Tải bản đầy đủ (.pdf) (83 trang)

Phân tích hoạt động cung ứng thuốc tại bệnh viện suối khoáng mỹ lâm yên sơn tuyên quang 2013

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (800.91 KB, 83 trang )


BỘ Y TẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC DƯỢC HÀ NỘI







TRẦN THỊ THU HƯƠNG

PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG CUNG ỨNG THUỐC
TẠI BỆNH VIỆN SUỐI KHOÁNG MỸ LÂM
YÊN SƠN - TUYÊN QUANG
NĂM 2013




LUẬN VĂN DƯỢC SĨ CHUYÊN KHOA CẤP I

CHUYÊN NGHÀNH: TỔ CHỨC QUẢN LÝ DƯỢC
MÃ SỐ CK: 60720412



Người hướng dẫn khoa học: TS Hà Văn Thuý
Nơi thực hiện: Trường ĐH Dược Hà Nội
Bệnh viện Suối khoáng Mỹ Lâm
Thời gian thực hiện: từ 15/11/2013 đến 15/03/2014










HÀ NỘI - 2014



Bộ y tế
TRờng Đại học dợc Hà Nội






Trần Thị Thu Hơng

Phân tích hoạt động cung ứng
thuốc tại Bệnh viện suối khoáng
mỹ lâm yên Sơn - Tuyên Quang
Năm 2013



Luận văn dợc sĩ chuyên khoa cấp I












Hà nội 2014
1
ĐẶT VẤN ĐỀ

Thuốc là một loại hàng hóa đặc biệt, ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe
con người. Việc dùng thuốc thiếu hiệu quả và bất hợp lý là nguyên nhân
làm tăng đáng kể chi phí cho người bệnh, tạo gánh nặng cho nền kinh tế xã
hội, và gây ra những hậu quả lớn về sức khỏe trong cộng đồng.
Cung ứng thuốc nói chung và cung ứng thuốc trong bệnh viện nói
riêng giữ vai trò vô cùng quan trọng, mang tính quyết định đến chất lượng
công tác chăm sóc và bảo vệ sức khỏe người dân. Với mục tiêu "Phát triển
ngành Dược thành một ngành kinh tế - kỹ thuật mũi nhọn theo hướng công
nghiệp hoá - hiện đại hoá, chủ động hội nhập khu vực và thế giới nhằm
đảm bảo cung ứng đủ thuốc thường xuyên có chất lượng, đảm bảo sử dụng
thuốc hợp lý và an toàn, phục vụ sự nghiệp chăm sóc và bảo vệ sức khoẻ
nhân dân"[10] . Như vậy, có thể thấy tầm quan trọng của việc cung ứng
thuốc trong công tác khám chữa bệnh và mối quan tâm của Đảng, Nhà
nước với vấn đề này.
Ở Việt Nam, công tác cung ứng thuốc trong bệnh viện cũng đang tồn

tại nhiều bất cập và được dư luận xã hội hết sức quan tâm. Sự yếu kém này
có thể xảy ra ở tất cả các giai đoạn của chu trình cung ứng thuốc: trong lựa
chọn, mua sắm thuốc là việc xây dựng danh mục không phù hợp với yêu
cầu, không đáp ứng đủ nhu cầu điều trị; trong bảo quản, cấp phát là việc
quản lý kho thuốc kém hiệu quả; trong giám sát sử dụng là việc lạm dụng,
kê quá nhiều thuốc trong một đơn thuốc, hay hướng dẫn không đầy đủ cho
người bệnh về cách sử dụng thuốc, người bệnh không tuân thủ điều trị…
đều dẫn tới nguy cơ cao về tương tác và các phản ứng có hại của thuốc[13].
Hoạt động cung ứng thuốc là một trong những hoạt động thường
xuyên, trọng tâm trong toàn bộ hoạt động của Bệnh viện, cung ứng thuốc
không đảm bảo kịp thời, đầy đủ và có chất lượng thì không những gây lãng
2
phí tiền của, mà còn gây nên những tác hại đến sức khoẻ, thậm chí còn
nguy hiểm đến tính mạng người bệnh, ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng
khám, chữa bệnh của Bệnh viện.
Để góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động cung ứng thuốc trong
bệnh viện, chúng tôi thực hiện đề tài “Phân tích hoạt động cung ứng
thuốc tại Bệnh viện Suối khoáng Mỹ Lâm - Yên Sơn - Tuyên Quang
năm 2013” Lựa chọn, mua, tồn trữ cấp phát và bảo quản.
Mục tiêu nghiên cứu:
Phân tích một số chỉ tiêu của bốn nhiệm vụ cung ứng thuốc: Lựa chọn,
mua, tồn trữ, bảo quản, cấp phát và sử dụng tại Bệnh viện Suối khoáng Mỹ
Lâm năm 2013.
Từ đó đưa ra một số kiến nghị, đề xuất nhằm cải thiện và nâng cao
hoạt động cung ứng thuốc tại Bệnh viện.
















3
Chương 1. TỔNG QUAN

1.1. TỔNG QUAN VỀ CUNG ỨNG THUỐC TRONG BỆNH VIỆN
Chu trình cung ứng thuốc bao gồm 4 hoạt động chính: Lựa chọn
thuốc; mua sắm thuốc; tồn trữ, cấp phát thuốc và giám sát sử dụng thuốc.
Cả 4 hoạt động này đều có liên quan chặt chẽ với nhau, mỗi hoạt động đều
dựa trên kết quả của hoạt động trước đó đồng thời cũng là nền tảng cho
hoạt động tiếp theo. Theo WHO chu trình cung ứng thuốc được thể hiện
theo sơ đồ ở hình 1.1[12][13].
Hình 1.1 Chu trình cung ứng thuốc












Hình 1.1 Chu trình cung ứng thuốc

→ Dòng lưu chuyển các hoạt động cung ứng thuốc Đường phối hợp
1.1.1. Lựa chọn thuốc
Lựa chọn thuốc là việc xác định chủng loại và số lượng thuốc để
cung ứng. Trong bệnh viện, chủng loại thuốc được thể hiện qua DMT bệnh
viện. Lựa chọn và xây dựng DMT bệnh viện là công việc quan trọng thuộc
Lựa chọn
Sử dụng Mua
Phân phối
Hội đồng thuốc và điều trị
Chính sách và luật pháp
4
chu trình cung ứng thuốc. DMT là cơ sở để đảm bảo cho việc cung ứng
thuốc chủ động, có kế hoạch hợp lý, an toàn, hiệu quả và có tác động trực
tiếp đến hiệu quả điều trị đối với người bệnh[6].
Mỗi bệnh viện tuỳ theo chức năng, nhiệm vụ, cơ sở vật chất, trình độ
chuyên môn, mà xây dựng DMT.
Căn cứ để xây dựng DMT bệnh viện.















