Tải bản đầy đủ (.pdf) (67 trang)

Phân tích hoạt động cung ứng thuốc tại bệnh viện tâm thần hải dương năm 2013

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (698.47 KB, 67 trang )


BỘ Y TẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC DƯỢC HÀ NỘI



NGUYỄN HUY XUÂN




PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG CUNG ỨNG THUỐC
TẠI BỆNH VIỆN TÂM THẦN HẢI DƯƠNG
NĂM 2013




LUẬN VĂN DƯỢC SỸ CHUYÊN KHOA CẤP I






HÀ NỘI - 2014

BỘ Y TẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC DƯỢC HÀ NỘI




NGUYỄN HUY XUÂN


PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG CUNG ỨNG THUỐC
TẠI BỆNH VIỆN TÂM THẦN HẢI DƯƠNG
NĂM 2013


LUẬN VĂN DƯỢC SỸ CHUYÊN KHOA CẤP I


Chuyên ngành : Tổ chức quản lý dược
Mã số : CK 60720412

Người hướng dẫn khoa học : GS.TS. Nguyễn Thanh Bình


Nơi thực hiện:- Trường Đại học Dược Hà Nội
- Bệnh viện Tâm Thần Hải Dương
Thời gian thực hiện:Từ 01/01/2013->30/12/2013


HÀ NỘI – 2014

LỜI CẢM ƠN

Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc và kính trọng tới GS.TS. Nguyễn
Thanh Bình người đã hướng dẫn, giúp đỡ tôi tận tình trong suốt quá trình làm
luận văn tốt nghiệp.

Tôi xin bảy tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới các thầy cô bộ môn Quản lý và
kinh tế Dược cùng toàn thể các thầy cô trong trường Đại học Dược Hà Nội đã
dạy dỗ, dìu dắt tôi trong suốt thời gian học tập.
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới các bạn bè, đồng nghiệp, các bác
sĩ, dược sĩ của Bệnh viện Tâm thần Hải Dương.
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới Trường Cao đẳng Dược Hải
Dương đã tạo điều kiện cho tôi học tập.
Cuối cùng tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến cha mẹ, vợ, con, anh
chị em và những người thân yêu của tôi, những người đã nuôi dưỡng, chia sẻ,
động viên giúp đỡ tôi trưởng thành và vươn lên trong cuộc sống.

Hà Nội, ngày tháng năm 2014
HỌC VIÊN



Nguyễn Huy Xuân



i
MỤC LỤC

LỜI CẢM ƠN iii
MỤC LỤC i
DANH MỤC BẢNG iii
DANH MỤC HÌNH iv
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT v
ĐẶT VẤN ĐỀ 1
Chương 1: TỔNG QUAN 2

1.1. Chu trình cung ứng thuốc Bệnh viện 2
1.1.1. Lựa chọn thuốc 2
1.1.2. Mua sắm thuốc 5
1.1.3. Quản lý tồn trữ, bảo quản và cấp phát thuốc 7
1.1.4. Giám sát sử dụng thuốc 8
1.2. Bệnh tâm thần 11
1.2.1. Khái niệm 11
1.2.2. Phân loại 11
1.2.3. Thuốc sử dụng điều trị bệnh tâm thần 12
1.3. Dịch tễ học bệnh tâm thần 13
1.3.1. Trên thế giới 13
1.3.2. Tại Việt Nam 14
1.4. Bệnh viện tâm thần Hải Dương: 15
1.4.1. Một vài nét về bệnh viện tâm thần Hải Dương 15
1.4.2. Chức năng, nhiệm vụ của bệnh viện Tâm Thần: 17
1.4.3. Vị trí, chức năng, nhiệm vụ của khoa dược bệnh viện: 17
1.4.4. Hội đồng thuốc và điều trị của bệnh viện. 18
Chương 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 20
2.1. Đối tượng nghiên cứu 20

ii
2.2. Phương pháp nghiên cứu 20
2.2.1. Phương pháp mô tả hồi cứu 20
2.2.2. Phương pháp thu thập, xử lý số liệu 20
2.2.3. Phương pháp phân tích số liệu 23
Chương 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 24
3.1. Lựa chọn thuốc 24
3.1.1. Quy trình lựa chọn thuốc 24
3.1.2. Cơ cấu DMT bệnh viện xây dựng năm 2013 27
3.2. Hoạt động mua thuốc tại bệnh viện 32

3.2.1. Lựa chọn nhà cung ứng. 32
3.2.2. Kinh phí mua thuốc 33
3.3. Tồn trữ bảo quản và quy trình cấp phát thuốc 36
3.3.1. Tồn trữ và bảo quản 36
3.3.2. Quy trình cấp phát cho bệnh viện 41
3.4. Sử dụng thuốc trong bệnh viện 43
3.4.1. Phân tích DMT sử dụng tại bệnh viện năm 2013. 43
3.4.2. Hoạt động giao nhận thuốc tại khoa lâm sàng 43
3.4.3. Theo dõi phản ứng có hại của thuốc và cách xử lý 45
Chương 4: BÀN LUẬN 46
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 54
TÀI LIỆU THAM KHẢO



