TRƯỜNG THPT HOÀNG HOA THÁM ĐỀ THI THỬ TNTHPTQG – NĂM HỌC 2014 - 2015
Môn : NGỮ VĂN – LỚP 12 (VÒNG 1)
Thời gian: 180 phút (không kể thời gian giao đề)
I. PHẦN ĐỌC - HIỂU (2 điểm)
Đọc đoạn thơ sau và trả lời câu hỏi:
“Có những ngã ba nối những dòng sông lớn của một đại châu; sóng dựng trùng trùng;
Có những ngã ba nối những con đường dài chạy từ các thủ đô to
Như những mạch máu khổng lồ
Trên thân hình trái đất
Trong đó mỗi con người là một hạt hồng cầu đỏ chói
Có những ngã ba là nơi gặp gỡ của những dòng văn minh lớn, đông, tây, kim, cổ…
Tất cả những ngã ba trên con có thể học biết (trong sách địa dư, trên bản đồ)
Mai sau lớn lên con có thể đến thăm và chụp ảnh nữa…
Xong rồi, con có thể quên…
Nhưng con ơi, chớ quên ngã ba Đồng Lộc.”
(“Ngã ba Đồng Lộc”, Huy Cận, 1971)
Câu 1: Đoạn thơ trên là lời của ai nói với ai? Nói về điều gì?
Câu 2: Hãy chỉ ra phép liên kết nội dung và liên kết hình thức của đoạn thơ trên?
Câu 3: Hãy chỉ ra các phép tu từ trong đoạn thơ và nêu tác dụng của nó?
Câu 4: Hãy viết một đoạn văn khoảng 9 – 10 dòng nêu lên suy nghĩ của anh/ chị về lời khuyên
“chớ quên ngã ba Đồng Lộc” của tác giả?
II. PHẦN LÀM VĂN ( 8 ĐIỂM )
Câu 1 (3 điểm)
Viết một bài văn ngắn (khoảng 600 từ) trình bày suy nghĩ của anh/ chị về ý kiến sau:
“Khoan nghĩ đến chuyện xa vời, phấn đấu trở thành người tài năng xuất chúng, mà trước hết, hãy
nghĩ đến chuyện làm một người tử tế.”
Câu 2 (5 điểm)
Cảm hứng về đất nước đôi khi rất riêng, rất độc đáo. Anh/ chị hãy phân tích cảm hứng về đất nước
qua hai đoạn thơ sau:
“Khi ta lớn lên Đất Nước đã có rồi
Đất Nước có trong những cái “ngày xửa ngày xưa…” mẹ thường hay kể
Đất Nước bắt đầu với miếng trầu bây giờ bà ăn
Đất Nước lớn lên khi dân mình biết trồng tre mà đánh giặc
Tóc mẹ thì bới sau đầu
Cha mẹ thương nhau bằng gừng cay muối mặn
Cái kèo, cái cột thành tên
Hạt gạo phải một nắng hai sương xay, giã, giần, sang
Đất Nước có từ ngày đó”
( “Đất Nước” – Nguyễn Khoa Điềm)
ĐỀ CHÍNH THỨC
“Sáng mát trong như sáng năm xưa
Gió thổi mùa thu hương cốm mới
Tôi nhớ những ngày thu đã xa.
Sáng chớm lạnh trong lòng Hà Nội
Những phố dài xao xác hơi may
Người ra đi đầu không ngoảnh lại
Sau lưng thềm nắng lá rơi đầy.”
( “Đất nước” – Nguyễn Đình Thi)
Hết
(Thí sinh không được sử dụng tài liệu. Giám thị không giải thích gì thêm)
SBD…………………./ Phòng:……………. Giám thị 1: ……………………
Giám thị 2: ……………………
ĐÁP ÁN – THANG ĐIỂM ĐỀ THI THỬ TNTHPTQG – NĂM HỌC 2014-2015
Môn : NGỮ VĂN – LỚP 12
I. Phần Đọc – hiểu (2 điểm)
Câu 1: Đoạn thơ trên là lời của người cha (thế hệ đi trước) nói với người con (thế hệ đi sau). Đó là lời
khuyên đừng quên những người đã ngã xuống để bảo vệ độc lập tự do, đừng quên lịch sử hào hùng của
dân tộc.
