Tải bản đầy đủ (.doc) (4 trang)

Đề thi học sinh giỏi tỉnh Nghệ An năm 2010 - 2011 môn Địa lý lớp 9 Bảng A (Có đáp án)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (726.35 KB, 4 trang )

SỞ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO
NGHỆ AN
KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI TỈNH LỚP 9 THCS
NĂM HỌC 2010 - 2011

Môn thi: ĐỊA LÍ - BẢNG A
Thời gian: 150 phút (không kể thời gian giao đề)
Câu 1 (3,5 điểm).
Dựa vào bảng số liệu:
Cơ cấu dân số theo nhóm tuổi ở Việt Nam năm 1999 và 2005
Đơn vị: %
Năm
Nhóm tuổi
1999 2005
0 - 14 33,5 27,0
15 - 59 58,4 64,0
60 trở lên 8,1 9,0
a) Nhận xét cơ cấu và sự thay đổi cơ cấu dân số theo nhóm tuổi.
b) Cơ cấu dân số theo nhóm tuổi ảnh hưởng như thế nào đến lao động và việc làm ở nước ta?
Câu 2 (3,5 điểm).
Dựa vào Atlát Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học:
a) Nêu sự phân bố các loại cây công nghiệp lâu năm chủ yếu ở nước ta.
b) Vì sao cây cà phê trồng nhiều nhất ở Tây Nguyên?
Câu 3 (3,0 điểm).
a) Hãy lập sơ đồ thể hiện cơ cấu các ngành dịch vụ ở nước ta.
b) Tại sao ở những nơi đông dân thì tập trung nhiều hoạt động dịch vụ?
Câu 4 (4,0 điểm).
a) Trình bày tình hình phát triển ngành công nghiệp của Đông Nam Bộ.
b) Tại sao trong phát triển kinh tế ở Đông Nam Bộ vấn đề môi trường cần phải được quan tâm?
Câu 5 (6,0 điểm).
Cho bảng số liệu:


Sản lượng thủy sản nước ta giai đoạn 2000 - 2007
Đơn vị: Nghìn tấn
Năm Tổng số
Chia ra
Khai thác Nuôi trồng
2000 2250,5 1660,9 589,6
2002 2647,4 1802,6 844,8
2005 3474,9 1987,9 1487,0
2007 4197,8 2074,5 2123,3
a) Hãy vẽ biểu đồ hình cột thể hiện tỉ trọng sản lượng thủy sản thời kỳ trên.
b) Nêu nhận xét về tình hình phát triển thủy sản.
c) Tại sao vùng Đồng bằng sông Cửu Long có thế mạnh đặc biệt về ngành thủy sản?
- - - Hết - - -
Họ và tên thí sinh: Số báo danh:
ĐỀ CHÍNH THỨC
SỞ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO
NGHỆ AN
KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI TỈNH LỚP 9 THCS
NĂM HỌC 2010 - 2011
ĐÁP ÁN ĐỀ CHÍNH THỨC
Môn: ĐỊA LÍ Bảng A

Câu: Nội dung
1.
a) Nhận xét:
+ Cơ cấu dân số trẻ do số người dưới và trong độ tuổi lao động chiểm tỉ lệ cao
(dẫn chứng )
+ Cơ cấu dân số theo độ tuổi đang chuyển biến tích cực:
- Tỉ lệ dưới tuổi lao động giảm 6,5%
- Tỉ lệ nhóm tuổi lao động tăng 5,6%

- Tỉ lệ nhóm tuổi ngoài lao động tăng 0,9%
b) Cơ cấu dân số ảnh hưởng đến lao động, việc làm:
+ Thuận lợi:
- Lực lượng lao động dồi dào, nguồn lao động bổ sung lớn
- Nguồn lao động trẻ, năng động có khả năng tiếp thu nhanh khoa học kỉ
thuật, đáp ứng tốt nhu cầu phân công lao động
+ Khó khăn: Nguồn lao động dồi dào, trong khi nền kinh tế chưa phát triển
mạnh đã tạo nên sức ép lớn đối với vấn đề giải quyết việc làm.
2.
a) Phân bố:
- Chè: Trồng nhiều ở Tây Nguyên, nhiều nhất ở TDMNBB.
- Cà phê: Trồng nhiều ở Đông Nam Bộ, nhiều nhất ở Tây Nguyên.
- Cao su: Trồng nhiều ở Tây Nguyên, nhiều nhất ở Đông Nam Bộ.
- Hồ tiêu: Trồng nhiều ở Bắc Trung Bộ, Duyên Hải Nam Trung Bộ, Tây
Nguyên nhiều nhất ở ĐNB
- Dừa: Trồng nhiều ở Duyên hải Nam Trung Bộ, nhiều nhất ở ĐBSCL
- Điều: Trồng nhiều ở Duyên Hải Nam Trung Bộ, Tây Nguyên, nhiều nhất ở
ĐNB
- Đông Nam Bộ và Tây Nguyên là 2 vùng trọng điểm cây công nghiệp lâu
năm của nước ta.
b) Giải thích:
- Tây Nguyên có diện tích đất badan lớn nhất, khí hậu cận xích đạo (một
mùa khô, một mùa mưa) thích hợp với sự phát triển cây cà phê .
3.
a) Lập sơ đồ các ngành dịch vụ:
b) Giải thích:
- Sự hoạt động và phân bố ngành dịch vụ phụ thuộc chặt chẽ vào phân bố của
các dối tượng đòi hỏi dịch vụ, trước hết là sự phân bố dân cư
- Những thành phố, thị xã, các đồng bằng là nơi tập trung đông dân, đòi hỏi
nhiều loại hình dịch vụ, những vùng thưa dân dịch vụ kém phát triển.