iii
DANH MỤC BẢNG

Bảng 1.1. Cơ cấu nhân lực của bệnh viện 15
Bảng 1.2. Cơ cấu nhân lực của khoa dược BV 16
Bảng 3.1. MHBT tại bệnh viện tâm thần Hải Dương năm 2013 26
Bảng 3.2. Phiếu khảo sát DMT sử dụng tại bệnh viện Tâm Thần Hải Dương
năm 2013 27
Bảng 3.3. Cơ cấu DMT theo nhóm tác dụng dược lý tạibệnh viện Tâm Thần
Hải Dương năm 2013 30
Bảng 3.4. Cơ cấu thuốc theo nguồn gốc xuất xứ tạibệnh viện Tâm Thần Hải
Dương năm 2013 31
Bảng 3.5. Các nguồn kinh phí dùng mua thuốc của bệnh viện tâm thần Hải
Dương năm 2013 33
Bảng 3.6. Giá trị, tỷ lệ thuốc tân dược và chế phẩm YHCT tại bệnh viện

Tâm Thần Hải Dương năm 2013 34
Bảng 3.7. Giá trị và tỷ lệ các nhóm thuốc tạibệnh viện Tâm Thần Hải
Dương năm 2013 35
Bảng 3.8. Phân loại kho dược bệnh viện 36
Bảng 3.9. Phiếu khảo sát kho thuốc chính 36
Bảng 3.10. Phiếu khảo sát kho cấp phát thuốc nội trú 37
Bảng 3.11. Phiếu khảo sát kho cấp phát thuốc bảo hiểm ngoại trú 38
Bảng 3.12. Phiếu khảo sát kho cấp phát thuốc chương trình 38
Bảng 3.13. Tổng hợp danh mục trang thiết bị trong kho dược bệnh viện Tâm
Thần Hải Dương năm 2013 39
Bảng 3.14. Nội dung kiểm kê kho dược trong năm 2013 40
Bảng 3.15. Bảng Phân tích DMT sử dụng tại bệnh viện tâm thần Hải dương
năm 2013 43
Bảng 3.16. Nội dung giám sát giao nhận thuốc tại khoa lâm sàng 44
Bảng 3.17. Một số lỗi thường gặp trong bình bệnh án 45

iv
DANH MỤC HÌNH


Hình 1.1. Chu trình cung ứng thuốc Bệnh viện 2
Hình 1.2. Quy trình xây dựng danh mục thuốc Bệnh viện 4
Hình 1.3. Chu trình mua sắm thuốc 5
Hình 1.4. Sơ đồ quy trình cấp phát thuốc của Khoa Dược 8
Hình 1.5. Cơ cấu nhân lực của bệnh viện 16
Hình 1.6. Cơ cấu nhân lực của khoa dược BV 16
Hình 3.1. Quy trình lựa chọn DMT bệnh viện Tâm thần Hải Dương 24
Hình 3.2. Cơ cấu thuốc theo nguồn gốc xuất xứ tạibệnh viện Tâm Thần Hải
Dương năm 2013 31
Hình 3.3. Quy trình mua thuốc tại +bệnh viện Tâm thần Hải Dương năm 2013 32

Hình 3.4. Nguồn kinh phí dùng mua thuốc của bệnh viện tâm thần Hải
Dương năm 2013 33
Hình 3.5. Giá trị, tỷ lệ thuốc tân dược và chế phẩm YHCT tại bệnh viện
Tâm Thần Hải Dương năm 2013 34
Hình 3.6. Giá trị và tỷ lệ các nhóm thuốc tạibệnh viện Tâm Thần Hải
Dương năm 2013 35
Hình 3.7. Quy trình cấp phát thuốc tạibệnh viện Tâm Thần Hải Dương năm
2013 41
Hình 3.8. Quy trình cấp phát thuốc cho tuyến huyện, xã, phường tạibệnh
viện Tâm thần Hải Dương năm 2013 42







v
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

ADR Adverse Drug Reaction
BD Biệt dược
BHYT Bảo hiểm y tế
BVĐK Bệnh viện đa khoa
BYT Bộ Y tế
CĐ Cao đằng
ĐD Điều dưỡng
ĐH Đại học
DM Danh mục
DMT Danh mục thuốc

DMTBV Danh mục thuốc bệnh viện
DMTCY Danh mục thuốc chủ yếu
DMTTY Danh mục thuốc thiết yếu
DSĐH Dược sỹ đại học
GĐ Giám đốc
GĐBV Giám đốc bệnh viện
GSP Good store practive
HC Hoạt chất
HĐT & ĐT Hội đồng thuốc và điều trị
ICD The International Classification of Diseases
INN International Nonproprietary Name
KTV Kỹ thuật viên
MHBT Mô hình bệnh tật
RL Rối loạn
RLTT Rối loạn tâm thần
STT Số thứ tự

vi
TH Trường hợp
Ths Thạc sỹ
TTPL Tâm thần phân liệt
VTYT Vật tư y tế
YHCT Y học cổ truyền




















