Tải bản đầy đủ (.pdf) (94 trang)

Phân tích hoạt động cung ứng thuốc của bệnh viện đa khoa huyện ninh giang, tỉnh hải dương năm 2012

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.35 MB, 94 trang )


BỘ Y TẾ

TRƢỜNG ĐẠI HỌC DƢỢC HÀ NỘI









ĐỖ THẾ QUANG



PHÂN TÍCH MỘT SỐ HOẠT ĐỘNG CUNG
ỨNG THUỐC CỦA BỆNH VIỆN ĐA KHOA
HUYỆN NINH GIANG TỈNH HẢI DƢƠNG
NĂM 2012



LUẬN VĂN DƢỢC SĨ CHUYÊN KHOA CẤP I











HÀ NỘI 2014


BỘ Y TẾ

TRƢỜNG ĐẠI HỌC DƢỢC HÀ NỘI





ĐỖ THẾ QUANG



PHÂN TÍCH MỘT SỐ HOẠT ĐỘNG CUNG
ỨNG THUỐC CỦA BỆNH VIỆN ĐA KHOA
HUYỆN NINH GIANG TỈNH HẢI DƢƠNG
NĂM 2012

LUẬN VĂN DƢỢC SĨ CHUYÊN KHOA CẤP I

CHUYÊN NGÀNH: TỔ CHỨC QUẢN LÝ DƯỢC
MÃ SỐ : CK 60720412

Người hướng dẫn khoa học: TS.VŨ THỊ TRÂM

Nơi thực hiện: Trƣờng ĐH Dƣợc Hà Nội
Bệnh viện đa khoa huyện Ninh Giang
Thời gian thực hiện: Từ tháng 9/2013 đến tháng 3/2014






HÀ NỘI 2014
Lời cảm ơn!

Tôi xin được bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc, lời cảm ơn chân thành tới
TS.Vũ Thị Trâm, TS. Nguyễn Thị Thanh Hương. Những người thầy đã
tạo điều kiện và hướng dẫn tôi hoàn thành công trình tốt nghiệp này.
Chân thành cảm ơn Ban lãnh đạo Trường ĐH Dược Hà Nội, phòng
sau đại học, Bộ môn Quản lý và kinh tế dược cùng toàn thể các thầy cô
trong trường ĐH Dược Hà Nội đã tận tình giúp đỡ từ khi tôi bắt đầu bước
vào ngưỡng cửa của Trường đại học Dược Hà Nội. Lòng nhiệt tình, tâm
huyết của các thầy cô sẽ theo tôi trong suốt quá trình công tác và học tập
sau này.
Xin chân thành cảm ơn Ban Giám đốc bệnh viện đa khoa huyện
Ninh Giang, khoa Dược, cùng các phòng ban chức năng của bệnh viện đa
khoa Ninh Giang đã tạo điều kiện thuận lợi giúp tôi trong quá trình thực
hiện đề tài.
Tôi xin cảm ơn Sở Y tế tỉnh Hải Dương, Ban Giám hiệu Trường Cao
đẳng Dược Hải Dương, các phòng ban của nhà trường đã tạo điều kiện
thuận lợi cho tôi hoàn thành khoá học.
Tôi cũng chân thành cảm ơn các anh, chị đồng nghiệp đã nhiệt tình
hỗ trợ, giúp đỡ tôi hoàn thành công trình!

Cuối cùng, tôi xin cảm ơn những người thân trong gia đình đã luôn
quan tâm, động viên chia sẻ cùng tôi trong cuộc sống và sự nghiệp!
Hà Nội, ngày 18 tháng 3 năm 2014
Học viên


Đỗ Thế Quang
MỤC LỤC

Nội dung
Trang
ĐẶT VẤN ĐỀ
1
CHƢƠNG 1 TỔNG QUAN

1.1 Tình hình cung thuốc trong giai đoạn hiện nay

3
1.1.1 Tình hình cung ứng thuốc trên thế giới
3
1.1.2 Tình hình cung ứng thuốc ở Việt Nam
5
1.2 Chu trình cung ứng thuốc trong bệnh viện

8
1.2.1 Lựa chọn thuốc
8
1.2.2. Mua thuốc

13

1.2.3 Tồn trữ bảo quản và cấp phát
17
1.2.4 Giám sát sử dụng thuốc
19
1.3 Một vài nét về hoạt động của bệnh viện đa khoa huyện Ninh
Giang
22
1.3.1 Vị trí, chức năng, nhiệm vụ của bệnh viện đa khoa huyện
Ninh Giang
22
1.3.2 Tổ chức và cơ cấu nhân lực của bệnh viện Ninh Giang
24
1.4 Tổ chức và cơ cấu nhân lực của khoa Dƣợc
26
1.4.1 Tổ chức khoa dược
26
1.4.2 Cơ cấu nhân lực khoa dược
28
CHƢƠNG 2 ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
28
2.1 Đối tƣợng nghiên cứu
29
2.2 Địa điểm, thời gian nghiên cứu
29
2.2.1 Địa điểm nghiên cứu
29
2.2.2 Thời gian nghiên cứu
29
2.3 Nội dung và các chỉ tiêu nghiên cứu
29

2.3.1 Phân tích các hoạt động lựa chọn thuốc vào DMTVB năm 2012
29
2.3.2 Phân tích cơ cấu danh mục thuốc sử dụng và sử dụng thuốc
trong điều trị ngoại trú đối tượng BHYT tại BVNG năm 2012
29
2.3.3 Phân tích một số chỉ số trong đơn thuốc ngoại trú
30
2.4 Phƣơng pháp nghiên cứu

30
2.4.1 Cỡ mẫu nghiên cứu và cách lấy mẫu
30
2.4.2 Một số chỉ tiêu đánh giá chỉ số kê đơn trong đơn thuốc BHYT
ngoại trú
30
2.5 Nguồn số liệu và phƣơng pháp phân tích số liệu
31
2.5.1 Nguồn số liệu
31
2.5.2 Phương pháp phân tích và sử lý số liệu
31
CHƢƠNG 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU





