Tải bản đầy đủ (.pdf) (82 trang)

Phân tích hoạt động cung ứng thuốc tại bệnh viện y học cổ truyền trung ương năm 2013

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (797.93 KB, 82 trang )

BỘ Y TẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC DƯỢC HÀ NỘI

LẠI THỊ THU MAI

PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG CUNG ỨNG THUỐC TẠI
BỆNH VIỆN Y HỌC CỔ TRUYỀN
TRUNG ƯƠNG NĂM 2013

LUẬN VĂN DƯỢC SỸ CHUYÊN KHOA CẤP I

HÀ NỘI - 2014


BỘ Y TẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC DƯỢC HÀ NỘI

LẠI THỊ THU MAI

PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG CUNG ỨNG THUỐC TẠI
BỆNH VIỆN Y HỌC CỔ TRUYỀN
TRUNG ƯƠNG NĂM 2013
CHUYÊN NGÀNH: TỔ CHỨC QUẢN LÝ DƯỢC
MÃ SỐ:
CK 60720412

LUẬN VĂN DƯỢC SỸ CHUYÊN KHOA CẤP I
Người hướng dẫn khoa học: PGS, TS Nguyễn Thị Song Hà

Nơi thực hiện: Trường Đại học Dược Hà Nội
Bệnh viện Y học cổ truyền trung ương


Thời gian thực hiện: Từ 15/11/2013 đến 15/3/2014

HÀ NỘI - 2014


LỜI CẢM ƠN
Để hồn thành luận văn này, tơi xin được bày tỏ lời cảm ơn chân
thành và lòng biết ơn sâu sắc tới PGS,TS Nguyễn Thị Song Hà, người đã
ln tận tình giúp đỡ và hướng dẫn tơi trong suốt thời gian làm luận văn tốt
nghiệp Dược sĩ chuyên khoa cấp I.
Tôi cũng xin gửi lời cảm ơn chân thành tới Ban giám hiệu, các quý
thầy cô trường đại học Dược Hà Nội, phịng Sau đại học, bơ mơn Quản lý
Kinh tế dược đã tận tình giảng dạy và hướng dẫn tơi trong q trình học tập
tại trường.
Tơi xin trân trọng cảm ơn PGS,TS Trần Quốc Bình - Giám đốc
bệnh viện Y học cổ truyền trung ương, khoa Dược, phòng kế hoạch tổng
hợp, phòng tổ chức cán bộ, phòng tài chính kế tốn và các đồng nghiệp tại
bệnh viện Y học cổ truyền trung ương đã giúp đỡ tôi trong suốt q trình
học tập và nghiên cứu.
Cuối cùng, tơi xin chân thành cảm ơn người thân, gia đình và bạn bè
đã luôn động viên giúp đỡ tôi trong suốt chặng đường học tập của mình.
Xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày 20 tháng 5 năm 2014
Học viên

Lại Thị Thu Mai


MỤC LỤC
ĐẶT VẤN ĐỀ ........................................................................................... 1

CHƯƠNG I: TỔNG QUAN..................................................................... 3
1.1. TỔNG QUAN VỀ HOẠT ĐỘNG CUNG ỨNG THUỐC ................ 3
1.1.1 Lựa chọn thuốc ............................................................................ 4
1.1.2. Mua thuốc .................................................................................. 5
1.1.3. Tồn trữ, bảo quản và cấp phát thuốc ........................................... 7
1.1.4. Sử dụng thuốc ............................................................................ 9
1.2. THUỐC Y HỌC CỔ TRUYỀN...................................................... 11
1.2.1. Khái niệm về thuốc y học cổ truyền.......................................... 11
1.2.2. Vai trị của thuốc y học cổ truyền ............................................. 11
1.2.3. Tình hình sử dụng thuốc YHCT trên thế giới và ở Việt Nam.... 11
1.2.4 Tình hình cung ứng thuốc YHCT trong bệnh viện. .................... 15
1.3. BỆNH VIỆN Y HỌC CỔ TRUYỀN TRUNG ƯƠNG ................... 17
1.3.1. Một vài nét về lịch sử của Bệnh viện Y học cổ truyền Trung ương.17
1.3.2. Chức năng nhiệm vụ ................................................................. 17
1.3.3. Mơ hình tổ chức bệnh viện ....................................................... 18
1.3.4. Khoa Dược Bệnh viện Y học cổ truyền Trung ương ................. 20
CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU ...................................................................... 25
2.1. Đối tượng, địa điểm và thời gian nghiên cứu. ................................. 25
2.1.1. Đối tượng nghiên cứu ............................................................... 25
2.1.2. Địa điểm nghiên cứu ................................................................ 25
2.1.3. Thời gian nghiên cứu;............................................................... 25
2.2. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU ........................................................... 25
2.3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .................................................. 25
2.3.1. Phương pháp mô tả hồi cứu: ..................................................... 25


2.3.2. Phương pháp phân tích và trình bày số liệu .............................. 26
2.3.3. Phương pháp xử lý số liệu ........................................................ 26
CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU .............................................. 28

3.1. PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG CUNG ỨNG THUỐC CỦA BỆNH
VIỆN Y HỌC CỔ TRUYỀN TRUNG ƯƠNG NĂM 2013. ............. 28
3.1.1. Hoạt động lựa chọn thuốc ......................................................... 28
3.1.2. Hoạt động mua sắm thuốc ........................................................ 36
3.1.3 Hoạt động tồn trữ, bảo quản và giao phát thuốc ......................... 44
3.1.4 Phân tích hoạt động sử dụng thuốc ............................................ 53
3.2.PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG BÀO CHẾ THUỐC THANG TẠI
KHOA DƯỢC BỆNH VIỆN YHCT TRUNG ƯƠNG NĂM 2013 ... 57
3.2.1. Kết quả hoạt động bào chế thuốc thang .................................... 57
3.2.2. Kết quả hoạt động sản xuất thuốc thành phẩm .......................... 58
3.2.3 Khảo sát chất lượng thuốc ......................................................... 59
CHƯƠNG 4: BÀN LUẬN ...................................................................... 62
4.1. VỀ HOẠT ĐỘNG CUNG ỨNG THUỐC TẠI BỆNH VIỆN YHCT
TRUNG ƯƠNG NĂM 2013........................................................... 62
4.2 VỀ HOẠT ĐỘNG BÀO CHẾ THUỐC ĐÔNG DƯỢC TẠI BỆNH
VIỆN YHCT TRUNG ƯƠNG NĂM 2013 ........................................... 67
KẾT LUẬN ............................................................................................. 69
Ý KIẾN ĐỀ XUẤT ................................................................................. 71
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
ADR

Adverse drug reaction ( Phản ứng có hại của thuốc)

BHYT

Bảo hiểm y tế


BV

Bệnh viện

CQ

Cơ quan

CTCP

Cơng ty cổ phần

DĐVN

Dược điển Việt Nam

DLS

Dược lâm sàng

DMT

Danh mục thuốc

DMTBV

Danh mục thuốc bệnh viện

DMTTT


Danh mục thuốc trúng thầu

DMTCY

Danh mục thuốc chủ yếu

DMTTY

Danh mục thuốc thiết yếu

GSP

Good storage practice (Thực hành bảo quản thuốc tốt)