1
ĐẶT VẤN ĐỀ

Hiện nay, các rối loạn tâm thần, hành vi và các bệnh hệ thần kinh đã và
đang là gánh nặng của các nước đang phát triển trong đó có Việt Nam. Sức
khỏe tâm thần là bộ phận cấu thành sức khỏe của con người và chiếm vị trí
quan trọng trong chất lượng đời sống, đồng thời luôn là vốn quý nhất của mỗi
con người và toàn xã hội. Chính vì vậy, dự án bảo vệ sức khỏe tâm thần cho
nhân dân theo phương thức lồng ghép vào hoạt động của các trạm y tế xã,
phường đã và đang được thực hiện sâu rộng.
Bệnh viện tâm thần của các tỉnh là nơi thực hiện dự án bảo vệ sức khỏe
tâm thần cộng đồng tại tỉnh. Khoa dược có nhiệm vụ đảm bảo số lượng, chất
lượng thuốc điều trị nội, ngoại trú, đáp ứng yêu cầu điều trị hợp lý.
Bệnh viện tâm thần Hải Dương là bệnh viện chuyên khoa hạng II, với
nhiệm vụ khám, chữa bệnh, phòng bệnh và phục hồi chức năng cho người
bệnh tâm thần trong địa bàn tỉnh Hải Dương.
Trong những năm gần đây, đã có nhiều đề tài nghiên cứu về hoạt động
cung ứng thuốc bệnh viện đặc biệt là với các bệnh viện đa khoa. Bệnh viện tâm

thần Hải Dương lại là bệnh viện chuyên khoa hạng II nên quá trình cung ứng
thuốc cũng có những nét đặc thù riêng xong cho đến này chưa có đề tài nào đánh
giá việc cung ứng thuốc cũng như quản lý sử dụng thuốc an toàn, hợp lý, kinh tế
của bệnh viện vì vậy đề tài: “Phân tích hoạt động cung ứng thuốc tại bệnh viện
tâm thần Hải Dương năm 2013” được thực hiện với 2 mục tiêu:
- Phân tích việc triển khai các hoạt động lựa chọn và mua thuốc của bệnh
viện Tâm Thần Hải Dương năm 2013.
- Phân tích hoạt động tồn trữ, bảo quản, cấp phát và sử dụng thuốc tại bệnh
viện Tâm Thần Hải Dương năm 2013.
Từ đó có những đề xuất nhằm hoàn thiện hơn trong quá trình cung ứng
thuốc của bệnh viện Tâm Thần để phục vụ công tác điều trị được tốt hơn.

2
Chương 1
TỔNG QUAN

1.1. Chu trình cung ứng thuốc Bệnh viện
Cung ứng thuốc trong Bệnh viện là hoạt động nhằm đáp ứng nhu cầu
về thuốc cho công tác khám chữa bệnh tại Bệnh viện. Chu trình cung ứng
thuốc là quá trình đưa thuốc từ nơi sản xuất đến tận người bệnh.
Cung ứng thuốc là một chu trình khép kín gồm: Lựa chọn, mua sắm, cấp phát
và sử dụng. Mỗi bước trong chu trình đều có vai trò quan trọng và liên quan
chặt chẽ với nhau, hoạt động thông qua sự giám sát của Hội đồng thuốc và
điều trị. [13]
Chu trình cung ứng thuốc được thể hiện theo sơ đồ sau:









Hình 1.1. Chu trình cung ứng thuốc Bệnh viện
1.1.1. Lựa chọn thuốc
Lựa chọn thuốc là khâu quan trọng trong chu trình cung ứng thuốc, là
việc xác định chủng loại và số lượng thuốc để cung ứng.
LỰA CHỌN
MUA SẮM SỬ DỤNG
CẤP PHÁT
Chu trình cung
ứng thuốc

3
Các tiêu chí lựa chọn thuốc cung ứng theo WHO.
Chỉ chọn các thuốc có đủ các bằng chứng tin cậy về hiệu quả điều trị,
độ an toàn thông qua các thử nghiệm lâm sàng và trên thực tế sử dụng rộng
rãi tại các cơ sở khám chữa bệnh.
Khi có hai hoặc nhiều hơn hai thuốc tương đương nhau về hai tiêu chí
trên thì phải lựa chọn trên cơ sở đánh giá kỹ lưỡng các yếu tố như hiệu quả
điều trị, độ an toàn giá cả và khả năng cung ứng.
Khi so sánh chi phí giữa các thuốc cần so sánh tổng chi phí điều trị.
Các thuốc không hoàn toàn giống nhau cần phân tích hiệu quả và chi phí.
Trong một số trường hợp, lựa chọn thuốc còn phụ thuộc vào một số yếu
tố khác: đặc tính dược động học, trang thiết bị bảo quản, hệ thống kho chứa…
Thuốc thiết yếu nên được bào chế ở dạng đơn chất. Những thuốc ở
dạng đa chất phải có đủ cơ sở chứng minh liều lượng của từng hoạt chất đáp
ứng yêu cầu cần điều trị của một nhóm đối tượng cụ thể và có lợi thế vượt trội
về hiệu quả, độ an toàn hoặc tiện dụng so với thuốc ở dạng đơn chất.
Thuốc ghi tên gốc hoặc tên chung quốc tế (INN), tránh đề cập đến tên

biệt dược hoặc nhà sản xuất cụ thể.
Việc xác định chủng loại thuốc tại Bệnh viện được thông qua danh mục
thuốc Bệnh viện vì lựa chọn thuốc là hoạt động phân tích sàng lọc để xây
dựng: Đảm bảo hiệu quả điều trị, an toàn, phù hợp với khả năng chi trả của
người bệnh và quỹ BHYT.
Quy trình xây dựng danh mục thuốc Bệnh viện:
Việc lựa chọn thuốc để xây dựng danh mục thuốc Bệnh viện là việc
làm cần thiết, là bước đầu của quá trình cung ứng thuốc của Bệnh viện, là cơ
sở cho việc điều trị hợp lý, an toàn, hiệu quả và kinh tế.

