Tải bản đầy đủ (.doc) (58 trang)

Thực trạng và giải pháp tăng cường huy động vốn của HDbank chi nhánh Cầu Giấy

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (277.98 KB, 58 trang )

LỜI MỞ ĐẦU
Ngân hàng là một trong những trung gian tài chính nhằm huy động và cung cấp vốn
cho hoạt động sản xuất kinh doanh trong mọi lĩnh vực, thành phần kinh tế. Ngân hàng
bản chất là một doanh nghiệp kinh doanh tiền tệ, do đó vốn là điều kiện cần cho sự tồn tại
và phát triển.
Nhưng để có thể huy động được nguồn vốn lớn là một bài toán không dễ đối với hệ
thống Ngân hàng nói chung, đặc biệt trong tình hình hiện nay kinh tế Việt Nam đang gặp
nhiều khó khăn từ hệ lụy của suy thoái kinh tế thế giới bên cạnh đó việc phát triển một
loạt các kênh đầu tư hấp dẫn từ chứng khoán, vàng, bất động sản, ngoại hối…trong nước
kiến nguồn vốn chảy vào ngân hàng giảm đi đáng kể.
Trong năm 2009 dự báo kinh tế Việt Nam còn khó khăn, hệ thống Ngân hàng Việt
Nam luôn giữ vị trí vô cùng quan trọng trong quá trình kích thích tăng trưởng kinh tế, do
vậy là một thành viên của hệ thống HDbank nói chung và HDbank chi nhánh Cầu Giấy
nói riêng luôn phát huy tối đa nguồn lực không ngừng tăng quy mô nguồn vốn huy động,
nhằm cùng với chính phủ thực hiện tốt các giải pháp kích thích tăng trưởng, sớm đưa
Việt Nam trở thành con hổ Châu Á như bạn bè quốc tế đã nhìn nhận.
Nhận thấy tầm quan trọng của vốn, công tác huy động vốn đối với nền kinh tế và
của chính sự tồn tại của Ngân hàng. Qua thời gian thực tập tại HDbank chi nhánh Cầu
Giấy em cũng biết được việc huy động vốn của chi nhánh đang gặp khó khăn do đó em
quyết định chọn đề tài “Thực trạng và giải pháp tăng cường huy động vốn của
HDbank chi nhánh Cầu Giấy”.
Đề tài tập trung và nghiên cứu thực trạng việc huy động vốn tại HDbank chi
nhánh Cầu Giấy trong những năm gần đây qua đó thấy được thành tựu hạn chế và những
nguyên nhân để trên cơ sở đó đưa ra một số giải pháp, kiến nghị nhằm tăng cường công
tác huy động vốn tại chi nhánh.
Bố cục: Ngoài lời mở đầu và kết luận, chuyên đề gồm 3 chương:
Chương I: Giới thiệu khái quát về HDbank chi nhánh Cầu Giấy.
Chương II: Thực trạng huy động vốn của HDbank chi nhánh Cầu Giấy.
Chương III Giải pháp tăng cường huy động vốn của HDbank chi nhánh Cầu
Giấy.
Do thời gian và năng lực nghiên cứu còn hạn chế, chuyên đề không thể tránh khỏi


những thiếu sót em mong nhận được sự đóng góp quý báu từ các thầy cô và bạn đọc.
Em xin chân thành cảm ơn đến TH.S Nguyễn Thị Hồng Thắm cô đã tận tình giúp
đỡ em chọn và hoàn thiện đề tài này. Đồng thời em cũng xin chân thành cảm ơn đến các
anh chị trong phòng Tín dụng nói riêng và toàn thể cán bộ HDbank chi nhánh Cầu Giấy
nói chung đã hết sức giúp đỡ em trong quá trình thực tập tại đơn vị.
Em xin chân thành cảm ơn!
Chương I. Qúa trình hình thành và phát triển HDbank và
HDbank chi nhánh Cầu Giấy
1. Lịch sử hình thành và quá trình phát triển
1.1 Lịch sử hình thành và quá triển HDbank
a. Tên doanh nghiệp :
Tên tiếng Việt: Ngân hàng phát triển nhà Thành phố Hồ Chí Minh
Tên tiếng Anh: HDbank
b. Loại hình hoạt động : Thương mại cổ phần
c. Địa chỉ : Tel: (04)7688806 Fax: (04)7688805
Website : www.hdbank.com.vn
1.2 Quá trình thành lập và phát triển
Ngân hàng TMCP Phát Triển Nhà TP. Hồ Chí Minh (HDbank) được thành lập
ngày 04/01/1990. Là một trong những ngân hàng TMCP đầu tiên của cả nước với vốn
điều lệ ban đầu là 3 tỷ đồng, HDbank đã mang lấy sứ mệnh “phát triển nhà ở và chỉnh
trang đô thị, góp phần xây dựng TP. Hồ Chí Minh văn minh hiện đại”. Lấy sứ mệnh trên
làm mục tiêu hoạt động và phát triển, HDbank có chức năng thực hiện kinh doanh tổng hợp, đa
dạng trong lĩnh vực nhà ở; kinh doanh tiền tệ, tín dụng thông qua việc đầu tư vốn, cung ứng tín
dụng và dịch vụ nhà; tập trung huy động vốn và quản lý tất cả các nguồn vốn để phục vụ chương
trình phát triển nhà ở và chỉnh trang đô thị; tư vấn cho Ủy ban nhân dân TP. Hồ Chí Minh về
chương trình, kế hoạch phát triển nhà và chỉnh trang đô thị.
Ngành nghề kinh doanh: Huy động vốn ngắn hạn, trung hạn, dài hạn với các hình
thức tiền gửi có kỳ hạn, không kỳ hạn, chứng chỉ tiền gửi; Tiếp nhận vốn đầu tư và phát
triển của các tổ chức trong nước; Vay vốn các tổ chức tín dụng khác; Cho vay ngắn hạn,
trung hạn, dài hạn; Chiết khấu thương phiếu, trái phiếu và giấy tờ có giá; Hùn vốn và liên