- Điểm 0,5 : Nêu được 2 ý trên.
- Điểm 0,25: Nêu được 1 ý
- Điểm 0 : Trả lời sai hoặc không trả lời.
Học sinh có thể có cách diễn đạt khác.
Câu 2:
Phép liên kết nội dung: Là lời của người cha nói với con về những ngã ba và kết thúc là ngã ba
Đồng Lộc
Phép liên kết hình thức:
• Phép lặp các cụm từ
• Phép lặp cấu trúc ngữ pháp
- Điểm 0,5 : Trả lời đúng đáp án trên.
- Điểm 0,25: Nêu được 1 ý
- Điểm 0 : Trả lời sai
HS có thể diễn đạt theo cách khác, miễn là hợp lí
Câu 3: Có 2 phép tu từ chính trong đoạn thơ:
• Phép so sánh (như những mạch máu khổng lồ)
• Phép ẩn dụ (hạt hồng cầu đỏ chói)
- Điểm 0,5 : Trả lời theo đáp án trên.
- Điểm 0,25: Trả lời được 1 ý ở đáp án.
- Điểm 0 : Trả lời sai hoặc không trả lời.
Câu 4: (0,5đ) HS tự do bộc lộ cảm xúc nhưng phải chân thành, phù hợp với nội dung đoạn thơ, với
thời đại ngày nay (phải luôn ân nghĩa thuỷ chung, tự hào với truyền thống yêu nước của dân tộc)
II. Phần làm văn (8 điểm)
Câu 1: (3 điểm)
* Yêu cầu chung:
- Nắm được kiến thức kĩ năng làm bài văn nghị luận xã hội.
- Bài văn phải có bố cục rõ ràng, vận dụng tốt các thao tác lập luận.
- Diễn đạt có cảm xúc, trôi chảy, mạch lạc; không mắc lỗi chính tả, dùng từ, ngữ pháp.
- Khuyến khích những bài viết sáng tạo.
* Yêu cầu cụ thể:
a. Đảm bảo cấu trúc bài văn nghị luận (0,5 điểm)
- Điểm 0,5: Trình bày đầy đủ bố cục 3 phần : Mở bài , Thân bài , Kết bài . Phần Mở bài biết dẫn
dắt và nêu được vấn đề . Phần thân bài biết trình bày luận điểm bằng nhiều đoạn văn liên kết chặt chẽ
với nhau. Phần Kết bài khái quát được vấn đề và bài học nhận thức cá nhân.
- Điểm 0,25: Có bố cục Mở bài , Thân bài , Kết bài nhưng chưa đáp ứng được đầy đủ yêu cầu
trên; Phần thân bài chỉ có 1 đoạn văn.
Điểm 0 : Thiếu Mở bài hoặc Kết bài ; bài viết chỉ có 1 đoạn văn.
b. Xác định đúng vấn đề nghị luận (0,5 điểm)
- Điểm 0,5 : Xác định đúng vấn đề nghị luận: Hai giá trị của con người là phẩm chất đạo đức và
tài năng
- Điểm 0,25: Xác định vấn đề chưa rõ, còn chung chung.
