Tải bản đầy đủ (.pdf) (85 trang)

Ảnh hưởng của bữa ăn phụ giàu vitamin d2 đến nồng độ 25, hydroxyvitamin d, hemoglobin và chỉ số nhân trắc trên trẻ em tại một số trường tiểu học ở bắc ninh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.11 MB, 85 trang )



BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ Y TẾ


TRƢỜNG ĐẠI HỌC DƢỢC HÀ NỘI



NGUYỄN THỊ HUYỀN



ẢNH HƢỞNG CỦA BỮA ĂN PHỤ GIÀU
VITAMIN D
2
ĐẾN NỒNG ĐỘ
25 –HYDROXYVITAMIN D, HEMOGLOBIN
VÀ CHỈ SỐ NHÂN TRẮC TRÊN TRẺ EM TẠI
MỘT SỐ TRƢỜNG TIỂU HỌC Ở BẮC NINH


LUẬN VĂN THẠC SĨ DƢỢC HỌC













HÀ NỘI 2014



BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ Y TẾ

TRƢỜNG ĐẠI HỌC DƢỢC HÀ NỘI






NGUYỄN THỊ HUYỀN

ẢNH HƢỞNG CỦA BỮA ĂN PHỤ GIÀU
VITAMIN D
2
ĐẾN NỒNG ĐỘ
25 –HYDROXYVITAMIN D, HEMOGLOBIN
VÀ CHỈ SỐ NHÂN TRẮC TRÊN TRẺ EM TẠI
MỘT SỐ TRƢỜNG TIỂU HỌC Ở BẮC NINH


LUẬN VĂN THẠC SĨ DƢỢC HỌC



CHUYÊN NGÀNH: HÓA SINH
MÃ SỐ: 60720408



Người hướng dẫn khoa học: TS. Nguyễn Văn Rƣ
PGS. TS. Nguyễn Xuân Ninh






HÀ NỘI 2014


LỜI CẢM ƠN

Trong quá trình học tập và hoàn thành luận văn, tôi đã nhận được sự
hướng dẫn, giúp đỡ, chỉ bảo tận tình từ các thầy cô giáo, sự động viên rất lớn
của gia đình, bạn bè.
Trước tiên, tôi xin chân thành cảm ơn Ban Giám hiệu, Phòng Sau Đại
học, Bộ môn Hóa sinh, các thầy cô giáo cùng các cán bộ giảng dạy của trường
Đại học Dược Hà Nội đã tạo điều kiện, dạy dỗ và chỉ bảo tôi trong những năm
học qua.
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành và sâu sắc tới Tiến sĩ Nguyễn
Văn Rư và Phó giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Xuân Ninh, những người Thầy tâm
huyết đã tận tình hướng dẫn, động viên khích lệ, dành nhiều thời gian trao đổi
và định hướng cho tôi trong quá trình thực hiện luận văn.

Tôi xin trân trọng cảm ơn Ban lãnh đạo Viện Dinh dưỡng, các cán bộ
Khoa Vi chất dinh dưỡng, Trung tâm Thực phẩm dinh dưỡng – Viện Dinh
dưỡng Quốc gia đã tạo điều kiện và giúp đỡ tôi thực hiện nghiên cứu.
Tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành tới Ban giám đốc trung tâm Y tế
huyện Gia Bình, Ban giám hiệu cùng toàn thể các thầy cô giáo trường tiểu
học Lãng Ngâm và Quỳnh Phú huyện Giia Bình - Bắc Ninh, toàn thể phụ
huynh của các đối tượng học sinh tham gia nghiên cứu đã giúp đỡ và tạo điều
kiện cho tôi tiến hành nghiên cứu.
Cuối cùng, tôi xin cảm ơn Gia đình và bạn bè của tôi đặc biệt là mẹ,
chồng và con gái tôi đã tạo điều kiện và là nguồn động viên cho tôi hoàn
thành luận văn.
Hà Nội, ngày 30 tháng 9 năm 2014
Học viên
Nguyễn Thị Huyền

MỤC LỤC
Trang
ĐẶT VẤN ĐỀ 1
Chƣơng 1: TỔNG QUAN 3
1.1. Tổng quan về vitamin D 3
1.1.1. Nguồn gốc và cấu trúc vitamin D 3
1.1.2. Tổng hợp và chuyển hóa vitamin D 4
1.1.3. Chức nặng của vitamin D 7
1.1.4. Nhu cầu vitamin D 10
1.1.5. Thiếu hụt vitamin D 11
1.1.6. Ngộ độc vitamin D 13
1.1.7. Tình trạng vitamin D trên thế giới và Việt Nam 15
1.1.8. Phòng chống thiếu hụt vitamin D 18
1.2. Calci và vai trò của calci đối với cơ thể 23
1.2.1. Calci 23

1.2.2. Vai trò của calci đối với cơ thể 24
1.3. Thiếu máu và mối liên quan giữa thiếu máu với thiếu
vitamin D 24
1.2.1. Thiếu máu 24
1.2.2. Mối liên quan giữa thiếu máu và thiếu vitamin D 26
Chƣơng 2: ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 27
2.1. Đối tƣợng nghiên cứu 27
2.1.1. Tiêu chuẩn lựa chọn 27
2.1.2. Tiêu chuẩn loại trừ 27
2.2. Phƣơng pháp nghiên cứu 27
2.2.1. Thiết kế nghiên cứu 27
2.2.2. Địa điểm và thời gian nghiên cứu 27
2.2.3. Cỡ mẫu và cách chọn mẫu 27

2.2.4. Sản phẩm tăng cường 29
2.2.5. Phương pháp can thiệp và thu thập số liệu 30
2.2.6. Các chỉ tiêu đánh giá 33
2.2.7. Phương pháp xử lý số liệu 35
2.2.8. Đạo đức nghiên cứu 36
Chƣơng 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 38
3.1. Mô tả đối tƣợng nghiên cứu trƣớc can thiệp 38
3.2. Hiệu quả bổ sung bữa ăn phụ giàu vitamin D
2
đến nồng độ
25(OH)D và tình trạng Vitamin D 40
3.3. Hiệu quả bổ sung bữa ăn phụ giàu vitamin D
2
đến nồng độ
Hb huyết thanh và sự thay đổi chỉ số nhân trắc 44
Chƣơng 4: BÀN LUẬN 52

4.1. Địa điểm và đối tƣợng nghiên cứu 52
4.2. Hiệu quả bổ sung bữa ăn phụ giàu vitamin D
2
ở học sinh 53
KẾT LUẬN
KIẾN NGHỊ
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC









DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VÀ CHỮ VIẾT TẮT

1,25(OH)
2
D 1,25- dihydroxyvitamin D
25(OH)D 25-hydroxyvitamin D
1-OHase 25-hydroxyvitamin D-1-hydroxylase
24-OHase 25-hydroxyvitamin D-24-hydroxylase
25-OHase Vitamin D-25-hydroxylase
BMI Body Mass Index (Chỉ số khối cơ thể)
BMIZ BMI-for-Age Z-score (Chỉ số BMI theo tuổi)
CI Confidence Interval (Khoảng tin cậy)
CSHQ Chỉ số hiệu quả

DBP Vitamin D binding protein (Protein mang vitamin D)
HAZ Height-for-Age Z-score (Chỉ số chiều cao theo tuổi)
Hb Hemoglobin
HQCT Hiệu quả can thiệp
IQR Interquartile Range (Khoảng tứ phân vị)
IU International Unit (Đơn vị quốc tế)
PTH Parathyroid Hormone (Hooc môn tuyến cận giáp)
OR Odds ratio (Tỷ suất chênh)
RDA Recommended Dietary Allowances (Nhu cầu khuyến nghị)
SD Standard Deviation (Độ lệch chuẩn)
SDD Suy dinh dưỡng
UVB Ultra Violet B (Tia tử ngoại B)
VDR Vitamin D receptor (Thụ thể của vitamin D)
X
Giá trị trung bình
WHO World Health Organization (Tổ chức y tế thế giới)



DANH MỤC BẢNG BIỂU
Trang
Bảng 1.1: Phân loại tình trạng vitamin D
theo nồng độ 25(OH)D huyết thanh 12
Bảng 1.2: Đánh giá thiếu máu theo mức hemoglobin 25
Bảng 2.1: Thành phần dinh dưỡng trong 25g bánh quy Calci – D
2
29
Bảng 2.2: Phân loại mức ý nghĩa sức khỏe cộng đồng của thiếu máu 34
Bảng 3.1: Các chỉ số hóa sinh và nhân trắc của học sinh trước can thiệp 38
Bảng 3.2: Tỷ lệ SDD, tỷ lệ thiếu máu và thiếu vitamin D

của học sinh trước can thiệp 39
Bảng 3.3: Mối liên quan giữa thiếu máu và thiếu vitamin D 39
Bảng 3.4: Nồng độ vitamin D trung bình ở đối tượng
thiếu máu và không thiếu máu trước can thiệp 40
Bảng 3.5: Sự thay đổi nồng độ vitamin D huyết thanh
của hai nhóm sau can thiệp 40
Bảng 3.6: Sự thay đổi nồng độ vitamin D huyết thanh trung bình
ở hai nhóm sau can thiệp theo tình trạng vitamin D ban đầu 41
Bảng 3.7: Tình trạng vitamin D sau can thiệp 42
Bảng 3.8: Hiệu quả can thiệp đối với tỷ lệ thiếu vitamin D 44
Bảng 3.9: Sự thay đổi nồng độ Hb huyết thanh của hai nhóm sau can thiệp 44
Bảng 3.10: Hiệu quả can thiệp đối với thiếu máu 46
Bảng 3.11: Sự thay đổi cân nặng và chiều cao của 2 nhóm sau can thiệp 47
Bảng 3.12: Sự thay đổi các chỉ số Z-score sau can thiệp 48
Bảng 3.13: Hiệu quả can thiệp đối với SDD thấp còi 49
Bảng 3.14: Hiệu quả can thiệp đối với SDD thể gầy 51




DANH MỤC HÌNH ẢNH
Trang
Hình 1.1: Cấu trúc hóa học của vitamin D
2
và vitamin D
3
3
Hình 1.2: Sơ đồ tổng hợp vitamin D
2
và vitamin D

3
5
Hình 1.3: Sơ đồ vòng kiểm soát chuyển hóa và chức năng
của vitamin D theo Holick 6
Hình 2.1: Sơ đồ nghiên cứu can thiệp 31
Hình 3.1: Sự thay đổi tình trạng vitamin D sau can thiệp
của nhóm can thiệp 42
Hình 3.2: Sự thay đổi tình trạng vitamin D sau can thiệp
của nhóm chứng 43
Hình 3.3: Sự thay đổi tỷ lệ thiếu máu của hai nhóm sau can thiệp 45
Hình 3.4: Sự thay đổi tỷ lệ SDD thấp còi
của hai nhóm sau can thiệp 49
Hình 3.5: Sự thay đổi tỷ lệ SDD thể gầy
của hai nhóm sau can thiệp 50












1

ĐẶT VẤN ĐỀ
Thiếu vitamin D là một vấn đề sức khỏe phổ biến toàn cầu [52]. Trên

thế giới có khoảng một tỷ người bị thiếu vitamin D và thiếu vitamin D thấy ở
hầu hết các nhóm tuổi [[49]. Thiếu vitamin D không chỉ quan sát thấy ở các
nước Châu Âu ít nắng, mà ngay tại các nước Châu Á, Châu Phi nhiều nắng, tỷ
lệ thiếu vitamin D cũng rất phổ biến [40], [74], [86].
Mặc dù thiếu vitamin D có thể thấy ở hầu hết các nhóm tuổi, nhưng lứa
tuổi dễ có nguy cơ thiếu vitamin D nhất là trẻ sơ sinh bú sữa mẹ, trẻ em, phụ
nữ có thai và người già [73]. Trẻ sơ sinh và trẻ em thiếu vitamin D không
những có thể bị còi xương mà còn có thể bị ảnh hưởng sâu sắc tới phần còn
lại của cuộc đời do tăng nguy cơ bệnh tiểu đường loại 1, bệnh đa xơ cứng.,
viêm khớp dạng thấp, và nhiều bệnh ung thư phổ biến. Người lớn có nguy cơ
cao bị các bệnh ung thư phổ biến và bệnh tim mạch khi thiếu vitamin D [50].
Với ba đặc điểm: phổ biến, có thể ngăn ngừa và để lại hậu quả sức khỏe
lâu dài, tương tự tình trạng thiếu sắt thì thiếu vitamin D có thể được coi là một
yếu tố dinh dưỡng tiềm tàng quyết định sức khỏe ở trẻ em [78]
Việt nam là một nước nhiệt đới nhưng tỷ lệ thiếu vitamin D khá cao so
với các nước trong khu vực. Tổng điều tra vi chất năm 2010 cho thấy có
khoảng 60% phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ và trẻ nhỏ thiếu vitamin D [11]. Và
theo nghiên cứu điều tra dinh dưỡng Đông Nam Á (SEANUTS) tại Việt Nam
năm 2011 cho thấy, 48% trẻ ở nông thôn và 53% trẻ ở thành thị bị thiếu
vitamin D [70].
Nguồn cung cấp chủ yếu của vitamin D trong cơ thể người là tổng hợp
qua da dưới tác động của tia cực tím UVB cuả ánh nắng mặt trời và một phần
nhỏ từ chế độ ăn. Nhưng có rất nhiều yếu tố về môi trường, sinh lý và văn hóa
như những thay đổi theo mùa, sống ở các vĩ độ cao, sắc tố da sậm màu hay
lão hóa có thể làm giảm quá trình tổng hợp vitamin D nhờ UVB [30]. Thêm
vào đó, thực tế có rất ít thực phẩm tự nhiên chứa vitamin D. Vitamin D chủ
2