4
Quy trình xây dựng danh mục thuốc của bệnh viện có thể được mô tả
theo sơ đồ sau.







Hình 1.2. Quy trình xây dựng danh mục thuốc Bệnh viện
* Hội đồng thuốc và điều trị
Hội đồng thuốc và điều trị được thành lập trên cơ sở thực hiện thông tư
số 08/BYT-TT ngày 04 tháng 7 năm 1997 của Bộ Y tế. [1, 10]
Hội đồng ít nhất mỗi tháng họp một lần và những khi cần thiết.
Chức năng:
Hội đồng thuốc và điều trị của bệnh viện có chức năng tư vấn cho giám đốc
bệnh viện về các vấn đề liên quan đến thuốc và điều trị bằng thuốc của Bệnh
viện, thực hiện tốt chính sách quốc gia về thuốc trong bệnh viện.
* Mô hình bệnh tật bệnh viện.

Mô hình bệnh tật ở bệnh viện là số liệu thống kê về bệnh tật trong một
khoảng thời gian nhất định (thường là theo từng năm) về số bệnh nhân đến
khám và điều trị.
Bệnh viện là nơi trực tiếp khám bệnh và điều trị cho mọi người mắc
bệnh trong cộng đồng, vì vậy MHBT của bệnh viện cũng bao gồm cả mô hình
bệnh tật của cộng đồng.

Căn cứ của khoa Dược

-
DMT chủ yếu của BYT
- DMT thiết yếu.
- Khả năng kinh phí, tồn trữ,
bảo quản.
- Các số liệu của những năm
trước.

HĐT
vàđiều trị
xem xét
GĐBV
phê duyệt

DMT
Bệnh viện
Căn cứ dự trù thuốc, bổ sung,
xây dựng DMT cho các năm sau
Dự thảoDMT Tư vấn



5
Nhưng cũng khác với MHBT ở cộng đồng, mỗi bệnh viện có tổ chức
khác nhau, đặt trên các địa bàn dân cư khác nhau, đặc biệt là sự phân công
chức năng nhiệm vụ trong tuyến y tế khác nhau, từ đó dẫn đến MHBT của
mỗi bệnh viện cũng khác nhau. Việt Nam cũng như thế giới có 2 loại MHBT
bệnh viện: một là MHBT của BVĐK và một là MHBT của bệnh viện chuyên
khoa. Trong đó, một bệnh viện chuyên khoa cũng vẫn có mô hình bệnh tật đa
dạng và phức tạp, vừa có những bệnh điển hình của chuyên khoa đó, vừa có
các bệnh thông thường khác.
1.1.2. Mua sắm thuốc
Sau khi đã lựa chọn và xây dựng được danh mục thuốc Bệnh viện,
bước tiếp theo của chu trình cung ứng thuốc là mua sắm thuốc.
Chu trình mua sắm thuốc bao gồm hầu hết các quyết định và hoạt động
nhằm xác định số lượng sử dụng cụ thể của từng thuốc giá cả phải chi trả và
chất lượng thuốc nhận về… Một quá trình mua sắm thuốc hiệu quả đảm bảo
cung cấp đúng thuốc, đúng số lượng với giá cả hợp lý và với tiêu chuẩn chất
lượng được thừa nhận. Chu trình mua được thực hiện qua các bước sau:








Hình 1.3. Chu trình mua sắm thuốc
Xác định nhu cầu
về số lượng và
chủng loại
Lựa chọn các

phương thức mua
Thanh toán tiền
và kiểm nhận
Ký kết các
hợp đồng kinh tế
MUA SẮM
THUỐC

6
Xác định nhu cầu thuốc:
Xác định nhu cầu thuốc của Bệnh viện là xác định số lượng thuốc cần sử
dụng cho công tác khám chữa bệnh. Xác định nhu cầu thuốc phụ thuộc vào: số
lượng thuốc tồn trữ, số lượng sử dụng thực tế của kỳ trước, mô hình bệnh tật, khí
hậu, trình độ chuyên môn và kỹ thuật dịch vụ Y tế. Để xác định nhu cầu thuốc
hợp lý cần phải phân tích đánh giá về số lượng thuốc sử dụng có hợp lý hay
không, lượng tồn kho nhiều hay ít, kinh phí mua thuốc của Bệnh viện, giá cả.
Lựa chọn nơi cung ứng:
Sau khi tổ chức đấu thầu theo đúng quy định để chọn ra nhà thầu, căn
cứ vào kết quả trúng thầu để lựa chọn nhà cung ứng. Bệnh viện sẽ ký kết hợp
đồng nguyên tắc với nhà cung ứng theo đúng kết quả trúng thầu.
Đặt hàng, nhận và kiểm nhập và thanh toán:
Căn cứ vào nội dung tại hợp đồng, bệnh viện sẽ đặt hàng theo đúng dự
trù đã được Giám đốc bệnh viện phê duyệt.
Bên cung ứng sẽ cung ứng theo đúng yêu cầu về chủng loại thuốc theo
dự trù của Bệnh viện, giao hàng tại kho chính của khoa Dược theo đúng cam
kết tại hợp đồng.
Trước khi thuốc được nhập kho phải kiểm nhập theo quy định, quy
trình nhận thuốc và kiểm nhập do Hội đồng kiểm nhập làm việc theo đúng
trình tự.
- Nhận hàng, đối chiếu số lượng thực tế với hoá đơn và phiếu báo xuất