3.1 Phân tích hoạt động lựa chọn vào DMTBV năm 2012

33

3.1.1 Qui trình xây dựng danh mục thuốc bệnh viện
33
3.1.2 Các hoạt động cụ thể để lựa chọn thuốc vào DMTBV
34
3.2 Phân tích cơ cấu danh mục thuốc sử dụng và sử dụng thuốc
ngoại trú BHYT năm 2012
45
3.2.1 Cơ cấu danh mục thuốc sử dụng
45
3.2.2 Sử dụng thuốc trong điều trị ngoại trú BHYT
52
CHƢƠNG 4 BÀN LUẬN


4.1 Hoạt động lựa chọn thuốc vào DMTBV năm 2012
54
4.2 Cơ cấu danh mục thuốc sử dụng và sử dụng thuốc trong
điều trị ngoại trú BHYT
55
4.2.1 Cơ cấu danh mục thuốc
55
4.2.2 Sử dụng thuốc trong điều trị ngoại trú BHYT
56
Kết luận
60
Đề xuất
61
Tài liệu tham khảo

Phụ lục 1: Danh mục BVNG năm 2012


Phụ lục 2: Phân tích DMT sử dụng theo phƣơng pháp ABC

Phụ lục 3: Bảng thu thập số liệu đánh giá chỉ số sử dụng thuốc
BHYT ngoại trú


DANH MỤC KÝ HIỆU CHỮ VIẾT TẮT



BV
:
Bệnh viện
BVĐKNG
:
Bệnh viện đa khoa Ninh Giang
BHYT
:
Bảo hiểm y tế
CQLD

:
Cục quản lý dược
CSKCB

:
Cơ sở khám chữa bệnh
DĐH


:
Dược động học
DM
:
Danh mục
DN

:
Doanh nghiệp
DMTBV
:
Danh mục thuốc bệnh viện
DMTCY
:
Danh mục thuốc chủ yếu
DMTTT
:
Danh mục thuốc thiết yếu
GTTT
:
Giá trị tiêu thụ
HĐT&ĐT
:
Hội đồng thuốc và điều trị
KCB

:
Khám chữa bệnh
SĐK


:
Số đăng ký
SLTT
:
Số lượng tiêu thụ
STT
:
Số thứ tự
SYT

:
Sở y tế
TTBQĐN
:
Tiêu thụ bình quân đầu người
WHO

:
Tổ chức y tế thế giới


DANH MỤC BẢNG

Bảng
Tên bảng
Trang
1.1
Thị trường và tỷ lệ tăng trưởng công nghiệp dược thế giới giai
đoạn 2000- 2009


3
1.2
Doanh số bán thuốc trên thế giới từ năm 2000- 2008

4
1.3
Số liệu về sản xuất, sử dụng, nhập khẩu thuốc qua các năm


6
1.4
Thực hiện chỉ tiêu kế hoạch năm 2012 của BVĐK Ninh Giang
23
1.5
Cơ cấu nhân lực BVĐK Ninh Giang năm 2012

25
1.6
Cơ cấu nhân lực khoa dược BVDDKNG năm 2012


28
3.7
Số lượng phác đồ điều trị năm 2012 tại Bệnh viện Ninh Giang

34
3.8
Số lượng thuốc thuộc các tuyến bệnh viện sử dụng năm 2012
35
3.9

Danh mục thuốc trúng thầu năm 2012 của Sở Y tế HD
35
3.10
Cơ cấu thành phần hội đồng thuốc & điều trị BVNG năm 2012
36
3.11
Số lần họp của Hội đồng thuốc và điều trị năm 2012
38
3.12
Đánh giá các tiêu chí lựa chọn thuốc vào DMT bệnh viện năm 2012
39
3.13
Số liệu thu thập các khoa phòng điều trị
41
3.14
Số lượng danh mục thuốc bệnh viện năm 2012
43
3.15
Cơ cấu danh mục thuốc bệnh viện năm 2012
43
3.16
Cơ cấu thuốc sử dụng theo nhóm tác dụng dược lý
45
3.17
Cơ cấu tiêu thụ thuốc theo nguồn gốc
46
3.18
Cơ cấu tiêu thụ thuốc theo tên generic và biệt dược gốc
47
3.19

Tỷ lệ thuốc đơn thành phần, đa thành phần năm 2012
47
3.20
Cơ cấu thuốc chủ yếu trong DMT sử dụng năm 2012
48
3.21
Tỷ lệ danh mục thuốc sử dụng so với danh mục thuốc xây dựng
48


3.22
Tỷ lệ phần trăm số lượng và giá trị sử dụng theo phân tích
ABC năm 2012

49
3.23
Tỷ lệ phần trăm nhóm thuốc sư dụng thuộc nhóm A

50
3.24
Giá trị tiền thuốc sử dụng và tiền thuốc /01 bệnh nhân điều trị
tại một số khoa năm 2012

51
3.25
Giá trị sử dụng một số nhóm thuốc theo khoa lâm sàng
51
3.26
Khảo sát số lượng thuốc được kê trong một đơn
53

3.27
Tỷ lệ đơn thuốc có kê thuốc kháng sinh năm 2012
54
3.28
Tỷ lệ đơn thuốc có kê một số nhóm thuốc khác năm 2012
54
3.29
Cơ cấu chi phí trong đơn khảo sát
55
3.30
Cơ cấu chi phí bệnh nhân đái tháo đường và bệnh nhân khác
55
DANH MỤC HÌNH



Hình
Tên hình
Trang
1.1
Chu trình cung ứng thuốc trong bệnh viện
8
1.2
Các yếu tố quyết định và ảnh hưởng tới MHBT bệnh viện
11
1.3
Các yếu tố quyết định đến việc xây dựng DMTBV
12
1.4
Chu trình mua thuốc