yếu có trong mỡ cá, gan và dầu cá, trứng gà…nhưng hàm lượng cũng thấp và
vitamin D hấp thu từ những thực phẩm này cũng chỉ đáp ứng 10% nhu cầu

của cơ thể [52]. Do đó, cần thiết phải có nguồn thực phẩm ổn định cung cấp
vitamin D cho nhu cầu cơ thể [17], [30], [116]. Một cách tiếp cận hợp lý để
đáp ứng nhu cầu đó là tăng cường ăn các loại thực phẩm được làm giàu
vitamin D [50]. Tại Việt Nam, tăng cường vi chất dinh dưỡng vào thực phẩm
đã được một số tác giả nghiên cứu và thu được kết quả khá khả quan [7], [8],
[4], [6]. Tuy nhiên, có thể nói, ở nước ta chưa có một nghiên cứu nào về việc
cải thiện tình trạng dinh dưỡng bằng tăng cường vitamin D vào thực phẩm.
Xuất phát từ những lý do ấy, chúng tôi tiến hành thực hiện đề tài: “Ảnh
hƣởng của bữa ăn phụ giàu vitamin D
2
đến nồng độ 25- hydroxyvitamin
D, hemoglobin và chỉ số nhân trắc trên trẻ em tại một số trƣờng tiểu học
ở Bắc Ninh” nhằm hai mục tiêu:
1. Đánh giá ảnh hƣởng của bữa ăn phụ giàu vitamin D
2
đến nồng độ
25- hydroxyvitamin D trên trẻ em tại một số trƣờng tiểu học ở Bắc
Ninh.
2. Đánh giá ảnh hƣởng của bữa ăn phụ giàu vitamin D
2
đến nồng độ
hemoglobin và chỉ số nhân trắc ở đối tƣợng nghiên cứu.











3

Chƣơng 1: TỔNG QUAN
1.1. Tổng quan về vitamin D
1.1.1. Nguồn gốc và cấu trúc vitamin D
1.1.1.1. Nguồn gốc
Hai hợp chất quan trọng trong nhóm vitamin D là cholecalciferol
(vitamin D
3
) và ergocalciferol (vitamin D
2
). Ở người và động vật có xương
sống, vitamin D
3
được sản xuất nhờ tác động của ánh sáng mặt trời lên 7-
dehydrocholesterol có trong da. Vitamin D
2
được sản xuất trong thực vật, nấm
và nấm men bởi sự bức xạ năng lượng mặt trời lên ergosterol [20].
Vitamin D (D đại diện D
2
hoặc D
3
) trong cơ thể người còn được lấy từ
thực phẩm tự nhiên, các nguồn chính bao gồm: gan bò và lòng đỏ trứng, dầu
gan cá tuyết, cá có dầu như cá hồi hoang dã, cá thu và cá trích có chứa
vitamin D
3

, nấm được chiếu tia UV sản xuất vitamin D
2
[35], [54].
1.1.1.2. Cấu trúc

Hình 1.1. Cấu trúc hóa học của vitamin D
2
và vitamin D
3
4

Hai hình thức quan trọng của vitamin D là vitamin D
2
và vitamin D
3,
đều
có cấu trúc secosteroid, tức là steroid có một trong các vòng bị vỡ. Cấu trúc
của vitamin D
3
và vitamin D
2
khác nhau duy nhất ở các chuỗi bên tại C-17
của chúng, vitamin D
2
có thêm một liên kết đôi giữa cacbon 22-23 và một
nhóm methyl trên cacbon 24 (Hình 1.1) [20], [54].
1.1.2. Tổng hợp và chuyển hóa vitamin D
1.1.2.1. Tổng hợp vitamin D
Tại lớp biểu bì và lớp hạ bì của da, 7 - dehydrocholesterol dưới tác dụng
của tia tử ngoại UVB (bước sóng 290-315 nm) sẽ chuyển thành tiền vitamin

D
3
(previtamin D
3
). Chất này trải qua một sự chuyển đổi chậm ở nhiệt độ cơ
thể để trở thành vitamin D
3
. Phản ứng này xảy ra trong màng tế bào dẫn đến
sự phóng vitamin D
3
vào không gian ngoại bào, ở đó nó gắn với protein vận
chuyển (vitamin D binding protein - DBP) và đi đến gan. Khi thừa ánh sáng
mặt trời tiền vitamin D
3
sẽ được chuyển thành những chất không hoạt động về
mặt sinh học (lumisterol và tachysterol) và sẽ loại trừ được ngộ độc vitamin D
do tiếp xúc lâu với ánh nắng mặt trời [54].
Có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến tổng hợp vitamin D trong da bao gồm
mùa, vĩ độ, quần áo che phủ da, việc sử dụng kem chống nắng và sắc tố da
[54]. Nồng độ 25(OH)D thấp khi ở vĩ độ cao hơn, và với các loại da sẫm màu
hơn, nhưng cũng có những trường hợp ngoại lệ [73]. Khi sử dụng kem chống
nắng hay quần áo che phủ da sẽ làm giảm sự tổng hợp vitamin D
3
. Vào mùa
đông cường độ tiếp xúc với ánh sáng mặt trời giảm nên nồng độ 25(OH)D
3

trong huyết thanh thấp hơn so với mùa hè [106].
Vitamin D
2

được sản xuất trong thực vật, nấm và nấm men bởi sự bức
xạ năng lượng mặt trời lên ergosterol [20].

