Tải bản đầy đủ (.pdf) (85 trang)

Đánh giá an toàn trong thực hành thuốc cho trẻ em tại một số cơ sở y tế ở việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.56 MB, 85 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ Y TẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC DƯỢC HÀ NỘI




DƯƠNG THỊ THANH TÂM


ĐÁNH GIÁ AN TOÀN TRONG THỰC HÀNH THUỐC
CHO TRẺ EM TẠI MỘT CƠ SỞ Y TẾ Ở VIỆT NAM





LUẬN VĂN THẠC SĨ DƯỢC HỌC






HÀ NỘI 2014
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ Y TẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC DƯỢC HÀ NỘI




DƯƠNG THỊ THANH TÂM





ĐÁNH GIÁ AN TOÀN TRONG THỰC HÀNH THUỐC
CHO TRẺ EM TẠI MỘT CƠ SỞ Y TẾ Ở VIỆT NAM

LUẬN VĂN THẠC SĨ DƯỢC HỌC


CHUYÊN NGÀNH: DƯỢC LÝ VÀ DƯỢC LÂM SÀNG
MÃ SỐ: 60720405


Người hướng dẫn khoa học: TS. Vũ Đình Hòa
TS. Nguyễn Thị Hồng Hà



HÀ NỘI 2014
Lời cảm ơn
Trước hết, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới TS. Vũ Đình Hòa -
giảng viên trường Đại học Dược Hà Nội và TS. Nguyễn Thị Hồng Hà - là hai
người thầy đã tận tình hướng dẫn, chỉ bảo, giúp đỡ, và tạo điều kiện cho tôi
trong suốt quá trình thực hiện và hoàn thành luận văn này.
Tôi cũng xin chân thành cảm ơn TS. Nguyễn Hương Thảo – Người đã
luôn giúp đỡ, hướng dẫn và cho tôi những đóng góp quý báu trong quá trình tôi
làm luận văn.
Tôi xin chân thành cảm ơn lãnh đạo Bệnh viện, lãnh đạo các khoa
phòng cùng toàn thể các bác sĩ, điều dưỡng các khoa lâm sàng Bệnh viện
nơi tôi thực hiện đề tài đã tạo điều kiện, hợp tác, giúp đỡ tôi trong quá trình

thu thập số liệu tại đây.
Tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành đến Ban giám hiệu, Phòng sau đại học,
Bộ môn Dược lâm sàng cùng toàn thể các thầy cô giáo Trường Đại học Dược Hà
Nội đã tạo điều kiện thuận lợi, giúp đỡ tôi trong quá trình học tập tại trường.
Tôi xin gửi lời cảm ơn tới bạn bè, đồng nghiệp, những người đã động
viên, hỗ trợ tôi trong quá trình học tập và hoàn thành luận văn.
Cuối cùng, là lời cảm ơn đặc biệt nhất tôi muốn gửi đến gia đình, những
người đã luôn ở bên cạnh, động viên, giúp đỡ và tạo mọi điều kiện cho tôi
trong suốt quá trình học tập và hoàn thành luận văn này.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày tháng năm 2014
Học viên

Dương Thị Thanh Tâm
MỤC LỤC

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
MỤC LỤC CÁC BẢNG BIỂU VÀ CÁC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ
DANH MỤC ĐỐI CHIẾU ANH – VIỆT
ĐẶT VẤN ĐỀ 1
CHƢƠNG 1. TỔNG QUAN 3
1.1.Sai sót trong sử dụng thuốc 3
1.2.Sai sót trong sử dụng thuốc ở trẻ em. 6
1.3.Sai sót trong giai đoạn thực hành thuốc 8
1.3.1. Khái niệm sai sót trong giai đoạn thực hành thuốc 10
1.3.2. Phân loại các sai sót có thể xảy ra trong giai đoạn thực hành thuốc 10
1.3.3. Phương pháp quan sát xác định sai sót trong thực hành thuốc 10
1.3.4. Ý nghĩa lâm sàng và phương pháp đánh giá mức độ ảnh hưởng trên lâm sàng
của các sai sót gặp phải. 13
CHƢƠNG 2. ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 17