Hình 1.2. Các căn cứ xây dựng danh mục thuốc tại bệnh viện

1.1.1.1. Mô hình bệnh tật:
Mô hình bệnh tật thuộc bệnh viện là số liệu thống kê về bệnh tật
trong một thời gian nhất định (thường là theo từng năm). Tuỳ thuộc vào
chức năng nhiệm vụ của từng bệnh viện, đặc điểm dân cư, địa lý nơi bệnh
viện phục vụ, đặc biệt là sự phân công nhiệm vụ của bệnh viện trong các
Hướng dẫn điều trị
(phác đồ điều trị)
Trình độ chuyên môn,
kỹ thuật

Chức năng, nhiệm vụ, kinh
phí
Chính sách về thuốc của Nhà
nước: DMTTY, DMTCY
Nhu cầu thuốc đã sử dụng và
dự đoán trong tương lai
Hội đồng thuốc và điều trị
Mô hình bệnh tật
của bệnh viện

Danh mục thuốc bệnh viện
5
tuyến y tế khác nhau mà mô hình bệnh tật của từng bệnh viện cũng khác

nhau.
Mô hình bệnh tật của bệnh viện là căn cứ quan trọng giúp bệnh viện
không chỉ lựa chọn xây dựng danh mục thuốc phù hợp mà còn là cơ sở để
bệnh viện hoạch định phát triển toàn diện trong tương lai. Mô hình bệnh tật
luôn thay đổi theo thời gian, vì vậy các nhà quản lý cần phải nắm được để
có những can thiệp và dự phòng phù hợp.
Việt Nam là quốc gia đang phát triển và là một nước nhiệt đới, Việt
Nam có mô hình bệnh tật đặc trưng của quốc gia nhiệt đới đang phát triển.
Mô hình bệnh tật đang biến đổi phức tạp, chiếm tỉ lệ cao là các bệnh nhiễm
khuẩn.
1.1.1.2. Hướng dẫn điều trị chuẩn
Hướng dẫn điều trị chuẩn là tài liệu hướng dẫn cho thầy thuốc những
công việc cụ thể và không thể thiếu trong quá trình điều trị. Hướng dẫn
điều trị chuẩn là văn bản chuyên môn có tính pháp lý. Nó được đúc kết từ
kinh nghiệm thực tiễn, được sử dụng như một khuôn mẫu trong điều trị học
mỗi loại bệnh. Theo tổ chức Y tế thế giới, các tiêu chí của một hướng dẫn
điều trị chuẩn về thuốc gồm:
- Hợp lý: phối hợp đúng thuốc, đúng chủng loại, thuốc còn hạn sử dụng.
- An toàn: không gây tai biến, không làm cho bệnh nặng thêm, không có
tương tác thuốc.
- Hiệu quả: dễ dùng, khỏi bệnh hoặc không để lại hậu quả xấu hoặc đạt
mục đích sử dụng thuốc trong thời gian nhất định.
- Kinh tế: chi phí điều trị thấp nhất.
Ở Việt Nam nhận thấy ý nghĩa sát thực của hướng dẫn điều trị chuẩn,
rất nhiều bệnh viện đã tiến hành xây dựng phác đồ điều trị cho bệnh viện
mình, dựa trên hướng dẫn điều trị chuẩn của Bộ Y tế.
1.1.1.3. Danh mục thuốc thiết yếu
6
Là DMT có đủ chủng loại đáp ứng yêu cầu điều trị các bệnh thông
thường. Tên thuốc trong DMT là tên gốc dễ nhớ, dễ biết, dễ lựa chọn, dễ sử

dụng, dễ bảo quản, giá cả dễ chấp nhận, thuận tiện cho việc thông tin, việc
đào tạo và bồi dưỡng cán bộ.
Danh mục thuốc thiết yếu là căn cứ lựa chọn thuốc quan trọng trong
bệnh viện. Danh mục thuốc thiết yếu là danh mục những loại thuốc thõa
mãn nhu cầu chăm sóc sức khỏe cho đa số nhân dân, những loại thuốc luôn
sẵn có bất cứ lúc nào, với số lượng cần thiết đảm bảo phục vụ cho công tác
khám, chữa bệnh.
Khái niệm DMTTY được thể hiện rõ trong chính sách quốc gia về
thuốc như sau: “DM TTY là danh mục những loại thuốc thoả mãn nhu cầu
chăm sóc sức khỏe cho đa số nhân dân, những loại thuốc này luôn sẵn có
với số lượng cần thiết, chất lượng tốt, dạng bào chế thích hợp, giá cả hợp
lí”[2].
DMTTY là cơ sở pháp lý để xây dựng thống nhất các chính sách của
Nhà nước về: đầu tư, quản lý giá, vốn, thuế liên quan đến thuốc phòng và
chữa bệnh cho người nhằm tạo điều kiện có đủ thuốc trong DMTTY và là
cơ sở để xây dựng DMTCY tại các cơ sở khám, chữa bệnh.
1.1.1.4. Danh mục thuốc chủ yếu tại cơ sở khám, chữa bệnh
Bộ Y tế ban hành danh mục thuốc chủ yếu tại các cơ sở khám chữa
bệnh nhằm mục tiêu đảm bảo sử dụng thuốc an toàn, hợp lý, hiệu quả, đáp
ứng nhu cầu điều trị cho người bệnh và phù hợp với khả năng kinh tế của
người bệnh và khả năng chi trả của quỹ bảo hiểm y tế. Danh mục thuốc chủ
yếu được xây dựng trên cơ sở danh mục thuốc thiết yếu của Việt Nam và
của Tổ chức y tế thế giới hiện hành có hiệu quả tốt trong điều trị[8].
DMTCY sử dụng tại các cơ sở khám, chữa bệnh là cơ sở để lựa
chọn, đảm bảo nhu cầu điều trị và thanh toán cho các đối tượng người
bệnh, bao gồm cả người có thẻ bảo hiểm y tế. Để phù hợp với thực tế sử
7
dụng thuốc tại các cơ sở khám chữa bệnh DMT ngày càng được hoàn thiện
và bám sát thực tế sử dụng.
Như vậy lập danh mục thuốc phải trải qua quá trình nghiên cứu,