5


Hình 1.2. Sơ đồ tổng hợp vitamin D
2
và vitamin D
3
[92]
1.1.2.2. Chuyển hóa vitamin D trong cơ thể
Vitamin D (D đại diện cho D
2
hoặc D
3
) được tổng hợp trong da hoặc lấy
từ nguồn thức ăn có thể được lưu trữ và sau đó giải phóng từ các tế bào chất
béo. Trong máu vitamin D được gắn với protein mang vitamin D và được
chuyển đến gan, tại đây vitamin D được chuyển đổi thành 25-hydroxyvitamin
D [25(OH)D] nhờ vitamin D-25-hydroxylase (25-OHase). Đây chính là dạng
lưu hành chính của vitamin D trong tuần hoàn, được các nhà nghiên cứu sử
dụng để đo lường tình trạng vitamin D bởi nó có thời gian bán thải dài và
không chịu sự chi phối chặt chẽ của cân bằng nội môi [98]. Tuy nhiên
25(OH)D trơ về mặt sinh học, nó tiếp tục gắn với DBP đi tới thận và chuyển
đổi thành 1,25-dihydroxyvitamin D [1,25(OH)
2
D] nhờ 25-hydroxyvitamin D-
1α-hydroxylase (1-OHase). Sau khi hình thành, 1,25(OH)
2

D gắn với DBP đi
6

vào tuần hoàn và dạng tự do của nó vào các mô đích để điểu tiết sự trao đổi
chất calci và phospho. Các yếu tố chính quy định việc sản xuất 1,25(OH)
2
D
tại thận bao gồm PTH, calci, phospho, yếu tố tăng trưởng nguyên bào sợi
(FGF-23) trong máu. PTH, tình trạng giảm calci máu và giảm phosphat máu
làm tăng cường sản xuất 1,25(OH)
2
D. Yếu tố tăng trưởng nguyên bào sợi 23
(FGF- 23) được sản xuất bởi các tế bào xương và tế bào tạo xương làm giảm
sản xuất 1,25(OH)
2
D tại thận. Sự tổng hợp 1,25(OH)
2
D cũng được điều hòa
theo cơ chế điều hòa ngược. 1,25(OH)
2
D làm tăng sự biểu hiện của 25-
hydroxyvitamin D-24-hydroxylase (24-OHase) có tác dụng dị hóa
1,25(OH)
2
D và 25(OH)D tạo ra acid calcitroic không có hoạt tính sinh học tan
trong nước và bài tiết qua mật [54].
i
Hình 1.3: Sơ đồ vòng kiểm soát chuyển hóa và chức năng của vitamin D
theo Holick [54]
7


1.1.3. Chức năng của vitamin D
Vitamin D có cả hai chức năng: thuộc gen và không thuộc gen. Với các
chức năng thuộc gen, 1,25(OH)
2
D tương tác với thụ thể vitamin D ở nhân làm
ảnh hưởng quá trình phiên mã gen. Các thụ thể trong nhân của 1,25(OH)
2
D đã
được xác định có trong hơn 30 loại tế bào, bao gồm xương, ruột, thận, phổi,
cơ và da. Cho các chức năng không thuộc gen, 1,25(OH)
2
D hoạt động như
một hormon steroid, làm việc thông qua kích hoạt con đường dẫn truyền tín
hiệu liên kết với các thụ thể vitamin D trên màng tế bào. Các mô đích chính
gồm có ruột, xương, tuyến cận giáp, gan và các tế bào beta tuyến tụy.
Một trong những chức năng sinh học chính của 1,25(OH)
2
D là duy trì
cân bằng nội môi calci, ảnh hưởng đến quá trình chuyển hóa tế bào và chức
năng thần kinh cơ [35]. Trong ruột, 1,25(OH)
2
D tương tác với thụ thể vitamin
D của nó (vitamin D receptor - VDR) làm tăng sự biểu hiện của các kênh
calci biểu mô (Epithelial calcium channel - ECaC) và protetin mang calci là
calbindin 9K (calcium binding protein; CaBP) dẫn đến tăng cường hấp thu
calci ở ruột non. 1,25(OH)
2
D tác động trực tiếp cùng với hormon cận giáp
PTH làm tăng tái hấp thu calci ở ống thận. Nó cũng làm tăng hấp thu phospho

qua ruột. 1,25(OH)
2
D tương tác với VDR ở tuyến cận giáp và điều hòa ngược
âm tính quá trình sản xuất hormon cận giáp PTH [54]. Dữ liệu từ các nghiên
cứu xem xét mối quan hệ giữa PTH và 25(OH)D hầu như luôn tìm thấy một
mối tương quan nghịch đáng kể trong khoảng - 0,15 đến - 0,45 [16].
Khi 1,25(OH)
2
D vào xương nó tương tác với VDR của nó trong tế bào
tạo xương, kích thích tạo những protein của xương. Chúng còn tham gia vào
quá trình tu sửa của xương như một yếu tố hoạt hóa tế bào tủy xương, tạo
điều kiện dễ dàng cho tác dụng kích thích của hormon cận giáp lên quá trình
tạo xương [9], [54]. Một nghiên cứu của Cheng và cộng sự (2003) trên 193
em gái Phần Lan khỏe mạnh độ tuổi từ 10-12, cho thấy các em gái trong
nhóm thiếu vitamin D (25(OH)D ≤ 25 nmol/L) có mật độ xương đặc tại đầu
8

dưới xương quay thấp hơn đáng kể các em gái trong nhóm đủ vitamin D
(25(OH)D > 40 nmol/L) (P <0.001) [34].
Bởi sự phân bố rộng của VDR trong các mô mà vai trò của vitamin D
trong sức khỏe con người cũng đa dạng. Nhiều cơ chế sinh học hợp lý đã xuất
hiện để hỗ trợ bằng chứng dịch tễ đã có trước đó về mối liên quan giữa
vitamin D với các bệnh khác nhau ngoài xương bao gồm bệnh ung thư, bệnh
tự miễn, bệnh tim mạch và chức năng cơ bắp [27].
Thiếu vitamin D nghiêm trọng gây ra bệnh cơ thuận nghịch được đặc
trưng bởi sự hao mòn dần, sự yếu đi của cơ và sự không vững vàng của dáng
đi. Nguyên nhân của bệnh này là do nhiều yếu tố trong đó có cường cận giáp
thứ cấp, giảm calci máu, giảm phosphat máu, và sự thiếu hụt calcitriol [51].
Bischoff-Ferrari và cộng sự (2004) đã tiến hành phân tích tổng hợp dựa trên 5
nghiên cứu ngẫu nhiên mù đôi có đối chứng với 1237 người già (tuổi trung