2.1. Đối tƣợng nghiên cứu 17
2.2. Phƣơng pháp nghiên cứu 17
2.2.1. Thiết kế nghiên cứu 17
2.2.2. Nội dung tiến hành 18
2.2.3. Chỉ tiêu nghiên cứu: 26
2.3. Xử lý dữ liệu 27
2.4. Vấn đề đạo đức trong nghiên cứu 27
CHƢƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 29
3.1. Đặc điểm của mẫu nghiên cứu liên quan đến sử dụng thuốc 29
3.1.1. Đặc điểm của bệnh nhân liên quan đến dùng thuốc 29
3.1.2. Đặc điểm thuốc được sử dụng cho bệnh nhân nhi trong quan sát 30
3.2. Tần suất sai sót trong thực hành thuốc 33
3.2.1. Tỷ lệ sai sót chung 33
3.2.2. Tỷ lệ sai sót theo giai đoạn và theo loại sai sót gặp phải 33
3.2.3. Phân loại theo mức độ nghiêm trọng tiềm năng của sai sót 36
3.3. Các yếu tố liên quan đến tần suất mắc sai sót trong thực hành thuốc 38
3.3.1. Yếu tố khoa phòng liên quan đến tỉ lệ sai sót 43
3.3.2. Sai sót liên quan đến yếu tố thời gian 44
3.3.3. Sai sót liên quan đến dạng bào chế và đường dùng của thuốc 45
3.3.4. Sai sót liên quan đến nhóm thuốc 46
3.3.5. Sai sót liên quan đến tỉ lệ liều kê đơn so với liều đóng gói 47
3.3.6.Theo đặc điểm bệnh nhân 48
3.3.7.Theo đặc điểm dùng thuốc của bệnh nhân 48
CHƢƠNG 4. BÀN LUẬN 50
4.1. Tần suất gặp sai sót trong giai đoạn thực hành thuốc cho bệnh nhân nhi 50
4.2. Ảnh hƣởng tiềm năng trên lâm sàng của các sai sót. 56
4.3. Tìm hiểu các yếu tố liên quan đến tỉ lệ mắc sai sót trong giai đoạn thực
hành thuốc cho bệnh nhân nhi 58
4.4. Một số điểm con hạn chế của nghiên cứu 63.
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 64

TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Kí hiệu
Tên đầy đủ
BN
Bệnh nhân
Dạng BC
Dạng bào chế
ĐD
Điều dưỡng
ĐTTN
Điều trị tự nguyện
HDSD
Hướng dẫn sử dụng
ICU
Khoa hồi sức tích cực (Intensive care unit)
IDg
Injectable Drugs Guide
Kt
Kỹ thuật
NCCMERP
Hội đồng Điều phối quốc gia về báo cáo và phòng ngừa sai sót
thuốc (The National Coordinating Council for Medication Error
Reporting and Prevention)
NSX
Nhà sản xuất
QS
Quan sát
QTBV

Quy trình dùng thuốc của bệnh viện
SPSS
Statistical Package for the Social Science
TB
Trung bình
TM
Tĩnh mạch
TMC
Tĩnh mạch chậm

MỤC LỤC CÁC BẢNG BIỂU VÀ HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ

Các bảng biểu
Bảng 2. 1. Các quan sát không đưa vào đánh giá theo từng loại sai sót 26
Bảng 3. 1. Đặc điểm của nhóm bệnh nhân nhi được quan sát 30
Bảng 3.2. Các dạng bào chế của thuốc 30
Bảng 3. 3. Đặc điểm về đường dùng của thuốc 31
Bảng 3. 4. Đặc điểm về cách dùng thuốc 32
Bảng 3. 5. Phân loại theo số sai sót trong một quan sát 33
Bảng 3. 6. Phân loại theo từng loại sai sót cụ thể 34
Bảng 3. 8. Điểm đánh giá của các sai sót 37
Bảng 3. 9. Phân tích hồi quy tìm hiểu các yếu tố liên quan đến tỉ lệ các sai sót trong
thực hành thuốc 38
Bảng 3. 10. Phân tích hồi quy tìm hiểu các yếu tố liên quan đến tỉ lệ các sai sót mức
độ trung bình và nghiêm trọng 41

