BỘ Y TẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC DƯỢC HÀ NỘI
ĐÀO MINH HUẾ
PH¢N TÝCH HO¹T §éNG X¢Y DùNG Vµ GI¸M S¸T
DANH MôC THUèC T¹I TRUNG T¢M Y TÕ THµNH PHè
§IÖN BI£N PHñ - TØNH §IÖN BI£N N¡M 2013
LUẬN VĂN DƯỢC SỸ CHUYÊN KHOA CẤP I
HÀ NỘI - 2014
BỘ Y TẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC DƯỢC HÀ NỘI
ĐÀO MINH HUẾ
PH¢N TÝCH HO¹T §éNG X¢Y DùNG Vµ GI¸M S¸T
DANH MôC THUèC T¹I TRUNG T¢M Y TÕ THµNH PHè
§IÖN BI£N PHñ - TØNH §IÖN BI£N N¡M 2013
LUẬN VĂN DƯỢC SỸ CHUYÊN KHOA CẤP I
Chuyên ngành: Tổ chức quản lý dược
Mã số: CK 60720412
Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS Nguyễn Thị Song Hà
HÀ NỘI – 2014
LỜI CẢM ƠN
Trải qua những tháng ngày nỗ lực, với nhiều sự giúp đỡ, tôi đã hoàn
thành luận văn tốt nghiệp của mình. Đây cũng chính là lúc tôi muốn bày tỏ lời
cảm ơn tới những người đã giúp tôi có được thành công ngày hôm nay.
Lời đầu tiên tôi xin chân thành cảm ơn PGS.TS Nguyễn Thị Song Hà,
người đã định hướng, dẫn dắt những ý tưởng còn thô sơ của tôi để đi đến đề
tài này.
Bản thân và gia đình xin cảm ơn Ban giám hiệu nhà trường, phòng
đào tạo sau đại học, quý thầy cô trường đại học Dược Hà Nội.
Xin chân thành cảm ơn toàn thể các thầy cô trong Bộ môn Quản lý và
Kinh tế Dược đã giúp đỡ tôi hoàn thành luận văn.
Xin chân thành cảm ơn Ban giám đốc Trung tâm y tế thành phố Điện
Biên cán bộ nhân viên công tác tại Trung tâm y tế Thành phố Điện Biên
Phủ, đã giúp đỡ nhiệt tình khi tôi đi thu thập số liệu.
Lời cuối cùng xin cảm ơn gia đình và bạn bè tôi, những người luôn
sát cánh, động viên tôi, để tôi có thể hoàn thành tốt luận văn này.
Hà Nội, tháng 04 năm 2014
Ds: Đào Minh Huế
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
ADR : Adverse Drug Reaction (Phản ứng có hại của thuốc)
ASHP : American Society of Health System Pharmacists
DMT : Danh mục thuốc
HĐT&ĐT : Hội đồng Thuốc và Điều trị
KHKT : Khoa học kỹ thuật
TTY : Thuốc thiết yếu
TTYT : Trung tâm y tế
VEN : Vital, Essential, Non – essential
WHO : World Health Organization (Tổ chức y tế Thế giới)
BV : Bệnh viện
SL : Số lượng
MỤC LỤC
ĐẶT VẤN ĐỀ 1
CHƯƠNG I: TỔNG QUAN 3
1.1. Hoạt động xây dựng và giám sát danh mục thuốc trong Bệnh viện 3
1.1.1. Mô hình bệnh tật của bệnh viện 4
1.1.2. Hướng dẫn điều trị chuẩn 5
1.1.3. Hội Đồng Thuốc và Điều Trị 6
1.1.4. Danh mục thuốc 8
1.2. Phân tích hoạt động xây dựng danh mục thuốc. 10
1.2.1. Danh mục thuốc bệnh viện 10
1.2.2. Nguyên tắc xây dựng danh mục 12
1.2.3. Tiêu chí lựa chọn thuốc 13
1.2.4. Các bước xây dựng danh mục thuốc 14
1.3. Vài nét về hoạt động xây dựng và giám sát danh mục thuốc tại các
Bệnh viện ở nước ta trong những năm gần đây 14
1.4. Trung tâm y tế Thành phố Điện Biên Phủ 17
1.4.1. Sơ đồ tổ chức, chức năng, nhiệm vụ của Trung tâm y tế Thành
phố Điện Biên Phủ. 19
1.4.2. Cơ cấu nguồn nhân lực 20
1.4.3. Hoạt động khám chữa bệnh 21
1.4.4. Hội Đồng Thuốc và Điều Trị 21
CHƯƠNG II: ĐỐI TƯỢNG - NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 23
2.1. Đối tượng nghiên cứu 23
2.2. Nội dung và các chỉ tiêu nghiên cứu 24
2.3. Phương pháp nghiên cứu 24
2.3.1. Phương pháp nghiên cứu 24
2.3.2. Phương pháp thu thập số liệu 25
CHƯƠNG III: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 26
3.1. Phân tích hoạt động xây dựng danh mục thuốc của Hội đồng thuốc
và điều trị Trung tâm y tế Thành phố Điện Biên Phủ 26
