: gồm vành tai và ống tai
- Tai giữa: gồm có chuỗi xương tai nằm trong hòm nhĩ.
Ngăn cách tai ngoài với tai giữa là màng nhĩ
- Tai trong có 2 phần:
+ Bộ phận tiền đình và các ống bán khuyên: thu nhận thông tin
về sự cân bằng của cơ thể.

+ Ốc tai( ốc tai xương và ốc tai màng): Thu nhận kích thích âm
thanh.
2. Giải thích ý nghĩa:
a, Các bộ phận cấu tạo bằng sụn ( Vành tai và đoạn đầu của ống
tai) để tạo tính dẻo dai, tránh tổn thương khi va chạm với các vật
trong môi trường.
b, Các bộ phận cấu tạo bằng xương:
- Đoạn sau ống tai bằng xương để tạo khoang ổn định
truyền sóng âm.
- Chuỗi xương tai bằng xương có cấu trúc bền cứng để cố
định vị trí của chúng nối từ màng nhĩ đến tai trong.
- Ốc tai xương cứng và rỗng để chứa đựng và bảo vệ ốc tai
0,25
0.25
0,25
0,5
3
màng bên trong.
c. Các bộ phận có cấu tạo bằng mô liên kết:
- Màng nhĩ là một tổ chức màng liên kết có tính mềm dẻo và
co dãn, giúp nó dễ rung động và co dãn tốt khi có tác dụng của
sóng âm.
- Ốc tai màng cấu tạo bằng mô liên kết để dễ rung động
truyền sóng âm lên cơ quan coocti của màng cơ sở.
0,25
Câu 5( 2,5 điểm)
* Nguyên nhân gây cản trở hô hấp: Cơ thể nạn nhân bị thiếu ôxy, mặt
tím tái.
- Do phổi bị ngập nước (bị chết đuối);
- Do cơ hô hấp hoặc có thể cả cơ tim bị co cứng (bị điện giật);

- Do bị ngất hoặc ngạt thở (bị lâm vào môi trường ô nhiễm).
* Có hai phương pháp hô hấp nhân tạo thường sử dụng:
- Hà hơi thổi ngạt;
- Ấn lồng ngực.
* So sánh:
- Giống nhau:
+ Mục đích: Phục hồi sự hô hấp bình thường cho nạn nhân.
+ Cách tiến hành: Thông khí ở phổi của nạn nhân với nhịp 12-
20 lần/phút. Lượng khí lưu thông trong mỗi nhịp ít nhất là
200ml.
- Khác nhau:
PP. Hà hơi thổi ngạt
- Dùng miệng thổi không khí
trực tiếp vào phổi qua đường
dẫn khí.
- Đảm bảo số lượng và áp lực
của không khí đưa vào phổi.
- Không làm tổn thương lồng
ngực.
PP. Ấn lồng ngực
- Dùng tay tác động gián tiếp
vào phổi qua lực ép vào lồng
ngực.
- Lượng khí vào phổi nạn
nhân không ổn định.
- Có thể gây tổn thương lồng
ngực.
0,5
0,5
0,5

0,5
4
PHÒNG GD&ĐT LƯƠNG TÀI
TRƯỜNG THCS AN THỊNH
ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI CẤP HUYỆN
NĂM HỌC 2013 - 2014
MÔN: SINH HỌC 8