- Điểm 0 : Xác định sai vấn đề.
c. Trình bày vấn đề thành các luận điểm; biết sử dụng các thao tác lập luân để triển khai luận
điểm (1,5 điểm)
- Điểm 1,5: Đảm bảo các yêu cầu trên, cụ thể:
+ Giải thích ý kiến:
Người tài năng xuất chúng là người có năng lực làm việc xuất sắc, có khả năng sáng
tạo hơn người
Người tử tế là người biết ứng xử một cách có văn hoá, có đạo đức, có lòng nhân hậu,
có những phẩm chất cần thiết, có những việc làm vì người khác, được mọi người coi
trọng
Thực chất, ý kiến trên đề cao việc rèn luyện tu dưỡng văn hoá ứng xử trong đời
sống. Đây là điều kiên tiên quyết để làm người có ích cho xã hội
+ Phân tích và chứng minh được 2 ý kiến trên:
Khoan nghĩ đến chuyện xa vời, phấn đấu trở thành người tài năng xuất chúng: không
phải không khuyến khích hay phê phán những người cố gắng phấn đấu trở thành
người tài năng xuất chúng, mà nhằm nhấn mạnh: trước khi trở thành người tài, hãy là
người biết sống tử tế
• Người có tài cho dù là xuất chúng mà không có đạo đức cũng vô dụng. Thậm
chí, có thể phục vụ cho những thế lực làm hại con người
• Khát vọng trở thành người tài năng xuất chúng là chính đáng song không phải
ai cũng có thể làm được
• Hơn nữa, tôn trọng và biết làm những điều nhỏ bé một cách tử tế thì mới đủ
khả năng làm những điều to lớn.
Trước hết hãy làm một người tử tế:
• Sống có văn hoá, có đạo đức, hướng tài năng vào mục đích cao thượng, đẹp đẽ
để tài năng được phát huy
• Người tử tế có lòng vị tha, yêu thương, hy sinh bản thân, chấp nhận thiệt thòi
+ Bình luận mở rộng;
Đề cao lối sống tử tế nhưng không coi nhẹ tài năng vì thiếu tài năng không giúp được
cho người khác, xã hội; không đóng góp vào sự nghiệp chung của đất nước, của dân
tộc
Một người toàn diện phải có sự phát triển hài hoà giữa đức và tài
Phê phán những kẻ chạy theo tài năng ảo, thích đánh bóng tên tuổi mà không biết
sống tử tế
+ Bài học nhận thức, hành động
- Điểm 0, 75: Nếu đáp ứng được ½ yêu cầu trên.
d. Sáng tạo: (0,25đ) Cách viết độc đáo, sáng tạo; thể hiện được quan điểm riêng, sâu sắc.
e. Chính tả , dùng từ, đặt câu: (0,25đ)
- Điểm 0,25: Không mắc lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu.
- Điểm 0 : Mắc nhiều lỗi chính tả,dùng từ, đặt câu.
Câu 2: (5 điểm)
* Yêu cầu chung:
- Nắm được kiến thức kĩ năng làm bài văn nghị luận văn học
- Bài văn phải có bố cục rõ ràng
- Diễn đạt có cảm xúc, trôi chảy, mạch lạc; không mắc lỗi chính tả, dùng từ, ngữ pháp
- Bài làm phải có những phát hiện mới lạ, độc đáo, có tư duy sáng tạo
* Yêu cầu cụ thể:
a. Đảm bảo cấu trúc bài văn nghị luận ( 0,5 điểm)
- Điểm 0,5 : Trình bày đầy đủ bố cục 3 phần : Mở bài , Thân bài , Kết bài . Phần Mở bài biết dẫn
dắt và nêu được vấn đề . Phần thân bài biết trình bày luận điểm bằng nhiều đoạn văn liên kết chặt chẽ
với nhau. Phần Kết bài khái quát được vấn đề và bài học nhận thức cá nhân.
- Điểm 0,25: Có bố cục Mở bài , Thân bài , Kết bài nhưng chưa đáp ứng được đầy đủ yêu cầu
trên; Phần thân bài chỉ có 1 đoạn văn.