HĐT&ĐT

Hội đồng thuốc và điều trị

HSDT

Hồ sơ dự thầu

HSMT

Hồ sơ mời thầu

NCKH

Nghiên cứu khoa học


KHTC

Kế hoạch tài chính

STT

Số thứ tự

TCKT

Tài chính kế tốn

TT

Thứ tự

WHO

World health organization ( Tổ chức y tế thế giới)

YDCT

Y dược cổ truyền

YHCT

Y học cổ truyền

YHHĐ


Y học hiện đại


DANH MỤC BẢNG
Bảng 1.1 Tỷ lệ mua thuốc Nam-Bắc tại các bệnh viện YHCT .................. 16
Bảng 1.2 Cơ cấu nhân lực khoa dược bệnh viện YHCT TW .................... 23
Bảng 3.1 Số lượng thuốc đông dược bổ sung vào DMTBV năm 2013 ..... 31
Bảng 3.2 Cơ cấu danh mục thuốc đông dược theo nhóm tác dụng ............ 32
Bảng 3.3. Cơ cấu danh mục thuốc đông dược theo nguồn gốc Nam – Bắc ...... 33
Bảng 3.4. Danh mục chế phẩm YHCT được sử dụng tại bệnh viện .......... 34
Bảng 3.5. Mơ hình bệnh tật tại bệnh viện YHCT TƯ năm 2013 ............... 35
Bảng 3.6. Cơ cấu DMT của bệnh viện YHCT TW ................................... 36
Bảng 3.7. Cơ cấu kinh phí mua sắm thuốc đơng dược trên tổng kinh phí . 36
Bảng 3.8. Tỷ lệ kinh phí mua thuốc đơng dược theo nguốn gốc Nam – Bắc . 37
Bảng 3.9. Kết quả trúng thầu cung ứng gói thầu đơng dược năm 2013 .... 42
Bảng 3.10. Mức chênh lệch giữa giá kế hoạch và giá trúng thầu năm 2013 .... 42
Bảng 3.11. Số lần nhập thuốc đơng dược trung bình theo từng tháng năm 2013 . 43
Bảng 3.12. Phân loại và đặc điểm thiết kế hệ thống kho đông dược ......... 45
Bảng 3.13. Trang thiết bị bảo quản thuốc tại các kho đông dược năm 2013 . 46
Bảng 3.14. Giá trị thuốc đông dược tồn kho hàng tháng tại bệnh viện năm 2013 47
Bảng 3.15. Tỷ lệ thuốc đơng dược có hư hao tại kho chính và kho lẻ ....... 48
Bảng 3.16. Tỷ lệ hư hao của các thuốc đông dược.................................... 48
Bảng 3.17. Bảng số lượng bệnh nhân khám và điều trị tại bệnh viện năm 2013 . 52
Bảng 3.18. Các nội dung giám sát sử dụng thuốc tại các khu điều trị ....... 55
Bảng 3.19. Bảng số lượng thuốc trong DMTBV thực tế sử dụng tại bệnh
viện năm 2013 ........................................................................ 57
Bảng 3.20. Khối lượng thuốc được bào chế năm 2013 ............................. 58
Bảng 3.21. Kết quả hoạt động sản xuất thuốc của khoa dược năm 2013 .. 59
Bảng 3.22. Kết quả kiểm tra chất lượng đầu vào tại khoa dược năm 2013 ..... 60

Bảng 3.23. Kết quả kiểm nghiệm thuốc tại khoa dược.............................. 61


DANH MỤC HÌNH
Hình 1.1. Chu trình cung ứng thuốc ........................................................... 3
Hình 1.2. Chu trình quản lý sử dụng thuốc ............................................... 10
Hình 1.3. Tỷ lệ sử dụng thuốc đơng dược và thuốc tân dược trong các cơ sở
KCB ....................................................................................... 16
Hình 1.4. Sơ đồ tổ chức Bệnh viện Y học cổ truyền Trung ương.............. 19
Hình 1.5. Sơ đồ tổ chức khoa dược Bệnh viện Y học cổ truyền Trung ương . 22
Hình 3.1. Quy trình xây dựng DMT bệnh viện YHCT TW ...................... 29
Hình 3.2. Các bước bổ sung thuốc vào DMTBV ...................................... 30
Hình 3.3. Kinh phí mua sắm thuốc đơng dược năm 2013 ......................... 37
Hình 3.4. Quy trình đấu thầu thuốc .......................................................... 39
Hình 3.5. Quy trình xét thầu của bệnh viện .............................................. 40
Hình 3.6 Quy trình cấp phát thuốc thang tại bệnh viện YHCTTW .......... 51


ĐẶT VẤN ĐỀ
Nền y học cổ truyền của Việt Nam có một truyền thống và có lịch sử lâu
đời phong phú. Nó được bắt nguồn từ một nền y học dân gian, thông qua
thực tiễn nhiều đời. Trải qua hàng ngàn năm lịch sử, từ thế hệ trước truyền
lại cho thế hệ sau, đúc kết được các kinh nghiệm từ thực tiễn lâm sàng, xây
dựng nên những lý luận về các phương pháp phòng và chữa bệnh. Mặt
khác các lý luận triết học duy vật cổ đại (thuyết âm dương, ngũ hành…) lại
được các nhà y học cổ phương Đông vận dụng vào trong mọi lĩnh vực từ
phòng bệnh đến chẩn trị, bào chế thuốc, làm phong phú thêm cho kho tàng
lý luận của y học cổ truyền. Với sự tiếp thu tinh hoa của nền y học nước
ngoài, Đại y tơn Hải Thượng Lãn Ơng người đã có cơng Việt Nam hóa nền
y học Trung Hoa vào Việt Nam. Ông đã đúc kết và sáng tạo phù hợp với