13
1.5
Sơ đồ tổ chức bệnh viện đa khoa Ninh Giang
24
1.6
Sơ đồ tổ chức khoa dược bệnh viện
26
3.7
Quy trình lựa chọn và mua thuốc tại BV Đa khoa Ninh Giang
năm 2012
33
3.8
Qui trình lựa chọn thuốc vào DMTBV năm 2012
42
1
ĐẶT VẤN ĐỀ

Con người là nguồn lực quí báu nhất của xã hội, quyết định sự phát
triển của đất nước. Trong đó, sức khỏe là vốn quí nhất của mỗi con người và
của toàn xã hội. Vì vậy quan tâm chăm sóc sức khỏe cho mọi người chính là
quan tâm đầu tư cho sự phát triển kinh tế xã hội của đất nước.
Luật bảo vệ sức khỏe nhân dân của nước ta nêu rõ: Mọi công dân đều
có quyền được bảo vệ và tăng cường sức khỏe. Sự nghiệp bảo vệ sức khỏe
nhân dân là trách nhiệm cao quý của Đảng, Nhà nước, các ngành, các cấp và
toàn thể xã hội, trong đó ngành y tế giữ vai trò nòng cốt.
Bệnh viện là cơ sở khám chữa bệnh và chăm sóc sức khỏe cho người
bệnh, giữ vai trò quan trọng trong hệ thống y tế quốc gia. Để hoạt động khám
chữa bệnh được tốt có nhiều yếu tố liên quan trong đó thuốc đóng một vai trò
rất quan trọng góp phần vào thành công chung của các bệnh viện.
Hoạt động cung ứng thuốc là một trong những hoạt động thường xuyên

của bệnh viện. Cung ứng thuốc không kịp thời, đầy đủ và chất lượng không
đảm bảo không những gây lãng phí tiền của, mà còn gây nên những tác hại
đến sức khỏe, thậm chí còn nguy hiểm đến tính mạng người bệnh, ảnh hưởng
trực tiếp đến chất lượng khám, chữa bệnh của bệnh viện.
Trong những năm qua, ngành Dược Việt Nam đã có nhiều tiến bộ đáng
ghi nhận. Đặc biệt đã đảm bảo cung ứng đủ thuốc có chất lượng cho phòng
bệnh và chữa bệnh, góp phần quan trọng vào việc nâng cao chất lượng chăm
sóc và bảo vệ sức khỏe nhân dân. Tuy nhiên, bên cạnh những tác động tích
cực, công tác cung ứng thuốc còn nhiều mặt hạn chế, việc kê đơn không đúng
quy chế đang có nguy cơ phát triển và rất khó quản lý tại các cơ sở y tế. Mặt
khác, theo báo cáo của Cục Quản lý khám chữa bệnh, phần lớn các bệnh viện
của tỉnh, thành phố trong cung ứng thuốc còn lúng túng về việc triển khai đấu
thầu mua thuốc.

2
Bệnh viện đa khoa huyện Ninh Giang tỉnh Hải Dương là bệnh viện
hạng III trực thuộc Sở Y tế Hải Dương. Trong công tác khám chữa bệnh và
chăm sóc sức khoẻ nhân dân, bệnh viện luôn tiếp nhận lưu lượng bệnh nhân
đến khám, điều trị ngày càng tăng với mô hình bệnh tật rất đa dạng nên nhu
cầu thuốc của bệnh viện rất lớn. Vì vậy, việc nghiên cứu nâng cao chất lượng
hoạt động cung ứng thuốc, nhằm nâng cao chất lượng hoạt động khám chữa
bệnh của bệnh viện là hết sức cần thiết.
Với ý nghĩa đó, chúng tôi tiến hành thực hiện đề tài: “Phân tích một số
hoạt động cung ứng thuốc tại bệnh viện đa khoa huyện Ninh Giang năm
2012” với hai mục tiêu sau:
1. Phân tích hoạt động lựa chọn thuốc tại bệnh viện đa khoa Ninh
Giang năm 2012.
2. Phân tích cơ cấu danh mục thuốc sử dụng và sử dụng thuốc
trong điều trị ngoại trú cho đối tượng BHYT tại Bệnh viện đa khoa Ninh
Giang năm 2012.

Từ các kết quả nghiên cứu, sẽ đưa ra những đề xuất, kiến nghị góp phần
nâng cao hiệu quả hoạt động cung ứng thuốc tại Bệnh viện đa khoa huyện
Ninh Giang trong thời gian tới.




3

Chương 1
TỔNG QUAN
1.1 Tình hình cung ứng thuốc trong giai đoạn hiện nay.
1.1.1 Tình hình cung ứng thuốc trên thế giới
Trong vài thập kỷ trở lại đây cùng với sự phát triển vượt bậc của khoa
học kỹ thuật, nhiều thành tựu khoa học tiên tiến được áp dụng đã tác động đến
mọi mặt của nền kinh tế trong đó có ngành dược. Giá trị thuốc sử dụng trên
thế giới ngày càng tăng với tỷ lệ tăng hàng năm trung bình 9 -10% [3].
Bảng 1.1 Thị trường và tỷ lệ tăng trưởng công nghiệp dược thế giới
giai đoạn 2000- 2009
Năm
Thị trường,
tỷ USD
Tỷ lệ tăng trưởng
hàng năm, %
2000
356
7.6
2001
390
9.6

2002
427
9.5
2003
497
16.4
2004
559
12.5
2005
602
7.7
2006
643
6.8
2007
712
10.7
2008
750
5.3
2009
800
6.6
(Nguồn: IMS Health 2007)
Thị trường dược phẩm thế giới ngày càng mở rộng và phát triển. Thuốc
sản xuất đa dạng về số lượng, chủng loại, phong phú về mẫu mã và chất lượng
ngày càng được cải thiện. Bên cạnh đó hệ thống cung cấp thuốc cũng đa dạng
và phát triển không ngừng. Mô hình cung ứng thuốc ở từng quốc gia, từng