doanh; Làm dịch vụ thanh toán giữa các khách hàng, kinh doanh ngoại tệ, vàng bạc theo
tiêu chuẩn quốc tế ở thị trường trong nước và thị trường nước ngoài; Thực hiện các
nghiệp vụ thanh toán quốc tế, huy động vốn từ nước ngoài và các dịch vụ ngân hàng khác
trong quan hệ với nước ngoài.
Cho đến cuối năm 2008 HDbank đã đạt vốn điều lệ là 1.550 tỷ đồng.
Toàn bộ hoạt động của HDbank đều được thực hiện thống nhất theo các Qui trình,
Qui chế của HDbank, tuân thủ nghiêm ngặt theo qui định của pháp luật. Sau nhiều đợt
thanh tra chặt chẽ của thanh tra Ngân hàng Nhà nước, HDbank đã hoàn toàn đáp ứng
được các tiêu chí về sự phát triển lành mạnh của một ngân hàng thương mại cổ phần.
Mặc dù là một ngân hàng TMCP có qui mô nhỏ, nhưng nếu xét về "tỷ suất lợi nhuận
đạt được/vốn điều lệ" HDbank có thể sánh ngang với các ngân hàng TMCP hàng đầu ở
Việt Nam hiện nay.
Bên cạnh những hiệu quả về lợi nhuận, HDbank cũng rất quan tâm đến việc xây
dựng và quảng bá thương hiệu của mình, nhằm mục đích đưa thương hiệu HDbank trở
thành một thương hiệu có giá trị cao trong thị trường tài chính.
Hệ thống chi nhánh: HDbank có trụ sở chính đặt tại Thành phố Hồ Chí Minh. Và
một loạt các chi nhánh nằm trên nhiều thành phố trên khắp Việt Nam cụ thể:
Thành phố Hồ Chí Minh bao gồm 19 chi nhánh và phòng giao dịch.
Thủ đô Hà Nội bao gồm 10 chi nhánh và phòng giao dịch.
Tỉnh Bình Dương có 1 chi nhánh.
Thành phố Cần Thơ có 1 chi nhánh.
Thành phố Đà Nẵng có 2 chi nhánh.
Nhìn vào mạng lưới chi nhánh ta thấy ngay được HDbank đang theo chiến lược
bao phủ.
1.3 Lịch sử hình thành và quá trình phát triển của HDbank chi nhánh Cầu Giấy
Địa chỉ: 12 Nguyễn Phong Sắc, Q Cầu Giấy, TP Hà Nội
Tổng đài: (04) 7688806,Fax: (04) 7688805
Email:
Quyền Giám Đốc: Trần Ngọc Lan
Điện thoại: 04 7688806

HDbank chi nhánh Cầu Giấy được thành lập 25/06/2002. Chi nhánh đươc thành
lập nhằm “Củng cố hệ thống mạng lưới và dịch vụ để phục vụ tốt hơn nữa nhu cầu ngày
càng cao của khách hàng cũng như hội nhập tốt với quá trình phát triển chung của nền
kinh tế đất nước và khu vực”.
HDbank chi nhánh Cầu Giấy bao gồm các bộ phận chính là Ban giám đốc, phòng kế
toán và ngân quỹ, phòng hành chính tổng hợp, phòng tín dụng, phòng kế hoạch tổng hợp,
phòng kinh doanh ngoại hối.
HDbank chi nhánh Cầu Giấy thực hiện nhiệm vụ kinh doanh tiền tệ bằng cách huy
động tiền nhàn dỗi của dân cư, các tổ chức kinh tế bằng nội tệ và ngoại tệ sau đó cho vay
để phát triển sử dụng kinh doanh đối với mọi thành phần kinh tế. Ngoài ra còn làm các
dịch vụ tư vấn đầu tư, bảo lãnh, thực hiện chiết khấu các thương phiếu, các nghiệp vụ
thanh toán, nhận cầm cố, thế chấp tài sản, mua bán kinh doanh ngoại tệ, tài trợ xuất khẩu.
Các sản phẩm, dịch vụ của HDbank chi nhánh Cầu Giấy
+Dịch vụ tiền gửi, thanh toán trong nước
o Mở tài khoản tiền gửi thanh toán cho cá nhân và các tổ chức kinh tế.
o Nhận tiền gửi bằng đồng Việt Nam và các loại ngoại tệ đối với các thành phần
kinh tế, tổ chức, cá nhân, với lãi suất linh hoạt, kỳ hạn đa dạng(tiền gửi tiết kiệm theo
tuần theo tháng; tiền gửi theo bậc thanh).
o Phát hành kỳ phiếu trái phiếu….
+Thanh toán quốc tế và mua bán ngoại tê
o Thanh toán xuất nhập khẩu theo phương thức: L/C.
o chuyển tiền đi đến và phục vụ các nhu cầu thanh toán vãng lai.
o Chi trả kiều hối.
o Chi trả cho người lao động xuất khẩu.
o Thanh toán chuyển tiền biên giới.
o Phát hành thẻ thanh toán tự động.
+Bảo lãnh
o Bảo lãnh thanh toán.
o Bảo lãnh thực hiện hợp đồng.
o Bảo lãnh hoàn trả tiền ứng trước.