kho về: tên thuốc, hãng sản xuất, nước sản xuất, quy cách đóng gói, nồng độ
hàm lượng, số lô, hạn dùng.
- Kiểm tra nguyên vẹn của bao bì đóng gói.
- Kiểm tra chất lượng thực tế bằng cảm quan.

7
- Kiểm tra điều kiện vận chuyển của thuốc về bảo quản: nhiệt độ, độ ẩm.
Sau khi kiểm nhập xong Hội đồng kiểm nhập lập biên bản, ghi rõ nhận
xét về kết quả kiểm nhập theo nội dung trên, ký đầy đủ chữ ký của thành phần
kiểm nhập.
Bệnh viện thanh toán tiền mua thuốc cho các nhà cung ứng bằng hình
thức trong hợp đồng: Chuyển khoản hoặc tiền mặt. Thời gian thanh toán theo
quy định đã ký kết trong hợp đồng.
1.1.3. Quản lý tồn trữ, bảo quản và cấp phát thuốc
* Tồn trữ và bảo quản thuốc:
Tồn trữ: Bao gồm các quá trình xuất nhập kho, hợp lý, kiểm kê, dự trù,
các biện pháp kỹ thuật bảo quản hàng hoá.
Cơ sở tồn kho là một công tác quan trọng trong hoạt động cung ứng
thuốc. Xây dựng cơ sở tồn kho phải đảm bảo: đáp ứng nhu cầu điều trị, tránh
tồn đọng nhiều ảnh hưởng đến kinh phí của Bệnh viện, nhưng cũng phải đủ
cho nhu cầu sử dụng từ 2 - 3 tháng.
Bảo quản: Điều kiện bảo quản có ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng của
thuốc. Ở nước ta, khí hậu nhiệt đới nóng ẩm là điều kiện không thuận lợi cho
công tác tồn trữ, bảo quản thuốc. Điều kiện kho tàng và các trang thiết bị phục
vụ cho công tác bảo quản thuốc chưa được đầy đủ. Vì vậy cần phải thấy được
tầm quan trọng của công tác bảo quản, để thiết kế kho, sắp xếp hàng hoá trong
kho một cách hợp lý và bảo quản theo đúng điều kiện ghi trên nhãn của cơ sở
sản xuất. Có sổ theo dõi hạn dùng của thuốc và lưu giữ thuốc theo nguyên tắc
(hạn ngắn xuất trước, hạn dài xuất sau).
Theo quy định của Bộ Y tế từ ngày 01/10/2011 các cơ sở kinh

doanh, tồn trữ, bảo quản thuốc, khoa Dược Bệnh viện triển khai áp dụng

8
thực hành tốt bảo quản thuốc (GSP). Phải thường xuyên theo dõi, ghi chép
điều kiện bảo quản thuốc.
Thuốc gây nghiện, hướng thần bảo quản theo đúng quy định của
Bộ Y tế.
* Cấp phát thuốc:
Cấp phát thuốc là giai đoạn quan trọng ảnh hưởng lớn đến hiệu quả
điều trị. Quy trình cấp phát thuốc cần được xây dựng khoa học phù hợp với
nhân lực của khoa Dược, của từng Bệnh viện và được kiểm tra quy trình chặt
chẽ, từ khoa Dược tới các khoa và từ khoa lâm sàng đến người bệnh, đảm bảo
an toàn cho từng người bệnh.
Khoa Dược Bệnh viện cấp phát thuốc theo sơ đồ sau:









Hình 1.4. Sơ đồ quy trình cấp phát thuốc của Khoa Dược
1.1.4. Giám sát sử dụng thuốc
Thuốc là loại hàng hóa đặc biệt nên quá trình sử dụng thuốc trong
bệnh viện phải tuyệt đối tuân thủ các qui định của Bộ Y tế, cụ thể là thực
KHO LẺ