Các hình vẽ, đồ thị
Hình 2. 1. Các loại sai sót trong thực hành thuốc 20
Hình 3. 1. Quá trình thu nhận số liệu đưa vào đánh giá sai sót 29
Hình 3. 2. Đặc điểm chia nhỏ liều của các thuốc 32

Hình 3. 3. Tỉ lệ từng loại sai sót trong tổng số sai sót gặp phải 36
Hình 3. 4. Điểm đánh các sai sót theo khoa phòng 37
Hình 3. 5. Phân bố các loại sai sót theo khoa phòng 43
Hình 3. 6. Sai sót liên quan đến dạng bào chế 45


DANH MỤC ĐỐI CHIẾU ANH –VIỆT

Direct observation
Quan sát trực tiếp
Extra - dose error
Sai do thêm liều thuốc
Medication error
Sai sót trong sử dụng thuốc
Medication prescribing error
Sai sót trong kê đơn thuốc
Medication dispensing error
Sai sót trong cấp phát thuốc
Medication administration error
Sai sót trong thực hành thuốc
Medication transcription error
Sai sót trong sao chép thuốc
Medication monitor error
Sai sót trong giám sát thuốc
Omission error
Sai do bỏ lỡ thuốc
Other medication error
Sai sót khác
Preparation and administration
Chuẩn bị và dùng thuốc

Unordered drug error
Sai thuốc
Wrong - patient error
Sai bệnh nhân
Wrong - dose error
Sai liều
Wrong - time error
Sai thời gian
Wrong - route error
Sai đường dùng
Wrong - technique error
Sai kỹ thuật
Wrong dosage - form error
Sai dạng bào chế
1

ĐẶT VẤN ĐỀ
An toàn trong quá trình nằm viện của bệnh nhân là một trong các quyền
của họ và cũng là vấn đề ưu tiên của các chuyên gia y tế. Trong những năm gần
đây sai sót y tế đã nhận được rất nhiều sự chú ý trong đó có sai sót liên quan đến
sử dụng thuốc. Mục tiêu của điều trị bằng thuốc là việc đạt được các kết quả điều
trị để cải thiện chất lượng cuộc sống của bệnh nhân đồng thời giảm thiểu các
nguy cơ cho bệnh nhân. Nhưng trong quá trình sử dụng thuốc, không tránh khỏi
xảy ra các sai sót. Tại Mỹ, theo một nghiên cứu tiến hành trên 36 cơ sở y tế [7]
đã cho thấy cứ 5 liều thuốc sử dụng thì có 1 liều gặp sai sót.
Trên thế giới, khái niệm sai sót trong sử dụng thuốc đã được nghiên cứu
từ những năm 1960 với kết quả cho thấy đây là vấn đề lớn hơn nhiều so với
những gì đã từng nghĩ [10]. Hậu quả hoặc ý nghĩa lâm sàng của nhiều sai sót
thuốc có thể nhẹ hoặc không có ảnh hưởng trên lâm sàng nhưng bên cạnh đó
cũng có những hậu quả ảnh hưởng nặng nề đến bệnh nhân hoặc thậm chí có thể