3.1.1. Qui trình xây dựng Danh mục thuốc TTYT TP ĐBP tóm tắt
như sau 26
3.1.2. Mô hình bệnh tật TYTT năm 2013 30
3.1.3. Danh mục thuốc sử dụng năm 2012 32
3.1.4. Danh mục thuốc đề nghị loại bỏ 33
3.1.5. Danh mục thuốc đề nghị bổ sung 34
3.1.6. Phê chuẩn danh mục thuốc năm 2013 34
3.1.7. Giám sát danh mục thuốc 36
3.2 Phân tích cơ cấu DMT đã sử dụng tại Trung tâm y tế thành phố Điện
Biên Phủ năm 2013 36
3.2.1. Cơ cấu DMT theo nhóm tác dụng dược lý 36
3.2.2. Tỷ lệ thuốc đơn thành phần và đa thành phần 39
3.2.3. Danh mục 10 thuốc có giá trị sử dụng cao nhất trong năm 2013 40
3.2.4. Cơ cấu thuốc tiêu thụ theo nguồn gốc, xuất xứ 42
3.2.5. Cơ cấu thuốc mang tên generic và thuốc mang tên biệt dược 45
3.2.6. Tỷ lệ thuốc uống và thuốc tiêm 46
3.2.7. Cơ cấu DMT theo quy chế chuyên môn 47
3.2.8. Đánh giá tính hợp lý của Danh mục thuốc TTYTTP Điện Biên
năm 2013. 48
CHƯƠNG IV: BÀN LUẬN 50
4.1. Hoạt động xây dựng và giám sát DMT của TTYT 50
4.2. Phân tích cơ cấu DMT sử dụng của TTYT 2013 53
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 56
TÀI LIỆU THAM KHẢO
DANH MỤC BẢNG
Bảng 1.1. Cơ cấu nguồn nhân lực TTYT Điện Biên 20
Bảng 1.2. Bảng số liệu khám chữa bệnh Trung tâm y tế năm 2013 21
Bảng 3.1. Danh mục 5 nhóm thuốc sử dùng nhiều hoạt chất nhất trong
năm 2012 33
Bảng 3.2. Danh mục thuốc năm 2013 35
Bảng 3.3. Cơ cấu nhóm thuốc và giá trị sử dụng của các nhóm thuốc 2013 36
Bảng 3.4. Tỷ lệ thuốc đơn thành phần và thuốc đa thành phần trong DMT 39
Bảng 3.5. Danh mục 10 thuốc có giá trị sử dụng cao nhất năm 2013 40
Bảng 3.6. Cơ cấu tiêu thụ thuốc tại TTYT theo nguồn gốc, xuất xứ 42
Bảng 3.7. Cơ cấu thuốc ngoại nhập trong DMT TTYT năm 2013 43
Bảng 3.8. Tỷ lệ thuốc mang tên generic - thuốc mang tên biệt dược trong
DMT năm 2013 45
Bảng 3.9. Tỷ lệ thuốc uống và thuốc tiêm trong DMT năm 2013 46
Bảng 3.10. Cơ cấu DMT của TTYTTP năm 2013 theo quy chế chuyên môn 47
Bảng 3.11. Số thuốc không sử dụng và sử dụng ngoài DMT năm 2013 48
Bảng 3.12. Tỷ lệ thuốc trong DMT sử dụng và không được sử dụng năm 2013 49
DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 3.1. Cơ cấu sử dụng thuốc theo nhóm dược lý 38
Biểu đồ 3.2. Cơ cấu về số lượng, kinh phí thuốc đơn thành phần và đa thành
phần của DMT năm 2013 39
Biểu đồ 3.3. Cơ cấu giá trị sử dụng 10 thuốc có giá trị cao nhất trong danh
mục thuốc năm 2013 41
Biểu đồ 3.4. Cơ cấu tiêu thụ thuốc TTYT theo nguồn gốc, xuất xứ 42
Biểu đồ 3.5. Cơ cấu thuốc ngoại nhập trong DMT TTYT năm 2013 44
Biểu đồ 3.6. Cơ cấu thuốc tên generic – biệt dược 45
Biểu đồ 3.7. Tỷ lệ thuốc uống và thuốc tiêm trong DMT năm 2013 46
Biểu đồ 3.8. Cơ cấu DMT của TTYTTP năm 2013 theo quy chế chuyên môn 47
Biểu đồ 3.9. Số thuốc không sử dụng và sử dụng ngoài DMT năm 2013 48
DANH MỤC HÌNH
Hình 1.1. Sơ đồ tổ chức bộ máy của Trung tâm y tế Thành phố Điện Biên Phủ. 19
Hình 2.1. Sơ đồ tóm tắt nội dung và các chỉ tiêu nghiên cứu của đề tài. 24
Hình 3.1. Sơ đồ Qui trình xây dựng danh mục thuốc Trung tâm y tế Thành
Phố Điện Biên Phủ 26
1
ĐẶT VẤN ĐỀ
Sử dụng thuốc thiếu hiệu quả và bất hợp lý nói chung và trong bệnh
viện nói riêng đã và đang là vấn đề bất cập của nhiều quốc gia. Đây cũng là
một trong các nguyên nhân chính làm gia tăng chi phí cho người bệnh, giảm
chất lượng chăm sóc sức khoẻ và uy tín của các cơ sở khám chữa bệnh.