điều kiện, hoàn cảnh Việt Nam.
Được sự quan tâm của Đảng và nhà nước, nền y học cổ truyền không
ngừng được chú trọng, mở rộng và phát triển. Theo đánh giá của WHO
Việt Nam là một trong ba nước đứng đầu thế giới về y học cổ truyền và nền
Y học cổ truyền tại Việt Nam được coi là chính thống trong mạng lưới y tế
quốc gia. Cả nước có 62 bệnh viện y học cổ truyền. Gần 90% số bệnh viện
tây y có khoa hoặc bộ phận điều trị bằng y học cổ truyền. Để nâng cao hiệu
quả khám chữa bệnh bằng YHCT được tốt, ngoài vấn đề về chuyên mơn thì
vấn đề cung cấp đủ thuốc có chất lượng tốt đóng một vai trị rất quan trọng
trong cơng tác chăm sóc và bảo vệ sức khỏe cộng đồng. Ngành y tế đã có
nhiều nỗ lực trong việc chấn chỉnh tình hình cung ứng và sử dụng thuốc.
Tuy nhiên, việc cung ứng thuốc tới người bệnh còn nhiều vấn đề bất cập.
Mặc dù các mặt hàng thuốc trên thị trường vơ cùng phong phú nhưng
nguồn kinh phí giành cho thuốc vẫn còn hạn hẹp và chịu nhiều tác động
của cơ chế thị trường. Do vậy, việc đảm bảo cung ứng thuốc đạt tiêu chuẩn
đề ra vẫn cịn gặp khơng ít khó khăn.
Bệnh viện Y học cổ truyền Trung ương tiền thân là Viện nghiên cứu
đông y được thành lập ngày 7/6/1957, là Bệnh viện đầu ngành về y học cổ
truyền – trung tâm hợp tác quốc tế về YHCT của Tổ chức Y tế Thế giới tại
Việt Nam. Với chức năng nhiệm vụ chính là kế thừa, phát huy và phát triển
1


YHCT, kết hợp YHCT với y học hiện đại trong điều trị và dự phòng các
bệnh thường gặp, bệnh mạn tính khó chữa đã được thực hiện và được đánh
giá cao tại nhiều hội nghị trong nước và quốc tế.
Với chức năng và nhiệm vụ trên, Bệnh viện Y học cổ truyền Trung
ương chuyên khám, chữa bệnh và chăm sóc sức khỏe cho nhân dân theo
phương pháp YHCT kết hợp với YHHĐ. Thị trường dược liệu trong nước
khá phong phú và đầy biến động, nhưng nguồn nguyên liệu dược liệu chủ

yếu lại không chủ động được mà vẫn phải phụ thuộc tới 70% vào nước
ngoài qua con đường nhập khẩu chính ngạch và khơng chính ngạch kể cả
trơi nổi. Vì vậy để đảm bảo được vấn đề cung ứng thuốc đông dược đúng
chủng loại, chất lượng tốt đang là một thách thức khơng nhỏ đối với bệnh
viện cũng như tồn ngành y tế.
Khoa Dược là khoa chuyên môn chịu trách nhiệm tồn bộ cơng tác dược
cho bệnh viện. Ngồi cơng tác thơng tin, tư vấn sử dụng thuốc thì việc đảm
bảo cung cấp đầy đủ thuốc có chất lượng cho nhu cầu điều trị và nghiên
cứu khoa học trở thành một nhiệm vụ rất quan trọng của khoa dược. Đặc
biệt là thuốc đơng dược mặt hàng rất khó kiểm sốt hiện nay. Xuất phát từ
thực tế, với mong muốn nâng cao chất lượng hoạt động cung ứng thuốc tại
Bệnh viện Y học cổ truyền Trung ương chúng tôi tiến hành đề tài: “ Phân
tích hoạt động cung ứng thuốc tại Bệnh viện Y học cổ truyền Trung
ương năm 2013” với các mục tiêu sau:
1. Phân tích một số chỉ tiêu trong 4 nhiệm vụ cung ứng thuốc đông
dược tại Bệnh viện Y học cổ truyền Trung ương năm 2013
2. Phân tích hoạt động bào chế, sản xuất thuốc YHCT tại Bệnh viện
YHCT Trung ương năm 2013
Từ kết quả nghiên cứu, đề tài xin đề xuất ý kiến nhằm nâng cao chất
lượng cung ứng thuốc tại Bệnh viện Y học cổ truyền Trung ương cho
những năm tiếp theo.

2


CHƯƠNG I
TỔNG QUAN
1.1 TỔNG QUAN VỀ HOẠT ĐỘNG CUNG ỨNG THUỐC
Cung ứng thuốc là quá trình đưa thuốc từ nơi sản xuất đến tận người sử
dụng. chu trình cung ứng thuốc trong bệnh viện bao gồm 4 nhiệm vụ cơ bản:

+ Lựa chọn thuốc
+ Mua thuốc
+ Cấp phát thuốc
+ Hướng dẫn sử dụng thuốc
Chu trình cung ứng thuốc được biểu diễn theo sơ đồ tại hình 1.1

Lựa chọn
( Selection)

Thơng tin
Sử dụng
(Use)

c
Mơ hình bệnh tật
Cơng
nghệ

Phác đồ điều trị

Khoa
học

Mua thuốc
(Procurement)

Ngân sách
Kinh tế

Cấp phát

(Distribution)

Hình 1.1. Chu trình cung ứng thuốc
Cung ứng thuốc là một chu trình khép kín. Mỗi bước trong chu trình là
kết quả hoạt động của bước phía trước đồng thời là tiền đề để thực hiện
bước tiếp theo, mà cơ sở chung là hiệu quả sử dụng thuốc trên bệnh nhân.
Để chu trình hoạt động hiệu quả cần có sự hoạt động tốt của từng bước và
3


có sự điều phối, gắn kết chặt chẽ các bước trong chu trình thơng qua các
chính sách của tổ chức. Trong chu trình cung ứng thuốc bệnh viện, Hội
đồng thuốc và điều trị tổ chức hướng dẫn, điều chỉnh nhằm đưa ra cách
thức hoạt động hiệu quả nhất [10].
1.1.1 Lựa chọn thuốc
Lựa chọn thuốc là nhiệm vụ quan trọng trong chu trình cung ứng thuốc.
Lựa chọn thuốc hợp lý góp phần nâng cao chất lượng cung ứng thuốc và
tạo tiền đề cho các nhiệm vụ tiếp theo.
Các căn cứ chính để lựa chọn:
- Mơ hình bệnh tật
- Hướng dẫn điều trị/ phác đồ điều trị
- Danh mục thuốc thiết yếu
- Danh mục thuốc chủ yếu sử dụng tại các cơ sở y tế
- Hiệu quả điều trị
- Sở thích
- Khả năng chi trả của người bệnh
- Môi trường xã hội
- Giá của sản phẩm cạnh tranh
- Thông tin quảng cáo
DMTBV là cơ sở để đảm bảo cung ứng thuốc chủ động, có kế hoạch

nhằm phục vụ cho nhu cầu điều trị hợp lý, an toàn, hiệu quả. Một DMTBV
được xây dựng tốt thì mang lại những lợi ích to lớn sau:
- Loại bỏ được các thuốc khơng an tồn và khơng hiệu quả do đó có
thể giảm tỷ lệ mắc bệnh và tỷ lệ tử vong
- Giảm số lượng thuốc mua sắm dẫn đến giảm tổng số tiền chi tiêu cho
thuốc, hoặc cùng số tiền ấy mà mua được những thuốc chất lượng tốt hơn,
an toàn và hiệu quả hơn
- Có thể giảm số ngày điều trị
- Có một DMT được phép sử dụng tại cơ sở sẽ giúp cung cấp thơng tin
thuốc tập trung và có trọng tâm, giúp cho chương trình tập huấn giáo dục
được diễn ra thường xuyên liên tục [21].