4

công ty có những hướng đi khác nhau tùy thuộc vào cách tổ chức và khả năng
tài chính của mỗi quốc gia, công ty đó [3].
Các công ty đa quốc gia hàng đầu về dược phẩm trên thế giới chi phối
hoạt động cung ứng thuốc trên toàn cầu, kiểm soát và chiếm thị phần chủ yếu.
Chi phí của các công ty này cho nghiên cứu và phát triển thuốc mới ngày càng
được chú trọng (chiếm 10- 24% doanh số, bình quân là 15% doanh số). Hệ
thống cung ứng thuốc trên thế giới ngày càng được mở rộng và phát triển
mạnh. Tuy nhiên sự phân bố tiêu dùng thuốc trên thế giới rất chênh lệch giữa
các nước phát triển và các nước đang phát triển. Năm 1976 các nước phát
triển chiếm 27% dân số thế giới đã sử dụng hơn 75% lượng thuốc được sản
xuất. Sau 10 năm thì khoảng cách này ngày càng tăng. Năm 1985, 25% dân số
thế giới thuộc các nước phát triển đã sử dụng 79% lượng thuốc [3], [43].
Bảng 1.2 Doanh số bán thuốc trên thế giới từ năm 2000 - 2008
Năm
2000
2001
2002
2003
2004
2005
2006
2007
2008
Doanh
số (tỷ
USD)
365
393

429
499
560
605
648
715
773
Tăng
trưởng
(%)
100,0
107,7
109,2
116,3
112,2
108,0
107,1
110,3
108,1

Tiền thuốc bình quân đầu người (TTBQĐN) hàng năm trên thế giới liên
tục tăng qua các năm: năm 1976 là 20,3 USD; năm 1985 là 19,4 USD; năm
1995 là 40 USD và năm 1999 là 63 USD. TTBQĐN hàng năm cũng rất chênh
lệch giữa các nước: Nhật Bản TTBQĐN hàng năm là 264 USD; Mỹ là 230
USD; Đức là 207 USD; Thụy Sĩ trên 19 USD; Anh là 105 USD. Trong khi
đó, TTBQĐN hàng năm ở Thái Lan là 9 USD; Indonesia là 3 USD, thậm chí
ở một số vùng Châu Phi là 1 USD [3].

5


Chi phí cho nghiên cứu tìm ra thuốc mới ngày càng lớn: Năm 2006 chi
phí nghiên cứu là 24 tỷ USD, số thuốc phát minh là 22, chi phí trung bình cho
1 thuốc là 1.100 triệu USD, số lượng thuốc nghiên cứu năm 2009 lên đến
9.605 (năm 1998 là 5.930) [29]
Mặt khác thị phần dược phẩm thế giới có xu hướng phát triển chủ yếu
đáp ứng cho nhu cầu của các nước phát triển. Các sản phẩm được chú trọng
như: thuốc tim mạch, thuốc hướng tâm thần, thuốc chống viêm phù hợp với
mô hình bệnh tật của các nước đó [3].
1.1.2 Tình hình cung ứng thuốc ở Việt Nam.
Hệ thống cung ứng thuốc trong thời kỳ kinh tế hoạt động theo cơ chế
kế hoạch hóa tập trung, thuốc được cung ứng theo kế hoạch với giá bao cấp
của Nhà nước. Một bộ phận không nhỏ trong nhân dân được Nhà nước bao
cấp hoàn toàn về thuốc, tạo điều kiện thuận lợi cho hệ thống quản lý Nhà
nước và quản lý chất lượng thuốc. Mặc dù trong thời kỳ bao cấp TTBQĐN
mỗi năm chỉ là 0,3 USD nhưng đã đảm bảo được nhu cầu tối thiểu trong công
tác phòng, chữa bệnh và chăm sóc bảo vệ sức khỏe nhân dân. Tuy vậy tình
trạng khan hiếm thuốc vẫn là một vấn đề cần quan tâm [3].
Khi nền kinh tế nước ta chuyển sang hoạt động theo cơ chế mới, nhà
nước đã xoá bỏ bao cấp trong lĩnh vực sản xuất, kinh doanh cung ứng thuốc
và xóa bỏ chế độ bù lỗ, giá cả đã phản ánh đúng giá trị của thuốc. Thuộc tính
hàng hóa của thuốc đã được công nhận, nhưng đặc biệt vẫn phải nhấn mạnh
thuốc cần được sử dụng an toàn, hợp lý, có hiệu quả và luôn luôn phải đảm
bảo chất lượng cao [3], [28], [29].
Sau hơn 10 năm vận hành theo cơ chế thị trường, ngành Dược nước ta
cũng như các ngành kinh tế khác đã có những bước phát triển mạnh. Hệ thống
phân phối thuốc được tổ chức sắp xếp lại, mạng lưới bán lẻ thuốc được mở
rộng đến tận miền núi, vùng sâu, vùng xa. Thuốc được cung cấp đủ cả về số
lượng, chủng loại và đảm bảo chất lượng, đáp ứng nhu cầu khám chữa bệnh
của nhân dân, chấm dứt tình trạng thiếu thuốc trong những năm trước đây


6

Bảng 1.3 Số liệu về sản xuất, nhập khẩu và sử dụng thuốc qua các năm
Năm
Tổng trị giá tiền
thuốc sử dụng
(1.000USD)
Trị giá sản xuất
trong nước
(1.000USD)
Trị giá thuốc
nhập khẩu
(1.000USD)
Bình quân tiền
thuốc đầu người
(USD)
2001
472.356
170.390
417.361
6,0
2002
525.807
200.290
457.128
6,7
2003
608.699
241.870
451.352

7,6
2004
707.535
305.950
600.995
8,6
2005
817.396
395.157
650.180
9,85
2006
956.353
475.403
710.000
11,23
2007
1.136.353
600.630
810.711
13,39
2008
1.425.657
715.435
923.288
16,45
2009
1.696.135
831.205
1.170.828