Tại Việt Nam, với những chính sách mở cửa theo cơ chế thị trường và
đa dạng hoá các loại hình cung ứng thuốc, thị trường thuốc ngày càng phong
phú cả về số lượng và chủng loại. Điều này giúp cho việc cung ứng thuốc
nói chung và cung ứng thuốc trong bệnh viện dễ dàng và thuận tiện hơn. Tuy
nhiên, nó cũng gây ra nhiều khó khăn, lúng túng trong việc chọn lựa, sử
dụng thuốc chữa bệnh không chỉ với các bệnh viện mà ngay cả trong cộng
đồng. Để hạn chế tình trạng trên, Tổ chức Y tế thế giới đã khuyến cáo các
quốc gia thành lập.Hội đồng thuốc và Điều trị (HĐT&ĐT) tại các bệnh viện.
HĐT&ĐT là hội đồng được thành lập nhằm đảm bảo tăng cường độ
an toàn và hiệu quả sử dụng thuốc trong các bệnh viện. Thành viên của
HĐT&ĐT bao gồm các chuyên gia trong nhiều lĩnh vực khác nhau nhằm
đảm bảo cho người bệnh được hưởng chế độ chăm sóc tốt nhất với chi phí
phù hợp thông qua việc xác định xem loại thuốc thiết yếu nào cần phải cung
ứng, giá cả và sử dụng hợp lý an toàn.
Trung tâm y tế Thành phố Điện Biên Phủ là một đơn vị thuộc thành
phố của Tỉnh Điện Biên. Một tỉnh miền núi phía Tây Bắc, dân số ít, có rất
nhiều dân tộc cùng chung sống, địa bàn dân cư sống rải rác, là một Thành
phố lịch sử mỗi năm đón hàng nghìn lượt khách du lịch, cũng là Tỉnh giáp
với đất nước bạn Lào. Vì vậy mô hình bệnh tật rất khó đoán trước, ngân
sách (tiền thuốc sử dụng) thuốc tăng từ 7 tỷ đồng trong năm 2012 lên hơn 8
2
tỷ đồng trong năm 2013. Điều đó cho thấy tốc độ phát triển nhanh về ngân
sách thuốc trong Trung tâm. Chúng tôi tiến hành nghiên cứu về danh mục
thuốc đã được sử dụng trong năm 2013 để thấy được hiệu quả của việc cung
ứng thuốc trong trung tâm y tế.
Chính vì vậy, đề tài “Phân tích hoạt động xây dựng và giám sát
danh mục thuốc tại Trung tâm y tế Thành phố Điện Biên Phủ năm
2013’’được thực hiện nhằm các mục tiêu như sau:
1. Phân tích qui trình và một số nội dung giám sát danh mục thuốc tại
Trung tâm y tế Thành phố Điện Biên Phủ cho năm 2013.
2. Phân tích cơ cấu danh mục thuốc sử dụng tại Trung tâm y tế Thành
phố Điện Biên Phủ năm 2013.
3
CHƯƠNG I
TỔNG QUAN
1.1. Hoạt động xây dựng và giám sát danh mục thuốc trong Bệnh viện
Các tiêu chí lựa chọn thuốc, liên quan đến hoạt động xây dựng DMT
được khái quát theo sơ đồ sau:
Sơ đồ 1.1 Các yếu tố để xây dựng danh mục thuốc [12]
4
1.1.1. Mô hình bệnh tật của bệnh viện
Bệnh viện là nơi khám chữa bệnh cho người mắc bệnh trong cộng
đồng. Mỗi bệnh viện có tổ chức nhiệm vụ khác nhau, đặt trên địa bàn khác
nhau với đặc điểm dân cư, địa lý khác nhau đặc biệt là sự phân công chức
năng, nhiệm vụ khác nhau. Ở Việt nam cũng như trên thế giới có hai loại
MHBT bệnh viện theo sơ đồ sau.
Sơ đồ 1.2 Mô hình bệnh tật của hệ thống bệnh viện [15]
Do được xây dựng dựa trên những cơ sở khoa học: DMT chủ yếu của
BYT, DMT thiết yếu, khả năng kinh phí, tồn trữ, bảo quản, mô hình bệnh tật,
số liệu của những năm trước … nên danh mục thuốc bệnh viện có cơ cấu
tương đối phù hợp, đáp ứng với mô hình bệnh tật.