- Điểm 0 : Thiếu Mở bài hoặc Kết bài ; bài viết chỉ có 1 đoạn văn.
b. Xác định đúng vấn đề nghị luận ( 0,5 điểm)
- Điểm 0,5 : Xác định đúng vấn đề nghị luận: Vẻ đẹp của đất nước qua hai bài thơ, hai phong
cách thơ của hai giai đoạn chống Pháp, chống Mỹ.
- Điểm 0,25: Xác định vấn đề chưa rõ, còn chung chung.
- Điểm 0 : Xác định sai vấn đề hoặc không xác định được.
c. Trình bày vấn đề thành các luận điểm; biết sử dụng các thao tác lập luận (so sánh, phân tích,
chứng minh, bình luận) để triển khai luận điểm (3 điểm)
- Điểm 3: Xác định được các luận điểm và triển khai một cách hợp lí, mạch lạc, lập luận vững
chắc
Giống nhau: Cả hai đoạn thơ đều ca ngợi vẻ đẹp của đất nước. Từ đó bộc lộ tình yêu và
lòng tự hào về truyền thống lịch sử của đất nước.
Khác nhau:
Cảm hứng về đất nước qua đoạn thơ của Nguyễn Khoa Điềm:
• Đất nước không chỉ lớn lao, kì vĩ mà luôn gần gũi, thân thương, hiện diện
trong cuộc sống, trong phong tục tập quán, tình yêu thương, sự thuỷ chung
son sắt, gắn với quá trình lao động gian lao, vất vả của nhân dân. Đó là tiền
đề cho cảm nhận đất nước là của nhân dân
• Ẩn chứa trong hình ảnh đất nước là cảm hứng tự hào về nền văn hoá lâu đời,
về truyền thống lịch sử vẻ vang của dân tộc, là những suy tư sâu lắng về cội
nguồn (trong truyện cổ tích, truyền thuyết, tục ngữ, ca dao)
• Nghệ thuật thể hiện:ngôn ngữ, chất liệu,giọng điệu…
Cảm hứng về đất nước qua đoạn thơ của Nguyễn Đình Thi:
• Đất nước hiện lên trong hoài niệm về mùa thu (cảnh vật, màu sắc, hương vị,
không khí, tâm trạng) có sự hoà quyện giữa quá khứ và hiện tại đầy chất thơ,
sâu đậm trong kí ức của mỗi người
• Đất nước với mùa thu đẹp nhưng buồn (mùa thu tâm cảnh của người ra đi
với bao nỗi niềm, hoài bão nên lưu luyến, bịn rịn nhưng mạnh mẽ, dứt khoát
qua cảm hứng lãng mạn của một thế hệ trẻ, tài hoa, dấn thân vì đất nước)
• Cảm hứng đất nước được miêu tả qua những hình ảnh tinh tế, chắt lọc, giàu
chất điện ảnh; qua cảnh vật đầy tâm trạng lắng đọng; qua ngôn ngữ thơ vừa
lãng mạn vừa ẩn chứa âm hưởng sử thi nồng nàn
So sánh, mở rộng: HS có thể liên hệ cảm hứng về đất nước qua “Nam quốc sơn hà” (Lý
Thường Kiệt), “Bạch Đằng giang phú” (Trương Hán Siêu), “Bình Ngô đại cáo” (Nguyễn
Trãi) để thấy được hai nhà thơ trên có sự kế thừa thơ ca truyền thống. Đồng thời có những
khám phá sáng tạo độc đáo riêng khi viết về đất nước
- Điểm 1,5: Đảm bảo các yêu cầu trên, song chưa sâu sắc hoặc nửa số ý.
- Điểm 0 : Không đáp ứng được yêu cầu gì.
d. Sáng tạo: (0,5đ)
- Điểm 0,5 : Cách viết độc đáo, sáng tạo ; văn giàu cảm xúc, khả năng cảm nhận tốt, có những liên
tưởng sâu sắc.
- Điểm 0,25 : Có một số cách diễn đạt sáng tạo , hành văn có cảm xúc.