phân tích, dự đoán nhu cầu, điều kiện cung ứng thuận lợi, có hiệu quả điều
trị cao nhất, ít tác hại nhất, ưu tiên thuốc nội cùng loại. Mặt khác danh mục
thuốc phải phù hợp với mô hình bệnh tật, phân hạng bệnh viện, tài chính
của bệnh viện, phù hợp với điều kiện địa lý, khả năng kinh tế của bệnh
nhân và khả năng chi trả của quỹ bảo hiểm y tế[7][12].
1.1.2. Mua thuốc
1.1.2.1. Chu trình mua thuốc:
Chu trình mua thuốc bao gồm hầu hết các quyết định và hoạt động
nhằm xác định sử dụng của từng thuốc, giá cả phải chi trả và chất lượng
của thuốc nhận về. Một quá trình mua sắm thuốc hiệu quả phải đảm bảo
cung cấp đúng thuốc, đúng số lượng, giá cả hợp lý và với tiêu chuẩn chất
lượng được thừa nhận. Chu trình mua sắm thuốc bao gồm các bước sau:












Hình 1.3.Chu trình mua sắm thuốc
Xác định nhu cầu,
cân đối nhu cầu – kinh phí

Chu trình
mua thuốc

Kiểm nhận thuốc và
kiểm tra
Thu thập thông tin về
sử dụng, đánh giá
Chọn phương thức
mua

Thanh toán

Chọn nhà cung ứng
Đặt hàng, theo dõi
đơn đặt hàng
8
- Xác định nhu cầu sử dụng thuốc: Thông thường, việc xác định nhu cầu về
số lượng thường dựa vào số lượng thuốc tồn trữ và lượng thuốc luân
chuyển qua kho. Tuy nhiên, khi có sự thay đổi cơ chế cung ứng, thay đổi
phác đồ điều trị hoặc sử dụng thuốc không hợp lý thì việc xác định nhu cầu
thuốc là rất khó khăn. Trong thực tế, để xác định nhu cầu thuốc thường kết
hợp các phương pháp sau:
+ Thống kê dựa trên sử dụng thuốc thực tế.
+ Dựa trên cơ sở quản lý các dịch vụ y tế.
+ Dựa trên mô hình bệnh tật và hướng dẫn thực hành điều trị tại cơ
sở.
Ngoài ra còn kết hợp với các yếu tố ảnh hưởng như bệnh dịch, điều kiện
kinh tế, sức khoẻ, trình độ chuyên môn, những tiến bộ trong khoa học và kỹ
thuật điều trị mới, …
- Chọn phương thức mua: Bộ Y tế đã nêu rõ: “Tổ chức đấu thầu mua
thuốc chữa bệnh theo qui định của pháp luật”[6]. Trong Luật đấu thầu đã
đưa ra khái niệm về đấu thầu như sau: “Đấu thầu là quá trình lựa chọn nhà
thầu đáp ứng các yêu cầu của bên mời thầu để trên cơ sở đảm bảo tính cạnh

tranh, công bằng, minh bạch và hiệu quả kinh tế.
- Chọn nhà cung ứng: Sau khi xác định và lựa chọn được nhà cung ứng,
hai bên thương thảo hoàn thiện hợp đồng và tiến hành ký kết hợp đồng mua
bán bằng văn bản.
- Đặt hàng và theo dõi đơn đặt hàng: Đặt hàng theo nhu cầu về số lượng
và chủng loại theo hợp đồng. Bên đặt hàng phải giám sát đơn đặt hàng về
số lượng, chủng loại, giá cả, tiến độ giao hàng như đã qui định trong hợp
đồng.
- Thanh toán: Thanh toán theo số lượng mua, giá trúng thầu. Phương thức
thanh toán theo qui định trong hợp đồng.
9
- Nhận thuốc và kiểm tra: Nhận thuốc và ghi chép sổ sách rõ ràng số
lượng, qui cách, đối chiếu với hóa đơn, phiếu báo lô
- Thu thập thông tin về tiêu thụ: Thông qua các báo cáo sử dụng, đánh giá
lại những thuốc đã lựa chọn làm cơ sở cho chu kỳ mua thuốc tiếp theo hiệu
quả hơn.
1.1.2.2. Những yêu cầu của một quá trình mua sắm thuốc hiệu quả
Để đạt được hiệu quả trong việc mua sắm thuốc tại bệnh viện, những
người tham gia quá trình mua sắm cần chú ý đến các yếu tố sau:
- Sự minh bạch.
- Kiểm soát chi phí
- Khả năng kỹ thuật.
- Thực hiện thực hành tốt mua sắm thuốc.
- Phát triển danh mục thuốc thích hợp.
- Thông tin kịp thời, chính xác và có thể tiếp cận.
- Đảm bảo chất lượng sản phẩm.
- Dự trù ngân sách và tài chính hợp lý
1.1.3. Tồn trữ và cấp phát thuốc
Thuốc sau khi nhập vào kho, khoa dược được phân loại theo điều
kiện bảo quản của nhà sản xuất, đảm bảo thực hiện đúng các qui định về