19,77
2010
1.913.661
919.039
1.252.572
22,25
Nguồn: Cục Quản lý dược 2010
Theo báo cáo của Cục quản lý dược Việt Nam tính đến hết năm 2009,
có 22.619 loại thuốc lưu hành trên cả nước, trong đó có 10.692 thuốc sản xuất
trong nước dựa trên 503 hoạt chất và 11.923 thuốc nước ngoài với 927hoạt
chất. Ngành dược không chỉ đảm bảo về số lượng mà chất lượng thuốc luôn
được giám sát chặt chẽ với hệ thống kiểm tra chất lượng thường xuyên được
củng cố ở hầu hết các tỉnh, thành trong cả nước [28], [29].
Thuốc sản xuất trong nước ngày càng đa dạng về số lượng, chủng loại,
mẫu mã đẹp, công nghệ bào chế và chất lượng ngày một nâng cao. Giá trị
thuốc sản xuất trong nước liên tục tăng. Thuốc sản xuất trong nước đã đáp
ứng được khoảng 49% nhu cầu trong nước. Nhưng trên thực tế, trình độ sản
xuất thuốc trong nước còn thấp, tình trạng thiếu vốn, kỹ thuật, công nghệ cũng
như năng lực quản lý làm hạn chế khả năng tiếp cận công nghệ tiên tiến và
trình độ Quốc tế. Trong khi đó, thuốc sản xuất trong nước chủ yếu chỉ là thuốc

7

thông thường mà khoảng 90% nguyên liệu làm thuốc phải nhập ngoại [28],
[29].
Các đơn vị kinh doanh cung ứng thuốc đang phấn đấu đạt tiêu chuẩn
GPS ngày càng tăng. Tính đến ngày 31/12/2009 có 98 cơ sở sản xuất đạt tiêu
chuẩn GMP; 98 cơ sở đạt GLP và 126 doanh nghiệp đạt GSP [28], [29].
*Thực trạng tình hình cung ứng thuốc trong bệnh viện:
Trong sự tiến bộ của công tác dược nói chung, có sự đóng góp quan

trọng của công tác dược bệnh viện. Các bệnh viện tiếp tục tăng cường và duy
trì thực hiện tốt chỉ thị số 05/2004/CT-BYT ngày 16/4/2004 của Bộ trưởng Bộ
y tế về việc chấn chỉnh công tác cung ứng, sử dụng thuốc trong bệnh viện [9].
HĐT & ĐT tăng cường năng lực can thiệp vào sử dụng thuốc hợp lý, an toàn
thông qua bình đơn thuốc, bình bệnh án, triển khai thực hiện cấp phát thuốc
tại khoa lâm sàng, đảm bảo đủ thuốc có chất lượng và sử dụng thuốc hợp lý,
an toàn cho người bệnh.
Theo báo cáo của 721 bệnh viện (27 bệnh viện trực thuộc Bộ, 171 bệnh
viện tỉnh, 491 bệnh viện huyện, 18 bệnh viện ngành) cho thấy: 94% HĐT &
ĐT hoạt động và duy trì tốt kết quả thực hiện chỉ thị số 05/2004/CT-BYT
ngày 16/4/2004 của Bộ trưởng Bộ y tế, 97% HĐT & ĐT xây dựng DMTBV;
76% bệnh viện tổ chức đấu thầu mua thuốc, vận chuyển, kiểm nhập, cấp phát
thuốc theo quy định; 98% bệnh viện cung ứng đủ thuốc cho người bệnh nội
trú, không để người bệnh nội trú tự mua thuốc; 81% bệnh viện thực hành bảo
quản thuốc tốt; 79% nhà thuốc bệnh viện hoặc nhà thuốc của Công ty dược
đặt tại bệnh viện hoạt động theo đúng quy chế hiện hành; 93% bệnh viện có
theo dõi ADR; 79% bệnh viện có hoạt động thông tin thuốc trong bệnh viện
[43]. Tuy nhiên, hoạt động thông tin thuốc còn yếu, là do các dược sĩ còn hạn
chế về tiếng Anh và nghiệp vụ thông tin; 62% HĐT & ĐT bệnh viện bình đơn
thuốc, bình bệnh án tại các khoa lâm sàng. Trong khối bệnh viện, thuốc sử
dụng có xu hướng dùng thuốc ngoại đắt tiền, thuốc trong nước chỉ chiếm 15%
thị phần (theo giá trị) và chiếm 61% về số lượng; lượng thuốc ngoại chiếm
86% về giá trị và 60% về số lượng [43].



8

1.2 Chu trình cung ứng thuốc trong bệnh viện.
Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) chu trình cung ứng thuốc gồm 4 hoạt động:

Lựa chọn thuốc vào danh mục.
Mua sắm thuốc.
Tồn trữ, bảo quản và cấp phát thuốc.
Hướng dẫn, sử dụng thuốc.
Đây là một chu trình khép kín, đưa thuốc từ nơi sản xuất đến người sử dụng,
và kết quả sử dụng trên người bệnh sẽ là cơ sở cho quá trình cung ứng tiếp
theo. Cung ứng thuốc đảm bảo chất lượng, đáp ứng yêu cầu điều trị, hợp lý,
an toàn hiệu quả là nhiệm vụ hàng đầu của khoa Dược trong các bệnh viện.
Chu trình cung ứng thuốc được thể hiện qua sơ đồ 1.1










Dòng lưu chuyển các hoạt động
Đường phối hợp
Hình 1.1 Chu trình cung ứng thuốc trong bệnh viện
1.2.1 Lựa chọn thuốc.
Để có DMTBV hợp lý, bệnh viện cần căn cứ vào một số nội dung sau:
- Danh mục thuốc sử dụng năm trước
- Mô hình bệnh tật tại bệnh viện
- Phác đồ điều trị được bệnh viện xây dựng

Lựa chọn


Mua sắm

Sử dụng

Cấp phát
Các hình thức quản
lý khác (nhân lực, tài
chính, thông tin )