KHOA CẬN LÂM SÀNG


KHOA LÂM SÀNG

NGƯỜI BỆNH

KHO CHÍNH

9
hiện tốt thông tư số: 23/2011/TT;BYT ngày 10 tháng 6 năm 2011 do Bộ y
tế ban hành [5].
Đối với khoa dược để thực hiện tốt sử dụng thuốc cần thực hiện triệt để
các nội dung sau:
- Kiểm duyệt đơn thuốc, phiếu lĩnh thuốc hàng ngày trước khi cấp phát.
- Tổ chức cấp phát thuốc hằng ngày và bổ sung theo y lệnh. Phát
thuốc kịp thời để đảm bảo người bệnh được dùng thuốc đúng thời gian.
- Thuốc cấp phát lẻ không còn nguyên bao gói phải được đóng gói lại
trong bao bì kín và có nhãn ghi tên thuốc, nồng độ (hàm lượng), hạn dùng.
việc ra lẻ thuốc phải bảo đảm trong môi trường vệ sinh sạch sẽ và thao tác
hợp vệ sinh.
- Tùy điều kiện, tính chuyên khoa của bệnh viện, khoa Dược thực hiện
pha chế thuốc theo Y lệnh dưới dạng pha sẵn để sử dụng.
- Khoa dược từ chối cấp phát thuốc trong các trường hợp phiếu lĩnh,
đơn thuốc có sai sót, phiếu lĩnh hoặc đơn thuốc thay thế sau khi có ý kiến của
dược sĩ khoa Dược, phải được người ký phiếu lĩnh (hoặc kê đơn thuốc) ký xác
nhận bên cạnh.
- Thông báo những thông tin về thuốc: tên, thành phần tác dụng
dược lý, tác dụng không mong muốn, liều dùng, áp dụng điều trị, giá tiền,
lượng tồn trữ.
- Khoa dược làm đầu mối trình lãnh đạo bệnh viện báo cáo phản ứng
có hại của thuốc gửi về Trung tâm Quốc gia về thông tin thuốc và theo dõi

phản ứng có hại của thuốc ngay sau khi xử lý.
Để hoạt động sử dụng thuốc được thực hiện có hiệu quả thì bệnh viện
phải thực hiện tốt các nội dung như.

10
* Giám sát thực hiện danh mục thuốc.
* Giám sát kê đơn, chỉ định dùng thuốc.
* Giám sát, theo dõi các phản ứng có hại của thuốc.
Giám sát thực hiện danh mục thuốc
Giám sát thực hiện danh mục thuốc chính là giám sát việc sử dụng các
thuốc trong bệnh viện có nằm trong DMT của bệnh viện hay không. Ngoài ra
thường xuyên rà soát DMTBV còn phải đưa ra các biện pháp nhằm cải thiện
vấn đề tuân thủ danh mục thuốc.
Chỉ thị 05/2004/CT-BYT về việc chấn chỉnh công tác cung ứng, sử dụng
thuốc trong bệnh viện đã ghi rõ:” Đảm bảo đủ thuốc chữa bệnh theo danh
mục thuốc chủ yếu sử dụng tại các cơ sở khám chữa bệnh, không để người
bệnh nội trú phải tự mua thuốc trong danh mục thuốc chủ yếu” [2].
Giám sát kê đơn, chỉ định dùng thuốc
Kê đơn và chỉ định dùng thuốc do bác sỹ thực hiện, các nguyên nhân gây
sai sót ở khâu kê đơn, chỉ định dùng thuốc rất đa dạng và phức tạp, Có thể
do trình độ chẩn đoán bệnh, hiểu biết về thuốc, do ý thức trách nhiệm, y
đức, do tác động của thị trường chi phối, do sức ép xã hội… Vì vậy, muốn
quản lý việc kê đơn, chỉ định dùng thuốc an toàn, hợp lý, hiệu quả và tiết
kiệm, cần yêu cầu các bác sỹ thực hiện đúng các quy định của bệnh viện và
của Nhà nước: Kê đơn trong danh mục thuốc đã được bệnh viện xây dựng,
thực hiện tốt theo quy chế kê đơn, quy trình kê đơn và sử dụng thuốc của
bệnh viện. Kê đơn theo phác đồ điều trị và luôn đúc rút kinh nghiệm, với
nhiều biện pháp như: bình đơn thuốc, sinh hoạt về thông tin thuốc, các tiến
bộ về thuốc định kỳ trong bệnh viện. Để đảm bảo kê đơn, chỉ định dùng
thuốc thực hiện 5 đúng: đúng thuốc, đúng người bệnh, đúng liều dùng,

đúng đường dùng, đúng thời gian dùng.

11
Giám sát, theo dõi các phản ứng có hại của thuốc.
Đối với các thuốc trước khi đưa vào sử dụng đã được nghiên cứu đánh
giá chi tiết cụ thể tác dụng và các phản ứng có hại của thuốc. Tuy nhiên, hiện
nay chưa có một mô hình tối ưu nào có thể phát hiện hết các phản ứng có hại
của thuốc. Do vậy, trong quá trình sử dụng thuốc việc theo dõi phản ứng có
hại của thuốc (ADR) có ý nghĩa hết sức to lớn nhằm hoàn thiện các dữ liệu
khoa học về thuốc và để tránh các phản ứng gây hậu quả đáng tiếc cho những
trường hợp sử dụng sau này. Công việc này cũng là một trong những yếu tố
quan trọng thúc đẩy nỗ lực nghiên cứu nâng cao hiểu biết, nhận thức về thuốc
trong bệnh viện.[4]
1.2. Bệnh tâm thần
1.2.1. Khái niệm
Bệnh tâm thần là những bệnh do hoạt động của não bộ bị rối loạn mà
gây nên những biến đổi bất thường trong ý nghĩ, cảm xúc, hành vi, tác phong,
suy luận, ý thức của người bệnh[16].
1.2.2. Phân loại
Theo bảng phân loại bệnh quốc tế lần 10 (ICD X) có khoảng 300 dạng
tật chứng, rối loạn tâm lý - tâm thần với các dạng thường gặp [14]:
Các rối loạn tâm thần thực tổn:
- Mất trí trong alzhemer.
- Mất trí trong bệnh mạch máu.
- Mất trí trong bệnh parkinson.
- Các rối loạn tâm thần khác do tổn thương não và rối loạn chức năng não.
Các rối loạn tâm thần và hành vi do sử dụng các chất tác động tâm thần:
- Các rối loạn tâm thần và hành vi do sử dụng rượu.
- Các rối loạn tâm thần và hành vi do sử dụng chất có thuốc phiện.