bảo quản GSP[9].
Quy trình cấp phát, giao thuốc từ khoa dược đến các khoa lâm sàng và sau
đó đến bệnh nhân được xây dựng cụ thể căn cứ vào nhân lực của khoa
dược, nhân lực khoa lâm sàng, nhu cầu điều trị của mỗi bệnh viện.
* Thuốc gây nghiện, hướng thần phải thực hiện cấp phát đúng quy
chế.
* Phiếu lĩnh thuốc phải ghi đúng danh pháp, hàm lượng nếu có sửa
chữa phải ký xác nhận bên cạnh.
* Phiếu lĩnh thuốc phải đầy đủ chữ ký các thành phần liên quan.
10
* Trước khi giao nhận phải thực hiện 3 kiểm tra, 3 đối chiếu.
+ Ba kiểm tra:
- Thể thức phiếu xuất kho, đơn thuốc, liều dùng, cách dùng.
- Bao bì, nhãn thuốc.
- Chất lượng thuốc .
+ Ba đối chiếu:
- Tên thuốc trong đơn.
- Nồng độ, hàm lượng thuốc trong đơn, phiếu với số thuốc sẽ giao.
- Số lượng, số khoản thuốc sẽ giao[2].
Tồn trữ, bảo quản:
Tồn trữ bao gồm cả quá trình xuất, nhập kho hợp lý, kiểm tra, kiểm
kê, dự trữ và các biện pháp kỹ thuật bảo quản hàng hóa. Trong quá trình
tồn trữ và bảo quản thuốc cần thực hiện nghiêm túc các quy chế chuyên
môn dược[3].
Xây dựng cơ số tồn kho hợp lý cũng là một công việc quan trọng
trong cung ứng. Xây dựng cơ số tồn kho phải dựa trên nguyên tắc: đảm bảo
nhu cầu điều trị và đảm bảo kinh tế, không để tồn đọng hàng ảnh hưởng
đến công tác bảo quản và tồn đọng tiền ảnh hưởng đến kinh phí mua thuốc
kỳ sau[13].
Bảo quản thuốc là việc cất gữi an toàn các thuốc. Kho thuốc xây

dựng đúng yêu cầu chuyên môn và an toàn thực hiện 5 chống. Thuốc phải
được bảo quản trong kho có đầy đủ điều kiện cần thiết, mỗi thuốc có yêu
cầu bảo quản khác nhau và phải bảo quản đúng điều kiện ghi trên nhãn.
Các thuốc gây nghiện, hướng thần được bảo quản đúng quy chế liên
quan[5].
Thuốc sắp xếp trong kho phân theo nhóm tác dụng dược lý, theo
nguyên tắc hạn dùng của thuốc. Hạn dùng của thuốc là một yếu tố quan
trọng trong việc đảm bảo chất lượng thuốc
11
Đảm bảo chất lượng thuốc:
Khoa dược chịu trách nhiệm về chất lượng thuốc phát ra.
- Kiểm kê định kỳ hàng tháng
- Thành lập Hội đồng kiểm nhập.
- Thống kê báo cáo
1.1.4. Sử dụng thuốc
Sử dụng thuốc bao gồm các hoạt động từ việc chẩn đoán, chỉ định
dùng thuốc và thực hiện sử dụng thuốc theo y lệnh.
Việc sử dụng thuốc không hợp lý đã và đang là vấn đề được quan
tâm.
Sử dụng thuốc không hợp lý sẽ gây nên những hậu quả nghiêm trọng về
kinh tế - xã hội, làm tăng đáng kể chi phí cho hoạt động chăm sóc sức
khỏe, làm giảm chất lượng điều trị và chăm sóc y tế. Mặt khác nó làm tăng
nguy cơ xảy ra tác dụng không mong muốn và làm cho bệnh nhân lệ thuộc
quá mức về thuốc[11].
Sử dụng thuốc hợp lý là cải thiện hiệu quả sử dụng, năng cao độ an
toàn và đảm bảo tính kinh tế khi dùng thuốc cho từng cá thể bệnh nhân.
Tính hợp lý phải cân nhắc sao cho chỉ số Hiệu quả/Rủi ro và Hiệu quả/
kinh tế đạt cao nhất[10].
Công tác quản lý sử dụng thuốc là công tác của dược lâm sàng và
đơn vị thông tin thuốc.

1.2. VÀI NÉT VỀ THỰC TRẠNG CUNG ỨNG THUỐC TẠI CÁC
CƠ SỞ Y TẾ TRONG NHỮNG NĂM GẦN ĐÂY
Cùng với sự phát triển mạnh mẽ của khoa học kỹ thuật và công nghệ,
ngành công nghiệp dược phẩm cũng đã có bước phát triển vượt bậc. Thị
trường thuốc Việt Nam rất phong phú.
Trong bối cảnh nước ta hiện nay, theo cơ chế thị trường cùng với sự phát
triển của nhiều nghành nghề công tác chăm sóc sức khỏe nhân dân đã có
12
những sự phát triển nhất định. Tuy nhiên với tình trạng hơn 60% tiền khám
chữa bệnh là kinh phí mua thuốc và tăng dần theo từng năm thì công tác
cung ứng thuốc là một vấn đề lớn[16][19].
Những tác động cuả khủng hoảng kinh tế thế giới cũng như thay đổi
khí hậu trong thời gian gần đây ảnh hưởng quá trình phát triển kinh tế xã
hội, qua đó cũng gây ra các biến đổi không nhỏ cho nghành Y tế của Việt
Nam cụ thể
1.2.1. Hoạt động lựa chọn thuốc
Hầu hết các bệnh viện đều xây dựng được quy trình xây dựng thuốc
hợp lý, danh mục thuốc bệnh viện có tỉ lệ cao các thuốc có trong danh mục
thuốc chủ yếu của Bộ Y tế, trung bình trên 90%. Điều đó thể hiện rằng
cácbệnh viện đã tuân thủ tốt quy định của Bộ Y tế đảm bảo quyền lợi về
thuốc của người tham gia Bảo hiểm y tế. Tỉ lệ thuốc thiết yếu trong danh
mục thuốc của các bệnh viện chiếm tỉ lệ khoảng 40%[17][20].
Trong quy trình xây dựng danh mục thuốc, các đề tài và kết quả này khá
tương đồng giữa các đề tài nghiên cứu [21] đều chỉ ra được những yếu tố
ảnh hưởng đến hoạt động lựa chọn thuốc của bệnh viện. Các kết quả nghiên
cứu cho thấy công tác lựa chọn thuốc chủ yếu vẫn dựa trên kinh nghiệm, số
liệu sử dụng của năm trước, kinh phí thuốc của năm hiện có và dự báo nhu
cầu thuốc do các khoa phòng lâm sàng đề nghị.
Yếu tố về mô hình bệnh tật và xây dựng thuốc dựa trên phác đồ điều
trị chuẩn vẫn chưa được chú trọng, điều này dẫn đến việc xây dựng danh