bình 60 tuổi) tham gia. Kết quả cho thấy việc bổ sung vitamin D làm giảm
22% nguy cơ của sự té ngã so với việc chỉ bổ sung calci hoặc giả dược [25].
Mối liên quan giữa thiếu vitamin D và bệnh tim mạch đã được nhiều tác
giả nghiên cứu. Một nghiên cứu thuần tập tiến cứu của Wang và cộng sự
(2008) về mối tương quan giữa vitamin D với tỷ lệ mắc mới của bệnh tăng
huyết áp trên 28886 phụ nữ Mỹ ≥ 45 tuổi, chỉ ra rằng lượng vitamin D đưa
vào cơ thể có tương quan nghịch với nguy cơ tăng huyết áp [117]. Một nghiên
cứu khác của Giovannucci và cộng sự cho thấy, những người đàn ông với
25(OH)D ≤ 15 ng/mL có nguy cơ tăng nhồi máu cơ tim cao hơn so với những
người có 25(OH)D ≥ 30 ng/mL [47]. Có một số cơ chế có thể giải thích mối
liên hệ giữa tình trạng vitamin D và bệnh tim mạch, trong đó có tác dụng của
vitamin D trong ức chế tăng sinh cơ trơn mạch máu, ức chế sự vôi hóa mạch
máu, giảm điều tiết cytokin tiền viêm, tăng điều tiết các cytokin chống viêm
và tác động của vitamin D như một bộ điều tiết nội tiết âm của hệ thống
renin-angiotensin [113].
9

Bên cạnh bệnh tim mạch, một loạt các cơ chế sinh học chống ung thư có
thể xảy ra cũng đã được đề xuất để giải thích vai trò của vitamin D trong việc
giảm nguy cơ ung thư. 1,25(OH)
2
D thông qua VDR của nó trong nhân, tham
gia việc điều tiết sự phân chia tế bào, tăng trưởng tế bào, quá trình chết theo
chương trình (apoptosis) và các cơ chế tế bào khác có vai trò trong sự phát
triển ung thư [62]. Ngoài ra, 1,25(OH)
2
D cũng được chứng minh là có vai trò
trong quá trình chết theo chương trình và có khả năng ức chế sự hình thành
mạch khi một tế bào trở thành ác tính, do đó làm giảm khả năng tồn tại của
các tế bào ác tính [52]. Các loại ung thư chính mà vitamin D có liên quan đến

là: đại trực tràng, vú và tuyến tiền liệt; Tuy nhiên, mối liên quan của vitamin
D với các loại ung thư khác như ung thư phổi, buồng trứng và nội mạc tử
cung cũng đã được đề xuất [45]. Thực tế đã có rất nhiều bằng chứng thực
nghiệm và dịch tễ đầy hứa hẹn về vai trò của vitamin D trong phòng chống
bệnh ung thư. Một nghiên cứu của Bertone-Johnson và cộng sự [23] cho thấy,
phụ nữ trong nhóm có nồng độ 25(OH)D huyết thanh cao nhất có ít nguy cơ
ung thư vú hơn so với những người trong nhóm có nồng độ 25(OH)D huyết
thanh thấp nhất. Mối tương quan nghịch có ý nghĩa giữa tỷ lệ mắc ung thư đại
tràng và nồng độ 25(OH)D cũng được chứng minh qua nghiên cứu của Lee và
cộng sự (2011) [71].
Khả năng cải thiện của vitamin D đối với các bệnh tự miễn như bệnh đa
xơ cứng, viêm khớp dạng thấp, bệnh viêm ruột và viêm não tủy tự miễn đã
được chứng minh trong một số mô hình bệnh ở chuột [31], [37]. Ở người,
lượng vitamin D cao hơn đã được chứng minh có mối liên quan với một tỷ lệ
thấp hơn của viêm khớp dạng thấp trong một nghiên cứu thuần tập tiến cứu
rộng [81]. Hồ Phạm Thục Lan và cộng sự (2010) tiến hành một nghiên bệnh-
chứng ở Hồ Chí Minh, Việt Nam cho thấy, tỉ lệ thiếu vitamin D là 35.4% ở
đàn ông mắc lao và 19,5% ở nhóm chứng (P = 0.01). Các kết quả này gợi ý
thiếu vitamin D là yếu tố nguy cơ mắc lao ở đàn ông [57]. Cơ chế chính xác
10

của sự điều hòa miễn dịch qua trung gian vitamin D vẫn chưa rõ ràng. Khi
một bạch cầu đơn nhân hoặc đại thực bào được kích thích thông qua các thụ
thể toll-like 2/1 của một tác nhân lây nhiễm như vi khuẩn lao, hoặc
lipopolysaccharide của nó tạo tín hiệu làm tăng sự biểu hiện của VDR và 1-
OHase. Mức 25(OH)D > 30 ng/ml cung cấp đủ chất nền cho 1-OHase chuyển
đổi nó thành 1,25(OH)
2
D. 1,25(OH)
2

D trở về nhân, ở đó nó làm tăng sự biểu
hiện của cathelicidin, một peptide có khả năng thúc đẩy miễn dịch bẩm sinh
và gây phá hủy các tác nhân lây nhiễm như vi khuẩn lao. Cũng có khả năng là
1,25(OH)
2
D được sản xuất trong bạch cầu đơn nhân hoặc đại thực bào và
được giải phóng cho tác động cục bộ trên tế bào lympho T đã hoạt hóa và
lympho B đã hoạt hóa tương ứng quy định sự tổng hợp cytokine và globulin
miễn dịch [54].
1.1.4. Nhu cầu vitamin D
Nhu cầu dinh dưỡng khuyến nghị trong tiếng Anh là Recommended
Dietary Allowances (RDA) được định nghĩa là: Mức tiêu thụ năng lượng và
các thành phần dinh dưỡng mà, trên cơ sở kiến thức khoa học hiện nay, được
coi là đầy đủ để duy trì sức khoẻ và sự sống của mọi cá thể bình thường trong
một quần thể dân cư [12].
Theo FAO/WHO 2004, nhu cầu vitamin D khuyến nghị cho trẻ em và
trẻ vị thành niên từ 1-18 tuổi là 200 IU (5 μg)/ngày [41].
Bộ Thực phẩm và Dinh dưỡng (Food and Nutrition Board) thuộc Viện
Hàn lâm Khoa học quốc gia Mỹ (National Academy of Sciences) đã đưa ra
các chế độ dinh dưỡng tham khảo mới vào năm 2011, Theo đó, RDA của
vitamin D cho trẻ em 1-13 tuổi là: 600 IU (15 µg)/ngày [45].
Ở Việt Nam, Viện dinh dưỡng Quốc gia – Bộ Y tế đã nghiên cứu xây
dựng ―Bảng nhu cầu dinh dưỡng khuyến nghị cho người Việt Nam‖ từ năm
1996 và được biên soạn bổ sung vào năm 2006 và 2012. Theo đó, nhu cầu
11