- Điểm 0 : Không đạt những yêu cầu trên.
e. Chính tả , dùng từ, đặt câu: (0,5đ)
- Điểm 0,5 : Không mắc lỗi chính, dùng từ, đặt câu.
- Điểm 0,25: Mắc một số lỗi nhính tả, dùng từ, đặt câu .
- Điểm 0 : Mắc nhiều lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu.
TRƯỜNG PTTH HOÀNG HOA THÁM MÔ TẢ ĐỀ THI THỬ TNTHPTQG VÒNG 1
TỔ NGỮ VĂN
MÔN NGỮ VĂN 12 - Năm học : 2014-2015
I. Phạm vi chương trình: Lớp 12
II. Mục tiêu:
1.Kiến thức :
a. Phần đọc hiểu :
- Nhận biết được nội dung đoạn thơ.
- Các biện pháp tu từ từ và tác dụng của các biện pháp tu từ đó.
- Cách cảm nhận bằng một đoạn văn ngắn của thí sinh
b. Phần làm văn :
* Nghị luận xã hội: nhận biết được dạng đề, hiểu vấn đề nghị luận và biết vận dụng các thao tác
lập luận để giải quyết vấn đề thuộc nghị luận về một tư tưởng đạo lí.
* Nghị luận văn học: nhận biết được tác giả, tác phẩm, hiểu được ý nghĩa của hình tượng văn
học trong tác phẩm thơ.
2. Kĩ năng:
- Rèn luyện vận dụng các kiến thức về tiếng Việt đã được học để nhận biết và hiểu vấn đề .
- Biết diễn đạt trong sáng, mạch lạc, sử dụng từ ngữ, câu vă , tổ chức đoạn văn, bài văn và vận dụng
được các thao tác lập luận khi làm bài.
III. Cấu trúc đề:
Tên Chủ đề
(nội dung,
Nhận biết Thông hiểu
Vận dụng Cộng
Cấp độ
thấp
Cấp độ cao
Đọc – hiểu
- Biện pháp
tu từ từ
vựng, tu từ
cú pháp
- Đoạn thơ
trong bài thơ
Ngã ba
Đồng Lộc
của Huy Cận
- Nhận biết
được nội
dung đoạn
thơ.
- Phép liên
kết nội
dung, hình
thức
- Biện pháp
tu từ: so
sánh, ẩn dụ
-Thấy được
hiệu quả diễn
đạt khi có sử
dụng biện
pháp tu từ:
nhấn mạnh
tâm trạng của
tác giả.
- Hiểu được
tâm trạng, cảm
xúc của tác giả
qua đoạn thơ.
Phát biểu
cảm nhận
qua đoạn thơ
Số câu :
Số điểm:
Tỉ lệ %
4
2
20%
4
2
20%
2. Nghị luận
xã hội: Vấn
đề về một tư
tưởng đạo lí
Nhận biết
vấn đề cần
nghị luận:
- Các thao tác:
GT, CM, BL
- Tạo lập văn
bản NLXH
Trình bày
suy nghĩ một
cách cụ thể
thuyết phục
Số câu :
Số điểm:
Tỉ lệ %
1
3
(30%)
1
3
30%
3. Nghị luận
văn học:
Cảm hứng về
đất nước qua
2 đoạn thơ
Đất Nước
(NKĐ) và
Đất nước
(NĐT)
Giới thiệu 2
tác giả, 2 tác
phẩm
Cảm hứng
về ĐN
So sánh sự
giống nhau
và khác nhau
trong cảm
hứng về đất
nước của 2
tg
Phân tích,
CM, BL về
những
khám phá
sáng tạo
của mỗi tg
Mở rộng liên hệ
với các tg trong
văn học trung
đại sự kế
thừa, sáng tạo
của 2 tg này
Số câu :
Số điểm
Tỉ lệ %
1
5
(50%)
1
5
50%
Tổng Số câu: 3
Số điểm: 10