Tải bản đầy đủ (.doc) (24 trang)

Bảo hiểm vận chuyển hàng hoá

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (209.07 KB, 24 trang )

PHẦN 1: TỔNG QUAN VỀ BẢO HIỂM VẬN CHUYỂN HÀNG HÓA
I Sự cần thiết và vai trò của bảo hiểm vận chuyển hàng hóa bằng đường
biển
1. Đặc điểm của hoạt động vận chuyển hàng hóa, sự cần thiết của bảo hiểm vận
chuyển hàng hóa bằng đường biển
1.1 Đặc điểm của hoạt động vận chuyển hàng hóa bằng đường biển
Vận chuyển hàng hóa xuất nhập khẩu bằng đường biển ra đời khá sớm so với
các phương thức vận tải khác. Ngay từ thế kỷ thứ V trước công nguyên con người
đã biết lợi dụng biển làm các tuyến đường giao thông để giao lưu các vùng các
miền, các quốc gia với nhau trên thế giới. Cho đến nay vận tải biển được phát triển
mạnh và trở thành ngành vận tải hiện đại trong hệ thống vận tải quốc tế.
Vận chuyển hàng hóa bằng đường biển có nhiều ưu điểm như:
- Các tuyến đường tự nhiên
- Năng lực chuyên chở lớn
- Cự ly chuyên chở dài, khả năng thông qua cao
- Giá thành vận tải đường biển thấp
- Thích hợp với hầu hết các loại hàng hóa trong thương mại quốc tế
- Tiêu thụ nhiên liệu trên một tấn trọng tải thấp
Tuy nhiên hình thức vận chuyển này cũng có những nhược điểm nhất định:
- Phụ thuộc rất nhiều vào các yếu tố tự nhiên
- Tốc độ của tàu biển tương đối thấp
- Thời gian giải phóng hàng khỏi tàu chậm
- Nhiều rủi ro, hiểm họa (8% bị tổn thất)
1.2 Sự cần thiết của bảo hiểm hàng hoá bằng đường biển
Bảo hiểm vận chuyển hàng hóa bằng đường biển cần thiết trong quá trình vận
chuyển hàng hóa vì các lý do:
• Hàng hóa vận chuyển, đặc biệt là bằng đường biển
thường gặp nhiều rủi ro
• Trách nhiệm của người chuyên chở rất hạn chế và
việc đòi bồi thường rất khó khăn
• Mua bảo hiểm bảo vệ được lợi ích của doanh nghiệp