12
Bệnh tâm thần phân liệt, các rối loạn phân liệt và các rối loạn hoang tưởng:
- Bệnh tâm thần phân liệt.
- Các rối loạn hoang tưởng dai dẳng.
- Các rối loạn thần cấp và nhất thời.
- Các rối loạn phân liệt cảm xúc.
Rối loạn khí sắc (cảm xúc):
- Giai đoạn hưng cảm.
- Rối loạn cảm xúc lưỡng cực.
- Giai đoạn trầm cảm.
- Trầm cảm tái diễn.
Các rối loạn bệnh tâm căn có liên quan đến stress và dạng cơ thể.
Các rối loạn nhân cách và hành vi ở người trưởng thành.
Chậm phát triển tâm thần.
Các rối loạn hành vi và cảm xúc khởi phát ở trẻ em và thanh thiếu niên.
1.2.3. Thuốc sử dụng điều trị bệnh tâm thần
Thuốc chống loạn thần
- Thuốc cổ điển: clorpromazin, levomepromazin, haloperidol,
- Thuốc thế hệ mới: olanzapin, risperidon, quetiapine, sulpirid,
amisulpirid…
Thuốc giảm lo âu: diazepam, hydroxyzin,…
Thuốc chống trầm cảm:
- Các thuốc cổ điển: amitryptilin, imitriptylin, …
- Các thuốc thế hệ mới: fluoxetin, sertraline, …
Thuốc chống động kinh: phenobarbital, phenytoin, carbamazepin, acid
valproic, gabapentin, …

13
1.3. Dịch tễ học bệnh tâm thần
1.3.1. Trên thế giới

Năm 1855, E.Jarvis đã tiến hành một điều tra thu thập thông tin về các
điều kiện sinh hoạt của 2471 bệnh nhân tâm thần có 169 bệnh nhân loạn thần
và 791 bệnh nhân chậm phát triển tâm thần. Ông kết luận: Các bệnh loạn thần
liên quan phần nào đến nghèo khó, những người nhập cư dễ bị bệnh hơn
những người dân bản địa.
Năm 1857. Tuke.D.H. nghiên cứu so sánh thấy ở các vùng đô thị công
nghiệp hoá, tỷ lệ các bệnh loạn thần cao hơn ở các vùng nông nghiệp.
Năm 1931, Minger G. điều tra 66 gia đình gồm 1357 người, thấy tỷ lệ
bệnh tâm thần phân liệt rất cao (4%) và tỷ lệ các bệnh tâm thần nói chung là
12%. Ông cho rằng kết quả đó là do tính đồng huyết tộc.
Năm 1933, Brugger C. nghiên cứu ở vùng nông thôn Thuringia (Đức)
thấy tỷ lệ bệnh tâm thần không cao lắm (13,1/1000), nửa số người bị loạn
thần không phải nằm viện. Theo dõi lịch sử gia đình tất cả các bệnh nhân nằm
viện trong 2 năm ông thấy tỷ lệ bệnh tâm thần phân liệt là 9,8‰.
Năm 1953 Nghiên cứu của Lin T.Y ở Đài Loan trên toàn thể dân thuộc 5
làng nông thôn, một quần thể nhỏ và mộtphường thuộc thành phố, với dân số
tổng cộng 1931 người. Tất cả các ca bệnh tâm thần đều được khám xét, chẩn
đoán chính xác, kết quả tìm thấy 214 bệnh nhân tâm thần các loại, các bệnh
loạn thần chiếm 3,8‰.
Năm 1958, Hollingshead A.B và Redlich F.C. điều tra các rối loạn tâm
thần đã được điều trị tại một quần thể thành thị ở New Haven. Tác giả kết
luận ở tầng lớp xã hội càng thấp, tỷ lệ các bệnh tâm căn càng thấp và tỷ lệ các
bệnh loạn thần càng cao. Nghiên cứu trên 50 người da trắng trưởng thành ở 2
nhóm chẩn đoán là tâm thần phân liệt và tâm căn. Tác giả khẳng định rằng