(Thời gian làm bài 120 phút)
Câu 1. (1,5 điểm):
Khi kiểm tra sức khoẻ ở người trưởng thành, bác sỹ nghi kết luận:
Huyết áp tối đa 120mmHg, huyết áp tối thiểu 80mmHg. Em hiểu thế nào về
huyết áp và kết luận trên? Tại sao người bị cao huyết áp thường dẫn đến suy
tim?
Câu 2. ( 2 điểm):
Tại sao nói "Nhai kỹ lại no lâu", bằng kiến thức sinh học hãy giải
thích câu nói đó? Kể tên những chức năng cơ bản của gan?
Câu 3. (2 điểm)
a) Phản xạ là gì? Phân biệt phản xạ có điều kiện và phản xạ không
điều kiện.
b) Hiện tượng cụp lá của cây trinh nữ khi ta động vào có phải là một
phản xạ không? Nếu phải thì nó có điểm gì giống và khác hiện tượng khi
chạm tay vào lửa ta rụt tay lại?
Câu 4. ( 2,5 điểm)
a) Nêu các đặc điểm cấu tạo và chức năng của đại não người để chứng
tỏ sự tiến hóa của người so với các động vật khác trong lớp Thú.
b) Cơ quan phân tích thị giác gồm những bộ phận nào? Vì sao ảnh của
vật hiện trên điểm vàng lại nhìn rõ nhất? Ở tuổi các em, trong học tập và
sinh hoạt cần chú ý những gì để mắt không bị cận thị?
Câu 5. (2 điểm)

a)Sự trao đổi khí ở phổi và ở tế bào diễn ra như thế nào ? Vì sao nói
trao đổi khí ở tế bào là nguyên nhân bên trong của trao đổi khí ở phổi và trao
đổi khí ở phổi tạo điều kiện cho trao đổi khí ở tế bào ?
b) Giải thích vì sao khi luyện tập TDTT đúng cách, đều đặn từ bé có
thể có được dung tích sống lí tưởng?
5
HƯỚNG DẪN CHẤM HỌC SINH GIỎI NĂM 2013-2014
MÔN: SINH HỌC 8
Nội dung Điểm
Câu 1
- Dòng máu chảy trong động mạch luôn có một áp lực gọi là huyết áp.
- Huyết áp sinh ra do lực co của tâm thất, lúc tâm thất co ta có huyết áp
tối đa, lúc tâm thất giãn có huyết áp tối thiểu.
- Càng xa tim huyết áp càng nhỏ do vận tốc máu giảm dần dẫn đến áp
lực giảm.
*Huyết áp 120/80 mmHg chứng tỏ sức khoẻ người đó bình thường. Lúc
tâm thất co huyết áp tối đa là 120mmHg, lúc tâm thất giãn huyết áp tối
thiểu là 80mmHg.
*Người bị cao huyết áp thường dẫn đến suy tim vì tim phải tăng cường
độ làm việc để đẩy máu vào động mạch, lâu ngày làm mỏi tim dẫn đến
suy tim
0.5
0.5
0.5
Câu 2
- Cơ thể thường xuyên lấy chất các chất dinh dưỡng để xây dựng cơ
thể, đảm bảo cho cơ thể sinh trưởng và phát triển thông qua thức ăn.
- Thức ăn bao gồm nhiều loại hợp chất hữu cơ phức tạp như gluxit,
lipit, prôtêin nhưng cơ thể không sử dụng trực tiếp được mà phải qua
quá trình chế biến thành những hợp chất đơn giản nhờ các cơ quan tiêu

hóa như ( miệng, dạ dày, ruột, gan, tụy ).
- Nhai là công việc đầu tiên của cơ quan tiêu hóa giúp nghiền nhỏ thức
ăn, đây là mặt biến đổi quan trọng của quá trình biến đổi cơ học, tạo điều
kiện cho sự biến đổi hóa học được tiến hành thuận lợi với sự tham gia
của các enzim có trong tiêu hóa (nước bọt, dịch vị, dịch tụy, dịch ruột ).
- Nhai càng kỹ, thức ăn càng nhỏ, diện tích tiếp xúc với dịch tiêu hóa
càng lớn, tiêu hóa càng nhanh và thức ăn càng được biến đổi triệt để, cơ
thể càng hấp thụ được nhiều dinh dưỡng hơn so với nhai qua loa, chếu
cháo, do đó nhu cầu dinh dưỡng của cơ thể được đáp ứng tốt hơn, no lâu
hơn.
- No đây là no về mặt sinh lí, chứ không phải "no căng bụng" nghĩa là
cơ thể tiếp nhận được nhiều dinh dưỡng hơn khi nhai kỹ.
* Các chức năng của gan:
- Chức năng tiêu hóa: Mật gồm muối mật và và cacbônat axit natri
(NaHCO
3
), muối mật giúp nhũ tương hóa và tạo điều kiện cho lipaza
hoạt động.
- Chức năng điều hòa: gồm điều hòa lượng Glucozơ trong máu
+ Điều hòa các axit amin, prôtêin huyết tương (fibrinôgen, anbumin,
glôbulin đều do gan sản xuất ra).
+ Điều hòa li pit.
+ Điều hòa thân nhiệt.
0.25
0.25
0.25
0.25
0.25
0.5
6