mục còn thiếu căn cứ khoa học, thực tế nhiều thuốc trong danh mục không
được sử dụng trên lâm sàng[4].
Hầu hết các khoa phòng của bệnh viện đều chỉ đề nghị bổ sung thuốc
vào danh mục thuốc mà ít khi có yêu cầu loại bỏ thuốc ra khỏi danh mục,
đặc biệt là những thuốc bị hủy do không được sử dụng [25][19].
13
Nhìn chung tỉ lệ thuốc nội trong danh mục thuốc vẫn còn thấp và có
sự chênh lệch giữa các bệnh viện khác nhau. Nghiên cứu của Vũ Bích
Hạnh và cộng sự thực hiện tại bệnh viện đa khoa Saint Paul cho thấy tỉ lệ
thuốc nội chỉ chiếm khoảng 30%, kết quả này thấp hơn so với kết quả
nghiên cứu của Trần Thị Thu Hà và cộng sự thực hiện tại bệnh viện Thanh
Nhàn, là khoảng 60%, xét trong cùng một giai đoạn 2008-2008 và cùng
một mức xếp hạng bệnh viện [21][23].
Hiện tại “Danh mục thuốc chủ yếu sử dụng tại các cơ sở khám, chữa
bệnh được quỹ bảo hiểm y tế thanh toán’’ban hành kèm theo Thông tư
31/2011/TT-BYT ngày 11/7/2011 của Bộ trưởng Bộ Y tế đã trở thành căn
cứ pháp lý cho các cơ sở khám, chữa bệnh lụa chọn xây dựng danh mục
thuốc cụ thể cho đơn vị mình, ngoài ra cũng là cơ sở để Bảo hiểm xã hội
thanh toán tiền thuốc cho người bệnh tham gia Bảo hiểm y tế.
Việc bổ sung, sửa đổi danh mục thuốc cũng được các bệnh viện thực hiện
thường xuyên hàng năm đáp ứng với tình hình thưc tế và những thay đổi về
nhu cầu thuốc điều trị ở bệnh viện.
Cùng với thời gian, các văn bản pháp lý quy định hướng dẫn việc
thực hiện công tác mua sắm thuốc tại các cơ sở y tế công lập đã được sửa
đổi, bổ sung và hoàn thiện, tạo điều kiện thuận lợi cho các cơ sở y tế trong
công tác đấu thầu mua thuốc. Hiện nay đấu thầu thuốc đang thực hiện theo
Thông tư số 36/2013/TTLT-BYT-BTC ngày 11 tháng 11 năm 2013 hướng
dẫn đấu thầu mua thuốc trong các cơ sở y tế.
Bệnh viện Suối khoáng Mỹ Lâm không tự tổ chức đấu thầu mà xây
dựng danh mục thuốc gửi Sở Y tế tổng hợp và tổ chức đấu thầu.

1.2.2. Mua thuốc
Với mục đích đồng bộ hóa và tạo khung pháp lý cho hoạt động mua
sắm thuốc, Thông tư số 36/2013/TTLT-BYT-BTC ngày 11 tháng 11 năm
2013 hướng dẫn đấu thầu mua thuốc trong các cơ sở y tế đã tạo ra cơ sở.
14
Đây là cơ sỏ pháp lý quan trọng để các đơn vị khám, chũa bệnh thực hiện
việc đấu thầu mua sắm thuốc.
Với đặc điểm, quy mô của từng bệnh viện mà các bệnh viện đã vận
dụng linh hoạt để có hình thức mua sắm hợp lý và phù hợp với đơn vị
mình. Hình thức đấu thầu rộng rãi vần là hình thức được phần lớn các bệnh
viện áp dụng cho hoạt động mua sắm thuốc.
Mặc dầu nhiều bệnh viện đã tiến hành đúng các bước trong quy trình
đấu thầu mua thuốc, có thể theo các hình thức khác nhau như: đấu thầu
riêng lẻ, tập trung hay đại diện thì phần lớn hoạt động đấu thầu vẫn mang
tính thủ công, trong khi số lượng thuốc mời thầu và số lượng các nhà thầu
dự thầu rất lớn nên đã gây khó khăn và mất nhiều thời gian, kinh phí cũng
như nhân lực tham gia trong quá trình đấu thầu[3].
Nhiều Bệnh viện tuyến trung ương như: Bệnh viện Chợ Rẫy, bệnh
viện Mắt trung ương, bệnh viện Thống Nhất đã xây dựng được thang điểm
trong việc đánh giá, chấm thầu thuốc và cơ sở xác định giá dựa trên thang
điểm kỹ thuật và giá dự thầu. Tuy nhiên, do chấm thầu thủ công nên dễ dẫn
đến sai sót và kéo dài thời gian xét thầu.
Hiện nay với sự hỗ trợ của công nghệ thông tin, ứng dụng phương
pháp tính điểm có phần mềm hỗ trợ trong đấu thầu giúp chi hoạt động xét
thầu được công bằng, minh bạch, giảm chi phí và rút ngắn thời gian.
Bệnh viện Suối khoáng Mỹ Lâm không tự tổ chức đấu thầu mà mua
thuốc theo gói thầu chung toàn tỉnh. Hình thức đấu thầu tập trung thuận lợi
là cả tỉnh chung một giá thuốc, các thông tin đễ cập nhật. Tuy nhiên bệnh
viện Suối khoáng có những khó khăn nhất định như: số lượng thuốc sử
dụng ít, xa trung tâm Thành phố các Công ty ngại cung ứng nên có những

lúc cung ứng thuốc không được kịp thời ảnh hưởng đến công tác phục vụ
điều trị.