khi có tổn thất và tạo ra tâm lý an tâm trong kinh doanh
• Mua bảo hiểm cho hàng hóa xuất nhập khẩu là một
tập quán trong thương mại quốc tế
2.Lịch sử ra đời và phát triển của bảo hiểm vận chuyển hàng hóa bằng đường biển
2.1 Trên thế giới:
Trên thế giới, bảo hiểm vận chuyển hàng hóa ra đời từ rất sớm. Hình thức sơ
khai nhất của bảo hiểm vận chuyển hàng hóa là bảo hiểm hàng hải.
Vào khoảng thế kỷ V trước công nguyên, vận chuyển hàng hoá bằng đường
biển đã ra đời và phát triển người ta biết tránh tổn thất toàn bộ một lô hàng bằng
cách chia nhỏ lô hàng chuyên chở thành nhiều chuyến hàng khác nhau. Cách phân
tán rủi ro, tổn thất này có thể coi đó là hình thức nguyên khai của bảo hiểm.
Đến thế kỷ thứ XII thương mại và giao lưu hàng hoá bằng đường biển giữa
các nước ngày càng phát triển. Để đối phó với những tổn thất lớn xảy ra trên biển
do khối lượng và giá trị của hàng hoá ngày càng tăng, thiên tai, tai nạn bất ngờ,
cướp biển... gây ra thì hình thức “cho vay mạo hiểm” đã xuất hiện. Theo đó, nếu
hành trình gặp phải rủi ro gây ra tổn thất toàn bộ thì các thương nhân sẽ được
miễn không phải trả khoản tiền vay cả vốn lẫn lãi, nếu hành trình may mắn thành
công thì ngoài vốn vay họ còn phải trả chủ nợ một khoản tiền lãi với lãi suất rất
cao. Như vậy, có thể hiểu lãi suất cao này là hình thức sơ khai của phí bảo hiểm.
Năm 1182 ở Lomborde - Bắc Ý, hợp đồng bảo hiểm hàng hoá đã ra đời, trong
đó người bán đơn này cam kết với khách hàng sẽ thực hiện nội dung đã ghi trong
đơn. Từ đó hợp đồng bảo hiểm, người bảo hiểm đã ra đời với tư cách như là một
nghề riêng độc lập.
Vào thế kỷ XIV, ở Floren, Genoa nước Ý, đã xuất hiện các hợp đồng bảo hiểm
hàng hải đầu tiên mà theo đó một người bảo hiểm cam kết với người được bảo
hiểm sẽ bồi thường những thiệt hại về tài sản mà người được bảo hiểm phải gánh
chịu khi có thiệt hại xảy ra trên biển, đồng thời với việc nhận một khoản phí. Hợp
đồng bảo hiểm cổ xưa nhất mà người ta tìm thấy có ghi ngày 22/04/1329 hiện còn
được lưu giữ tại Floren. Sau đó cùng với việc phát hiện ra Ấn Độ dương và tìm ra
Châu Mỹ, ngành hàng hải nói chung và bảo hiểm hàng hải nói riêng đã phát triển

rất nhanh.
Về cơ sở pháp lý thì có thể coi chiếu dụ Barcelona năm 1435 là văn bản pháp
luật đầu tiên trong ngành bảo hiểm. Sau đó là sắc lệnh của Philippe de Bourgogne
năm 1458, những sắc lệnh của Brugos năm 1537, Fiville năm 1552 và ở
Amsterdam năm 1558. Ngoài ra còn có sắc lệnh của Phần Lan năm 1563 liên quan
đến hợp đồng bảo hiểm hàng hoá.
Tuy nhiên, phải đến thế kỷ XVI - XVII cùng với sự ra đời của phương thức
sản xuất TBCN thì hoạt động bảo hiểm mới phát triển rộng rãi và ngày càng đi sâu
vào nhiều lĩnh vực của đời sống kinh tế – xã hội . Mở đường cho sự phát triển này
là luật 1601 của Anh thời Nữ hoàng Elisabeth, sau đó là Chỉ dụ 1681 của Pháp do
Colbert biên soạn và Vua Louis XIV ban hành , đó là những đạo luật mở đường
cho lĩnh vực bảo hiểm hàng hải.
Nói về bảo hiểm hàng hải không thể không nói tới nước Anh và Lloyd's. Nước
Anh là một trong những nước có sự phát triển hiện đại về thương mại và hàng hải
lớn nhất trên thế giới. Có thể nói lịch sử phát triển của ngành hàng hải và thương
mại thế giới gắn liền với sự phát triển của nước Anh, thế kỷ XVII nước Anh đã có
nền ngoại thương phát triển với đội tàu buôn mạnh nhất thế giới và trở thành trung
tâm thương mại và hàng hải của thế giới. Do đó nước Anh cũng là nước sớm có
những nguyên tắc, thể lệ hàng hải và bảo hiểm hàng hải. Năm 1779, các hội viên
của Lloyd's đã thu thập tất cả các nguyên tắc bảo hiểm hàng hải và quy thành một
hợp đồng chung gọi là hợp đồng Lloyd's. Hợp đồng này đã được Quốc hội Anh
thông qua và được sử dụng ở nhiều nước cho đến 1982. Từ ngày 1/1/1982, đơn
bảo hiểm hàng hải mẫu mới đã được Hiệp hội bảo hiểm London thông qua và
được sử dụng ở hầu hết các nước trên thế giới hiện nay.
Không chỉ riêng bảo hiểm hàng hải, cùng với sự phát triển mạnh mẽ của nền
kinh tế thế giới, các loại hình bảo hiểm cũng phát triển hết sức mạnh mẽ để đáp
ứng các yêu cầu phát triển kinh tế xã hội, văn hoá và giao lưu quốc tế.
2.2 Tại Việt Nam
Ở Việt Nam, không có tài liệu nào chứng minh một cách chính xác mà chỉ
phỏng đoán vào năm 1880 có các Hội bảo hiểm ngoại quốc như Hội bảo hiểm