gây tử vong. Như vậy, các sai sót trong sử dụng thuốc không thể được xem nhẹ.
Sai sót trong sử dụng thuốc được công nhận là một chỉ số quan trọng của chất
lượng điều trị bằng thuốc [9]. Những hậu quả của các sai sót trong sử dụng thuốc
gồm: thời gian nằm viện kéo dài, điều trị bổ sung, giải quyết các phản ứng độc
hại hoặc có hại, thêm xét nghiệm và theo dõi. Bên cạnh sự gia tăng chi phí chăm
sóc sức khỏe, một sự mất mát không thể tránh khỏi gây ra tổn thất lớn hơn là niềm tin
của công chúng đối với hệ thống chăm sóc sức khỏe nói chung [12].
Nguy cơ sai sót trong sử dụng thuốc có xu hướng cao hơn ở bệnh nhân trẻ
em so với người lớn. Một nghiên cứu tại Mỹ báo cáo rằng sự kiện tác dụng phụ
tiềm tàng trong nhóm bệnh nhân trẻ em là phổ biến hơn gấp ba lần so với ở
người lớn [28]. Ngoài ra, các sai sót trong dùng thuốc ở trẻ em có nhiều khả
năng dẫn đến hậu quả nghiêm trọng hoặc gây tử vong cao hơn so với bệnh nhân
người lớn [18]. Theo một tổng hợp kết quả của 31 nghiên cứu về sai sót trong sử
dụng thuốc ở trẻ em [33], các sai sót trong sử dụng thuốc xảy ra với tỉ lệ không
2

hề nhỏ. Sai sót trong giai đoạn kê đơn chiếm 3–37%, giai đoạn cấp phát 5–58%,
và các sai sót trong giai đoạn thực hành thuốc chiếm 72–75%.
Việc cung cấp thuốc điều trị cho bệnh nhân là một quá trình phức tạp. Sai
sót có thể xảy ra tại bất cứ giai đoạn nào trong quá trình đó: kê đơn, cấp phát,
thực hành thuốc. Nếu sai sót xảy ra trong giai đoạn kê đơn, có 2 cơ hội để phát
hiện và sửa chữa nó trong quá trình cấp phát và thực hành thuốc. Nếu sai sót xảy
ra trong giai đoạn cấp phát, có 1 cơ hội để phát hiện và sửa chữa nó khi thực
hành thuốc. Nhưng nếu các sai sót xảy ra trong giai đoạn thực hành thuốc, khả
năng mà sai sót có thể ảnh hưởng đến bệnh nhân sẽ cao hơn rất nhiều.
Trên thế giới đã có nhiều nghiên cứu về sai sót trong sử dụng thuốc nói
chung và trên trẻ em nói riêng được tiến hành nhằm xác định tỉ lệ gặp sai sót
trong dùng thuốc, nguyên nhân và các yếu tố ảnh hưởng và từ đó đề xuất những
biện pháp để giảm thiểu sai sót trong quá trình sử dụng thuốc cho bệnh nhân. Ở
Việt Nam, do nhiều nguyên nhân, vấn đề sai sót y tế nói chung và sai sót trong

sử dụng thuốc nói riêng vẫn còn chưa nhận được sự quan tâm đúng mức. Vẫn
chưa có nhiều nghiên cứu về vấn đề này được tiến hành.
Do đó chúng tôi tiến hành nghiên cứu tiến cứu cắt ngang sử dụng phương
pháp quan sát trực tiếp quá trình thực hành thuốc cho trẻ em tại một số khoa
phòng của bệnh viện Nhi Trung ương để tìm hiểu một số vấn đề về sử dụng
thuốc ở trẻ em. Đề tài nghiên cứu “Đánh giá an toàn trong thực hành thuốc
cho trẻ em tại một cơ sở y tế ở Việt Nam” được chúng tôi tiến hành với 2 mục
tiêu chính:
Xác định tần suất gặp sai sót trong giai đoạn thực hành thuốc cho bệnh
nhân nhi.
Tìm hiểu các yếu tố liên quan đến tỉ lệ mắc sai sót trong giai đoạn thực
hành thuốc cho bệnh nhân nhi.
Qua đó, chúng tôi đưa ra những đề xuất nhằm góp phần giảm thiểu sai sót
trong sử dụng thuốc ở trẻ em.
3