5
1.1.2. Hướng dẫn điều trị chuẩn (HDĐTC)
Phác đồ điều trị hay Hướng dẫn thực hành điều trị là tài liệu hướng dẫn
thầy thuốc thực hành những công việc cụ thể và không thể thiếu trong quá
trình điều trị. Theo WHO, một hướng dẫn thực hành điều trị về thuốc gồm đủ
4 thống số: Hợp lý, an toàn, hiệu quả, kinh tế:
- Hợp lý: Phối hợp đúng thuốc, đúng chủng loại, thuốc còn hạn sử dụng
- An toàn: không gây tai biến, không có tương tác thuốc
- Kinh tế: Chí phí điều trị thấp nhất
- Hiệu quả: Dễ dùng, khỏi bệnh, không để hậu quả xấu hoặc đạt được
mục đích sử dụng thuốc trong thời gian nhất định.
Nhiều bệnh viện đã xây dựng phác đồ điều trị cho bệnh viện dựa trên
Hướng dẫn thực hành điều trị của Bộ Y tế và căn cứ vào đó để xây dựng danh
mục thuốc bệnh viện một cách khoa học. Nếu chỉ đơn thuần tuân thủ theo
DMT sẽ không cải thiện chất lượng điều trị nêu như việc lựa chọn không dựa
trên HDĐTC. Thật là lý tưởng nếu như DMT được xây dựng dựa trên cơ sở
các hướng dẫn điều trị các bệnh thường gặp. Ở nhiều nước trên thê giới, khi
bắt đầu xây dựng DMT thì đã có sẵn những hướng dẫn điều trị hoặc những tài
liệu tương tự để tham khảo và sử dụng. Sơ đồ sau chỉ ra mối tương quan giữa
HDĐTC, DMT và những tác động của chúng đối với việc sử dụng và dự trữ
thuốc [12].
6
Sơ đồ 1.4. Chu trình tác động của HDĐTC và DMT lên kết quả
chăm sóc và phòng bệnh
1.1.3. Hội Đồng Thuốc và Điều Trị (HĐT&ĐT)
Do sự gia tăng về chi phí điều trị và ngân sách dành cho thuốc hạn
chế khiến cho hệ thống y tế không đủ khả năng cung cấp thuốc cho điều trị,
vì vậy ở mỗi bệnh viện cần phải có một diễn đàn giữa bác sĩ, dược sĩ, điều
dưỡng để trao đổi những vấn đề quan trọng trong bệnh viện. Diễn đàn sẽ là
nơi mà các bất đồng trong điều trị và vấn đề kinh tế được mang ra thảo luận
và giải quyết. Vì vậy mà cần thiết phải có một HĐT&ĐT trong bệnh viện và
các cơ sở y tế để đảm bảo và tăng cường sử dụng thuốc hợp lý.
1.1.3.1. Mục đích và mục tiêu của Hội Đồng Thuốc và Điều Trị.
Mục đích của HĐT&ĐT: đảm bảo người bệnh được hưởng chế độ
chăm sóc tốt nhất với chi phí phù hợp thông qua việc lựa chọn thuốc cần
được cung ứng, giá cả, sử dụng.
Để đạt được mục đích trên HĐT&ĐT cần phải đạt những mục tiêu sau:
Xây dựng và thực hiện một hệ thống danh mục thuốc có hiệu quả
về mặt điều trị và giá thành bao gồm: một danh mục thuốc và cấm nang
hướng dẫn danh mục thuốc.
7
Đảm bảo sử dụng những thuốc thoả mãn các tiêu chí về hiệu quả
điều trị, độ an toàn, hiệu quả - chi phí và chất lượng
Đảm bảo an toàn thuốc thông qua công tác theo dõi, đánh giá và
trên cơ sở đó ngăn ngừa các phản ứng có hại (ADR) và sai sót trong điều trị
Xây dựng và thực hiện những can thiệp để nâng cao thực hành sử
dụng thuốc của các thầy thuốc kê đơn, dược sĩ cấp phát và người bệnh (điều
tra, giám sát sử dụng thuốc).
1.1.3.2 Chức năng của Hội Đồng Thuốc và Điều Trị.
Theo thông tư 21/2013/TT-BYT ngày 08/08/2013 của Bộ Y Tế.
Thông tư quy định về tổ chức và hoạt động của Hội đồng Thuốc và điều trị
trong bệnh viện.
* Hội đồng xây dựng các quy định cụ thể về:
- Các tiêu chí lựa chọn thuốc để xây dựng danh mục thuốc bệnh viện;
- Lựa chọn các hướng dẫn điều trị (các phác đồ điều trị) làm cơ sở cho
việc xây dựng danh mục thuốc;
- Quy trình và tiêu chí bổ sung hoặc loại bỏ thuốc ra khỏi danh mục
thuốc bệnh viện;
- Các tiêu chí để lựa chọn thuốc trong đấu thầu mua thuốc;
- Quy trình cấp phát thuốc từ khoa Dược đến người bệnh nhằm bảo
đảm thuốc được sử dụng đúng, an toàn;
- Lựa chọn một số thuốc không nằm trong danh mục thuốc bệnh viện
trong trường hợp phát sinh do nhu cầu điều trị;
- Hạn chế sử dụng một số thuốc có giá trị lớn hoặc thuốc có phản ứng
có hại nghiêm trọng, thuốc đang nằm trong diện nghi vấn về hiệu quả điều trị
hoặc độ an toàn;
- Sử dụng thuốc biệt dược và thuốc thay thế trong điều trị;
- Quy trình giám sát sử dụng thuốc tại các khoa lâm sàng;
8
Quản lý, giám sát hoạt động thông tin thuốc của trình dược viên, công
ty dược và các tài liệu quảng cáo thuốc.