4


DMTBV mang tính đặc thù của mỗi bệnh viện và được xem xét điều
chỉnh cho phù hợp trong từng thời kỳ theo yêu cầu điều trị. Khi bệnh viện
xây dựng DMT, các khoa phịng chun mơn đều có cơ hội tham gia, góp
ý. HĐT & ĐT phải tập hợp, xem xét cân nhắc các ý kiến đóng góp và có
thơng tin phản hồi đến các khoa phịng. Các thơng tin liên quan xây dựng
DMT cần khách quan trên cơ sở các yếu tố ảnh hưởng và các yêu cầu lựa
chọn thuốc. Cuối cùng HĐT & ĐT thống nhất lựa chọn, xây dựng và phổ
biến nội dung DMT kèm theo những lý do giải thích sự có mặt của từng
thuốc trong danh mục. Đồng thời, xây dựng chính sách và hướng dẫn thực
hiện DMTBV [27].
Việc đánh giá các yêu cầu bổ sung thuốc mới vào DMT cần phải dựa
trên các tiêu chí cụ thể và bằng chứng rõ ràng: Cân nhắc những phương án
điều trị mới cho những bệnh lý mà các biện pháp điều trị bởi các thuốc hiện
thời đáp ứng kém hoặc khơng cịn đáp ứng. Trường hợp phác đồ mới cải
thiện chất lượng điều trị tốt hơn cần căn cứ vào: hiệu lực, hiệu quả điều trị

và độ an toàn của thuốc theo các tài liệu tin cậy. Chất lượng thuốc đảm bảo,
năng lực kinh nghiệm điều trị của thầy thuốc, trang thiết bị liên quan, tình
hình kinh phí của bệnh viện và khả năng chi trả của người bệnh. Khi có yêu
cầu bổ sung thuốc mới HĐT & ĐT cần thảo luận và biểu quyết lấy ý kiến
thống nhất. Khoa Dược lưu lại các văn bản đề xuất và ý kiến của HĐT &
ĐT để theo dõi sự tuân thủ và đánh giá tính thích ứng của DMTBV với
MHBT tại bệnh viện [30].
1.1.2. Mua thuốc
Quá trình mua thuốc là một bước quan trọng có thể ảnh hưởng đến các
bước khác trong chu trình hoặc ảnh hưởng đến toàn bộ hiệu quả của hoạt
động cung ứng thuốc. Quản lý mua thuốc không tốt dẫn đến thiếu thuốc, sử
dụng khơng hợp lý kinh phí gây lãng phí nguồn ngân quỹ. Các chỉ số đánh
giá hoạt động mua sắm thuốc bao gồm:
- Quản lý
- Định lượng
- Giá cả
- Chính sách
5


- Đảm bảo chất lượng[34].
Quá trình mua thuốc hiệu quả phải đảm bảo cung cấp đúng thuốc, đủ số
lượng, chất lượng đã được thừa nhận với giá cả hợp lý
Chu trình mua thuốc bao gồm các bước sau:
- Xem xét lại việc lựa chọn thuốc
- Xác định nhu cầu về số lượng
- Cân đối giữa nhu cầu và kinh phí
- Lựa chọn phương thức mua
- Xác định và lựa chọn nhà cung cấp
- Cụ thể các hợp đồng kinh tế

- Kiểm tra tình trạng đơn hàng
- Nhận và kiểm tra thuốc
- Thanh tốn
- Phân phối thuốc
- Thu thập thơng tin về tiêu thụ [34]
Việc đấu thầu mua sắm thuốc hiện nay được căn cứ trên luật đấu thầu số
61/2005/QH11. Nghị định số 85/2009/NĐ-CP ngày 15/10/2009 của Chính
phủ hướng dẫn thi hành Luật đấu thầu và lựa chọn nhà thầu xây dựng theo
luật xây dựng. Thông tư liên tịch số 10/2007/TTLT-BYT-BTC ngày
10/08/2007 hướng dẫn đấu thầu mua thuốc trong các cơ sở y tế được áp
dụng cho đấu thầu mua thuốc đông dược. Thông tư liên tịch số
01/2012/TTLT-BYT-BTC ngày 19/01/2012 hướng dẫn đấu thầu mua thuốc
trong các cơ sở y tế áp dụng cho thuốc tân dược. Tùy theo đặc điểm của
từng gói thầu mà lựa chọn một trong những phương thức sau:
- Đấu thầu rộng rãi
- Đấu thầu hạn chế
- Chỉ định thầu
- Chào hàng cạnh tranh
- Mua sắm trực tiếp
- Tự sản xuất, pha chế.[8]
Trong hệ thống các bệnh viện công lập, việc cung ứng thuốc được thực
hiện thông qua đấu thầu. Trong khi tất cả các bệnh viện tuyến trung ương
6


lựa chọn hình thức đấu thầu đơn lẻ để cung ứng, mua sắm thuốc thì các
bệnh viện tuyến tỉnh, tuyến huyện chủ yếu cung ứng thuốc qua kết quả đấu
thầu tập trung [26].
Ký kết các hợp đồng kinh tế mua bán: Sau khi thực hiện công tác đấu
thầu đã lựa chọn được các nhà thầu. Bệnh viện tiến hành ký kết các hợp

đồng kinh tế và thực hiện mua thuốc theo hợp đồng đã ký với các công ty.
Khoa Dược làm dự trù hàng tháng theo nhu cầu thực tế điều trị, các
công ty cung ứng thuốc theo dự trù và vận chuyển thuốc đến tận kho thuốc
của khoa.
Kiểm nhận thuốc: Các thuốc khi nhập vào kho phải được kiểm nhập
đúng quy định. Hội đồng kiểm nhập thuốc gồm: Giám đốc bệnh viện,
Trưởng khoa dược, Trưởng phòng TCKT, Cung ứng, kế toán dược, thống
kê dược, thủ kho. Hội đồng kiểm nhập thuốc tiến hành kiểm tra, đối chiếu
tên thuốc, số lượng, nồng độ, số đăng ký, số kiểm soát, số lơ, hạn dùng của
thuốc thực nhập với hóa đơn nhập. Sau khi thống nhất kế toán dược làm
biên bản kiểm nhập, phiếu nhập kho và làm thủ tục thanh toán.
Thanh toán: Phương thức thanh toán bằng tiền mặt, chuyển khoản qua
kho bạc nhà nước căn cứ vào hóa đơn nhập hàng, hợp đồng mua bán và kết
quả đấu thầu thuốc để giám sát và chuyển tiền thuốc.
1.1.3. Tồn trữ, bảo quản và cấp phát thuốc
1.1.3.1. Tồn trữ và bảo quản thuốc
Q trình tồn trữ, bảo quản thuốc cũng có thể ảnh hưởng đến chất lượng
nếu thuốc không được bảo quản theo đúng yêu cầu bảo quản của từng loại
thuốc.
Theo tổ chức y tế thế giới (WHO) tồn trữ là sự bảo quản tất cả các
nguyên liệu bao bì, vật tư dùng trong sản xuất, mọi bán thành phẩm trong
quá trình sản xuất và các thành phẩm trong kho. Tồn trữ bao gồm cả q
trình xuất nhập hàng hóa vì vậy yêu cầu phải có một hệ thống sổ sách ghi
chép đặc biệt việc xuất nhập hàng ngày. Tồn trữ không phải là việc cất giữ
thuốc trong kho mà còn là một quá trình xuất, nhập kho hợp lý, quá trình
kiểm kê, kiểm tra dự trữ và các biện pháp kỹ thuật bảo quản thuốc. Công
tác tồn trữ là một trong những mắt xích quan trọng trong việc đảm bảo
7