9

- Danh mục thuốc trúng thầu của Sở Y tế
- Danh mục thuốc chủ yếu của Bộ Y tế
- Xây dựng các tiêu chí lựa chọn thuốc vào danh mục
- Kinh phí của đơn vị
Đây là công việc quan trọng trong chu trình cung ứng thuốc của bệnh
viện. Xác định mô hình bệnh tật (MHBT) và lựa chọn một danh mục thuốc
hợp lý là cơ sở để đảm bảo cho việc chủ động cung ứng thuốc. Hơn nữa, việc
lựa chọn DMTBV phù hợp còn là cơ sở cho việc điều trị an toàn, hiệu quả, tiết
kiệm chi phí và sử dụng hợp lý nguồn tài chính trong bệnh viện.
Yêu cầu của các thuốc được lựa chọn là hiệu quả, an toàn, có chất
lượng và giá cả hợp lý. Lựa chọn thuốc trong bệnh viện phải bám sát với danh
mục thuốc chữa bệnh chủ yếu sử dụng tại các cơ sở KCB do Bộ Y tế ban hành
và danh mục thuốc trúng thầu của Sở Y tế Hải Dương năm 2012
Đây cũng chính là hai cơ sở pháp lý để các cơ sở KCB lựa chọn xây
dựng danh mục thuốc cụ thể cho đơn vị mình, đồng thời cũng là cơ sở để
BHYT thanh toán tiền thuốc cho người bệnh có thẻ BHYT.
* Mô hình bệnh tật bệnh viện.
MHBT là căn cứ khoa học quan trọng để xác định nhu cầu thuốc, vì nó

xuất phát từ thực trạng của những yếu tố ảnh hưởng đến việc quyết định sử
dụng thuốc [36].
MHBT ở bệnh viện là số liệu thống kê về bệnh tật trong một khoảng
thời gian nhất định (thường là theo từng năm) về số bệnh nhân đến khám và
điều trị. Hồ sơ bệnh án là tài liệu duy nhất để xác định chẩn đoán bệnh tật, do
đó hồ sơ bệnh án cần phải ghi chép đầy đủ các thông tin chủ yếu, những chẩn
đoán cụ thể và chi tiết để có thể chọn được mã số thích hợp [36].
Bệnh tật là một trong những yếu tố mà con người luôn phải đấu tranh
để sinh tồn và phát triển. Nó phụ thuộc vào cơ thể sống của mỗi cá thể, điều
kiện sống: thời tiết, khí hậu, môi trường cũng như các yếu tố kinh tế, văn hoá
xã hội, đời sống tinh thần của cá thể và cộng đồng. Như vậy, tình trạng bệnh

10

tật, sức khỏe cộng đồng trong điều kiện ngoại cảnh nhất định, ở những khoảng
thời gian nhất định được khái quát hoá dưới MHBT [36].
Theo Tổ chức y tế thế giới (WHO): Bệnh viện có chức năng chăm sóc
sức khỏe toàn diện cho nhân dân, cả phòng bệnh và chữa bệnh, dịch vụ ngoại
trú của bệnh viện phải vươn tới gia đình và nơi cư trú. Do đó bệnh viện sẽ trực
tiếp khám bệnh và điều trị cho mọi người mắc bệnh trong cộng đồng, vì vậy
MHBT của bệnh viện cũng bao gồm cả mô hình bệnh tật của cộng đồng.
Nhưng cũng khác với MHBT ở cộng đồng, bệnh viện là nơi khám và
chữa bệnh cho người mắc bệnh trong cộng đồng, mỗi bệnh viện được tổ chức
khác nhau, đặt trên các địa bàn khác nhau với đặc điểm dân cư địa lý khác
nhau, đặc biệt là sự phân công chức năng nhiệm vụ trong tuyến y tế khác
nhau, từ đó dẫn đến MHBT của mỗi bệnh viện cũng khác nhau. ở Việt Nam
cũng như thế giới có 2 loại MHBT bệnh viện: một là MHBT của bệnh viện đa
khoa và một là MHBT của bệnh viện chuyên khoa [36].
MHBT của bệnh viện cũng như MHBT của cộng đồng, chúng đều bị
chi phối bởi một số yếu tố như: điều kiện kinh tế - xã hội, tôn giáo, khí hậu

địa lý, tổ chức màng lưới dịch vụ y tế, sinh thái, trình độ khoa học kỹ thuật.
Mặt khác, MHBT của bệnh viện còn phụ thuộc vào sự lựa chọn của
người bệnh và phụ thuộc vào chính bệnh viện.
- Yếu tố về người bệnh: tuổi, giới, dân tộc, gia đình, nghề nghiệp, tài
sản, tính cách, bạn bè, văn hoá, tính chất nhận thức của người bệnh về bệnh và
những lợi ích mong đợi của quá trình trị liệu bệnh.
- Yếu tố về chính bệnh viện: sự dễ tiếp cận, sự hấp dẫn, thái độ phục vụ,
chất lượng kỹ thuật chẩn đoán và điều trị, giá cả.
Các yếu tố này luôn đan xen với nhau và ảnh hưởng lẫn nhau [36]. Có
thể khái quát những yếu tố quyết định ảnh hưởng tới MHBT của bệnh viện
theo hình 1.2



11
















Hình 1.2 Các yếu tố quyết định và ảnh hưởng tới MHBT bệnh viện

* Danh mục thuốc chủ yếu và danh mục thuốc bệnh viện.
- Danh mục thuốc chủ yếu (DMTCY).
Danh mục thuốc chủ yếu được xây dựng trên cơ sở Danh mục thuốc
thiết yếu của Việt Nam và của WHO hiện hành [12], [26], [30], [31].
Danh mục thuốc chủ yếu là cơ sở pháp lý để các cơ sở khám chữa bệnh
lựa chọn, xây dựng danh mục thuốc cụ thể cho đơn vị mình. Căn cứ vào danh
mục này, đồng thời căn cứ vào MHBT, khả năng kinh phí của bệnh viện để
lựa chọn cụ thể từng loại thuốc có trong danh mục, đưa vào xây dựng
DMTBV phục vụ công tác khám, chữa bệnh đáp ứng các mục tiêu:
- Đảm bảo sử dụng thuốc hợp lý, an toàn, hiệu quả.
- Đáp ứng nhu cầu điều trị cho người bệnh.
Môi trường