1.1.4. Danh mục thuốc
1.1.4.1. Danh mục thuốc thiết yếu (TTY)
Danh mục TTY Việt Nam lần thứ VI được ban hành kèm theo quyết
định số 45/2013/TT-BYT ngày 26/12/2013 của Bộ Y tế bao gồm 29 nhóm
và 466 tên hoạt chất tân dược, kèm theo bản hướng dẫn sử dụng danh mục
TTY Việt Nam lần thứ VI [10].
Danh mục TTY là cơ sở để xây dựng DMT chủ yếu tại các cơ sở
khám, chữa bệnh dựa vào thông tin sau:
Mô hình bệnh tật của TTYT TP ĐBP
Hướng dẫn điều trị chuẩn
Ngân sách TTYT
Danh mục thuốc năm 2012
Danh mục tiêu thụ các thuốc trong năm vừa qua (2012)
Danh mục các thuốc nằm ngoài danh mục nhưng được sử dụng
trong năm vừa qua
Báo cáo ADR
1.1.4.2. Danh mục thuốc chủ yếu tại các cơ sở khám, chữa bệnh .
Danh mục thuốc có vai trò quan trọng trong chu trình quản lý thuốc
trong bệnh viện. Vì thế nên bệnh viện có một danh mục các thuốc đảm bảo
chất lượng, an toàn, hợp lý, hiệu quả, và kinh tế. Danh mục thuốc chủ yếu
được xây dựng trên cơ sở danh mục thuốc thuốc thiết yếu Việt Nam và
WHO hiện hành với các mục tiêu sau [19]:
Đảm bảo sử dụng thuốc hợp lý, an toàn, hiệu quả;
Đáp ứng yêu cầu điều trị cho người bệnh;
9
Đảm bảo quyền lợi về thuốc chữa bệnh cho người bệnh tham gia
bảo hiểm y tế;
Phù hợp với khả năng kinh tế của người bệnh và khả năng chi trả
của quỹ bảo hiếm y tế;
Danh mục thuốc chữa bệnh chủ yếu sử dụng tại các cơ sở khám, chữa
bệnh đang được áp dụng tại Việt Nam hiện nay là danh mục được ban hành.
Thông tư 31/2011/TT-BYT ngày 11/07/2011 Bộ trưởng Bộ Y tế. Ban
hành và hướng dẫn thực hiện Danh mục thuốc chủ yếu sử dụng tại các cơ sở
khám bệnh, chữa bệnh được quỹ bảo hiểm y tế thanh toán có hiệu lực từ
ngày 25/8/2011. Hệ thống danh mục này bao gồm Danh mục thuốc tân dược
và Danh mục thuốc phóng xạ và hợp chất đánh dấu. Danh mục thuốc bao
gồm 900 thuốc hay hoạt chất, được sắp xếp theo mã ATC (giải phẫu, điều
trị, hóa học); được ghi theo tên chung quốc tế và theo quy định của Dược
thư Quốc gia Việt Nam. Đối với hoạt chất có nhiều mã ATC hoặc có nhiều
chỉ định khác nhau sẽ được sắp xếp vào một nhóm phù hợp nhất để hạn chế
sự trùng lặp.
Danh mục thuốc phóng xạ và hợp chất đánh dấu bao gồm 57 hoạt
chất, được ghi theo tên chung quốc tế, được xếp thứ tự theo vần chữ cái A,
B, C kèm theo hướng dẫn sử dụng danh mục thuốc.
* Thuốc tân dược
o Sử dụng theo quy định phân hạng bệnh viện, thuốc chuyên khoa
được sử dụng theo phân cấp quản lý và thực hành kỹ thuật y tế;
o Các thuốc có ký hiệu (*) là thuốc dự trữ, hạn chế sử dụng, chỉ sử
dụng khi các thuốc khác trong nhóm điều trị không có hiệu quả và phải
được hội chẩn (trừ trường hợp cấp cứu);
10
o Thuốc được xếp nhóm này dùng điều trị bệnh thuộc nhóm khác
được quỹ Bảo hiểm y tế thanh toán nếu có chỉ định như đã đăng ký trong hồ
sơ đăng ký thuốc đã được cấp;
o Các thuốc xếp trong nhóm điều trị ung thư và điều hòa miễn dịch:
- Đối với các thuốc chỉ có chỉ định điều trị ung thư, kể cả các thuốc
ngoài danh mục quy định của Bộ Y tế: chỉ được sử dụng tại các cơ sở khám
bệnh, chữa bệnh có chức năng điều trị ung thư và phải do bác sỹ được đào
tạo, tập huấn về chuyên ngành ung bướu chỉ định;
- Đối với các thuốc có chỉ định điều trị các bệnh khác không phải ung
thư được sử dụng tại các bệnh viện hay các khoa lâm sàng khác ngoài khoa
Ung bướu theo phác đồ điều trị của bệnh viện nhưng phải có hội chẩn với
bác sỹ chuyên khoa ung bướu để bảo đảm an toàn và hiệu quả điều trị.
o Các thuốc điều trị đặc hiệu bệnh phong, tâm thần, động kinh có
trong Danh mục thuốc ban hành theo Thông tư này nhưng được các chương
trình, dự án cấp thì sử dụng theo hướng dẫn của các chương trình, dự án.