cung cấp thuốc cho người tiêu dùng với số lượng đủ nhất, chất lượng tốt
nhất và giảm đến mức tối đa tỷ lệ hư hao trong quá trình sản xuất và phân
phối thuốc [29].
Theo quy định của Bộ Y tế, yêu cầu kho thuốc cần đảm bảo nguyên tắc
thực hành tốt bảo quản thuốc
 Yêu cầu về vị trí, thiết kế:
- Kho thuốc được bố trí nơi cao ráo, an toàn, thuận tiện cho việc xuất
nhập, vận chuyển và bảo vệ
- Đảm bảo vệ sinh chống nhiễm khuẩn
- Diện tích kho cần đủ rộng để đảm bảo việc bảo quản thuốc đáp ứng
với yêu cầu của từng mặt hàng thuốc
- Kho hóa chất (pha chế, sát khuẩn) bố trí ở khu vực riêng
 Yêu cầu về trang thiết bị:
- Trang bị tủ lạnh để bảo quản thuốc có yêu cầu nhiệt độ thấp
- Kho có quạt thơng gió, điều hịa nhiệt độ, nhiệt kế, ẩm kế, máy hút ẩm
- Các trang thiết bị dùng để theo dõi điều kiện bảo quản phải được
hiệu chuẩn định kỳ
- Có đủ giá kệ, tủ để xếp thuốc, khoảng cách giữa các giá, kệ đủ rộng
để vệ sinh và xếp dỡ hàng
- Đủ thiết bị cho phịng cháy, chữa cháy (bình cứu hỏa, thùng cát, vịi
nước)[14].
1.1.3.2. Cấp phát thuốc
Quy trình cấp phát thuốc từ khoa Dược đến khoa lâm sàng và từ khoa
lâm sàng đến người bệnh nội trú được xây dựng dựa trên tình hình nhân lực
khoa Dược, nhân lực khoa lâm sàng và yêu cầu điều trị của mỗi bệnh viện.
Cấp phát thuốc phải đảm bảo nguyên tắc: cung cấp thuốc đầy đủ, chính
xác, kịp thời và thuận tiện cho điều trị [5]. Bệnh viện nên tổ chức riêng việc
cấp phát thuốc cho bệnh nhân nội trú và ngoại trú. Khoa Dược cấp phát
thuốc, hóa chất cho khoa lâm sàng và cận lâm sàng để phục vụ cho bệnh
nhân nội trú từ 1-2 lần/ngày theo phiếu lĩnh thuốc, hóa chất của các khoa

phòng. Trước khi cấp phát, Trưởng khoa Dược hoặc dược sĩ được ủy
nhiệm duyệt phiếu lĩnh thuốc trong giờ hành chính [6]. Tùy thuộc vào
8


nhân lực và điều kiện thực tế của bệnh viện khoa Dược có thể đưa thuốc
đến khoa lâm sàng.
Khoa Dược tổ chức cấp phát thuốc trực tiếp cho bệnh nhân điều trị
ngoại trú theo đơn của thầy thuốc. Chế độ kê đơn và cấp phát thuốc theo
đơn. Sau khi cấp phát thủ kho phải vào sổ xuất nhập hay thẻ kho theo dõi
thuốc từng ngày cho từng loại thuốc. Kho cấp phát ngoại trú cuối ngày phải
kiểm kê đối chiếu [5].
Các thuốc pha chế theo đơn trong bệnh viện giao cho kho cấp phát lẻ.
Trước khi cấp phát thủ kho phải thực hiện “ 3 kiểm tra, 3 đối chiếu” theo
quy chế cấp phát và sử dụng thuốc [6].
Khoa Dược từ chối cấp phát thuốc trong các trường hợp phiếu lĩnh,
đơn thuốc có sai sót. Phiếu lĩnh hoặc đơn thuốc thay thế thuốc sau khi có ý
kiến của dược sĩ khoa Dược phải được người ký phiếu lĩnh (hoặc kê đơn
thuốc) ký xác nhận bên cạnh.
1.1.4. Sử dụng thuốc
Mục tiêu của hệ thống cung ứng thuốc là đưa được đúng thuốc đến tận
người sử dụng. Các bước lựa chọn, mua sắm và phân phối thuốc trong chu
trình cung ứng đều cần thiết để phục vụ cho khâu cuối cùng là sử dụng
thuốc an tồn hợp lý.
Chẩn đốn đúng, kê đơn, chỉ định dùng thuốc trong danh mục thuốc, các
quy định của bệnh viện và nhà nước sẽ đem lại sự an toàn, hợp lý, hiệu quả
và tiết kiệm trong việc điều trị.
- Sử dụng thuốc không hợp lý sẽ gây nên nhiều hậu quả nghiêm trọng
về kinh tế, xã hội. Nó làm tăng đáng kể chi phí hoạt động chăm sóc sức
khỏe và làm giảm chất lượng điều trị và chăm sóc y tế

- Tổ chức Y tế thế giới ( WHO) đã đưa ra khái niệm “ Yêu cầu về sử
dụng thuốc hợp lý là bệnh nhân được thuốc thích hợp với bệnh cảnh,với
liều dùng thích hợp và giá cả thấp nhất với người đó và cộng đồng”[11].
Tức là “ đúng thuốc, đúng liều, đúng lúc, đúng cách, đúng dạng”. Chu trình
quản lý sử dụng thuốc được mơ tả tại hình 1.2 [33].

9


Chẩn đốn

Sự tn thủ của
người bệnh

SỬ DỤNG
THUỐC

Kê đơn

Giao phát
thuốc

Hình 1.2. Chu trình quản lý sử dụng thuốc
Sử dụng thuốc thiếu hiệu quả và bất hợp lý nói chung và trong khu vực
bệnh viện nói riêng đã và đang là vấn đề bất cập của nhiều quốc gia. Bộ Y
tế đã có văn bản chấn chỉnh cơng tác cung ứng, sử dụng thuốc trong bệnh
viện. Trong đó quy định, Giám đốc bệnh viện có trách nhiệm chỉ đạo hoạt
động của Hội đồng thuốc và điều trị trong việc lựa chọn thuốc và sử dụng
thuốc hợp lý, an toàn, tăng cường kiểm tra việc thực hiện quy chế kê đơn
và bán thuốc theo đơn trong bệnh viện [6].