- Điều kiện kinh tế- xã hội, tôn giáo, khí hậu, địa
lý; Tổ chức màng lưới chất lượng dịch vụ y tế.
- Sinh thái, trình độ khoa học kỹ thuật


Bệnh viện

- Vị trí địa lý
- Chức năng, nhiệm vụ
tuyến và loại hình bệnh
viện
- Trình độ chuyên môn của
thầy thuốc, thái độ đạo đức
của cán bộ y tế.
- Lãnh đạo

- Kỹ thuật điều trị và chẩn
đoán , chất lượng, giá cả,
tài chính…
Người bệnh

- Tuổi, giới, dân tộc, văn
hoá…
- Điều kiện sinh sống
- Điều kiện lao động
- Điều kiện kinh tế
- Kiến thức y tế thường
thức, sự lựa chọn bệnh
viện.v.v
- Bệnh tật

Mô hình
bệnh tật
bệnh
viện

12

- Đảm bảo quyền lợi về thuốc chữa bệnh cho người bệnh tham gia
BHYT.
- Phù hợp với khả năng ngân sách của BHYT và khả năng kinh tế của
người bệnh [9], 12].
- Danh mục thuốc bệnh viện (DMTBV).
DMTBV là danh mục mang tính chất đặc thù riêng cho mỗi bệnh viện,
danh mục này được xem xét và điều chỉnh, bổ sung theo yêu cầu điều trị.
DMTBV là cơ sở để đảm bảo cung ứng thuốc chủ động có kế hoạch cho

nhu cầu điều trị hợp lý an toàn và hiệu quả, phù hợp với khả năng khoa học kỹ
thuật, kinh nghiệm - trình độ chuyên môn của thầy thuốc và kinh phí của bệnh
viện, xây dựng danh mục thuốc dùng trong bệnh viện là nhiệm vụ đầu tiên của
HĐT & ĐT.
Xây dựng DMTBV phải dựa trên các yếu tố: MHBT, phác đồ điều trị,
các thống kê chi phí về thuốc, các số liệu lịch sử về sử dụng thuốc, danh mục
thuốc chủ yếu dùng cho các cơ sở khám chữa bệnh.[12], [18], [23].
Các yếu tố quyết định đến việc xây dựng DMTBV hình 1.3.












Hình 1.3 Các yếu tố quyết định đến việc xây dựng DMTBV.
Hội đồng thuốc và điều trị
Nhóm lâm
sàng
Xây dựng
phác đồ
điều trị
Nhóm dược
Thống kê
dùng thuốc,

DMTCY,
thông tin
thuốc
Kế hoạch
tổng hợp
Xây dựng
mô hình
bệnh tật
Tài vụ
Kinh phí từ
ngân sách,
viện phí,
BHYT.
Khoa
phòng
Nhu cầu
thuốc
Danh mục thuốc bệnh viện

13

1.2.2 Mua thuốc.
Hoạt động mua thuốc có liên quan đáng kể tới chất lượng thuốc, thuốc
được mua phải đảm bảo chất lượng và hiệu quả điều trị. Hoạt động này bắt
đầu khi có bản dự trù thuốc của năm, dựa theo kế hoạch mua thuốc (1tháng, 3
tháng, 6 tháng) và kết thúc khi thuốc đã được kiểm nhập vào kho thuốc của
khoa dược bệnh viện [13], [14].
Công việc mua thuốc là công việc thứ hai trong chu trình cung ứng
thuốc. Đây cũng là một công việc rất quan trọng và đóng vai trò lớn trong
công việc tăng cường quản lý, sử dụng kinh phí của các bệnh viện. Sau khi

xem xét và lựa chọn thuốc, bệnh viện tiến hành mua thuốc. Việc mua thuốc
được thực hiện qua các bước sau:
Hoạt động mua thuốc được thể hiện bởi sơ đồ sau [32]
















Hình 1.4 Chu trình mua thuốc
Xác định nhu cầu
Thu thập TT về sử
dụng, đánh giá

Thanh toán
Nhận thuốc và
kiểm tra
Cân đối kinh phí
và nhu cầu
Chọn phương

thức mua
Chọn nhà cung
ứng
Đặt hàng và theo dõi

14

* Lựa chọn phương thức mua thuốc.
Năm 1997, Bộ Y tế ban hành chỉ thị số 03/BYT-CT ngày 25/02/1997
về việc chấn chỉnh công tác cung ứng, quản lý và dựng thuốc tại bệnh viện đó
ghi rõ “việc mua bán thuốc phải thực hiện qua thể thức đấu thầu, chọn thầu,
chỉ định thầu công khai theo quy định của nhà nước”.
Đấu thầu: Là quá trình lựa chọn nhà thầu đáp ứng các yêu cầu của bên
mời thầu để thực hiện gói thầu thuộc các dự án theo qui định của nhà nước
trên cơ sở đảm bảo tính cạnh tranh, công bằng, minh bạch và hiệu quả kinh tế.
*Phương thức đấu thầu bao gồm:
- Đấu thầu một túi hồ sơ: Được áp dụng với hình thức đấu thầu rộng rãi
và đấu thầu hạn chế cho gói thầu mua sắm hàng hóa, xây lắp, gói thầu EPC.
- Đấu thầu hai túi hồ sơ: Được áp dụng với hình thức đấu thầu rộng rãi
và đấu thầu hạn chế trong đấu thầu cung cấp dịch vụ tư vấn.
- Đấu thầu hai giai đoạn: Được áp dụng với hình thức đấu thầu rộng rãi
và đấu thầu hạn chế cho gói thầu mua sắm hàng hóa, xây lắp, gói thầu EPC có
kỹ thuật công nghệ mới, phức tạp, đa dạng.
* Các hình thức lựa chọn nhà thầu [10]:
- Đấu thầu rộng rãi: Không hạn chế số lượng tham gia của nhà thầu;
Trong HSMT không được nêu bất cứ điều kiện nào nhằm hạn chế sự tham gia
của các nhà thầu hoặc nhằm tạo lợi thế cho một số nhà thầu dẫn đến sự cạnh
tranh không lành mạnh.
- Đấu thầu hạn chế: được áp dụng cho các trường hợp:
+ Theo yêu cầu của nhà tài trợ nước ngoài.