Anh, Pháp, Thụy sĩ, Hoa kỳ... đã để ý đến Đông Dương. Các Hội bảo hiểm
ngoại quốc đại diện tại Việt Nam bởi các Công ty thương mại lớn, ngoài việc
buôn bán, các Công ty này mở thêm một Trụ sở để làm đại diện bảo hiểm. Vào
năm 1926, Chi nhánh đầu tiên là của Công ty Franco- Asietique. Đến năm 1929
mới có Công ty Việt Nam đặt trụ sở tại Sài Gòn, đó là Việt Nam Bảo hiểm Công
ty, nhưng chỉ hoạt động về bảo hiểm xe ô tô. Từ năm 1952 về sau, hoạt động bảo
hiểm mới được mở rộng dưới những hình thức phong phú với sự hoạt động của
nhiều Công ty bảo hiểm trong nước và ngoại quốc.
Thời kỳ đầu, nhà nước giao cho một công ty chuyên môn trực thuộc Bộ Tài
chính kinh doanh bảo hiểm đó là công ty Bảo hiểm Việt Nam nay là Tổng công
ty Bảo hiểm Việt Nam (gọi tắt là Bảo Việt). Công ty Bảo hiểm Việt Nam được
thành lập ngày 17/12/1964 theo Quyết định số 179/CP và chính thức đi vào hoạt
động ngày 15/1/1965
Trước năm 1964 Bảo Việt chỉ làm đại lý bảo hiểm hàng hoá xuất nhập khẩu
cho công ty Bảo hiểm nhân dân Trung Quốc trong trường hợp mua theo giá
FOB, CF và bán theo giá CIF với mục đích là học hỏi kinh nghiệm.
Từ năm 1965 - 1975 Bảo Việt mới triển khai ba nghiệp vụ bảo hiểm đối ngoại
trong đó có bảo hiểm hàng hoá xuất nhập khẩu. Từ sau 1970 Bảo Việt có quan
hệ tái bảo hiểm với Liên Xô (cũ), Ba Lan, Triều Tiên. Trước đó Bảo Việt chỉ có
quan hệ tái bảo hiểm với Trung Quốc.
Từ năm 1975 - 1992 Bảo Việt đã triển khai thêm nhiều nghiệp vụ và mở
rộng phạm vi hoạt động. Từ chỗ chỉ có quan hệ tái bảo hiểm với một số nước xã
hội chủ nghĩa cũ thì trong thời kỳ này Bảo Việt đã có quan hệ đại lý, giám định,
tái bảo hiểm với hơn 40 nước trên thế giới. Năm 1965 khi Bảo Việt đi vào hoạt
động, Bộ Tài chính đã ban hành quy tắc chung về Bảo hiểm hàng hoá vận
chuyển bằng đường biển. Gần đây, để phù hợp với sự phát triển thương mại và
ngành hàng hải của đất nước, Bộ Tài chính đã ban hành quy tắc chung mới -
Quy tắc chung 1990 (QTC-1990) cùng với Luật Hàng hải Việt Nam. Quy tắc
chung này là cơ sở pháp lý chủ yếu điều chỉnh các vấn đề về bảo hiểm hàng hoá
xuất nhập khẩu vận chuyển bằng đường biển