15
1.2.3. Tồn trữ, bảo quản, cấp phát thuốc
Các bệnh viện đã xây dựng được quy trình cấp phát phù hợp với đặc thù,
kịp thời đáp ứng nhu cầu điều trị. Tuy nhiên vẫn còn nhiều bệnh viện đăc
biệt là ở tuyến tỉnh, huyện quản lý việc cấp phát thuốc còn mang tính thủ
công và chưa áp dụng công nghệ thông tin vào hoạt động cấp phát Hướng
phát triển của hoạt động cấp phát là Dược sỹ kiểm soát đảm bảo được
thuốc đến tận tay người bệnh theo Chỉ thị 05/2004/CT-BYT . Thực tế do
nhân sự của khoa dược thường thiếu nên hoạt động cấp phát thuốc chưa
được thực hiện tốt.
Hệ thống kho tàng bảo quản cơ bản là đáp ứng được yêu cầu bảo
quản tồn trữ thuốc, đảm bảo 5 chống. Thuốc trong kho sắp xếp hợp lý,
thuận tiện. Các bệnh viện cân đối lượng thuốc dự trữ hợp lý đáp ứng được
yêu cầu điều trị, đảm bảo kinh phí và không bị đọng vốn.
Thường lượng thuốc dự trữ của các bệnh viện là 1- 3 tháng. Ở bệnh
viện Đại học Y Huế năm 2011 là 1,5 tháng [23], bệnh viện Hữu Nghị năm
2010 là 1,4 tháng [17]. Bệnh viện Thanh Nhàn năm 2008 là 2,8 tháng [19].
Nhìn chung các viện đều đã có sự cân đối hợp lý trong việc dự trữ thuốc. Ở
bệnh viện Suối khoáng là 2,1 tháng. Hoạt động thống kê trong khoa dược
chủ yếu vẫn còn thủ công, chưa nhiều bệnh viện áp đụng phần mềm chuyên
dụng.
Việc sử dụng phần mềm ở một số bệnh viện như: như bệnh viện Hữu
Nghị, bệnh viện Xanh – Pôn đã hỗ trợ rất nhiều cho hoạt động cấp phát và
tồn trữ thuốc. Khoa dươc kiểm soát được lượng thuốc xuất, nhập, tồn
nhanh chóng chính xác[26].
Bệnh viện Suối khoáng Mỹ Lâm đã ứng dụng phần mềm giải pháp
bệnh viện giúp cho công tác bảo quản thuốc được hiệu quả, chính xác. Các

khoa phòng đều cập nhật được danh mục thuốc, số lượng thuốc tồn trong
kho để kê đơn cho người bệnh.

16
1.2.4. Sử dụng thuốc
Hoạt động của Hội đồng thuốc và điều trị ở bệnh viện vẫn không
ngừng được củng cố để nâng cao năng lực can thiệp và quản lý hoạt động
cung ứng, sử dụng thuốc cũng như đảm bảo thực hiện quy chế kê đơn và
bán thuốc theo đơn trong bệnh viện. Tiếp tục thực hiện theo chỉ thị
05/2004/CT-BYT, hoạt động bình đơn thuốc, bình bệnh án đã được tiến
hành ở hầu hết các bệnh viện . Tuy nhiên tần xuất còn ít 1 đến 2 lần/ tháng
chất lượng chưa cao và còn mang tính hình thức.
Công tác dược lâm sàng còn nhiều hạn chế. Dược sỹ lâm sàng chưa
thể thực hiện được chức năng tư vấn cho Bác sỹ trong việc kê đơn, vai trò
của Dược sỹ lâm sàng còn mờ nhạt, chưa thật sự là một chuyên gia trong tư
vấn sử dụng thuốc. Do nhiều nguyên nhân khác nhau, đặc biệt là thiếu hụt
nguồn nhân lực Dược sỹ lâm sàng một cách trầm trọng. Mặt khác, chưa có
sự nhận thức đúng của ban lãnh đạo bệnh viện về vai trò và tầm quan trọng
của dược lâm sàng, nên vẫn còn nhiều khó khăn trong quá trình phối hợp
hoạt động[21].
Việc kê đơn ngoại trú vẫn còn khó thực hiện. Một số Bác sỹ ít khi kê
đơn gốc mà thường chỉ kê đơn biệt dược theo giới thiệu của trình dược viên
hoặc kê những thuốc đã quen. Một đơn kê nhiều thuốc so với nhu cầu thực
tế, thời gian và khoảng cách dùng thuốc chưa rõ ràng, tên thuốc viết không
rõ đễ gây nhầm lẫn cho người cấp phát [25]18[27].
Công tác thông tin thuốc, hầu hết các bệnh viện đã thành lập Tổ
thông tin với chức năng cập nhật và cung cấp thông tin cho các cán bộ y tế,
tiếp nhận thông tin phản hồi và báo cáo ADR của thuốc, hướng dẫn sử
dụng thuốc cho người bệnh. Trong thực tế công tác thông tin thuốc còn
nhiều khó khăn như: nhân lực, trình độ chuyên môn, mỗi cán bộ còn kiêm

nhiệm nhiều công việc nên hoạt động này còn gặp nhiều khó khăn và hạn
chế.
17
Ở tỉnh Tuyên Quang là một tỉnh miền núi điều kiện về địa lý, kinh tế
xã hội còn nhiều khó khăn, các Dược sỹ gần như không được tập huấn, hội
thảo về dược lâm sàng nên không cập nhật được thông tin cũng như các
kiến thức mới nên công tác này còn rất nhiều khó khăn. Tại bệnh viện Suối
khoáng Mỹ Lâm khoa dược chỉ có một Dược sỹ đại học khối lượng công
việc nhiều nên công tác dược lâm sàng cũng gặp rất nhiều khó khăn.
1.3. BỆNH VIỆN SUỐI KHOÁNG MỸ LÂM