* Thuốc phóng xạ và hợp chất đánh dấu thuộc Danh mục phải kiểm
soát đặc biệt vì vậy việc cung ứng, sử dụng và quản lý thực hiện theo đúng
quy định, quy chế về Dược và phải tuân thủ đầy đủ các quy định của pháp
luật về an toàn và kiểm soát bức xạ.
1.2. Phân tích hoạt động xây dựng danh mục thuốc.
1.2.1. Danh mục thuốc bệnh viện
Căn cứ vào danh mục thuốc thiết yếu, danh mục thuốc chủ yếu và các
qui định về sử dụng danh mục thuốc do Bộ Y tế ban hành, đồng thời căn cứ
vào mô hình bệnh tật và kinh phí của bệnh viện (ngân sách nhà nước, thu
một phần viện phí và bảo hiểm y tế) HĐT&ĐT có nhiệm vụ giúp giám đốc
11
bệnh viện lựa chọn, xây dựng danh mục thuốc bệnh viện theo nguyên tắc:
ưu tiên lựa chọn thuốc generic, thuốc đơn chất, thuốc sản xuất trong nước
đảm bảo chất lượng, thuốc của các doanh nghiệp được đạt tiêu chuẩn thực
hành sản xuất thuốc tốt (GMP).
“Danh mục thuốc bệnh viện là một danh mục thường xuyên cập nhật các
thuốc và các thông tin liên quan tới thuốc đáp ứng yêu cầu lâm sàng của bác
sĩ, dược sĩ, và các chuyên gia y tế khác trong chẩn đoán, phòng ngừa, điều trị
bệnh hoặc cải thiện sức khỏe” [9], [4].
Danh mục thuốc bệnh viện là cơ sở để đảm bảo cung ứng thuốc chủ
động có kế hoạch nhằm phục vụ cho nhu cầu điều trị hợp lí, an toàn, hiệu
quả. Danh mục thuốc bệnh viện được xây dựng hàng năm và có thể bổ sung
hoặc loại bỏ thuốc trong danh mục thuốc bệnh viện trong các kỳ họp của
HĐT&ĐT [9] [4].
* Nguyên tắc quản lý danh mục.
Chọn thuốc theo nhu cầu (theo mô hình bệnh tật tại bệnh viện)
Chọn những thuốc theo thứ tự ưu tiên
Duy trì một số lượng thuốc hữu hạn
Việc lựa chọn thuốc thành phẩm theo nguyên tắc sau: ưu tiên lựa
chọn thuốc generic, thuốc đơn chất, thuốc sản xuất trong nước, thuốc của
các doanh nghiệp dược đạt tiêu chuẩn thực hành tốt sản xuất thuốc (GMP).
Sử dụng tên chung quốc tế (tên generic)
Chỉ sử dụng các sản phẩm phức hợp (ở liều cố định) trong những
trường hợp bệnh cụ thể
Tiêu chí lựa chọn phải rõ ràng bao gồm: Hiệu quả và hiệu lực điều
trị; an toàn; chất lượng; chi phí
Thuốc trong danh mục phải thống nhất với danh mục thuốc chủ yếu
và hướng dẫn điều trị chuẩn
12
* Tiêu chí đánh giá, lựa chọn thuốc trong danh mục.
Mô hình bệnh tật
Hiệu quả và hiệu lực
Độ an toàn
Chất lượng (của sản phẩm và nhà cung ứng)
Chi phí và chi phí - hiệu quả của thuốc
Thuốc rõ nguồn gốc
Điều kiện trang thiết bị, chuyên môn, con người đế xử trí thuốc
Nguồn tài chính dành cho việc mua thuốc
* Quy trình lựa chọn một số thuốc mới.
Chỉ có bác sỹ, dược sỹ mới có quyền yêu cầu bổ sung hoặc loại bỏ
một dược phẩm
Bản yêu cầu bằng văn bản gửi cho thư ký của HĐT&ĐT
Đưa ra những đề xuất cho danh mục
Trình bày kết quả đánh giá tại cuộc họp của HĐT&ĐT
HĐT&ĐT chấp nhận hoặc bác bỏ yêu cầu kể trên
Phổ biến quyết định của HĐT&ĐT đến tất cả các cá nhân có liên quan
* Duy trì một danh mục.
Đánh giá những yêu cầu bổ sung thuốc mới và loại bỏ thuốc hiện
có trong danh mục
Đánh giá hệ thống theo nhóm, phân nhóm điều trị.