o Bảo lãnh dự thầu.
o Các hình thức bảo lãnh khác.
+Sản phẩm tín dụng
o Cho vay vốn trung dài hạn đối với tất cả các thành phần kinh tế.
o Cho vay vốn phục vụ nhu cầu đời sông đối với cán bộ, công nhân viên và các đối
tượng khác.
o Cho vay theo dự án đầu tư, tài trợ xuất khẩu thương mại.
o Chiết khấu bộ chứng từ xuất khẩu, thương phiếu, các loại giất tờ có giá.
o Nhận ủy thác cho vay.
+Các dịch vụ khác
o Thu chi, thu hộ.
o Phục vụ giải ngân các dự án xây dựng các khu trung cư, đô thị.
o Chi trả lương qua tài khoản.
o Thanh toán tiện lợi dưới mọi hình thức.
Các hoạt động chính của HDbank chi nhánh Cầu Giấy
+ Hoạt động huy động vốn: Bản chất của ngân hàng là doanh nghiệp kinh doanh
tiền tề, với hai nhiệm vụ chính là huy động và cho vay. Vì thế công tác huy động vốn là
nhân tố vô cùng quan trọng, là điều kiện tiên quyết cho hoạt động của ngân hàng.
Nội dung của công tác huy động vốn: Nhận các loại tiền gửi, tiền gửi tiết kiệm, kỳ
phiếu, trái phiếu của các tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp có nhu cầu gửi hưởng lãi suất.
Ngoài ta còn đảm nhận vốn tài trợ, uỷ thác đầu tư của Chính phủ, các tổ chức quốc tế,
quốc gia và các cá nhân trong nước, nước ngoài đầu tư cho các chương trình nhà ở, đô
thị.
+ Hoạt động cho vay (hoạt động tín dụng): HDbank chi nhánh Cầu Giấy có khách
hàng là các doanh nghiệp, tổ tức, cá nhân ở các thành phần kinh tế có nhu cầu vay vốn,
đặc biệt là các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vự nhà ở và đô thị. Đây là điều kiện đủ
cho sự tồn tại và phát triển của HDbank chi nhánh Cầu Giấy bởi lợi nhuận của chi nhánh
phụ thuộc nhiều vào hoạt động này.
+ Thực hiện các hoạt động chiết khấu các giấy tờ có giá, thanh toán quốc tế, thanh
toán, chuyển đổi, mua bán ngoại tệ, vàng bạc, kim cương đá quý, bảo lãnh hoặc tái bảo

lãnh tín dụng, bảo lãnh dự thầu và nghiệp vụ bảo lãnh, tái bảo lãnh.
+ Hoạt động đầu tư: mua bán ngoại tệ, mua cổ phần, mua tài sản, cho thuê tài sản,
cầm cố tài sản, và các hình thức đầu tư khác tại các doanh nghiệp, kinh doanh trong cũng
như ngoài ngành.
+ Một số các hoạt động khác: tư vấn kinh doanh tiền tệ, thông tin tín dụng, phòng
ngừa rủi ro, là chung gian trong các vụ giao dịch…
Khách hàng của HDbank chi nhánh Cầu Giấy
Bao gồm các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân có nhu cầu gửi vốn cũng như vay vốn
ở mọi thành phần kinh tế.
Trong quá trình cho vay vốn, chi nhánh sẽ có những biện pháp nghiệp vụ để phân
loại các dự án khả thi, các dự án có thể cho vay nhưng với những điều kiện nhất định.
Đảm bảo yêu cầu của chi nhánh thì mới đủ điều kiện vay.
Không chạy theo số lượng mà đặt tiêu chí hàng đầu là chất lượng, hiệu quả. Đặc biệt
chi nhánh hướng đến doanh nghiệp tư nhân, doanh nghiệp có quy mô vừa và nhỏ, các hộ
kinh doanh cá thể, ngoài ra ưu tiên cho vay vốn các dự án do Chính Phủ bảo lãnh.
Nguồn nhân lực
Tổng số CB-NV của HDbank tính đến hết năm 2008 đạt 845 người, tăng 82% so với
năm 2007. Trong đó, số CB-NV có trình độ đại học và trên đại học đạt 60%.
Năm 2007, HDbank thực hiện đào tạo nâng cao trình độ quản lý, củng cố và nâng
cao kiến thức nghiệp vụ, chăm sóc khách hàng, ngoại ngữ… cho 818 lượt CB-NV với 41
khoá học dưới nhiều hình thức khác nhau, do các đơn vị đào tạo nổi tiếng như PACE,
BTC, Đại học Kinh Tế, Đại học Ngân Hàng… tổ chức giảng dạy. Ngoài ra, HDbank
cũng thực hiện đưa cán bộ cấp quản lý và các chuyên viên giỏi nghiệp vụ, có năng lực
làm việc tốt đi tham quan học tập kinh nghiệm tại các tổ chức tín dụng ở nước ngoài về
các dịch vụ ngân hàng hiện đại, cách thức tổ chức hoạt động của các ngân hàng này trong
thị trường tài chính tiền tệ …
HDbank luôn khuyến khích CB - NV tự học theo nhu cầu nâng cao trình độ với sự
hỗ trợ về vật chất và tinh thần một cách thoả đáng từ HDbank. Đảm bảo môi trường làm
việc tốt nhất, thuận lợi nhất, để họ phát huy rất tốt những kiến thức được đào tạo vào sự
nghiệp phát triển HDbank.

Tăng cường công tác đào tạo và đào tạo lại để tạo ra được đội ngũ những người
làm việc theo “Văn hoá HDbank” am hiểu sâu sắc nghiệp vụ ngân hàng, nhiệt tình với
công việc và tận tụy với khách hàng. Tất cả những điều này đã tạo cho HDbank một đội
ngũ CB-NV là những trí thức trẻ, năng động, sáng tạo, gắn bó với môi trường làm việc
của HDbank, chuyên nghiệp, nhiệt tình và tận tâm với khách.
HDbank chi nhánh Cầu Giấy có khoảng 50 cán bộ công nhân viên, đa phần tốt
nghiệp cử nhân tại các trường đại học kinh tế trên địa bàn Hà Nội.
Hầu hết công nhân viên ở đây tuổi đời nằm trong khoảng 23 đến 40, khoảng 9%
trong số họ đã và đang theo học cao học để nâng cao kiến thức hiện đại về ngân hàng,
nhằm lấp chỗ trống về kiến thức đồng thời tiếp cận với cái mới. Với ưu điểm trẻ chung
nên tất cả đều làm việc hăng say, sáng tạo, luôn luôn tìm tòi thay đổi lề lối làm việc, lấy
hiệu quả công việc làm đầu.
Xét về nguồn nhân lực HDbank chi nhánh Cầu Giấy. Do đây vẫn còn là một chi
nhánh trong hệ thống một ngân hàng thương mại cổ phần nhỏ, thương hiệu chưa mạnh
trong hệ thống ngân hàng Việt Nam do vậy việc cạnh tranh với các ngân hàng có thương
hiệu mạnh khác là rất bất lợi trong việc thu hút những nhân viên có trình độ cao, kinh
nghiệm và các sinh viên giỏi của các trường đại học danh tiếng.
Giải pháp đưa ra là phải có chiến lược nhân sự rõ ràng, quảng bá hình ảnh chi nhánh
tới các trường đại học chất lượng bằng cách tài trợ học bổng, tạo môi trường làm việc
thuận lợi, có chính sách đãi ngộ hợp lí, thu nhập cạnh tranh….
1.4 cấu tổ chức của HDbank và HDbank chi nhánh Cầu Giấy
Cơ cấu tổ chức của HDbank
Ban kiểm soát
P.
kiểm
tra
kiểm
toán
nội bộ
P.