Nguồn Suối khoáng Mỹ Lâm - Tuyên Quang được nhà địa chất
người Pháp là C. Madrolle phát hiện năm 1923, được xếp loại nước khoáng
Sulfua -Silic - Fluor, độ khoáng cao.
Các phương pháp dùng nước khoáng gồm: tắm nước khoáng, đắp
bùn khoáng, xông hơi nóng nước khoáng. Tác dụng tốt của nước khoáng
chủ yếu trên các bệnh về xương khớp, thần kinh, phục hồi chức năng, các
bệnh về da liễu. Bệnh viện Suối khoáng Mỹ Lâm được thành lập năm 1974,
cho đến nay có quy mô 100 giường bệnh (kế hoạch 2015 nâng lên 150
giường bệnh).
Bệnh viện có 8 khoa phòng, trong đó có khoa Xương khớp-Thần
kinh- Phục hồi chức năng, khoa Y học dân tộc, khoa Da liễu. Phương pháp
điều trị là dùng nước khoáng, bùn khoáng phối hợp với các phương pháp
vật lý trị liệu như: Xoa bóp, bấm huyết, châm cứu, hồng ngoại, tử ngoại, vi
sóng, điện xung, điện phân, nhiệt dung từ, tần phổ, điện từ trường cao áp,
sóng ngắn Các thuốc điều trị phối hợp gồm thuốc tân dược và thuốc đông
dược.
Địa chỉ Bệnh viện: Km 13, Quốc lộ 37, xã Phú Lâm, huyện Yên Sơn,
tỉnh Tuyên Quang (cách thành phố Tuyên Quang 13 Km). Điện thoại
0273875191.

18
Bệnh viện Suối khoáng Mỹ Lâm là một Bệnh viện chuyên khoa Điều
dưỡng - Phục hồi chức năng hạng III trực thuộc Sở Y tế Tuyên Quang, quy
mô là 100 giường bệnh cơ cấu tổ chức gồm 5 khoa 3 phòng.
Các phòng chức năng:
+ Phòng Tổ chức - Hành chính.
+ Phòng Kế hoạch tổng hợp.
+ Phòng Điều dưỡng - Kiểm soát nhiễm khuẩn.
Các khoa:
+ Khoa Khám bệnh - Cấp cứu.
+ Khoa Xương khớp thần kinh - Phục hồi chức năng.
+ Khoa Da liễu.
+ Khoa Y học dân tộc.
+ Khoa Dược - Cận lâm sàng.
1.3.1. Chức năng nhiệm vụ.
Bệnh viện, có các chức năng, nhiệm vụ sau:
- Khám, chữa bệnh, phòng bệnh, phục hồi chức năng cho bệnh nhân trong
tỉnh và các tỉnh lân cận.
- Tham gia nghiên cứu khoa học và chỉ đạo tuyến theo nhiệm vụ được phân
công.
- Quản lý bệnh viện: nhân lực, tài chính, cơ sở vật chất, trang thiết bị.








19

1.3.2. Mô hình tổ chức của bệnh viện.














Hình 1.4. Mô hình cơ cấu tổ chức bệnh viện Suối khoáng Mỹ Lâm năm
2013
1.3.3. Cơ cấu nhân lực bệnh viện.
Cơ cấu nhân lực của Bệnh viện Suối khoáng Mỹ Lâm được trình bày
ở bảng sau:






BAN
GIÁM ĐỐC
HỘI ĐỒNG
- Hội đồng KH-KT

- Hội đồng thuốc
và điều trị
- Hội đồng thi đua,
khen thưởng
CÁC TỔ CHỨC
- Đảng
- Công đoàn
- Đoàn thanh niên
- Hội điều dưỡng
KHOA LÂM SÀNG
- Xương khớp thần
kinh
- Da liếu
- Y học dân tộc
- Khám bệnh - Cấp
cứu
KHOA
CẬN LÂM SÀNG
- Khoa Dược - Cận
lâm sàng
PHÒNG
CHỨC NĂNG
- Phòng kế hoach
tổng hợp
- Phòng tổ chức
hành chính
- Phòng Điều dưỡng
20
Bảng 1.1. Cơ cấu nhân lực của Bệnh viện Suối khoáng Mỹ Lâm
TT Phân loại cán bộ

Số lượng
(người)
Tỷ lệ (%)
1 Trung học 40 57,9
2 Cán bộ khác 9 13,0
3 Đại học điều dưỡng 6 8,7
4 Bác sĩ Chuyên khoa I 6 8,7
5 Dược sĩ Trung học 2 2,9
6 Đại học khác 2 2,9
7 Dược sĩ Đại học 1 1,5
8 Bác sỹ Chuyên khoa II 1 1,5
9 Thạc sĩ 1 1,5
10 Bác sĩ 1 1,5
Tổng cộng 69 100

1.3.4. Chức năng, nhiệm vụ, tổ chức của Khoa Dược.
Mô hình tổ chức khoa dược.












Hình 1.5. Mô hình tổ chức khoa Dược Bệnh viện Suối khoáng Mỹ Lâm

năm 2013
BAN GIÁM ĐỐC
TRƯỞNG KHOA DƯỢC
Kho thuốc tân dược
- Cấp phát thuốc nội
trú.
- Cấp phát thuốc
ngoại trú.
- Hóa chất, vật tư
tiêu hao.
Kho thuốc đông dược
- Cấp phát thuốc đông
dược.
- Dự trù thuốc.
- Tập hợp, theo dõi
thuốc và tiền thuốc.
- Báo cáo định kỳ.
Bộ phận thống kê
- Duyệt phiếu lĩnh.
- Cập nhật phiếu lĩnh
từ các khoa phòng.
- Theo dõi thuốc và
tiền thuốc.
- Báo cáo định kỳ
21
Chức năng:
- Khoa dược là khoa chuyên môn chịu sự quản lý điều hành trực tiếp của
Giám đốc bệnh viện.
- Là một tổ chức chuyên môn, kỹ thuật, kinh tế tham gia vào quá trình điều
trị, có phần trách nhiệm với bệnh viện về hiệu quả điều trị.