14
biến động xã hội rõ ràng có liên quan tới sự xuất hiện các rối loạn tâm thần ở
tầng lớp 3 chứ không phải ở tầng lớp có các điều kiện kinh tế không thuận lợi.
Năm 1964, Helgason T. điều tra dịch tễ học trên 5395 người trên đảo
Iceland 1543/5395 người được phân tích bị rối loạn tâm thần, xác xuất toàn

bộ các rối loạn tâm thần trước tuổi 61 là 32,47% đối với nam và 34,34%
đối với nữ.
Năm 1976 Nielsen J. Đan Mạch trong nhiều năm điều tra tại các cơ sở
của bác sỹ đa khoa cũng như ở các cơ sở chuyên khoa, công bố tỷ lệ mắc
bệnh tâm thần hàng năm 254/1000 ở nam và 303/1000 ở nữ. [18]
1.3.2. Tại Việt Nam
Ở Việt Nam, chỉ tính riêng tỷ lệ mắc 10 bệnh tâm thần thường gặp (tâm
thần phân liệt, động kinh, trầm cảm, lo âu, chậm phát triển tâm thần, rối loạn
hành vi ở thanh thiếu niên, loạn thần tuổi già, nghiện ma túy - nghiện rượu,
rối loạn tâm thần sau chấn thương sọ não) đã có trên 15% dân số bị các bệnh
này (riêng lạm dụng rượu và nghiện rượu chiếm 6%).
Theo điều tra của viện tâm thần Hà Nội về rối loạn tâm thần thường
gặp tại một số phường xã năm 2009 thì chỉ tính riêng tỷ lệ mắc 10 bệnh tâm
thần thường gặp đã có 18,7% dân số mắc bệnh [7].
Tình hình sử dụng thuốc dự án bảo vệ sức khỏe tâm thần cộng đồng
Theo báo cáo thực hiện dự án bảo vệ sức khỏe tâm thần cộng đồng giai
đoạn 2006 - 2009: tiền thuốc chi cho 1 bệnh nhân trong 1 năm là 150.000 đ.
Quản lý thuốc hướng tâm thần
Danh mục thuốc hướng tâm thần sử dụng tại bệnh viện
- Diazepam
- Phenobarbital

15
1.4. Bệnh viện tâm thần Hải Dương:
1.4.1. Một vài nét về bệnh viện tâm thần Hải Dương[8].
Bệnh viện Tâm thần Hải Dương được thành lập tháng 9/1967 trên địa
bàn Xã Gia Xuyên, huyện Gia Lộc, tỉnh Hải Dương với diện tích
18.068m2.Quá trình phát triển của bệnh viện: Khi mới thành lập có 40 giường
bệnh, khi đó mới có 6 cán bộ gồm: 1 bác sỹ, 2 y sỹ và 3 y tá. Hiện nay biên
chế bệnh viện tăng lên với 166 cán bộ công nhân viên với đội ngũ gồm 8 bác

sỹ chuyên khoa,thạc sỹ,1dược sỹ đại học, 2 đại học điều dưỡng,90 y tá,y
sỹ,KTV,ĐDCĐ,6 đại học kinh tế,6 dược sỹ trung học,53 cán bộ khác.
Bệnh viện Tâm thần HD là bệnh viện chuyên khoa tuyến tỉnh với 150
giường bệnh theo kế hoạch được chia thành 13 khoa phòng.Có 4 khoa điều trị
nội trú còn lại là các khoa phòng chức năng phục vụ cho công tác điều
trị,chăm sóc và quản lý bệnh nhân với số lượng trên 7000 bệnh nhân tâm thần
và động kinh.
*Cơ cấu nhân lực của bệnh viện:
Cơ cấu nhân lực của bệnh viện Tâm Thần được trình bày ở bảng 1.1
Bảng 1.1. Cơ cấu nhân lực của bệnh viện
STT
Cán bộ nhân viên SL Tỷ lệ
1 BS chuyên khoa, Ths 8 4,8
2 DS ĐH 1 0,6
3 ĐH điều dưỡng 2 1,2
4 Y tá, y sỹ, KTV, ĐD, CĐ 90 54,2
5 ĐH khác 6 3,6
6 DSTH, dược tá 6 3,6
7 Cán bộ khác 53 32
Tổng 166 100


16

Hình 1.5. Cơ cấu nhân lực của bệnh viện
* Cơ cấu nhân lực dược:
Cơ cấu nhân lực dược thể hiện ở bảng 1.2
Bảng 1.2. Cơ cấu nhân lực của khoa dược BV
STT
Trình độ cán bộ

khoa dược
SL
Tỷ lệ/ khoa
dược
Tỷ lệ / toàn
BV
1 Sau Đại học 0 0 0
2 Đại học 1 12,5 0,6
3 Trung học 6 75 3,6
4 Công nhân dược 1 12,5 0,6
Tổng

8 100 4,8

Hình 1.6. Cơ cấu nhân lực của khoa dược BV
4.8
0.6
1.2
54.2
3.6
3.6
32
BS chuyên khoa, Ths
DS ĐH
ĐH điều dưỡng
Y tá, y sỹ, KTV, ĐD, CĐ
ĐH khác
DSTH, dược tá
Cán bộ khác
0

10
20
30
40
50
60
70
80
Sau Đại học Đại học Trung học Công nhân dược
0
12.5
75
12.5
0
0.6
3.6
0.6
Tỷ lệ/ khoa
dược

×