kinh
doanh
Hội đồng quản
trị
Hội đồng quản lí
Tài sản
Hội đồng tín
dụng
Hội đồng nhân
sự
Tổng giám đốc
Phó tổng giám
đốc
Phó tổng giám
đốc
Phó tổng giám
đốc
P.
kế
hoạch

phát
triển
P.
thanh
toán

ngân
quỹ
P.

kế
toán

tài
chính
P.
Nhân
sự

quản
trị NS
P.
tín
dụng
P.
thanh
toán
quốc
tế
Cơ cấu tổ chức HDbank chi nhánh Cầu Giấy


Giám đốc

Phó giám đốc
Các phòng ban
trực thuộc
Phòng tín dụng
Phòng kế toán và
ngân quỹ

Phòng kế hoạch
tổng hợp
Phòng kinh doanh
ngoại hối
Phòng hành chính
tổng hợp
Chức năng, nhiệm vụ của các phòng ban bộ phận:
A. HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ
Hội đồng Quản trị do Đại hội đồng cổ đông tín nhiệm bầu ra. Hội đồng quản trị là
cơ quan quản trị toàn bộ mọi hoạt động của công ty, các chiến lược, kế hoạch sản xuất và
kinh doanh trong nhiệm kỳ của mình. Đây cũng là đại diện pháp lý của Công ty trước
pháp luật. thành viên bao gồm:
Ông Nguyễn Hữu Thành, chủ tịch hội đồng quản trị.
Ông Trần Hữu Thái, Trần văn Vinh, bà Nguyễn thị Phương Thảo, phó chủ tịch hội
đồng quản trị.
Ông Nguyễn Anh Tùng, Lê Chí Hiếu, Cao Duy Đông, bà Đỗ thị Hồng Nhung, thành
viên.
B. HỘI ĐỒNG TÍN DỤNG.
Nghiên cứu, đánh giá và tư vấn cho Tổng Giám đốc các hồ sơ ủy thác cho vay, hợp
vốn cho vay và vay bảo lãnh của Ngân hàng.
Tham vấn cho Tổng Giám đốc các hoạt động nghiệp vụ kinh doanh khác nhằm đưa
ra những quyết định chính xác, hiệu quả, giảm thiểu rủi ro.
Thành phần của Hội đồng Tín dụng gồm
1- Tổng Giám đốc - Chủ tịch Hội đồng
2- Phó Tổng Giám đốc phụ trách kinh doanh - Phó Chủ tịch
3- Trưởng Phòng Kinh doanh - Ủy viên
4- Thủ trưởng các cấp phê duyệt cho vay - Ủy viên
(gồm Trưởng Phòng Kinh doanh, Giám đốc các Chi nhánh).
C. HỘI ĐỒNG QUẢN LÝ TÀI SẢN
Tham mưu, đề xuất với Tổng Giám đốc các vấn đề sau:

Quản trị, khai thác, sử dụng hiệu quả các nguồn tài lực của Ngân hàng.
Các nghiệp vụ kinh doanh với các định chế tài chính.
Đầu tư, liên doanh, liên kết với các đối tác, giúp cho lãnh đạo đưa ra những quyết
định chính xác, hiệu quả, giảm thiểu rủi ro.
Nghiên cứu đề xuất việc điều chỉnh lãi suất huy động, cho vay.
Xét đề nghị miễn giảm lãi.
Xem xét, kiểm tra, thẩm định các kế hoạch về mua sắm mới, sửa chữa, phục hồi, cải
tạo, nâng cấp tài sản cố định của Ngân hàng, đồng thời đề xuất thanh lý các tài sản không
sử dụng được hoặc không hiệu quả.
Lập dự toán, kế hoạch về xây dựng, sửa chữa hoặc trang trí nội thất … các công
trình, vật kiến trúc của Ngân hàng.
Tổ chức đấu thầu công khai, nghiệm thu các hạng mục sau khi đã hoàn công trước
khi cho thanh toán.
Thành phần của Hội đồng Quản lý tài sản gồm
1- Tổng Giám đốc - Chủ tịch Hội đồng
2- Phó Tổng Giám đốc phụ trách tài chính - Phó Chủ tịch
3- Kế toán Trưởng - Ủy viên
4- Trưởng Phòng Kế hoạch phát triển - Ủy viên
5- Trưởng Phòng Nhân sự quản trị hành chính - Thư ký
D. HỘI ĐỒNG NHÂN SỰ
Tham vấn cho Tổng Giám đốc quyết định các vấn đề
Công tác quản trị và phát triển nguồn nhân lực, về tổ chức bộ máy, tuyển dụng, đào
tạo, bồi dưỡng cán bộ.
Lao động - tiền lương và các chính sách chế độ đối với cán bộ nhân viên nhằm bảo
đảm thực hiện đúng quyền và nghĩa vụ của người sử dụng lao động và người lao động.
Xem xét, đề xuất các hình thức khen thưởng, kỷ luật, giải quyết các khiếu nại của
nhân viên liên quan đến các vấn đề nội bộ Ngân hàng.
Thành phần của Hội đồng Nhân sự gồm:
1- Tổng Giám đốc - Chủ tịch Hội đồng.
2- Bí Thư Chi bộ - Phó Chủ tịch.