1.2.2. Nguyên tắc xây dựng danh mục
- Bảo đảm phù hợp với mô hình bệnh tật và chi phí về thuốc dùng điều
trị trong bệnh viện;
- Phù hợp về phân tuyến chuyên môn kỹ thuật;
- Căn cứ vào các hướng dẫn hoặc phác đồ điều trị đã được xây dựng và
áp dụng tại bệnh viện hoặc cơ sở khám bệnh, chữa bệnh;
13
- Đáp ứng với các phương pháp mới, kỹ thuật mới trong điều trị;
- Phù hợp với phạm vi chuyên môn của bệnh viện;
- Thống nhất với danh mục thuốc thiết yếu, danh mục thuốc chủ yếu do
Bộ Y tế ban hành;
- Ưu tiên thuốc sản xuất trong nước.
1.2.3. Tiêu chí lựa chọn thuốc
- Thuốc có đủ bằng chứng tin cậy về hiệu quả điều trị, tính an toàn
thông qua kết quả thử nghiệm lâm sàng.
- Thuốc sẵn có ở dạng bào chế thích hợp bảo đảm sinh khả dụng, ổn
định về chất lượng trong những điều kiện bảo quản và sử dụng theo quy định;
- Khi có từ hai thuốc trở lên tương đương nhau về hai tiêu chí được quy
định thì phải lựa chọn trên cơ sở đánh giá kỹ các yếu tố về hiệu quả điều trị,
tính an toàn, chất lượng, giá và khả năng cung ứng;
- Đối với các thuốc có cùng tác dụng điều trị nhưng khác về dạng bào
chế, cơ chế tác dụng, khi lựa chọn cần phân tích chi phí - hiệu quả giữa các
thuốc với nhau, so sánh tổng chi phí liên quan đến quá trình điều trị, không so
sánh chi phí tính theo đơn vị của từng thuốc;
- Ưu tiên lựa chọn thuốc ở dạng đơn chất. Đối với những thuốc ở dạng
phối hợp nhiều thành phần phải có đủ tài liệu chứng minh liều lượng của từng
hoạt chất đáp ứng yêu cầu điều trị trên một quần thể đối tượng người bệnh
đặc biệt và có lợi thế vượt trội về hiệu quả, tính an toàn hoặc tiện dụng so với
thuốc ở dạng đơn chất;
- Ưu tiên lựa chọn thuốc generic hoặc thuốc mang tên chung quốc tế,
hạn chế tên biệt dược hoặc nhà sản xuất cụ thể.
- Trong một số trường hợp, có thể căn cứ vào một số yếu tố khác như
các đặc tính dược động học hoặc yếu tố thiết bị bảo quản, hệ thống kho chứa
hoặc nhà sản xuất, cung ứng;
14
1.2.4. Các bước xây dựng danh mục thuốc
- Thu thập, phân tích tình hình sử dụng thuốc năm trước về số lượng và
giá trị sử dụng, phân tích ABC - VEN, thuốc kém chất lượng, thuốc hỏng, các
phản ứng có hại của thuốc, các sai sót trong điều trị dựa trên các nguồn thông
tin đáng tin cậy;
- Đánh giá các thuốc đề nghị bổ sung hoặc loại bỏ từ các khoa lâm sàng
một cách khách quan;
- Xây dựng danh mục thuốc và phân loại các thuốc trong danh mục
theo nhóm điều trị và theo phân loại VEN;
- Xây dựng các nội dung hướng dẫn sử dụng danh mục (ví dụ như:
thuốc hạn chế sử dụng, thuốc cần hội chẩn, thuốc gây nghiện, hướng tâm
thần,…).
* Tập huấn, hướng dẫn cho cán bộ y tế sử dụng danh mục thuốc.
* Định kỳ hằng năm đánh giá, sửa đổi, bổ sung danh mục thuốc [10].
1.3. Vài nét về hoạt động xây dựng và giám sát danh mục thuốc tại các
Bệnh viện ở nước ta trong những năm gần đây
Cùng với sự phát triển mạnh mẽ của khoa học kỹ thuật và công nghệ,
ngành công nghiệp Dược phẩm cũng đã có bước phát triển vượt bậc. Trong
những năm gần đây ngành công nghiệp dược tạo ra nhiều sản phẩm mới nhằm
đáp ứng kịp thời nhu cầu phòng và chữa bệnh của nhân dân.
Qua báo cáo tổng kết công tác Dược năm 2008, triển khai kế hoạch
năm 2009 của Cục Quản lý Dược, hầu hết các bệnh viện đã xây dựng DMT
căn cứ theo DMT chữa bệnh chủ yếu sử dụng tại các cơ sở khám, chữa bệnh
hiện hành. Năm 2008, tổng giá trị mua thuốc tại các bệnh viện trên toàn
quốc là 12.322 tỷ đồng chiếm khoảng 50% tổng giá trị tiền thuốc sử dụng.
15
Tuy nhiên, từ kết quả phân tích đánh giá về cơ cấu DMT của một số bệnh
viện cho thấy, hiện nay, việc xây dựng DMT của các bệnh viện còn nhiều
bất cập, thuốc biệt dược, thuốc không phải là TTY thường chiếm tỉ lệ cao
trong DMT các bệnh viện nhất là các bệnh viện lớn.