Chƣơng 1. TỔNG QUAN
1.1. Sai sót trong sử dụng thuốc
Khái niệm sai sót trong sử dụng thuốc (Medication error)
Có nhiều khái niệm về sai sót trong sử dụng thuốc. Hội đồng Điều phối
quốc gia về báo cáo và ngăn chặn sai sót trong dùng thuốc (NCC MERP) đã xác
định một sai sót trong dùng thuốc như sau: "Một sai sót trong sử dụng thuốc là
một biến cố có thể phòng ngừa được mà biến cố này có thể gây ra hoặc dẫn đến
việc sử dụng thuốc không phù hợp hoặc gây tổn hại cho bệnh nhân trong khi việc
sử dụng thuốc được kiểm soát bởi các nhân viên y tế, bệnh nhân hoặc người tiêu
dùng. Những biến cố này có thể liên quan đến thực hành nghề nghiệp, các sản
phẩm chăm sóc sức khỏe, các quy trình, và các hệ thống, bao gồm cả việc kê đơn,
quá trình giao tiếp; ghi nhãn sản phẩm, đóng gói, sao chép, pha chế; phân phối;
dùng thuốc; giáo dục; giám sát và sử dụng" [32]
Hay đơn giản hơn, sai sót trong sử dụng thuốc là một thất bại trong quá

trình điều trị dẫn đến, hoặc có khả năng dẫn đến gây hại cho bệnh nhân [22].
Phân loại sai sót trong sử dụng thuốc.
Có nhiều bước trong quy trình sử dụng thuốc, từ khi một thuốc được kê đơn
đến khi bệnh nhân nhận thuốc, tương ứng cũng có nhiều cách phân loại sai sót
trong sử dụng thuốc [3, 4, 22, 47]. Sai sót trong sử dụng thuốc có thể được phân
loại theo các giai đoạn của quá trình sử dụng thuốc mà trong đó sai sót xảy ra, hay
có thể phân loại sai sót trong sử dụng thuốc theo loại sai sót hoặc mức độ ảnh
hưởng của sai sót đối với bệnh nhân.
Phân loại sai sót theo giai đoạn của quá trình sử dụng thuốc
Sai sót trong sử dụng thuốc được phân loại theo từng giai đoạn trong quá trình sử
dụng thuốc: kê đơn, sao chép, pha chế, chuẩn bị, cấp phát, sử dụng, giám sát v.v [31]
Sai sót trong kê đơn (Medication prescribing error): sai sót trong kê đơn
có thể được định nghĩa là việc kê đơn không chính xác một thuốc cho bệnh nhân.
Lựa chọn không đúng thuốc (dựa trên chỉ dẫn, chống chỉ định, dị ứng được biết
đến, phương pháp điều trị bằng thuốc hiện có, và các yếu tố khác), liều, dạng
liều, số lượng, đường dùng, nồng độ, số lần dùng thuốc, hoặc hướng dẫn sử dụng
4

của một sản phẩm thuốc; kê đơn không đọc được hoặc các mệnh lệnh dùng
thuốc dẫn đến sai sót mà những sai sót này ảnh hưởng đến bệnh nhân cũng là sai
sót này.
Sai sót trong cấp phát (Medication dispensing error): Lỗi cấp phát có thể xảy
ra ở bất kỳ giai đoạn nào của quá trình cấp phát, từ khi dược sỹ nhận được đơn thuốc
để cấp phát một loại thuốc cho đến khi thuốc được cung cấp cho bệnh nhân. Theo một
số nghiên cứu, sai sót trong cấp phát xảy ra với tỷ lệ 1-24% [47]. Sai sót này xảy ra chủ
yếu với các loại thuốc có tên tương tự, có mẫu mã tương tự hoặc các tên thuốc mà khi
viết tay rất dễ dẫn đến nhầm lẫn, ví dụ Lasix® (Frusemide) và Losec® (Omeprazole);
amiloride 5mg và amlodipine 5mg
Sai sót trong thực hành thuốc (Medication administration error): sai sót
trong thực hành thuốc được xác định như một sự sai lệch trong việc chuẩn bị hoặc