3. Vai trò của bảo hiểm vận chuyển hàng hóa bằng đường biển
3.1 Đối với hoạt động xuất nhập khẩu
• Thích hợp với việc chuyên chở hàng hóa trong thương
mại quốc tế
• Góp phần mở rộng quan hệ thương mại quốc tế
• Làm thay đổi cơ cấu hàng hóa và cơ cấu thị trường
trong buôn bán quốc tế
• Ảnh hưởng đến cán cân thanh toán quốc tế
• Ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh xuất nhập khẩu
3.2 Đối với ngành bảo hiểm
Hiện nay, bảo hiểm vận chuyển hàng hóa chiếm một tỷ trọng khá đáng kể
trong ngành bảo hiểm Việt Nam. Nó góp phần tạo ra nguồn thu cho ngành bảo
hiểm. Trong tương lai, với xu thế hội nhập và phát triển đất nước, hoạt động xuất
nhập khẩu tăng lên nhanh chóng, bảo hiểm vận chuyển hàng hóa, đặc biệt là bảo
hiểm vận chuyển hàng hóa bằng đường biển sẽ trở thành một trong những nguồn
thu lớn cho ngành bảo hiểm.
3.2 Đối với nền kinh tế
Bảo hiểm hàng hóa vận chuyển bằng đường biển giúp bù đắp thiệt hại, khắc
phục tổn thất khi tổn thất xảy ra. Các công ty bảo hiểm cung cấp các loại dịch vụ
đặc biệt giúp khôi phục khả năng vật chất, tài chính như trước khi xảy ra rủi ro.
Bên cạnh giải quyết các hậu quả của rủi ro, bảo hiểm vận chuyển hàng hóa
bằng đường biển còn đề phòng và hạn chế mức thấp nhất những tổn thất có thể
xảy ra. Nhờ đó mà góp phần hạn chế những thiệt hại về kinh tế cũng như những
hậu quả về mặt xã hội.
Ngoải ra, bảo hiểm vận chuyển hàng hóa bằng đường biển còn giúp sử dụng
hiệu quả những khoản tiền nhàn rỗi, tạo được nguồn vốn lớn để đầu tư vào lĩnh
vực khác. Bởi vì, trong kinh doanh , người ta luôn phải tính đến các rủi ro có thể
gặp phải và luôn muốn chủ động trong tình huống xấu nhất. Việc khắc phục rủi ro
đòi hỏi các cá nhân phải lập các quỹ dự phòng lớn. Tính trên toàn xã hội, tổng các
quỹ dự phòng sẽ là không nhỏ và có khả năng sinh lợi nếu đem đi đầu tư.