vitamin D khuyến nghị cho trẻ em và trẻ vị thành niên từ 1-18 tuổi là: 200 IU
(5 μg)/ngày [12].
1.1.5. Thiếu hụt vitamin D
1.1.5.1. Định nghĩa

Trong các nghiên cứu ở người trưởng thành, mức độ 25(OH)D huyết
thanh cao hơn 32 ng/ml (80 nmol/L) có hiệu quả ngăn chặn tăng PTH, và
nồng độ trung bình PTH huyết thanh bắt đầu tăng lên khi nồng độ 25(OH)D
huyết thanh giảm xuống dưới 31-32 ng/ml (77-80 nmol/L) [109]. Hollis
(2005) đề nghị sử dụng 25(OH)D 80 nmol hoặc 32 ng/mL là điểm cắt cho sự
thiếu hụt vitamin D ở người trưởng thành [56]. Holick cũng đã sử dụng điểm
cắt này để định nghĩa, đủ vitamin D là khi nồng độ 25(OH)D > 30 ng/mL (75
nmol/L) và thiếu vitamin D là khi nồng độ 25(OH)D < 20 ng/mL (hay 50
nmol/L). Trẻ em được giả định có yêu cầu tương tự như người lớn, mặc dù
chưa có nghiên cứu nào thực hiện so sánh sự vận chuyển calci qua ruột hay
mức PTH ở trẻ em [52], [55]. Giống như Holick, Bowden và cộng sự (2008)
đã dựa trên các điểm cắt được đề nghị cho người trưởng thành để đưa ra định
nghĩa tình trạng thiếu vitamin D ở trẻ em. Cụ thể, nồng độ 25(OH)D huyết
thanh dưới 10 ng/mL là thiếu vitamin D nặng, dưới 20 ng/mL là thiếu vitamin
D và dưới 30 ng/mL là vitamin D thấp [28], [52]. Nhiều cuộc tranh luận về
định nghĩa thiếu vitamin D diễn ra, nhưng đa số đồng ý với sự phân loại tình
trạng vitamin D dựa vào nồng độ 25(OH)D huyết thanh như Bảng 1.2.






12

Bảng 1.1: Phân loại tình trạng vitamin D theo nồng độ 25(OH)D huyết
thanh
Tình trạng vitamin D
Nồng độ 25(OH)D
ng/mL (nmol/L)

*
Thiếu vitamin D nặng
< 10 (25)
Thiếu vitamin D
< 20 (50)
Vitamin D thấp
< 30 (75)
Đủ vitamin D
≥ 30 (75)
Thừa vitamin D
> 100 (250)
Ngộ độc vitamin D
> 150 (375)
*
ghi chú: 1 ng/mL = 2,5 nmol/L.

1.1.5.2. Nguyên nhân
Tình trạng vitamin D phụ thuộc vào việc sản xuất vitamin D
3
trong da
dưới tác động của tia cực tím và lượng vitamin D qua chế độ ăn uống hoặc bổ
sung [73]. Thông thường, khoảng 90% lượng vitamin D trong cơ thể đến từ
việc sản xuất trong da và phần còn lại là từ chế độ ăn uống. Bất cứ điều gì làm
giảm sự truyền của bức xạ UVB của mặt trời đến bề mặt trái đất hoặc bất cứ
điều gì cản trở sự tiếp xúc của da với bức xạ UVB sẽ ảnh hưởng đến quá trình
tổng hợp vitamin D
3
ở da [52]. Người da màu có lớp bảo vệ chống nắng tự
nhiên từ sự tăng sắc tố melanin trong da, vì thế làm giảm hiệu quả sản xuất
vitamin D trong da so với người da trắng. Đây là lý do tại sao người da màu,

đặc biệt là người Mỹ gốc Phi, có nguy cơ cao thiếu hụt vitamin D khi sống ở
vĩ độ cao hơn, trong khi người châu Phi sống gần đường xích đạo, nơi tổng
hợp vitamin D
3
hiệu quả hơn bởi thông lượng photon UVB cao hơn thì không
bị [36]. Khi sử dụng kem chống nắng có chỉ số chống nắng SPF = 30 có thể
làm giảm khả năng tổng hợp vitamin D của da 95-99% [106].
13

Sự lão hóa có liên quan với sự giảm nồng độ 7-dehydrocholesterol, tiền
thân của vitamin D
3
trong da, do đó, sự tổng hợp vitamin D
3
sẽ giảm. Một
người già 77 tuổi sụt giảm 63% lượng 7- dehydrocholesterol trong da so với
đứa trẻ 8 tuổi [76]. Bởi vì vitamin D là chất béo hòa tan, nó dễ dàng bị hấp
thụ bởi các tế bào chất béo. Béo phì có liên quan với thiếu hụt vitamin D, và
được cho là do sự hấp thụ vitamin D từ lượng lớn các tế bào chất béo trong cơ
thể [122]. Thuốc bao gồm thuốc chống động kinh, glucocorticoid và chứng
kém hấp thu chất béo cũng là nguyên nhân phổ biến của tình trạng thiếu
vitamin D [115]. Ngoài ra, các bệnh suy gan, suy thận hay hội chứng thận hư
cũng là nguyên nhân gây thiếu vitamin D [52].
1.1.6. Ngộ độc vitamin D
Tiếp xúc kéo dài với ánh sáng mặt trời có thể dẫn đến bỏng nắng và gây
nên những rối loạn khác về da, nhưng cơ thể không sản xuất thừa vitamin D
vì khi thừa ánh sáng mặt trời, tiền vitamin D
3
sẽ được chuyển thành những
chất không hoạt động về mặt sinh học (lumisterol và tachysterol) [54]. Đồng