- Chức năng bài tiết: như khử độc; gan còn là nơi phá hủy hồng cầu
già
0.25
Câu 3:
a) Phản xạ là gì? Phân biệt phản xạ có điều kiện và phản xạ không
điều kiện.
- Khái niệm: Phản xạ là sự phản ứng của cơ thể để trả lời các kích thích
của môi trường ngoài thông qua hệ thần kinh.
Phản xạ không điều kiện Phản xạ có điều kiện
Là phản xạ sinh ra đã có, không cần
phải học tập
Là phản xạ được hình thành trong đời
sống cá thể, là kết quả của quá trình
học tập, rèn luyện.
Có tính chất loài và di truyền được Có tính chất cá thể và không di
truyền được
Có tính bền vững, tồn tại suốt đời Có tính tạm thời, có thể mất đi nếu
không được củng cố.
Xảy ra tương ứng với kích thích Xảy ra bất kì không tương ứng với
kích thích.
Trung ương thần kinh nằm ở trụ não
và tuỷ sống
Trung ương thần kinh nằm ở lớp vở
đại não
VD: Phản xạ khóc, cười, chớp mắt VD: Qua ngã tư thấy đèn đỏ dừng xe
trước vạch kẻ.
b) Hiện tượng cụp lá của cây trinh nữ khi ta động vào có phải là một
phản xạ không? Nếu phải thì nó có điểm gì giống và khác hiện tượng
khi chạm tay vào lửa ta rụt tay lại?
- Hiện tượng cụp lá ở cây trinh nữ là hiện tượng cảm ứng ở thực vật,

không được coi là phản xạ, bởi vì phản xạ có sự tham gia của tổ chức
thần kinh và được thực hiện nhờ cung phản xạ
- Điểm giống nhau: đều là hiện tượng cảm ứng, nhằm trả lời kích thích
môi trường…
- Điểm khác nhau: không có sự tham gia của tổ chức thần kinh (hiện
tượng cụp lá); có sự tham gia của tổ chức thần kinh (hiện tượng rụt tay)
0.5
0.5
0.5
0.25
0.25
Câu 4
Các đặc điểm cấu tạo và chức năng của đại não người:
- Đại não ở người rất phát triển, che lấp các phần khác của não bộ.
- Bề mặt đại não là vỏ não có nhiều nếp gấp với các khe và rãnh, chia
mỗi nửa thành 4 thùy => làm tăng diện tích bề mặt vỏ não.
- Đại não chiếm tới 85% khối lượng não bộ và chứa khoảng 75% số
nơron trong tổng số 100 tỉ nơron của não bộ; chiều dài mạch máu rất dài
(560 km), lượng máu cung cấp rất lớn.
- Đại não có nhiều vùng phụ trách nhiều chức năng khác nhau, trong đó
có các vùng hiểu tiếng nói, chữ viết, vùng vận động ngôn ngữ; là trung
ương của các phản xạ có điều kiện.
- Cơ quan phân tích thị giác gồm: Các tế bào thụ cảm thị giác (tế bào
nón, tế bào que) nằm trong màng lưới cầu mắt; dây thần kinh thị giác
(dây số II); vùng thị giác ở thùy chẩm.
- Ảnh của vật hiện trên điểm vàng lại nhìn rõ nhất vì: Điểm vàng là nơi
1.0
1.0
7
tập trung chủ yếu của tế bào nón, mà tế bào nón có khả năng tiếp nhận