Hàng năm, thông qua việc nộp thuế, bảo hiểm vận chuyển hàng hóa bằng
đường biển đã đóng góp một phần không nhỏ vào ngân sách nhà nước. Bên cạnh
đó, bảo hiểm đã góp phần tiết kiệm cho ngân sách thông qua việc phòng ngừa và
hạn chế tổn thất, giúp bảo vệ tối đa tài sản công cộng, giảm đến mức thấp nhất
những thiệt hại đáng tiếc. Điều này giúp nhà nước giảm bớt chi tiêu những khoản
lớn để bù đắp những tổn thất. Ngoài ra, một thị trường bảo hiểm phát triển mạnh
mẽ và ổn định sẽ thu hút các cá nhân và tổ chức mua bảo hiểm của công ty bảo
hiểm trong nước, góp phần tiết kiệm một khoản ngoại tệ lớn cho ngân sách nhà
nước.
Bảo hiểm vận chuyển hàng hóa bằng đường biển góp phần tạo ra tâm lý an tâm
trong kinh doanh. Khi xã hội càng phát triển thì môi trường kinh doanh cũng dần
xuất hiện những rủi ro mới. Những rủi ro thiên nhiên như bão lũ, hạn hán, cháy
rừng tự nhiên… đang trở lên hết sức phức tạp. Thế giới đang biến triển hết sức
phức tạp, khó đoán như chiến tranh, khủng bố, xung đột. trong tình hình như vậy,
bảo hiểm vận chuyển hàng hóa là một giải pháp hữu hiệu, góp phần tích cực tạo ra
tâm lý an tâm trong kinh doanh cho con người.
Ngoài ra, bảo hiểm vận chuyển hàng hóa bằng đường biển nói riêng và ngành
bảo hiểm nói chung còn có nhiều vai trò khác như góp phần thúc đẩy phát triển
quan hệ kinh tế giữa các nước thông qua hoạt động tái bảo hiểm.
II. Nội dung bảo hiểm vận chuyển hàng hóa
1. Các bên liên quan chủ yếu trong hợp đồng bảo hiểm vận chuyển hàng hóa
Đối tượng bảo hiểm (Subject matter insured)
Là đối tượng mà vì nó người ta phải ký kết hợp đồng bảo hiểm. Ðối tượng
bảo hiểm trong bảo hiểm vận chuyển hang hóa là hàng hóa vận chuyển bằng
đường biển.
Người tham gia bảo hiểm (Insurer):
Là người ký kết hợp đồng bảo hiểm với người được bảo hiểm, nhận rủi ro
tổn về phía mình và được hưởng một khoản phí bảo hiểm.
Người bảo hiểm là các công ty bảo hiểm như Bảo việt, Bảo minh, AIA,
VINARE

Người được bảo hiểm (Insured)
Là người có quyền lợi bảo hiểm được một công ty bảo hiểm đảm bảo.
Người có quyền lợi bảo hiểm là người mà khi có sự cố bảo hiểm xảy ra thì dẫn họ
đến một tổn thất, một trách nhiệm pháp lý hay làm mất đi của họ những quyền lợi
được pháp luật thừa nhận. Ví dụ, người chủ hàng là người được bảo hiểm trong
bảo hiểm hàng hóa.
2. Các điều kiện thương mại quốc tế
Các điều kiện bảo hiểm của Anh (1.1.1982)
Ðiều kiện bảo hiểm A:
Những rủi ro được bảo hiểm
1. Ðiều khoản rủi ro
Loại trừ nhưng rủi ro đã qui định trong các điều 4, 5, 6 và 7 dưới đây, bảo
hiểm này bảo hiểm mọi rủi ro về mất mát hoặc hư hỏng xẩy ra với đối tượng được
bảo hiểm.
2. Ðiều khoản tổn thất chung
Bảo hiểm này bảo hiểm các chi phí tổn thất chung và cứu hộ đã chi ra nhằm
tránh hoặc có liên quan tới việc tránh khỏi tổn thất do bất kỳ nguyên nhân nào,
loại trừ những nguyên nhân đã qui định trong các điều khoản 4, 5, 6 và 7 hay ở
những điều khác trong hợp đồng bảo hiểm này. Các chi phí này được tính toán
hoặc xác định theo hợp đồng chuyên chở và /hoặc theo luật pháp và tập quán hiện
hành.
3. Ðiều khoản “Tàu đâm va nhau hai bên cùng có lỗi”
Hợp đồng bảo hiểm này được mở rộng để bồi thường cho người được bảo
hiểm phần trách nhiệm theo điều khoản “hai tàu đâm va nhau hai bên cùng có lỗi”
trong hợp đồng chuyên chở co liên quan tới một tổn thất thuộc phạm vi bồi thường
của bảo hiểm này. Trường hợp Chủ tàu khiếu nại theo điều khoản nói trên thì
Người được bảo hiểm phải thông báo cho Người bảo hiểm là người có quyền bảo
vệ Người được bảo hiểm đối với khiếu nại đó và tự chịu mọi phí tổn.
Loại trừ bảo hiểm
4. Ðiều khoản loại trừ chung