3- Chủ tịch Công đoàn – Uỷ viên.
4- Bí thư Đoàn Thanh niên - Ủy viên.
5- Trưởng Phòng Nhân sự quản trị hành chính - Ủy viên.
E. BAN KIỂM SOÁT
Ban Kiểm soát được lập ra với mục đích theo dõi và tổng kết các hoạt động của
công ty trong suốt nhiệm kỳ.
Bà Đặng Thị Quý - Trưởng Ban Kiểm soát.
Ông Nguyễn Ngọc Khanh - Kiểm soát viên.
Bà Lê Thị Tuyết Anh - Kiểm soát viên.
Bà Lê Thị Phụng - Kiểm soát viên.
F. BAN GIÁM ĐỐC
Đây là cơ quan giữ trọng trách cao nhất và trực tiếp nhất đối với mọi hoạt động
thường nhật của công ty.
Các thành viên của Ban Giám Đốc bao gồm:
Ông Trần Anh Tuấn, Tổng Giám Đốc.
Ông Phan Quốc Tiến, Phó Tổng Giám Đốc.
Bà Nguyễn Đoàn Duy Ái, Phó Tổng Giám Đốc .
Ông Nguyễn Hữu Đặng, Phó Tổng Giám Đốc .
Bà Phạm Thị Mỹ Chi, Phó Tổng Giám Đốc.
G. PHÒNG KINH DOANH
Thực hiện các nghiệp vụ cấp tín dụng của Ngân hàng:
Cho vay ngắn hạn; Cho vay trung, dài hạn; Các nghiệp vụ bảo lãnh.
Nghiệp vụ chiết khấu, tái chiết khấu chứng từ có giá (khi có qui định của Tổng
Giám đốc).
Trung tâm thông tin tín dụng cho toàn hệ thống;
Tham mưu, chỉ đạo nghiệp vụ tín dụng toàn hệ thống cho Ban Tổng Giám đốc.
Giúp việc và tham mưu cho Ban điều hành trong việc soạn thảo các qui chế qui trình
liên quan nghiệp vụ cấp tín dụng.
Tiếp xúc và làm việc với các đối tác khách hàng (các Chủ đầu tư dự án) để có thể
tiến đến ký các hợp đồng hợp tác, liên kết để mở rộng thị phần tín dụng đồng thời triển

khai các hợp đồng này cho toàn hệ thống thực hiện.
H. PHÒNG TÀI CHÍNH & KẾ TOÁN
Tổ chức, hướng dẫn thực hiện công tác hạch toán kế toán toàn hệ thống Ngân
hàng:
Kế toán tài chính: Phục vụ cho việc lập các báo cáo tài chính (tháng,quý, năm).
Kế toán quản trị: Phục vụ cho yêu cầu quản trị, điều hành, quyết định về kinh tế, tài
chính.
Kiểm tra, giám sát các khoản chi tiêu tài chính,tham mưu cho Tổng giám đốc
các giải pháp phục vụ yêu cầu quản trị, điều hành, các quyết định về kinh tế, tài
chính.
Thực hiện hạch toán kế toán tổng hợp.
Lưu trữ, báo cáo, cung cấp thông tin số liệu kế toán theo quy định.
I. PHÒNG NGOẠI HỐI
Đầu mối trong việc thực hiện hoạt động thanh toán quốc tế trong hệ thống Ngân
hàng Phát Triển Nhà.
Thực hiện mối quan hệ quốc tế với các Ngân hàng đại lý.
Thực hiện các dịch vụ đối ngoại khác.
Dịch thuật các chứng từ, tài liệu liên quan đến lãnh vực thanh toán quốc tế cho Ngân
hàng và khách hàng.
J. PHÒNG THANH TOÁN & NGÂN QUỸ
Triển khai thực hiện có hiệu quả các hoạt động liên quan đến nghiệp vụ tiền gửi tiết
kiệm, tiền gửi thanh toán, tiền ký quỹ, tiền giữ hộ, tiền vay, thu đổi ngoại tệ, kinh doanh
vàng SJC và nghiệp vụ ngân quỹ phù hợp với các quy định của Ngân hàng Nhà nước và
của Ngân hàng.
Nghiên cứu, đề xuất, triển khai thực hiện các nghiệp vụ ở điểm 1, dịch vụ ngân
hàng, biểu phí dịch vụ; các dịch vụ phi tín dụng liên quan đến hoạt động thanh toán và
ngân quỹ.
Nghiên cứu, soạn thảo và triển khai thực hiện các quy chế, quy định, quy trình và
các hướng dẫn thực hiện về các hoạt động liên quan đến nghiệp vụ thanh toán và ngân
quỹ của toàn hệ thống Ngân hàng.

Kết hợp với các Phòng, Ban tại Hội sở chính để thực hiện tốt nghiệp vụ & dịch vụ
Ngân hàng liên quan.
K. PHÒNG KẾ HOẠCH & PHÁT TRIỂN
Tham mưu cho Ban điều hành trong việc xây dựng và đề ra các chính sách, giải
pháp để thực hiện chiến lược kinh doanh của ngân hàng trong từng giai đoạn cụ thể.
Tham mưu cho Ban điều hành trong việc chỉ đạo hoạt động kinh doanh hàng ngày,
tối đa hoá lợi nhuận của ngân hàng. Cụ thể là các chính sách về: cấp tín dụng, huy động
vốn , quản trị tài sản nợ, tài sản có và cung ứng các dịch vụ ngân hàng.
Tham mưu cho Ban điều hành trong việc phát triển mạng lưới hoạt động; nâng cao
sức mạnh tài chính và năng lực cạnh tranh cũng như quảng bá hình ảnh của Ngân hàng
trên Thị trường tài chính - tiền tệ.
Làm đầu mối trong việc phối kết hợp giữa các Phòng, Ban, Chi nhánh để triển khai
thực hiện một chính sách kinh doanh cụ thể hoặc việc cải tiến, phát triển một sản phẩm -
dịch vụ mới.
Thực hiện các chức năng kinh doanh như trong phần nhiệm vụ cụ thể.
L. PHÒNG KIỂM TRA KIỂM TOÁN NỘI BỘ
Tham gia nghiên cứu soạn thảo hoặc chỉnh sửa, bổ sung các quy trình, quy chế
nghiệp vụ của Ngân hàng.
Kiểm tra nghiệp vụ Ngân hàng trong toàn hệ thống trên cơ sở các văn bản chế độ
của Ngân hàng Nhà nước và các quy trình, quy chế của Ngân hàng.
M. PHÒNG TIN HỌC
Thu thập, xử lý và lưu trữ thông tin.
Phụ trách hệ thống tin học trong toàn hệ thống.
Tư vấn cho Tổng Giám đốc và triển khai việc sử dụng các hệ thống phần mềm mới.
N. PHÒNG NHÂN SỰ & QUẢN TRỊ HÀNH CHÁNH
Tham mưu cho Ban điều hành trong việc xây dựng và thực hiện kế hoạch tuyển
dụng đào tạo, bồi dưỡng và quản lý nguồn nhân lực toàn hệ thống.
Tổ chức thực hiện các công tác hành chính quản trị phục vụ cho hoạt động
nghiệp vụ của Ngân hàng.
1.5 Các kết quả hoạt động của HDbank chi nhánh Cầu Giấy