Ngày 4/7/1997, Bộ Y tế ban hành thông tư 08/TT-BYT hướng dẫn việc
tổ chức, chức năng nhiệm vụ của HĐT&ĐT ở bệnh viện để thực hiện chỉ
thị 03/BYT-CT ngày 25/3/1997 của Bộ trưởng Bộ Y tế về việc chấn chỉnh
công tác cung ứng, quản lý và sử dụng thuốc tại bệnh viện và cho đến nay
tất cả các bệnh viện công lập trên cả nước đã thành lập HĐT&ĐT. Hiện
nay, HĐT&ĐT đã được thành lập và là chỉ tiêu quy định trong chính sách
quốc gia của 76 quốc gia trên thế giới [21].
Những nhiệm vụ chính của Hội đồng thuốc và điều trị bao gồm:
- Xây dựng và trình giám đốc phê duyệt các quy định cơ bản về cung
ứng, quản lý và sử dụng thuốc của bệnh viện.
- Xây dựng và trình giám đốc phê duyệt danh mục thuốc dùng cho
bệnh viện
- Xây dựng và trình giám đốc phê duyệt quy trình cấp phát thuốc,
theo dõi dùng thuốc đồng thời giúp giám đốc kiểm tra việc thực hiện
quy trình khi được phê duyệt
10


- Giúp giám đốc các hoạt động:
+ Giám sát kê đơn hợp lý
+ Tổ chức theo dõi các phản ứng có hại và các vấn đề liên quan đến
thuốc trong bệnh viện
+ Tổ chức thông tin về thuốc
+ Tổ chức nghiên cứu khoa học và đào tạo kiến thức về thuốc
+ Thiết lập mối quan hệ hợp tác chặt chẽ giữa dược sĩ với bác sĩ kê
đơn và với y tá điều dưỡng trong sử dụng thuốc cho người bệnh [2].
1.2. THUỐC Y HỌC CỔ TRUYỀN
1.2.1. Khái niệm về thuốc y học cổ truyền
Y học cổ truyền là toàn bộ kiến thức, kỹ năng và thực hành dựa trên
lý luận và lịng tin, kinh nghiệm vốn có của những nền văn hóa khác nhau,

dù đã được giải thích hay chưa nhưng được sử dụng để duy trì sức khỏe
cũng như để phịng bệnh, chẩn đốn hoặc cải thiện hoặc điều trị tình trạng
ốm đau về thể xác hoặc tinh thần [7].
Thuốc YHCT: Là một vị thuốc ( thuốc sống hay thuốc chín) hoặc một
chế phẩm thuốc được điều chế từ một hay nhiều vị thuốc có nguồn gốc
thực vật, động vật hay khống vật có tác dụng điều trị hoặc có lợi cho sức
khỏe con người [12].
1.2.2. Vai trị của thuốc y học cổ truyền
Tổ chức Y tế thế giới khẳng định “Khơng cần phải chứng minh lợi ích
của YHCT mà cần phải đề cao khai thác rộng hơn nữa những khả năng của
nó có lợi cho nhân loại, phải đánh giá và cơng nhận theo đúng giá trị của
nó và làm hữu hiệu hơn, chắc chắn hơn và rẻ hơn để sử dụng nhiều hơn”.
Theo thống kê của Tổ chức Y tế thế giới, việc sử dụng thuốc YHCT ở các
nước đang phát triển ngày càng tăng, có đến 80% dân số thế giới hưởng
ứng việc chăm sóc sức khỏe ban đầu bằng YHCT [7].
1.2.3. Tình hình sử dụng thuốc YHCT trên thế giới và ở Việt Nam
1.2.3.1. Tình hình sử dụng thuốc y học cổ truyền trên thế giới
Mặc dù hiện nay, thuốc tân dược được phát triển mạnh ở hầu khắp các
nơi trên thế giới nhưng đại bộ phận dân cư ở các nước đang phát triển vẫn
ưa sử dụng thuốc cổ truyền, đặc biệt trong chăm sóc sức khỏe ban đầu.
11


Cùng với sự phát triển không ngừng của những tiến bộ khoa học kỹ thuật,
người ta càng nhận biết nhiều hơn những giá trị của thảo dược trong phòng
và chữa bệnh.
Có 1/3 người Mỹ đã sử dụng thuốc cổ truyền. Năm 1990 doanh số bán
ra của thuốc cổ truyền ước khoảng 1 tỷ USD. Năm 1989, 60% dân số Hà
Lan và Bỉ, 74% dân số Anh hài lòng với phương pháp chữa bệnh theo
YHCT [36].

Một trong những quốc gia tiêu biểu sử dụng YHCT trong chăm sóc sức
khỏe phải kể tới Trung Quốc, quốc gia có một nền YHCT lâu đời và có ảnh
hưởng sâu sắc tới nền YHCT của nhiều quốc gia khác như: Hàn Quốc,
Triều Tiên, Nhật Bản, Việt Nam…[36].
Nhật Bản với nền YHCT trên 1400 năm, là nước có tỷ lệ người sử dụng
thuốc YHCT cao nhất trên thế giới hiện nay. Việc khám chữa bệnh bằng
YHCT ở Nhật bản được quản lý chặt chẽ, các phòng khám được xây dựng
quy mô trang thiết bị hiện đại. Từ năm 1974 đến năm 1989, ở Nhật Bản sử
dụng các loại thuốc YHCT đã tăng lên 15 lần trong khi các thuốc tân dược
chỉ tăng lên 2,6 lần. Trên 65% bác sĩ ở Nhật Bản khẳng định họ đã sử dụng
phối hợp đồng thời thuốc YHCT và thuốc YHHĐ [35].
Khu vực Đơng Nam á: Chiến lược tồn cầu của tổ chức Y tế thế giới
chú ý vai trò quan trọng của T/CAM trong việc bảo vệ, cải tiến và dự
phòng y tế tốt nhất, phổ biến nhất. WHO khuyến khích tất cả các thành
viên Asean ủng hộ T/CAM và tiếp tục lượng giá, cơng thức của chính sách
quốc gia với cấu trúc phù hợp với hệ thống chăm sóc sức khỏe [36]. Các
nước Indonesia, Malaisia, Thái Lan…cũng là những nước có truyền thống
sử dụng YHCT để bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe.
Thị trường thuốc thảo dược cho đến nay với hơn 3000 sản phẩm, chiếm
10% toàn bộ thị trường dược phẩm và 1/3 thị trường thuốc [7].
Tuy nhiên do nhu cầu sử dụng thuốc YHCT quá lớn, trữ lượng cây
thuốc ngày càng bị giảm sút. Sự suy thối của tài ngun rừng, nhiều lồi
cây thuốc q đứng trước nguy cơ bị tiệt chủng, việc chạy theo lợi nhuận
mà chất lượng dược liệu cũng rất khó được kiểm sốt. Vì vậy việc bảo tồn

12


đa dạng sinh vật nói chung và tài nguyên cây thuốc nói riêng ln là vấn đề
thời sự đáng quan tâm.