+ Gói thầu có yêu cầu cao về kỹ thuật hoặc kỹ thuật có tính đặc thù mà
chỉ một số nhà thầu có khả năng đáp ứng
+ Gói thầu có tính chất nghiên cứu thử nghiệm
- Chỉ định thầu: áp dụng cho các trường hợp:
+ Sự cố bất khả kháng do thiên tai, địch họa, sự cố cần khắc phục ngay.
+ Gói thầu do yêu cầu của nhà tài trợ nước ngoài.

15

+ Gói thầu thuốc dự án bí mật quốc gia, dự án cấp bách.
+ Gói thầu mua sắm các loại vật tư, thiết bị để phục vụ, duy tu, mở rộng
công suất thiết bị.
+ Gói thầu dịch vụ tư vấn có giá gói thầu dưới 500 triệu đồng, gói thầu
mua sắm hàng hóa, xây lắp có giá trị gói thầu dưới 1 tỷ đồng thuộc dự án đầu
tư phát triển, gói thầu mua sắm hàng hóa có giá trị gói thầu dưới 100 triệu
đồng thuộc dự án hoặc dự toán mua sắm thường xuyên.
- Mua sắm trực tiếp: được áp dụng khi hợp đồng đối với gói thầu
có nội dung tương tự được ký trước đó không quá 6 tháng.
- Chào hàng cạnh tranh: áp dụng cho các trường hợp:
+ Gói thầu có giá gói thầu dưới 2 tỷ đồng.
+ Đặc tính kỹ thuật được tiêu chuẩn hóa và tương đương nhau về chất
lượng.
- Tự thực hiện: áp dụng cho các trường hợp:
+ Chủ đầu tư là nhà thầu có đủ năng lực và kinh nghiệm để thực hiện gói
thầu do mình quản lý và sử dụng.
+ Đơn vị giám sát và thực hiện gói thầu phải độc lập với chủ đầu tư về tổ
chức và tài chính.
- Lựa chọn nhà thầu trong trường hợp đặc biệt: áp dụng cho các trường
hợp gói thầu có đặc thù riêng biệt mà không thể áp dụng các hình thức lựa
chọn nhà thầu theo qui định.

Thực trạng trên toàn quốc về cung ứng thuốc tại các cơ sở khám chữa
bệnh cho thấy tùy theo tình hình của từng địa phương mà công tác tổ chức đấu
thầu cung ứng thuốc có khác nhau, mỗi địa phương lựa chọn hình thức khác
nhau, có địa phương sử dụng hình thức phối hợp.
Theo báo cáo khảo sát của hơn 350 bệnh viện năm 2009 cho thấy 92%
bệnh viện thực hiện cung ứng thuốc thông qua đấu thầu theo Sở Y tế, hoặc tự
tổ chức đấu thầu, một tỷ lệ nhỏ 5,3% (tuyến tỉnh) và 1,7% (tuyến huyện) áp
dụng phương thức chào hàng cạnh tranh hoặc áp giá kết quả thầu của các bệnh
viện cùng tuyến trên cùng địa bàn [19]

16

Sau khi có kết quả đấu thầu, bệnh viện sẽ ký kết các hợp đồng nguyên tắc
và thực hiện mua thuốc dựa trên các hợp đồng đã ký. Khoa Dược bệnh viện
đặt hàng theo dự trù hàng tháng.
* Lựa chọn nhà cung ứng.
Việc lựa chọn nhà cung ứng, chính là tổ chức đấu thầu để chọn ra nhà
thầu, có năng lực đáp ứng được đầy đủ các yêu cầu của bên mời thầu. Quá
trình tổ chức đấu thầu phải được thực hiện theo đúng các thông tư, nghị định
của Chính phủ về việc đấu thầu, mua sắm hàng hoá [5], [13], [14], [25].
1.2.2.1 Đặt hàng và theo dõi đơn hàng.
Sau khi đặt hàng, bên đặt hàng phải giám sát chặt chẽ đơn đặt hàng về
số lượng thuốc, chủng loại thuốc, chất lượng thuốc cũng như giá và tiến độ
giao hàng được quy định trong hợp đồng đã ký.
Với mỗi loại thuốc khác nhau yêu cầu điều kiện bảo quản cũng khác
nhau, vì vậy phải đóng gói thuốc đúng quy cách, lưu ý các thuốc dễ bị hỏng
vỡ, đặc biệt là các loại thuốc tiêm, thuốc nước, thuốc đựng trong các chai lọ
thuỷ tinh. Các loại thuốc kháng sinh, vitamin, thuốc mỡ, cồn thuốc rất dể bị
hỏng, bị chảy nước, bay hơi trong điều kiện nắng nóng [34]. Chính vì vậy,
ngoài việc giám sát đơn đặt hàng còn phải giám sát và chú ý tới điều kiện

nhiệt độ khi vận chuyển các thuốc.
Công việc vận chuyển thuốc thường do bên bán đảm nhận, đặc biệt bên
bán phải có các biện pháp phòng tránh các yếu tố làm hỏng thuốc, theo đúng
như hợp đồng mua bán thuốc đã ký kết.
Thực tế tại các bệnh viện hiện nay một số bệnh viện khoa Dược dự trù
thuốc theo tháng sau khi có kết quả kiểm kê. Trên cơ sở số lượng thuốc tồn
kho khoa Dược làm dự trù và gửi cho nhà cung ứng, chậm nhất 5 ngày đơn vị
cung ứng phải giao hàng, trong trường hợp đặc biệt thuốc cấp cứu hoặc do
thiên tai, dịch bệnh cung cấp sau 24h. Một số bệnh viện làm dự trù theo quí và
chậm nhất sau 5 ngày phải giao hàng.

×