1.5.1 Công tác huy động vốn tại Ngân hàng TMCP phát triển nhà thành phố
Hồ Chí Minh – Chi nhánh Cầu Giấy:
Ngân hàng là doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh tiền tệ, do đó
hoạt động cho vay và huy động vốn diễn ra liên tục. Muốn vậy ngân hàng phải có nguồn
vốn đủ lớn, tin cậy. Từ đó tạo nguồn vốn là điều kiện cần, là nhiệm vụ sống còn cho hoạt
động kinh doanh của mình. Đảm bảo sự phát triển ổn định và lâu dài.
Bảng 01: Tình hình nguồn vốn tại Ngân hàng HDbank chi nhánh Cầu Giấy
(đơn vị: tỷ đồng )
Năm Năm 2004 Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008
Tổng nguồn
vốn
2.224 2.669 3.602 4.985 2.525
So với năm
trước
+11%
( tăng 220)
+12%
( tăng 445)
+35%
( tăng 933 )
+38.4%
( tăng 1.383)
-49%
(giảm 2460)
Cơ cấu nguồn vốn theo kì hạn
Không kì hạn
1.423 1.655 2.269 3.053 1.086
Ngắn hạn
256 400 468 698 215
Trung và dài

hạn
545 614 864 1.252 1.224
(Nguồn: BCTC HDBank – CN Cầu Giấy)
Nhìn vào bảng trên ta thấy: Tổng nguồn vốn HDbank chi nhánh Cầu Giấy huy động
được tăng liên tục từ năm 2004 đến 2007. Cụ thể năm 2004 nguồn vốn đạt 2.224 tỷ đồng,
đến năm 2005 tổng nguồn vốn là 2.669 tăng 445 tỷ đồng (+12%). Nhìn chung trong năm
này, nhiều khách hàng đã biết và đến với HDbank chi nhánh Cầu Giấy hơn, các cán bộ
tín dụng đã khai thác và mở rộng tối đa các mối quan hệ tín dụng, thanh toán….để thu
hút nguồn vốn.
Năm 2006 tổng nguồn vốn huy động là 3.602 tăng 35% so với năm 2005. Có được
kết quả đột biến trên: Thứ nhất do kinh tế Việt Nam gặp thuận lợi lớn. Với việc ra nhập
tổ chức thương mại WTO, dòng vốn đầu tư chảy vào Việt Nam liên tục tăng cao, kinh tế
tăng trưởng nhanh GDP đạt 8,17%, thu nhập bình quân đầu người tăng, khi đó một phần
thu nhập dành cho sinh hoạt, một phần đem gửi ngân hàng kiếm lời. Nhiều nhà đầu tư
lớn, nhiều doanh nghiệp có số vốn đầu tư khổng lồ tin tưởng, đến với chi nhánh hơn. Thứ
hai do HDbank chi nhánh Cầu Giấy tiếp tục khẳng định được thương hiệu, uy tín của
mình với khách hàng, bằng các chính sách lãi suất cạnh tranh, thủ tục thuận lợi, tạo điều
kiện tối đa nhằm làm hài lòng những khách hàng, tổ chức, doanh nghiệp khó tính nhất.
Năm 2007 HDbank chi nhánh Cầu Giấy lập kỉ lục huy động mới. Tổng vốn huy
động đạt 4.985 tăng 1.383 tỷ đồng ( tương đương +38,4%) so với năm 2006. Tiếp đà
thuận lợi năm 2006. Năm 2007 HDbank chi nhánh Cầu Giấy thực hiện một loạt các biện
pháp như:
o Thực hiện tích cực các đợt triển khai huy động vốn không kì hạn, ngắn hạn, trung
và dài hạn với lãi suất linh hoạt, từ đó giữ chân được khách hàng cũ, mở rộng thêm khách
hàng mới.
o Thực hiện tích cực các đợt triển khai huy động vốn, có kèm theo quà tặng, khuyến
mãi ( khuyến mãi làm thẻ ATM miễn phí )
o Chi nhánh còn thực hiện nhiều chương trình chi ân khách hàng nhằm khẳng định,
phô trương uy tín và thương hiệu với khách hàng.
Nhưng đến năm 2008 tổng nguôn vốn huy động giảm đáng kể, đang từ 4985 tỷ

đồng (năm 2007) xuống còn 2525 tỷ đồng (năm 2008), tương đương với giảm 49% kết
quả trên được giải thích như sau:
o Kinh tế Việt Nam lạm phát rất cao trong gần hết năm 2008. Buộc chính phủ phải
đưa ra hàng loạt các biện pháp điều chỉnh trong đó có chính sách tiền tệ thắt chặt. Đẩy lãi
suất huy động tăng rất cao (có thời điểm tăng trên 20%). Doanh nghiệp là khách hàng cho
vay lớn nhất thì lại không mặn mà. Nhiều doanh nghiệp phá sản, trong khi nhiều doanh
nghiệp đóng cửa sản xuất do không chịu được lãi suất ngân hàng cao, kinh doanh thua lỗ.
Tính thanh khoản là rất kém. Đầu vào thì cao trong khi đầu ra hạn chế, từ đó HDbank chi
nhánh Cầu Giấy nhiều thời điểm hạn chế trong việc huy động.
o Nhà tổ chức, cá nhân có nhiều kênh khác để đầu tư kinh doanh như: bất động sản,
chứng khoán, vàng, USD…Cũng làm cho nguồn vốn huy động thu hẹp đáng kể.
o Về phía HDbank chi nhánh Cầu Giấy đã không đưa ra những phương án đối phó
linh hoạt nhằm cân đối cán cân thanh toán, đảm bảo tính thanh khoản an toàn. Không mở
rộng được đầu ra, trong khi lãi suất huy động rất cao. Đồng nghĩa với việc không đảm
bảo cân đối cung cầu ( cung > cầu ).
1.5.2 Hoạt động tín dụng