1.2.3.2. Sự hình thành và phát triển của YHCT Việt Nam
Ơng tổ của thuốc nam chính là đại danh y thiền sư Tuệ Tĩnh (thế kỷ
XIV), đã được nhân dân ta suy tôn là vị “Thánh thuốc nam”, ông đã đưa
quan điển “Nam dược trị Nam nhân” trong phòng và điều trị bệnh. Đây là
một quan điểm vừa mang tính khoa học, tính nhân văn, nhân bản, vừa thể
hiện được ý chí độc lập, tự chủ, lịng tự tơn dân tộc và tiềm năng trí tuệ của
người Việt Nam trong phòng và chữa bệnh. Tuệ Tĩnh ý thức rõ ràng là con
người Việt Nam sống trên đất nước mình phải chịu ảnh hưởng của thổ
nhưỡng, khí hậu, nước ăn, cây cỏ, động vật mn lồi sẵn có ngay tại chỗ.
Để cho dân dễ hiểu dễ nhớ các phương pháp chữa bệnh bằng thuốc Nam,
Tuệ Tĩnh đã soạn sách bằng thơ phú để truyền bá YHCT. Bài phú thuốc
nam có 630 vị viết bằng Quốc âm. Phần đầu cuốn “Nam dược thần hiệu”
có 400 vị thuốc ghi bằng chữ Hán, 82 vị có tên Việt Nam…nhằm phổ biến
kinh nghiệm sử dụng thuốc nam trong việc phòng và chữa bệnh cho nhân
dân [31][32].
Dưới triều nhà Lê có đại danh y Hải Thượng Lãn Ông – tên thật là Lê
Hữu Trác (1724-1791) là đại danh y của nước ta. Ngoài việc chữa bệnh tận
tụy tài giỏi ơng cịn soạn bộ “Hải Thượng Y tơng tâm lĩnh” gồm 28 tập, 66
quyển, trong đó có các quyển chuyên nói về các vị thuốc và bài thuốc
YHCT như “Dược phẩm vậng yếu”, “Y phương hải hội”, “Lĩnh nam bản
thảo”. Bộ sách được coi là bách khoa toàn thư của YHCT Việt Nam [32].
Dưới thời Pháp thuộc (1884-1945), do ảnh hưởng của phong trào “Tây
hóa” ở các nước phương Đơng nói chung và ở Việt Nam nói riêng, chế độ
thực dân thuộc địa và bán thuộc địa đã kìm hãm ngành YHCT nhưng chủ
yếu chỉ xảy ra tại các đơ thị cịn đại đa số nhân dân lao động nghèo (nhất là
ở nông thôn và vùng núi) vẫn tin dùng thuốc cổ truyền để chữa bệnh. Nhờ
đó thuốc YHCT Việt Nam vẫn được bảo tồn, duy trì và phát triển [32].
Cách mạng Tháng Tám thành công, dưới chế độ xã hội chủ nghĩa, Đảng
và chính phủ ln quan tâm phát triển YHCT. Trong nhiều năm qua Đảng
và chính phủ đã có nhiều nghị quyết, chỉ thị chỉ đạo ngành y tế phối hợp

13


với các ngành, các tổ chức xã hội nghiên cứu kế thừa, bảo tồn và phát triển
Y dược học cổ truyền, Kết hợp YHCT với YHHĐ nhằm xây dựng nền Y
dược học Việt Nam hiện đại, khoa học, dân tộc và đại chúng.
Chủ tịch Hồ Chí Minh vị lãnh tụ vĩ đại của chúng ta dù bận trăm cơng
nghìn việc nhưng Người vẫn quan tâm chỉ đạo việc “kết hợp thuốc đông y
với thuốc tây y”. Hơn hai mươi năm qua, kiên trì thực hiện đường lối của
Đảng ngành y tế đã đạt được một số thành tựu quan trọng:
- Đã đưa YDHCT có vị trí trong việc chăm sóc sức khỏe nhân dân, có
tổ chức từ trung ương tới các địa phương. Cả nước có 5 viện nghiên cứu;
46 bệnh viện YHCT cấp tỉnh; có khoa hoặc tổ YHCT ở 80% viện, bệnh
viện cấp quận, huyện; 30% trạm y tế xã có hoạt động khám chữa bệnh bằng
YHCT; có trên 10.000 cơ sở YDHCT tư nhân.
- Đã đào tạo được đội ngũ thầy thuốc YHCT và kết hợp YDHCT với
YDHHĐ, cả nước có 1 học viện YHCT, 2 khoa YHCT thuộc trường đại
học Y Hà Nội và trường đại học Y dược Tp Hồ Chí Minh. Số lượng bác sĩ
chuyên khoa YHCT đã tăng lên đáng kể.
- Tổ chức kế thừa và phát triển được nhiều bài thuốc hay, cây thuốc
quý của các lương y trên mọi miền đất nước.
- Dược liệu nói chung và thuốc YHCT nói riêng đã có trong danh mục
thuốc thiết yếu. Các nhà khoa học đã điều tra, khảo sát cho thấy hiện nay
có 3.948 loài thực vật được sử dụng làm thuốc thuộc 307 họ, trong đó đại
đa số là cây mọc tự nhiên. Về động vật, có 406 lồi thuộc 22 lớp, 6 ngành
được sử dụng làm thuốc [22]. Dược điển Việt Nam có 287 chuyên luận cây
thuốc cổ truyền, 21 chế phẩm đơng dược. Cả nước có trên 450 cơ sở, xí
nghiệp sản xuất, kinh doanh thuốc YHCT (Nhà nước, dân lập, tư nhân, cổ
phần). Bộ Y tế đã cấp số đăng ký cho trên 2000 chế phẩm thuốc YHCT
được sản xuất lưu hành trên thị trường. Thuốc YHCT Việt Nam đã được

xuất khẩu sang nhiều nước như Cộng hòa Liên bang Nga, Cộng hòa
Ucraina, Cu Ba, Lào, Thái Lan, Campuchia…
- Cơng tác xã hội hóa về YDHCT cũng được đẩy mạnh góp phần tích
cực thực hiện chiến lược chăm sóc bảo vệ sức khỏe nhân dân mặt khác góp
phần thực hiện chương trình xóa đói giảm nghèo và cải thiện môi trường.
14