kích thích ánh sáng mạnh và màu sắc. Mặt khác, một tế bào nón liên hệ
với một tế bào thần kinh thị giác qua tế bào 2 cực. Nên ảnh của vật hiện
trên điểm vàng sẽ giúp ta nhìn rõ nhất.
- Trong học tập và sinh hoạt cần chú ý để mắt không bị cận thị:
+ Viết và đọc cần giữ đúng khoảng cách hợp lí.
+ Không xem ti vi quá gần, ngồi với máy vi tính quá lâu.
+ Học tập nơi có đủ ánh sáng, không đọc sách báo trên tàu xe bị xóc
nhiều.
+ Giữ cho môi trường luôn sach sẽ, tránh các tác nhân gây bệnh cho
mắt
0.5
Câu 5:
1/* Sự trao đổi khí ở phổi : Theo cơ chế khuếch tán từ nơi có nồng độ
cao -> nơi có nồng độ thấp .
Không khí ở ngoài vào phế nang giàu ôxi , nghèo cacbonic . Máu từ tim
tới phế nang giàu cacbonic
, nghèo ôxi . Nên ôxi từ phế nang khuếch tán vào máu và cacbonic từ
máu khuếch tán vào phế nang
* Sự trao đổi khí ở tế bào : Máu từ phổi về tim giàu oxi sẽ theo các động
mạch đến tế bào. Tại tế bào luôn xẩy ra quá trình oxi hóa các hợp chất
hữu cơ để giải phóng năng lượng , đồng thời tạo ra sản phẩm phân huỷ là
cacbonnic, nên nồng độ oxi luôn thấp hơn trong máu và nồng độ
cacbonic lại cao hơn trong máu. Do đó oxi từ máu được khuếch tán vào
tế bào và cacbonnic từ tế bào khuếch tán vào máu .
* Trong hoạt động sống của tế bào tạo ra sản phẩm phân huỷ là
cacbonnic , khi lượng cacbonnic nhiều lên trong máu sẽ kích thích trung
khu hô hấp ở hành não gây phản xạ thở ra . Như vậy ở tế bào chính là
nơi sử dung oxi và sản sinh ra cacbonic -> Do đó sự trao đổi khí ở tế bào
là nguyên nhân bên trong của sự trao đổi khí bên ngoài ở phổi . Ngược
lại nhờ sự TĐK ở phổi thì oxi mới được cung cấp cho tế bào và đào thải

cacbonic từ tế bào ra ngoài . Vậy TĐK ở phổi tạo điều kiện cho TĐK ở
tế bào.
2/ Giải thích vì sao khi luyện tập TDTT đúng cách, đều đặn từ bé có
thể có được dung tích sống lí tưởng?
- Dung tích sống là thể tích không khí lớn nhất mà 1 cơ thể có thể
hít vào và thở ra.
- Dung tích sống phụ thuộc tổng dung tích phổi và dung tích khí
cặn. Dung tích phổi phụ thuộc dung tích lồng ngực, mà dung tích lồng
ngực phụ thuộc sự phát triển của khung xương sườn trong độ tuổi phát
triển, sau độ tuổi phát triển sẽ không phát triển nữa. Dung tích khí cặn
phụ thuộc vào khả năng co tối đa của các cơ thở ra, các cơ cần luyện tập
đều từ bé.
Cần luyện tập TDTT đúng cách, thường xuyên đều đặn từ bé.
0.25
0.25
0.5
0.25
0.75
8

×