Đặc biệt các thuốc kháng sinh luôn chiếm tỉ lệ cao trong các DMT
bệnh viện (khoảng 56 - 58%). Nguyên nhân là do việc sử dụng tràn lan, lạm
dụng kháng sinh phổ rộng, điều trị bao vây dẫn đến gia tăng các tác dụng
không mong muốn và tình trạng kháng kháng sinh. Hiện nay, thuốc kháng
sinh đang được lựa chọn như một giải pháp phổ biến. WHO vẫn khuyến cáo
thực trạng kê đơn kháng sinh đáng lo ngại trên toàn cầu, tới mức trung bình
30-60% bệnh nhân được kê thuốc kháng sinh và tỉ lệ này cao gấp đôi so với
nhu cầu lâm sàng.
Tại Bệnh viện Bạch Mai, số thuốc kháng sinh chiếm tỉ lệ 46,25%,
nghĩa là theo đánh giá chuẩn của WHO đã có đến 1/2 số thuốc kháng sinh sử
dụng thừa. Số thuốc được kê không cần thiết này làm tăng chi phí y tế, tăng
khả năng xuất hiện tác dụng phụ của thuốc và tình trạng kháng kháng
sinh[26]. Tại một số cơ sở y tế, mức độ sử dụng kháng sinh cho bệnh nhân
thậm chí gần như 100%. Tại Bệnh viện Bạch Mai, khoa tai mũi họng:
100%, răng hàm mặt: 94%, khoa ngoại: 94%, khoa sản: 89% Tình trạng
kết hợp nhiều loại kháng sinh cũng ở mức rất phổ biến (41,91%) và đã xuất
hiện những đơn thuốc kê kết hợp cùng lúc đến bốn loại kháng sinh. Riêng
chi phí dành cho kháng sinh đã lên mức gần 100 tỉ đồng, chiếm khoảng 1/3
ngân sách mua thuốc toàn viện. Có thể nói, việc kê đơn, sử dụng thuốc
không hợp lý đang còn phổ biến ở hầu hết các bệnh viện. Tỷ lệ tiền thuốc
kháng sinh trong tổng số tiền thuốc sử dụng năm 2008 chiếm 32,7% một
phần cho thấy MHBT ở Việt Nam có tỷ lệ nhiễm các bệnh nhiễm khuẩn cao,
mặt khác có thể đánh giá tình trạng lạm dụng kháng sinh vẫn còn phổ biến.
16
Hiện nay, do ảnh hưởng tiêu cực của một số hoạt động Marketing
không lành mạnh dẫn đến trong DMT của các bệnh viện thường có quá
nhiều tên thuốc khác nhau cho cùng một hoạt chất, đặc biệt là các thuốc
kháng sinh, thuốc bổ (bổ gan, vitamin ), thuốc tăng cường sức đề kháng
Điều này khiến cho người kê đơn dễ dàng lạm dụng kháng sinh (nhất
là Cephalosporin thế hệ 3) và lạm dụng thuốc bổ, kê quá nhiều thuốc cho
người bệnh, dẫn đến nhiều tương tác khi điều trị. Từ đó gây khó khăn cho
người mua thuốc, cấp phát thuốc và cho người giám sát sử dụng thuốc. Mặt
khác, việc truy cập trực tuyến thông tin thuốc trong phạm vi toàn cầu ở Việt
Nam còn hạn chế dẫn đến khó khăn cho việc cập nhật thông tin thuốc.
Hoạt động quảng cáo cho thuốc sản xuất trong nước còn chưa thực
sự phổ biến dẫn đến hạn chế cho việc lựa chọn thuốc nội vào DMT bệnh
viện. Việc giá thuốc tại thị trường Việt Nam có nhiều biến động trong thời
gian gần đây cũng ảnh hưởng đến việc duy trì danh mục thuốc bệnh viện.
Giá của một số thuốc phê duyệt trúng thầu thấp hơn nhiều so với mặt bằng
giá chung trên thị trường nên một số đơn vị trúng thầu đã bỏ thầu không
cung ứng thuốc, chịu phạt hợp đồng. Vì vậy, để đáp ứng nhu cầu điều trị
bệnh viện lại phải bổ sung thuốc khác vào DMT bệnh viện. Ngược lại, do
DMT có quá nhiều chủng loại nên việc thuốc trúng thầu có được sử dụng
hay không còn tuỳ vào lòng hảo tâm của các bác sĩ kê đơn.
Qua khảo sát tình hình sử dụng thuốc nội năm năm 2009, tỷ lệ thị
phần giữa thuốc nội và thuốc ngoại là 50/50, đến tháng 6 năm 2010 là 46/54
thuốc nội chỉ chiếm 19-25% về giá trị tiền.
Việc xây dựng DMT trong bệnh viện còn chưa chú trọng nhiều đến
nguyên tắc “ưu tiên chọn thuốc generic, thuốc đơn chất, thuốc sản xuất
trong nước đạt chất lượng, thuốc của các doanh nghiệp đạt tiêu chuấn thực