Tải bản đầy đủ (.docx) (4 trang)

bộ đề thi môn văn 12

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (88.02 KB, 4 trang )

Đề 1:
Câu 1: (2,0 điểm)
Khúc dân ca
Con cò bay lả bay la
Theo câu quan họ bay ra chiến trường
Nghe ai hát giữa núi non
Mà hương đồng cứ rập rờn trong mây
Nghìn năm trên dải đất này
Cũ sao được cánh cò bay la đà
Cũ sao đc sắc mây xa
Cũ sao được khúc dân xa quê mình!
Cò bay bằng cánh trắng tinh
Lúa thơm bằng phấn hương lành ai ơi
Mây trôi bằng gió của trời
Là ta, ta hát những lời của ta!
Nguyễn Duy, Cát trắng, NXB Quân đội nhân dân, 1973
Đọc bài thơ và thực hiện những yêu cầu sau:
a/ Hãy xác định các dạng của phép điệp trong bài thơ và nêu hiệu quả nghệ thuật của
chúng. (1,0 điểm)
b/ Hình ảnh cách cò “bay lả bay la”, “bay la đà” diễn tả điều gì? (0,5 điểm)
c/ Bài thơ thể hiện tình cảm gì của tác giả? (0,5 điểm)
Câu 2: (3,0 điểm)
Hãy viết một bài văn không quá 400 từ trình bày những điều bạn suy ngẫm về hiện tại và
tương lai của bản thân.
Câu 3: (5,0 điểm)
Trong “Người lái đò sông Đà” của Nguyễn Tuân, thiên nhiên Tây Bắc quý như vàng,
nhưng con người Tây Bắc mới thật sự xứng đáng là vàng mười của đất nước ra. Bằng
cảm nhận về hình tượng người lái đò sông Đà, anh/chị hãy bình luận về ý kiến trên.
Đề 2:
I. Đọc hiểu: (3 điểm)
Nguyên Hồng là con người rất dễ xúc động, rất dễ khóc. Ai từng tiếp xúc với Nguyên


Hồng đều thấy như thế. Khóc khi nhắc đến nỗi khổ của con người trong xã hội cũ. Khóc
khi nghĩ đến công ơn cách mạng. Khóc khi ôn lại những kỉ niệm thắm thiết của mình với
bạn bè, đồng chí. Khóc cả khi kể lại nỗi bất hạnh của những nhân vật do chính mình
sáng tạo ra. Nguyên Hồng khóc khi nói đến cái chết của Gái Đen trong Cơn bão đã đến.
Người con gái tốt bụng, thẳng thắn ấy, vì nhẹ dạ, cả tin mà bị lầm lỡ đến nỗi uất lên mà
chết trong một cơn trở dạ đau đớn. Kể đến đấy, Nguyên Hồng nghẹn ngào không nói
được nữa, nước mắt ròng ròng. Ông khóc như người mẹ đứng trước cái chết của đứa con
mình rứt ruột đẻ ra, nhất là phải chết oan chết uổng, chết khốn chết khổ như Gái Đen.
Nguyên Hồng đã sống hơn sáu mươi năm, đã viết hơn bốn mươi năm, ai biết được ông
đã đổ ra bao nhiêu nước mắt cho đời và cho nghệ thuật ? Bây giờ nằm dưới ba thước
đất, nguồn nước mắt ấy, liệu có bao giờ khô cạn được chăng?
(Nguyễn Đăng Mạnh, Thương tiếc nhà văn Nguyên Hồng )
Đọc đoạn văn trên và thực hiện các yêu cầu sau:
1. Xác định phương thức biểu đạt chính và thao tác lập luận chính (cách trình bày ý) được
sử dụng trong đoạn văn. (1,0 điểm)
2. Chỉ ra và nêu tác dụng của một biện pháp tu từ được sử dụng trong đoạn văn (1,0
điểm)
3. Nêu ý chính của đoạn văn. (1,0 điểm)
II. Làm Văn: (7 điểm)
Em ơi em Đất Nước là máu xương của mình
Phải biết gắn bó và san sẻ
Phải biết hòa thuận cho dáng hình xứ sở
Làm nên Đất Nước muôn đời …
(Nguyễn Khoa Điềm, Đất nước trích trường ca Mặt đường khát vọng, Ngữ văn 12, tập 1)
Cảm nhận của anh, chị về đoạn thơ trên. Từ đó, trình bày suy nghĩ về trách nhiệm của thế
hệ trẻ hiện nay đối với đất nước.
Đề 3:
I. Đọc hiểu (3,0 điểm)
“Những đường Việt Bắc của ta
Đêm đêm rầm rập như là đất rung

Quân đi điệp điệp trùng trùng
Ánh sao đầu súng bạn cùng mũ nan
Dân công đỏ đuốc từng đoàn
Bước chân nát đá muôn tàn lửa bay
Nghìn đêm thăm thẳm sương dày
Đèn pha bật sáng như ngày mai lên
Tin vui chiến thắng trăm miền
Hòa Bình, Tây Bắc, Điện Biên vui về
Vui từ Đồng Tháp, An Khê
Vui lên Việt Bắc, đèo De, núi Hồng”.
(Trích Việt Bắc – Tố Hữu, Ngữ văn 12, tập một, NXB Giáo dục Việt Nam, 2008, trang
112)
Đọc đoạn thơ trên và thực hiện các yêu cầu sau:
1. Nêu ý chính của đoạn thơ
2. Chỉ ra những hình thức nghệ thuật được biểu hiện và tác dụng của nó.
3. Viết một đoạn văn ngắn bày tỏ cảm nghĩ của anh/chị về truyền thống đấu tranh bất
khuất chống xâm lược của dân tộc ta.
II. Làm Văn (7,0 điểm)
Cảm nhận đoạn thơ sau:
Tây Tiến đoàn binh không mọc tóc
Quân xanh màu lá dữ oai hùm
Mắt trừng gửi mộng qua biên giới
Đêm mơ Hà Nội dáng kiều thơm
Rải rác biên cương mồ viễn xứ
Chiến trường đi chẳng tiếc đời xanh
Áo bào thay chiếu anh về đất
Sông Mã gầm lên khúc độc hành
(Tây Tiến – Quang Dũng, Ngữ văn 12, tập một, NXB Giáo dục Việt Nam, 2008, trang
89)
Từ tinh thần “Chiến trường đi chẳng tiếc đời xanh” của người lính Tây Tiến, hãy trình

bày suy nghĩ của anh/chị về ý kiến của Jack London: “Sứ mệnh chân chính của con
người là sống, chứ không phải tồn tại”

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×