Bảng 02: Dư nợ HDBank – CN Cầu Giấy qua các năm
(đơn vị: tỷ đồng )
Năm Năm 2004 Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008
Tổng dư nợ 824 953 1.310 1.881 745
So với năm
trước
+10.9%
( tăng 81)
+15.7%
( tăng 129 )
+37.4%
( tăng 357 )
+43.6%

( tăng 571 )
-60%
(giảm 1136)
Cơ cấu theo loai tiền cho vay
Nội tệ 667,4
( 81% )
790,1
( 83% )
1.100,4
( 84% )
1.655,3
( 88% )
558,8
( 75% )
Ngoai tệ 156.6
( 19% )
192.9
(17% )
209,6
( 16% )
215,7
( 12% )
186,3
( 25% )
Cơ cấu theo kì hạn cho vay
Dư nợ ngắn
hạn
428
(52%)
591

( 62% )
825
( 63% )
1110
( 59% )
462
( 62% )
Dư nợ trung
hạn
272
(33%)
276
( 29% )
341
( 26% )
602
( 32% )
234
( 32% )
Dư nợ dài hạn 124
( 15% )
86
( 9% )
144
( 11% )
169
( 9% )
60
( 8% )
(Nguồn: Báo cáo tài chính HDBank – CN Cầu Giấy)

Tổng dư nợ 2004 so với 2003 tăng 10.9% tương đương 824 tỷ đồng. Tiếp đà
2004 năm 2005 tổng dư nợ lại tăng 935 tỷ đồng (+15.7% ) so với năm 2004.
Đến năm 2006 tổng dư nợ đạt 1.310 tỷ đồng tăng 357 tỷ đồng (+ 37.4%) so với
năm 2005. Kết quả vượt bậc trên có được là do:
o Trong năm này kinh tế Việt Nam đón nhận nhiều tin tốt, kinh tế tiếp tục tăng
trưởng nhanh, Việt Nam chính thức trở thành thành viên thứ 150 của tổ chức thương mại
WTO, đầu tư trực tiếp nước ngòai tăng nhanh, nhiều công ty, tập đoàn lớn xin cấp phép
đầu tư dẫn đến nhu cầu vay và đổi tiền không hề nhỏ.
o Bên cạnh đó các tập đoàn kinh tế, các tổng công ty, doanh nghiệp ở các thành
phần kinh tế không nhừng gia tăng quy mô sản xuất, hàng loạt những doanh nghiệp mới
được cấp phép đầu tư, hoạt động xuất khẩu diễn ra sôi động hơn bao giờ hết. Mà trong
khi lượng vốn chủ sở hữu thì có hạn, nên muốn thực hiện được hoạt động kinh doanh của
mình không cách nào khác là phải đi vay vốn.
o HDbank chi nhánh Cầu Giấy chủ động cho vay với lãi suất cạnh tranh, Ưu tiên
khách hàng truyền thống, tập chung vào những dự án hiệu quả, kiên quyết loại bỏ những
dự án kém hiệu quả.
o Sử dụng những mối quan hệ tín dụng sẵn có, để lôi kéo thêm nhiều khách hàng
mới, giảm bớt thủ tục không cần thiết, thái độ phục vụ chuyên nghiệp.
o Đầu tư trực tiếp vào những doanh nghiệp trong ngành cũng như ngoài ngành.
o Liên kết với những chi nhánh khác để cho vay.
Đến hết năm 2007 tổng dư nợ lại đạt con số kỉ lục mới là 1.881 tỷ đổng tăng
571 tỷ đồng (tương đương +43.6%). Nhưng đà tăng này bị cắt cho đến năm 2008 tổng
dư nợ tín dụng chỉ đạt 745 tỷ đồng, giảm 60% so với 2007 tương đương 1.136 tỷ đồng.
Sự biến động bất ngờ này được giải thích như sau:
o Kinh tế thế giới suy thoái, tác động mạnh theo chiều hướng tiêu cực đến nền kinh
tế non trẻ của Việt Nam, xuất khẩu giảm đáng kể, hàng loạt doanh nghiệp nộp đơn phá
sản, sản xuất kinh doanh đình trệ.
o Kinh tế Việt Nam lạm phát cao năm 2008. Biện pháp thắt chặt tiền tệ khiến lãi
suất huy động tăng cao, dẫn tới chi nhánh buộc phải cho vay với lãi suất cao để đảm bảo
lợi nhuận. Lãi suất cao doanh nghiệp không dám vay vì kinh doanh không có lãi (lãi suất