thời, tiêu thụ quá nhiều vitamin D thường ít gặp vì vitamin D không có nhiều
trong nguồn thức ăn có sẵn, vì vậy có ít trường hợp ngộ độc vitamin D được
ghi nhận. Ở những người uống vitamin D liều quá cao kéo dài có khả năng bị
ngộ độc vitamin D.
Triệu chứng lâm sàng của ngộ độc vitamin D là tăng nồng độ calci trong
máu, trong nước tiểu, chán ăn, buồn nôn, nôn, khát nước, đa niệu, yếu cơ, đau
khớp, mất phương hướng; nếu không xử trí có thể xảy ra tử vong [12], [97].
Theo Viện hàn lâm Khoa học Mỹ, có rất ít nguy cơ ngộ độc vitatmin D
ở mức độ bổ sung đến 2000 IU mỗi ngày [87]. Barrueto và cộng sự đã thông
báo một trường hợp cậu bé 2 tuổi có bệnh cảnh ngộ độc gồm nôn, táo bón,
đau bụng, tăng huyết áp và tăng calci máu sau khi dùng 2400000 IU vitamin
D trong 4 ngày [22]. Misselwitz cũng cho thấy, tình trạng ngộ độc vitamin D
14

với biểu hiện sỏi thận, tăng calci niệu và tăng 1,25 (OH)
2
D trong huyết thanh
ở những trẻ dùng liều cao vitamin D (600000 IU) để phòng bệnh [82].
Điều trị ngộ độc vitamin D bao gồm loại bỏ ngay lập tức các nguồn
ngoại sinh, bù dịch nhanh qua đường tĩnh mạch, dùng thuốc lợi tiểu quai
(thiazide có thể thúc đẩy lưu giữ calci), glucocorticoid, và một chế độ ăn ít
calci [123]. Buckle đã báo cáo trường hợp điều trị khỏi bằng calcitonin ở một
bệnh nhân nữ 62 tuổi bị ngộ độc calciferol liều 400.000 IU/ngày đường uống
và 600.000 IU mỗi tuần một lần bằng đường tiêm để điều trị đau lưng [29].
Cơ chế gây ngộ độc của vitamin D vẫn còn chưa rõ. Năm 1990, Vieth
đưa ra cơ chế giải thích ngộ độc vitamin D là do 1,25(OH)
2
D được nhiều
người thừa nhận [108]. Khi vitamin D thừa sẽ tăng sản xuất 25(OH)D không
kiểm soát được và bài tiết vào máu, 25(OH)D chiếm hết các vị trí đặc hiệu

trên DBP. Vì 1,25(OH)
2
D có ái lực với protein này thấp hơn 25(OH)D ,
hormon chức năng này được thay thế và đi vào máu dưới dạng tự do hoặc gắn
lỏng lẻo với albumin huyết tương. Hơn nữa, vì các thụ thể trong tế bào có ái
lực với 1,25(OH)
2
D cao hơn so với DBP nên chúng dễ dàng kết hợp với
1,25(OH)
2
D từ dịch ngoại bào. Mặc dù sự sản xuất 1,25(OH)
2
D không tăng
trong ngộ độc vitamin D, nhưng bằng cách này, các phân tử 1,25(OH)
2
D đến
được những vị trí hoạt động sẽ tăng lên rất nhiều.
Gần đây, các nhà nghiên cứu đã đề xuất 3 lý thuyết chính về cơ chế
nhiễm độc vitamin D. Tất cả đều liên quan đến việc tăng nồng độ của một
chất chuyển hóa vitamin D tiếp cận các VDR trong nhân tế bào đích và gây
cường điệu biểu hiện gen [65]. Các lý thuyết gồm:
1) Lượng Vitamin D tiêu thụ làm tăng nồng độ 1,25(OH)
2
D huyết
tương từ đó làm tăng nồng độ 1,25(OH)
2
D trong tế bào.
2) Lượng Vitamin D tiêu thụ làm tăng nồng độ 25(OH)D huyết tương
tới nồng độ µmol /L vượt quá khả năng liên kết của DBP và 25(OH)D
tự do đi vào tế bào, nơi mà nó có tác dụng trực tiếp trên biểu hiện gen.

15

3) Lượng vitaminD tiêu thụ làm tăng nồng độ của nhiều chất chuyển
hóa vitamin D, đặc biệt là chính vitamin D và 25(OH)D. Các nồng độ
này vượt quá khả năng liên kết của DBP và là gây giải phóng
1,25(OH)
2
D đi vào các tế bào đích.
Theo Jones [68.], trong 3 giả thuyết đưa ra thì giả thiết tăng tổng nồng
độ 25(OH)D và 1,25(OH)
2
D tự do có vẻ hợp lý nhất, mặc dù chúng vẫn chưa
được chứng minh.
1.1.7. Tình trạng vitamin D trên thế giới và Việt Nam
1.1.7.1. Tình trạng vitamin D trên thế giới
Dù vấn đề thiếu vitamin D ngày càng được quan tâm và có nhiều biện
pháp cải thiện, nhưng thiếu vitamin D và vitamin D thấp trên toàn cầu vẫn rất
phổ biến, đặc biệt là trong các nhóm nguy cơ như trẻ em, phụ nữ mang thai,
người già và những người nhập cư [73].
Tình trạng vitamin D trong các quốc gia châu Âu có sự khác biệt khá
lớn, nồng độ 25(OH)D < 25nmol/L được tìm thấy trong 2-30% người trưởng
thành, nhưng tỷ lệ này cũng có thể tăng lên đến 75% hoặc nhiều hơn ở những
người lớn tuổi trong các cơ sở từ thiện [74].
Tình trạng vitamin D của các nước Bắc Âu thường tốt hơn so với các
nước ở khu vực xung quanh Địa Trung Hải. Nguyên nhân cho điều này có thể
là do màu da sáng hơn, thói quen tiếp xúc ánh nắng mặt trời và việc tiêu thụ
dầu gan cá tuyết nhiều hơn các nước phía Bắc so với các nước phía Nam [73].
Ở Hy Lạp, nồng độ 25(OH)D trung bình của trẻ em bú sữa mẹ là khoảng
25nmol/L và của các bà mẹ của những đứa trẻ đó là khoảng 30 nmol/L [32].
Một nghiên cứu tại Hà Lan năm 2005 cho thấy, nồng độ 25(OH)D huyết