- Hà Nội, TP Hồ Chí Minh là 2 thành phố đông dân nhất cũng là 2 trung tâm
dịch vụ lớn và đa dạng nhất nước ta.
4.
a) Tình hình phất triển công nghiệp vùng Đông Nam Bộ
+ Trước 1975 công nghiệp phụ thuộc nước ngoài, chỉ có một số ngành sản xuất
hàng tiêu dùng, chế biến lương thực, thực phẩm, phân bố chủ yếu ở Sài gòn- Chợ
lớn.
+ Ngày nay:
- Giá trị sản lượng công nghiệp lớn nhất cả nước (chiếm trên 50%).
- Khu vực công nghiệp-xây dựng tăng trưởng nhanh, chiếm tỉ trọng lớn
nhất trong GDP của vùng (dẫn chứng).
- Cơ cấu sản xuất cân đối, đầy đủ các ngành công nghiệp nặng, công
nghiệp nhẹ và chế biến lương thực, thực phẩm.
- Một số ngành công nghiệp hiện đại đã hình thành và phát triển như dầu
khí, điện tử, công nghệ cao.
- Phân bố tương đối rộng, lớn nhất là các trung tâm: Thành phố Hồ chí
Minh, Biên Hòa, Vũng Tàu.
- Thành phố Hồ Chí Minh là trung tâm công nghiệp lớn nhất vùng và cả
nước.
b) Cần quan tâm đến môi trường ở Đông Nam Bộ vì:
- Do phát triển mạnh các ngành công nghiệp, nông nghiệp, dịch vụ.
- Thâm canh nông, lâm, ngư nghiệp đã làm ô nhiễm đất trồng, nguồn
nước
- Sản xuất công nghiệp phát triển mạnh nhất nước, trong khi vấn đề môi
trường chưa được quan tâm đúng mức đã tác động lớn đến không khí, nước, đất,
rừng, biển
Các ngành dịch vụ
Dịch vụ tiêu dùng:
- Thương nghiệp,
dịch vụ sửa chữa

- Khách sạn nhà
hàng.
- Dịch vụ cá nhân
và cộng đồng
Dịch vụ sản xuất:
- Giao thông vận
tải, bưu chính viễn thông.
- Tài chính, tín
dụng.
- Kinh doanh tài
sản, tư vấn.
Dịch vụ công cộng:
- KHCN, giáo
dục, y tế, văn hóa, thể
thao.
- Quản lí nhà
nước, đoàn thể và bảo
hiểm bắt buộc
5.
a) Vẽ biểu đồ
Xử lí số liệu. Đơn vị: %
Năm Tổng số
Chia ra
Khai thác Nuôi trồng
2000 100 73,8 26,2
2002 100 68,1 31,9
2005 100 57,2 42,8
2007 100 49,4 50,6
Vẽ biểu đồ cột chồng, yêu cầu: Đủ, đúng, đẹp (thiếu một yêu cầu trừ 0.25 điểm)
b) Nhận xét:

- Từ năm 2000-2007 sản lượng thủy sản đều tăng nhanh
- Từ năm 2000-2005 sản lượng khai thác cao hơn nuôi trồng, năm 2007 sản
lượng nuôi trồng cao hơn khai thác (dẫn chứng )
- Sản lượng nuôi trồng có tốc độ tăng nhanh hơn khai thác (dẫn chứng )
- Tỉ trọng khai thác có xu hướng giảm (dẫn chứng )
- Tỉ trọng nuôi trồng tăng liên tục (dẫn chứng )
- Từ 2000 đến 2005 tỉ trọng khai thác luôn lớn hơn nuôi trồng, năm 2007 tỉ
trọng nuôi trồng lớn hơn khai thác.
c) Giải thích sự phát triển thủy sản Đồng bằng sông Cửu Long:
+ Điều kiện tự nhiên:
- Biển ấm quanh năm, bờ biển dài, ngư trường lớn, nhiều đảo, quần đảo,
nguồn hải sản phong phú
- Rừng ngập mặn có diện tích lớn nhất nước, nguồn lợi thủy sản phong phú
- Khí hậu cận xích đạo, diện tích mặt nước rông lớn, sông ngòi, kênh rạch
chằng chịt thuận lợi cho hoạt động đánh bắt và nuôi trồng có năng suất cao.
+ Điều kiện kinh tế - xã hội:
- Dân cư và nguồn lao động có kinh nghiệm, thích ứng linh hoạt với sản xuất
hàng hóa
- Các cơ sở chế biến thủy, hải sản có năng lực sản xuất cao
- Chính sách nhà nước khuyến khích đầu tư phát triển ngành thủy sản
- Thị trường trong nước và xuất khẩu rộng lớn
- - - Hết - - -

×