Trong bất kỳ trường hợp nào bảo hiểm này sẽ không bảo hiểm cho:
4.1. Mất mát, hư hỏng hay chi phí được qui cho hành vi xấu cố ý của Người được
bảo hiểm.
4.2. Ðối tượng được bảo hiểm bị rò chảy thông thường, hao hụt trọng lượng hoặc
giảm thể tích thông thường hoặc hao mòn thông thường.
4.3. Mất mát hư hỏng hoặc chi phí gây ra do việc đóng gói hoặc chuẩn bị cho đối
tượng được bảo hiểm chưa đầy đủ hoặc không thích hợp (theo chủ ý của điều 4.3
này việc “đóng gói” phải được coi như bao gồm cả việc xếp hàng vào “container”
hoặc “kiện gỗ” nhưng chỉ khi nào việc xếp hàng đó được thực hiện trước khi hợp
đồng này có hiệu lực hoặc tiến hành bởi Người được bảo hiểm hoặc những người
làm công cho họ).
4.3. Mất mát hư hỏng hay chi phí gây ra bởi khuyết tật vốn có hoặc tính chất riêng
của đối tượng được bảo hiểm.
4.5. Mất mát hư hỏng hay chi phí trực tiếp gây ra bởi chậm trễ ngay cả khi chậm
trễ do một rủi ro được bảo hiểm gây ra (trừ những chi phí được chi trả theo điều 2
kể trên)
4.6. Mất mát hư hỏng hay chi phí phát sinh từ tình trạng không trả được nợ hoặc
thiếu thốn về tài chính của người Chủ tàu, người quản lý, người thuê hoặc người
điều hành tàu.
4.7. Mất mát hư hỏng hay chi phí phát sinh từ việc sử dụng bất kỳ một loại vũ khí
chiến trang gì có sử dụng năng lượng nguyên tử, hạt nhân hoặc phản ứng hạt nhân,
phóng xạ hoặc tương tự.
5. Ðiều khoản loại trừ tàu không đủ khả năng đi biển và không thích hợp cho việc
chuyên chở.
5.1. Trong bất kỳ trường hợp nào bảo hiểm này cũng sẽ không bảo hiểm cho
những mất mát hư hỏng hoặc chi phí gây ra bởi.
- Tàu hoặc thuyền không đủ khả năng đi biển.
- Tàu, thuyền, phương tiện vận chuyển container hoặc kiện gỗ không thích hợp
cho việc chuyên chở an toàn đối tượng được bảo hiểm. Nếu Người đuợc bảo hiểm
hoặc những người làm công cho họ được biết về trạng thái không đủ khả năng đi

biển hoặc không thích hợp đó vào thời gian đối tượng được bảo hiểm được xếp
vào các phương tiện trên.
5.2. Người bảo hiểm bỏ qua mọi trường hợp vi phạm những cam kết ngụ ý tàu đủ
khả năng đi biển và thích hợp cho việc chuyên chở đối tượng được bảo hiểm tới
nơi đến, trừ khi Người được bảo hiểm hoặc người làm công cho họ được biết
rieng về trạng thái không đủ khả năng đi biển hay không thích hợp đó.
6. Ðiều khoản loại trừ chiến tranh
Trong bất kỳ trường hợp nào bảo hiểm này sẽ khong bảo hiểm cho những mất mát
hư hỏng hoặc chi phí gây ra bởi
6.1. Chiến tranh, nội chiến, cách mạng, nổi loạn, khởi nghĩa hoặc xung đột dân sự
phát sinh từ những biến cố đó, hoặc bất kỳ hành động thù địch nào gây ra hoặc
chống lại bên tham chiến
6.2. Bắt giữ, tịch thu, kiềm chế hay cầm giữ (loại trừ cướp biển) và hậu quả của
những hành động đó hoặc bất kỳ mưu toan nào nhằm thực hiện những hành vi đó.
6.3. Mìn, thủy lôi, bom hoặc những vũ khí chiến tranh hoang phế khác.
7. Ðiều khoản loại trừ đình công
Trong bất cứ trường hợp nào bảo hiểm này cũng không bảo hiểm cho những mất
mát hư hại hoặc chi phí
7.1. Gây ra bởi những người đình công, công nhân bị cấm xưởng hoặc những
người tham gia gây rối lao động, náo loạn hoặc bạo động dân sự
7.2. Hậu quả của đình công, cấm xưởng, gây rối lao động, náo loạn hoặc bạo động
dân sự
7.3. Gây ra bởi bất kỳ kẻ khủng bố hoặc bất kỳ người nào hành động vì động cơ
chính trị.
Ðiều kiện bảo hiểm B
Những rủi ro được bảo hiểm
1. Ðiều khoản rủi ro
Loại trừ những rủi ro qui định trong các điều khoản 4, 5, 6 và 7 dưới đây, bảo
hiểm này bảo hiểm.
1.1. Mất mát hoặc hư hỏng xẩy ra cho đối tượng được bảo hiểm có thể qui hợp lý