thanh thấp hơn 10 ng/mL gặp ở 8% nam giới và 14,4% phụ nữ, và nồng độ
thấp hơn 20 ng/mL gặp ở 44,7% nam giới và 56,1% phụ nữ [101].
Mặc dù ánh nắng mặt trời dồi dào, nhưng do màu da tối, tập quán văn
hóa và thói quen cho con bú kéo dài mà không bổ sung vitamin D nên tỷ lệ
16

thiếu hụt vitamin D khá cao ở Trung Đông và châu Phi [40]. Phần lớn các cô
gái vị thành niên ở khu vực này thiếu hụt vitamin D. Tại Iran, 72,1% các cô
gái từ 14 – 18 tuổi có nồng độ 25(OH)D thấp hơn 50 nmol/L [83] và tại Ả
Rập Saudi có tới 81% các cô gái từ 12 -15 tuổi có nồng độ 25(OH)D trong
khoảng 2,2 – 24 nmol/L [99].
Tại Mỹ, tỷ lệ nồng độ 25(OH)D huyết thanh thấp hơn 27,5 nmol/L là ≤
1% đối với trẻ sơ sinh và trẻ em trong độ tuổi ≤ 11 tuổi, 5% ở thanh thiếu niên
từ 12 - 19 tuổi, và 6% ở người lớn ≥ 20 tuổi [111]. Nghiên cứu Edmonton tại
Canada cho kết quả, nồng độ 25(OH)D huyết thanh trung bình của trẻ em 2 -
16 tuổi là 47,2 nmol/L, trong đó 34% trẻ có vitamin D thấp (<40 nmol/L) và
6% thiếu vitamin D (< 25 nmol/L) [95]. Tại Brazil, lên tới 60% học sinh vị
thành niên có vitamin D thấp (10 -30 ng/mL) [88].
Sự thiếu hụt vitamin D rất phổ biến ở Nam Á và Đông Nam Á, ảnh
hưởng đến tất cả các nhóm tuổi. Tỷ lệ thiếu vitamin D (< 20 ng/mL) ở Nam
Á là khoảng 70%, còn ở Đông Nam Á rải từ 2 – 70% [86]. Ở Bắc Ấn Độ
(27ºN), 96% trẻ sơ sinh [96], 91% nữ sinh khỏe mạnh [90] và 84% phụ nữ
mang thai [96] đã được chỉ ra có sự thiếu hụt vitamin D (< 20 ng/mL). Gần
90% các bà mẹ Pakistan và những đứa trẻ sơ sinh của họ được báo cáo là
thiếu hụt vitamin D (< 30 ng/mL) [59]. Tỷ lệ cao thiếu hụt vitamin D ở Nam
Á có thể do sắc tố da và quần áo truyền thống, ngoài ra, sự hạn chế hoạt động
ngoài trời cũng như ô nhiễm môi trường tại đô thị cũng làm tăng tình trạng
thiếu hụt [80].
Tình trạng vitamin D của người dân các nước Đông Nam Á nhận được
tương đối ít sự chú ý, vấn đề thiếu hụt vitamin D ở đây có vẻ ít nghiêm trọng

hơn khu vực Nam Á [79]. Nghiên cứu của Khor và cộng sự năm 2011 cho
thấy rằng trong khi, các em học sinh tiểu học ở thành phố Kuala Lumpur đã
có đầy đủ sắt, folate, kẽm và nồng độ vitamin B12 trong huyết thanh, thì có
đến 70,4% học sinh có nồng độ vitamin huyết thanh D dưới mức tối ưu (< 50
17

nmol/L) trong đó tỷ lệ các em thiếu vitamin D là 35,3% ( ≤ 37,5 nmol/L) và
tỷ lệ các em có nồng độ 25(OH)D thấp là 37,1% (> 37,5 và <50,0 nmol/L)
[70]. Một nghiên cứu tại Singapore cho kết quả, 18% phụ nữ và 9% nam giới
có nồng độ 25(OH)D < 50 nmol/L [94]. Các yếu tố quyết định cho sự thay đổi
của tình trạng vitamin D ở Đông Nam Á gồm vĩ độ, sắc tố da, sự lão hóa cũng
như những thói quen chống nắng và sự khác biệt về tôn giáo, lối sống và dinh
dưỡng [86].
1.1.7.2. Tình trạng vitamin D ở Việt Nam
Mặc dù Việt Nam là một nước nhiệt đới, thuộc khu vực có mặt trời chiếu
trong thời gian dài mỗi năm, nhưng thiếu hụt vitamin D vẫn là vấn đề đáng chú ý
ở đây [3], [58]. Tuy nhiên, những năm gần đây mới có nhiều nghiên cứu điều tra
tỷ lệ thiếu hụt vitamin D tại Việt Nam, trong đó đối tượng được ưu tiên là phụ
nữ, trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ.
Một nghiên cứu của các chuyên gia dinh dưỡng thuộc viện Dinh dưỡng
Quốc gia về vấn đề thiếu vitamin D và các yếu tố liên quan của trẻ từ 1- 6 tháng
tuổi trên địa bàn Hà Nội năm 2012 cho kết quả, 40,7% trẻ có nồng độ 25(OH)D
thấp (< 30 ng/mL), 23,6% trẻ thiếu vitamin D (< 20 ng/mL). Những yếu tố liên
quan đến thiếu vitamin D ở trẻ là: thiếu tiếp xúc với ánh nắng mặt trời, nồng
độ 25(OH)D3 trong sữa mẹ thấp [2].
Một nghiên cứu khác của Vũ Thu Hiền, Nguyễn Thị Lâm, Lưu Hồng
Anh, Nguyễn Thị Diệp Anh và cộng sự (2010) cho thấy, tỷ lệ thiếu vitamin D
ở phụ nữ tuổi từ 15-49 tuổi tại Hà Nội và Hải Dương là 55,3%, tương đối cao
so với các nước trong khu vực, tỷ lệ này ở thành thị cao hơn nông thôn [3].
Theo nghiên cứu của Phạm Vân Thúy, Trần Thúy Nga, Lê Thị Hợp về tình

trạng vi chất của phụ nữ và trẻ em Việt Nam cho thấy, 60% phụ nữ và trẻ nhỏ
thiếu vitamin D. Trong đó tỷ lệ thiếu vitamin D của phụ nữ ở nông thôn và thành
thị lần lượt là 56,2%, 59,3%, tỷ lệ thiếu vitamin D của trẻ em nông thôn là
53,7% và của trẻ em thành thị là 62,1% [11].

×