- Có chức năng quản lý và tham mưu cho Giám đốc về toàn bộ công tác
dược trong bệnh viện đảm bảo cung cấp đầy đủ, kịp thời thuốc có chất
lượng, tư vấn, giám sát việc thực hiện sử dụng thuốc an toàn, hợp lý.
Nhiệm vụ:
Thực hiện theo Thông tư 22 của Bộ Y tế quy định về tổ chức và hoạt động
của khoa dược Bệnh viện
-
Lập kế hoạch, cung ứng thuốc bảo đảm đủ số lượng, chất lượng cho nhu
cầu điều trị nhằm đáp ứng yêu cầu chẩn đoán, điều trị và các yêu cầu chữa
bệnh khác (phòng chống dịch bệnh, thiên tai, thảm họa).
- Lập kế hoạch cung ứng hóa chất, vật tư tiêu hao đảm bảo chất lượng cho
công tác điều trị nội ngoại trú của bệnh viện.
- Quản lý, theo dõi việc nhập thuốc, cấp phát thuốc cho nhu cầu điều trị và
các nhu cầu đột xuất khác khi có yêu cầu.
- Đầu mối tổ chức, triển khai hoạt động của Hội đồng thuốc và điều trị.
- Bảo quản thuốc theo đúng nguyên tắc “Thực hành tốt bảo quản thuốc”.
- Thực hiện công tác dược lâm sàng, thông tin, tư vấn về sử dụng thuốc,
tham gia công tác cảnh giác dược, theo dõi, báo cáo thông tin liên quan đến
tác dụng không mong muốn của thuốc.
- Quản lý, theo dõi việc thực hiện các quy định chuyên môn về dược tại các
khoa trong bệnh viện.
- Nghiên cứu khoa học và đào tạo; là cơ sở thực hành của các trường Trung
học về dược.
22
- Phối hợp với khoa cận lâm sàng và lâm sàng theo dõi, kiểm tra, đánh giá,
giám sát việc sử dụng thuốc an toàn, hợp lý đặc biệt là sử dụng kháng sinh
và theo dõi tình hình kháng kháng sinh trong bệnh viện.
- Tham gia hội chẩn khi được yêu cầu.
- Tham gia theo dõi, quản lý kinh phí sử dụng thuốc.
Thực hiện nhiệm vụ cung ứng, theo dõi, quản lý, giám sát, kiểm

tra, báo cáo về vật tư y tế tiêu hao (bông, băng, cồn, gạc) khí y tế đối với
các khoa lâm sàng, bệnh viện chưa có phòng Vật tư - Trang thiết bị y tế.
1.3.5. Tình hình khám chữa bệnh tại bệnh viện Suối khoáng Mỹ Lâm
Số lượng bệnh nhân đến khám bệnh tại bệnh viện Suối khoáng Mỹ Lâm
trong năm 2013 thể hiện qua bảng sau:
Bảng 1.2. Số lượng bệnh nhân đến khám bệnh tại bệnh viện Suối
khoáng năm 2013.
Đơn vị tính: Lượt
STT ĐỐI TƯỢNG SỐ LƯỢNG TỈ LỆ %
1 Bệnh nhân khám dịch vụ 988 6,9
2 Bệnh nhân khám bảo hiểm 13.428 93,1
3
Tổng số 14.416 100

1.3.6. Mô hình bệnh tật của bệnh viện Suối khoáng Mỹ Lâm.
Một trong những yếu tố quan trọng để xây dựng danh mục thuốc là
mô hình bệnh tật.
Bảng thống kê mô hình bệnh tật tại bệnh viện Suối khoáng Mỹ Lâm năm
2013.




23
Bảng 1.3. Mô hình bệnh tật, số lượng bệnh nhân điều trị nội trú tại
bệnh viện Suối khoáng Mỹ Lâm năm 2013

Mã ICD NHÓM BỆNH
SỐ
LƯỢNG

BN
TỈ LỆ %
M00-M99
Bệnh hệ cơ, xương khớp và mô
liên kết
792 33,0
J00-J99
Bệnh hệ hô hấp
617 25,7
L00-L99
Bệnh da và mô dưới da
406 16,9
I00-J99
Bệnh hệ tuần hoàn
132 5,5
H00-H99
Bệnh mắt 115 4,8
B00-B99
Bệnh nhiễm khuẩn và ký sinh
vật
72 3,0
K00-K99 Bệnh hệ tiêu hóa
63 2,6
S00-S99
Chấn thương ngộ độcvà 1 số hậu
quả khác
60 2,5
N00-N99
Bệnh hệ tiết niệu và sinh dục 59 2,4
G00-G99 Bệnh hệ thần kinh

31 1,2
O00-O99
Thai nghén, sinh sản, hậu sản 29 1,2
E00-E99
Bệnh nội tiết dinh dưỡng và
chuyển hóa
17 0,7

Nhóm khác 5 0,2
Tổng 2.398 100

Nhận xét:
Nhìn vào bảng trên ta thấy mô hình bệnh tật năm 2013 của bệnh viện
Suối khoáng rất đa dạng gồm hầu hết các chương bệnh. Trong đó các
chương bệnh mắc cao nhất là:

×