do.
1.1.1. Cháy hay nổ
1.1.2. Tàu hay thuyền bị mắc cạn, đắm hoặc lật
1.1.3. Phương tiện vận chuyển đường bộ bị lật đổ hoặc trật bánh
1.1.4. Tàu, thuyền hay phương tiện vận chuyển đâm va hoặc va chạm với bất kỳ
vật thể nào bên ngoài, không kể nước.
1.1.5. Dỡ hàng tại một cảng nơi tàu gặp nạn
1.1.6. Ðộng đất, núi lửa phun hoặc sét đánh
1.2. Ðối tượng bảo hiểm bị mất mát hoặc hư hỏng do những nguyên nhân:
1.2.1. Hy sinh tổn thất chung
1.2.2. Ném hàng khỏi tàu hoặc hàng bị nước cuốn trôi khỏi tàu
1.2.3. Nước biển, nước sông hay nước hồ tràn vào tàu, thuyền, hầm hàng, phương
tiện vận chuyển công ten nơ hoặc nơi cứa hàng.
1.3. Tổn thất toàn bộ bất kỳ kiện hàng nào rơi khỏi tàu hoặc rơi trong khi đang xếp
hàng lên, hay đang dỡ khỏi tàu hoặc thuyền.
2. Ðiều khoản tổn thất chung
Bảo hiểm này bảo hiểm các chi phí tổn thất chung và cứu hộ đã chi ra nhằm
tránh hoặc có liên quan tới việc tránh khỏi tổn thất do bất kỳ nguyên nhân nào,
loại trừ những nguyên nhân đã qui định ở các điều khoản 4, 5, 6 và 7 hay ở những
điều khác trong hợp đồng bảo hiểm này. Các chi phí này được tính toán hoặc xác
định theo hợp đồng chuyên chở và/ hoặc theo luật pháp và tập quán hiện hành.
3. Ðiều khoản “Tàu đâm va nhau hai bên cùng có lỗi”
Hợp đồng bảo hiểm này được mở rộng để bồi thường cho Người được bảo
hiểm phần trách nhiệm theo điều khoản “tàu đâm va nhau hai bên cùng có lỗi”
trong hợp đồng chuyên chở có liên quan tới một tổn thất thuộc phạm vi bồi thường
của hợp đồng bảo hiểm này. Trường hợp Chủ tàu khiếu nại theo điều khoản nói
trên thì Người được bảo hiểm phải thong báo cho Người bảo hiểm là người có
quyền bảo vệ Người được bảo hiểm đối với khiếu nại đó và tự chịu mọi phí tổn.
Loại trừ bảo hiểm
4. Ðiều khoản loại trừ chung