ngân hàng cao, nhưng chi phí lại tăng, lương tăng ). Một số thị trường có nhu cầu vốn
lớn là chứng khoán và bất động sản thì lại đóng băng. Từ đó tổng dư nợ giảm đi rõ rệt.
Nhận xét: Tổng dư nợ liên tục tăng từ năm 2004 đến 2007, từ 824 tỷ đồng lên 1.881
tỷ đồng vậy là chỉ trong có 3 năm tài chính tổng dư nợ tăng 1.057 tỷ đồng. Đây là thành
tích rất đáng khen của HDbank chi nhánh Cầu Giấy, bên cạnh những lí do khách quan,
chi nhánh đã luôn đưa ra những giải pháp lãi suất cạnh tranh linh hoạt thích ứng nhanh
với sự thay đổi của môi trường kinh tế quốc dân, không ngừng có những chương trình
khuyến mãi, quà tặng giữ khách hàng cũ, lôi kéo khách hàng mới, thay đổi lề lối làm việc
sao cho nhanh, gọn, nhưng hiệu quả Đến năm 2008 đứng trước tình trạng kinh tế khó
khăn chung, nên chi nhánh không tránh khỏi thâm hụt dư nợ. Nhưng không vì thế mà nói
HDbank chi nhánh Cầu Giấy không có khuyết điểm, ví như trong địa bàn Hà Nội vẫn có
nhiều ngân hàng, chi nhánh ngân hàng có tổng dư nợ tăng hơn năm 2007, hoặc giảm
nhưng không đáng kể. Muốn tổng dư nợ đạt được khả quan, chi nhánh cần chủ động tìm
khách hàng mới, tham gia tháo ngỡ khó khăn cho các khách hàng truyền thống, có chính
sách lãi suất bậc thang đối với từng nhóm khách hàng nhằm kích thích đầu tư kinh
doanh Những điều này thì HDbank chi nhánh Cầu Giấy chưa làm được.
1.5.3 Một số kết quả hoạt động kinh doanh chính của HDBank – Chi nhánh
Cầu Giấy
Khủng hoảng tài chính Mỹ, rồi lan dần trên toàn cầu. Đẩy kinh tế thế giới lâm
vào suy thoái, Việt Nam đã là thành viên của WTO nên cũng không tránh khỏi tình trạng
chung ấy. Các doanh nghiệp hoạt động trong nền kinh tế, hiểu rõ điều này hơn ai hết.
Hàng loạt các doanh nghiệp bị phá sản, đóng cửa sản xuất, khó khăn càng thêm khó khăn.
Nếu như có ai hỏi lĩnh vực nào chịu tác động trực tiếp, dễ nhận thấy nhất,
chắc hẳn câu trả lời không thể khác là lĩnh vực tài chính ngân hàng. Điều đó đồng nghĩa
với việc những doanh nghiệp hoạt động kinh doanh ở lĩnh vực này phải gặp vô vàn khó
khăn. HDbank cũng không nằm ngoài quy luật ấy.
Với việc phát triển thị trường chứng khoán, bất động sản, vàng, thị trường
ngoại hối…đẩy ngân hàng vào thế đã cạnh tranh khốc liệt nay còn khốc liệt hơn. Làm sao
để huy động vốn cạnh tranh, nhưng đồng thời phải tìm đối tác để cho vay một cách hiệu
quả, an toàn, có lợi nhất là một bài toán khó.

Bảng 03: Kết quả hoạt động kinh doanh tại Ngân hàng HDBank – Chi
nhánh Cầu Giấy
( đơn vị: tỷ đồng )
Năm 2004 Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008
Tổng thu 318 376 492 826 625
Thu tín dụng 309 366 477 807 612
Thu dịch vụ 9 10 15 19 13
Tổng chi 272 325 432 730 558
Chi trả lãi 245 294 396 680 455
Chi khác 27 31 36 50 103
Chênh lệch
thu – chi
46 51 60 96 67
Chênh lệch thu chi trong bốn năm 2004, 2005, 2006, 2007 (46, 51, 60, 96) đều khả
quan và tuân theo quy luật tăng dần, năm này cao hơn năm trước, năm 2007 chênh lệch
đạt được cao nhất là 96 tỷ đồng, đây là một kết quả hợp lí, do từ năm 2004 đến 2007 tổng
nguồn vốn huy động đựơc và tổng dư nợ cũng tăng theo quy luật năm sau cao hơn năm
trước, năm 2007 tổng nguồn vốn huy động và tổng dư nợ cũng là cao nhất.
Riêng năm 2008 lợi nhuận giảm nhiều so với 2007, từ 96 tỷ đồng năm 2007 còn 67
tỷ đồng năm 2008 như vậy đã giảm 29 tỷ đồng. Nhưng mục chi khác lại tăng vọt lên
chiếm 103 tỷ đồng trong tổng chi, sở dĩ như vậy bởi trong năm này chi phí sửa chữa văn
phong làm việc, chi phí cho tuyển dụng tuyển mộ công nhân viên, đưa công nhân viên đi
đào tạo lại, chi phí mua trang thiết bị máy móc…Đều tăng nhiều hơn so với những năm
trước đó do kế hoạch hiện đại hóa chi nhánh, tăng sức cạnh tranh, tăng trưởng bền vững.
1.6 Đặc điểm kinh tế - kỹ thuật ảnh hưởng đến công tác huy động vốn tại
HDbank chi nhánh Cầu Giấy.
1.6.1 Yếu tố khách quan.
1.6.1.1 Chu kỳ phát triển kinh tế.
Hoạt động của Ngân hàng thương mại nói chung và hoạt động huy động vốn nói
riêng chụi tác động trực tiếp của tình trạng phát triển của nền kinh tế.

Thật vậy, đối với người dân nếu nền kinh tế phát triển ổn định, tăng trưởng cao, thu
nhập của người dân không ngừng tăng cao, từ đây một phần người dân dành cho thu nhập
một phần dành cho tiết kiệm dẫn đến lượng tiền gửi vào ngân hàng tăng lên hay khả năng
huy động vốn tăng lên.
Đối với doanh nghiệp khi kinh tế tăng trưởng cao và ổn định nhu cầu thành lập và
mở rộng quy mô sản xuất kinh doanh là rất lớn, từ đó Ngân hàng có thể tăng lãi suất đầu
ra, đồng thời tăng lãi suất đầu vào nhằm kích thích nhu cầu gửi tiền của các tổ chức kinh
tế và tiền gửi tiết kiệm trong dân cư.
Mặt khác khi nền kinh tế lâm vào tình trạng suy thoái như thời gian cuối 2008 đến
nay, thất nghiệp tăng cao, thu nhập của người dân giảm đi đáng kể, do vậy lượng tiền
dành cho tiết kiệm sẽ giảm mạnh. Còn đối với các tổ chức kinh tế lượng tiền dùng để sản
xuất và tái sản xuất còn đang khó khăn huống chi đem tiền đi gửi, do vậy ở trên mọi
phương diện suy thoái kinh tế ảnh hưởng tiêu cực đến nguồn vốn huy động.

×