- Hợp tác quốc tế ngày càng mở rộng, uy tín của các phương pháp
chữa bệnh của YHCT Việt Nam ngày càng được nâng cao trên trường quốc
tế. Hiện tại, Việt Nam có quan hệ hợp tác về YDHCT với hơn 40 nước.
Nhìn lại chặng đường phát triển của nền Y dược Việt Nam nói chung và
nền YDHCT nói riêng từ sau Cách mạng Tháng Tám năm 1945 đến nay,
nhất là sau hơn 20 năm đổi mới có thể khẳng định rằng sự nghiệp chăm sóc
và bảo vệ sức khỏe cho nhân dân đã đạt được những thành tựu to lớn.
Đường lối kế thừa, bảo tồn và phát triển YDHCT, kết hợp YHCT với
YHHĐ mà Đảng và nhà nước vạch ra là hồn tồn đúng đắn.
1.2.4 Tình hình cung ứng thuốc YHCT trong bệnh viện.
Công tác dược liệu là một trong những vấn đề mà Đảng, Chính phủ và
Bộ y tế rất quan tâm. Tuy nhiên, trên thực tế việc sử dụng nguồn nguyên
liệu trong nước để sản xuất, chế biến và điều trị chưa tương xứng với tiềm
năng hiện có. Việc quản lý thu hái và trồng trọt dược liệu còn nhiều hạn
chế làm suy giảm nghiêm trọng vùng phân bố tự nhiên của cây thuốc, chưa
có vùng chuyên canh ổn định. Hoạt động kinh doanh buôn bán dược liệu
chủ yếu là kinh doanh cá thể, hoạt động tự phát, chất lượng dược liệu chủ
yếu dựa vào cảm quan, kinh nghiệm, kho tàng bảo quản không đủ tiêu
chuẩn; cạnh tranh với hàng nhập khẩu từ Trung Quốc. Việc sản xuất dược
liệu, thuốc từ dược liệu đa số là các cơ sở sản xuất nhỏ, với các dạng bào
chế thông thường như cao thuốc, dung dịch thuốc, hoàn cứng, hoàn mềm.
Vì vậy, chất lượng dược liệu, thuốc từ dược liệu là vấn đề vơ cùng phức tạp

và khó khăn hiện nay [27].
Theo những số liệu thống kê gần đây, hằng năm cả nước sử dụng
khoảng 50.000 tấn dược liệu. Nguồn dược liệu nhập khẩu chủ yếu từ
Trung Quốc theo con đường phi mậu dịch. Một số dược liệu nhập không
rõ nguồn gốc, khơng rõ tiêu chuẩn, khơng có phiếu kiểm nghiệm. Việc
trồng trọt dược liệu trong nước còn phát triển tự phát, chưa có quy
hoạch. Nhiều cơ sở trồng trọt cịn sử dụng hóa chất, thuốc bảo vệ thực
vật khơng đúng quy định.
Về nguồn mua, các bệnh viện hiện nay chủ yếu mua thuốc cổ truyền từ
các doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp tư nhân hoặc các cơ sở kinh
15


doanh dược liệu có đủ tư cách pháp nhân. Bên cạnh đó, một số thuốc nam,
đặc biệt là dược liệu địa phương còn được mua từ nhà dân.
Về chất lượng dược liệu hiện nay được đánh giá dựa trên tiêu chuẩn
dược điển Việt Nam IV, với tiêu chí chủ yếu: đúng chủng loại, độ ẩm, định
tính, định lượng hoạt chất… Chất lượng dược liệu giảm sút thể hiện
+ Dược liệu bị nhầm lẫn, làm giả, không đúng tên trong dược điển
+ Dược liệu khơng đảm bảo tính sạch và tinh khiết
Về kinh phí sử dụng mua dược liệu tại các bệnh viện y học cổ truyền
được biểu diễn theo hình 1.3
120

100

20.89
29.61

80


Tân dược

60

40

Đơng dược

79.11
70.39

20

0
2008

2009

Hình 1.3 Tỷ lệ sử dụng thuốc đơng dược và thuốc tân dược trong các cơ
sở KCB
Xu hướng những năm gần đây các cơ sở khám chữa bệnh bằng YHCT
sử dụng nhiều chế phẩm, sử dụng thuốc YHCT giảm do chất lượng dược
liệu chưa đảm bảo, vì thế phải đòi hỏi phát triển nguồn dược liệu đảm bảo
chất lượng, phát huy thế mạnh trong điều trị và trong cơng tác chăm sóc
sức khỏe bằng thuốc YHCT nói chung [23].
Về tỷ lệ sử dụng thuốc có nguồn gốc thuốc Nam – Bắc
Bảng 1.1 Tỷ lệ mua thuốc Nam-Bắc tại các bệnh viện YHCT
Năm


Tỷ lệ mua thuốc Nam %

Tỷ lệ mua thuốc Bắc %

Tổng số

2008

15,86

84,14

100,0

2009

11,33

86,67

100,0

16


Như vậy tình hình sử dụng thuốc nam có xu hướng giảm đi, tỷ lệ sử
dụng thuốc bắc có xu hướng tăng lên ở các cơ sở khám chữa bệnh bằng
YHCT. Điều đó cho thấy rằng Nhà nước cần sớm có chính sách ni trồng
để phát triển nguồn dược liệu trong nước [23].
1.3. BỆNH VIỆN Y HỌC CỔ TRUYỀN TRUNG ƯƠNG

1.3.1. Một vài nét về lịch sử của Bệnh viện Y học cổ truyền Trung ương.
Bệnh viện Y học cổ truyền Trung ương là đơn vị đầu ngành của cả nước
về YHCT và là một trong những cơ sở lớn nhất Việt Nam. Tiền thân là
Viện nghiên cứu Đông y được thành lập ngày 7 tháng 6 năm 1957 theo
quyết định số 238/Ttg của Thủ tướng chính phủ. Bệnh viện chịu sự quản lý
chuyên môn của Bộ y tế [20].
Bệnh viện có 417 cán bộ viên chức, 40% cán bộ có trình độ đại học trở
lên, trong đó PGS : 6, TS: 16, ThS: 36, BSCKII: 8, BSCKI: 20…Có 26
khoa phòng và trung tâm, 550 giường bệnh ( 350 giường điều trị nội trú,
200 giường điều trị nội trú ban ngày) [19].
1.3.2. Chức năng nhiệm vụ
Với chức năng là bệnh viện đầu ngành của cả nước về YHCT, bệnh viện
thực hiện nhiệm vụ Bộ Y tế giao:
- Khám, cấp cứu, điều trị và phục hồi chức năng cho người bệnh ở
tuyến cao nhất về YHCT, kết hợp YHCT với Y học hiện đại.
- Nghiên cứu và triển khai ứng dụng khoa học kỹ thuật. Xây dựng tiêu
chuẩn thuốc và quy trình sản xuất thuốc cổ truyền.
- Đào tạo cán bộ chuyên ngành Y học cổ truyền cho mạng lưới chuyên
môn kỹ thuật Y dược học cổ truyền trên toàn quốc.
- Chỉ đạo tuyến dưới về chuyên môn kỹ thuật. Xây dựng phác đồ điều
trị kết hợp YHCT với YHHĐ. Thực hiện các chương trình Y tế quốc gia về
YHCT trên tồn quốc.
- Tun truyền phịng bệnh, mở các lớp dưỡng sinh, khơng dùng
thuốc. Tham gia phịng chống dịch và các thảm họa khi có yêu cầu.
- Bào chế và sản xuất các dạng thuốc YHCT theo quy trình nghiên cứu
có chất lượng cao, đáp ứng nhu cầu điều trị.

17



×