Trong bất cứ trường hợp nào bảo hiểm này sẽ không bảo hiểm cho:
4.1. Mất mát, hư hỏng hay chi phí được qui cho hành vi xấu cố ý của Người được
bảo hiểm
4.2. Ðối tượng được bảo hiểm bị rò chảy thông thường, hao hụt trọng lượng hoặc
giảm thể tích thông thường hoặc hao mòn thông thường.
4.3. Mất mát hư hỏng hoặc chi phí phát sinh do việc đóng gói hoặc chuẩn bị cho
đối tượng được bảo hiểm chưa đầy đủ hoặc không thích hợp (theo chủ ý của điều
4.3 này việc “đóng gói” sẽ được coi là bao gồm cả việc xếp hàng vào “container”
hoặc “kiện gỗ” nhưng chỉ khi nào việc xếp hàng đó được thực hiện trước khi hợp
đồng này có hiệu lực hoặc tiến hành bởi Người được bảo hiểm hoặc những người
làm công cho họ)
4.4. Mất mát hư hỏng hay chi phí phát sinh do khuyết tật vốn có tính chất riêng
của đối tượng được bảo hiểm
4.5. Mất mát hư hỏng hay chi phí trực tiếp gây ra do chậm trễ, ngay cả khi chậm
trễ do một rủi ro được bảo hiểm gây ra (trừ những chi phí được chi trả theo điều 2
kể trên)
4.6. Mất mát hư hỏng hay chi phí phát sinh từ tình trạng không trả được nợ hoặc
thiếu thốn về tài chính của Chủ tàu, người quản lý, người thuê hoặc nguời điều
hành tàu
4.7. Hư hại hoặc phá hủy do cố ý gây ra cho đối tượng bảo hiểm hay một bộ phận
bất kỳ của đối tượng bảo hiểm do hành động sai trái của bất kỳ người nào.
4.8. Mất mát hư hỏng hay chi phí phát sinh từ việc sử dụng bất kỳ một loại vũ khí
chiến tranh gì có sử dụng năng lượng nguyên tử, hạt nhân và/hoặc phản ứng hạt
nhân, phóng xạ hoặc tương tự.
5. Ðiều khoản loại trừ tàu không đủ khả năng đi biển và không thích hợp cho việc
chuyên chở
5.1. Trong bất cứ trường hợp nào bảo hiểm này sẽ không bảo hiểm cho những mất
mát hư hỏng hoặc chi phí gây ra bởi:
- Tàu hoặc thuyền không đủ khả năng đi biển.
- Tàu, thuyền, phương tiện vận chuyển container hoặc kiện gỗ không thích hợp

cho việc chuyên chơ an toàn đối tượng được bảo hiểm, nếu Người được bảo hiểm
hoặc những người làm công cho họ được biết riêng về trạng thái không đủ khả
năng “đi biển” hoặc không thích hợp đó vào thời gian đối tượng được bảo hiểm
đuợc xếp vào các phương tiện trên.
5..2. Nguời bảo hiểm bỏ qua mòi trường hợp vi phạm những cam kết ngụ ý tàu đủ
khả năng đi biển và thích hợp cho việc chuyên chở đối tượng được bảo hiểm tới
nơi đến trừ khi Người được bảo hiểm hoặc người làm công cho họ được biết riêng
về trạng thái không đủ khả năng đi biển hay không thích hợp đó.
6. Ðiều khoản loại trừ chiến tranh
Trong bất kỳ trường hợp nào bảo hiểm này sẽ không bảo hiểm cho những
mất mát hư hỏng hoặc chi phí gây ra bởi
6.1. Chiến tranh, nội chiến, cách mạng, nổi loan, khởi nghĩa hoặc xung đột dân sự
phát sinh từ những biến cố đó, hoặc bất kỳ hành động thù địch nào gây ra hoặc
chống lại bên tham chiến
6.2. Bắt giữ, tịch thu, kiềm chế hay cầm giữ và hậu quả của những sự việc đó hoặc
bất kỳ mưu toan nào nhằm thực hiện những hành vi đó.
6.3. Mìn, thủy lôi, bom hoặc những vũ khí chiến tranh hoang phế khác.
7. Ðiều khoản loại trừ đình công

×