thực hiện (preparation and administration) của một loại thuốc so với đơn của bác
sĩ, các văn bản của bệnh viện, hoặc hướng dẫn của nhà sản xuất [2, 37, 45].
Sai sót trong giám sát (Medication monitor error): là các sai sót xảy ra
trong quá trình giám sát sử dụng thuốc của bệnh nhân như: bệnh nhân dị ứng với
thuốc nhưng các thuốc đã được kê đơn và/hoặc pha chế và/hoặc cho bệnh nhân
sử dụng. Không cung cấp cho bệnh nhân thông tin chính xác liên quan đến thuốc
họ sử dụng, ví dụ như khi nào dùng, dùng để làm gì, tác dụng phụ có thể của
thuốc. Không theo dõi nồng độ điều trị với các thuốc có yêu cầu.
Sai sót trong quá trình sao chép (Medication transcription error): bao
gồm sai sót trong quá trình sao chép đơn của bác sĩ vào hồ sơ (ví dụ, hồ sơ quản
lý thuốc, sổ dùng thuốc và sao chép điện tử vào hệ thống máy tính). Các sai sót
khi sao chép gồm: sai thuốc, thời gian, liều, tần số, tỷ lệ, y lệnh bằng lời nói
không ghi chép lại hoặc có sự sai khác giữa ghi chép và lời nói.v.v
Phan loại sai sót theo loại sai sót gặp phải
Theo nhiều tài liệu[2, 6, 10, 15], sai sót trong quá trình sử dụng thuốc có
thể được phân loại như sau: thời gian không chính xác, thuốc không chính xác,
bệnh nhân không chính xác, đường dùng không chính xác, liều lượng không
5

chính xác, kỹ thuật không chính xác khi sử dụng, dạng bào chế không chính xác và
các sai sót khác
Phan chia theo mức độ nghiêm trọng của sai sót trong sử dụng thuốc
Sai sót trong sử dụng thuốc có thể xảy ra ở bất kỳ bước nào của quá
trình sử dụng thuốc nhưng kết quả của những sai sót này có mức độ ảnh
hưởng đối với bệnh nhân là khác nhau, nó có thể từ nguy cơ tối thiểu (hoặc
không gây nguy cơ) cho bệnh nhân đến nguy cơ đe dọa tính mạng bệnh
nhân. Việc phân loại sai sót trong sử dụng thuốc theo mức độ nghiêm trọng
trên lâm sàng phải dựa trên các tiêu chí được xác định. Mặc dù đều xác định
mức độ ảnh hưởng của các sai sót tới bệnh nhân từ mức không ảnh hưởng đến
cao nhất là các sai sót có thể gây tử vong cho bệnh nhân nhưng nhìn chung các

nghiên cứu không thống nhất về cách phân loại, có nghiên cứu phân thành 3
mức, 4 mức, 5 mức hay thậm chí 9 mức, có nghiên cứu phân loại theo thang
điểm sau đó quy đổi thành mức độ nặng, nhẹ
Theo Hartwig, Denger và Schneider xác định bảy cấp mức độ sai sót trong
dùng thuốc như sau dựa vào ý nghĩa lâm sàng của nó [26] :
Mức độ 0 – Sai sót có khả năng xảy ra. (sai sót tiềm năng cũng nên được
phân loại vào nhóm này)
Mức độ 1 – Một sai sót đã xảy ra nhưng không gây tổn hại cho bệnh nhân.
Mức độ 2 - Một sai sót xảy ra dẫn đến sự cần thiết phải tăng cường theo
dõi bệnh nhân nhưng không làm thay đổi trong những dấu hiệu quan trọng và
không gây hại cho bệnh nhân.
Mức độ 3 - Một sai sót xảy ra dẫn đến sự cần thiết phải gia tăng giám sát
bệnh nhân với một sự thay đổi trong các dấu hiệu quan trọng nhưng cuối cùng
không gây hại bệnh nhân, hoặc bất kỳ sai sót nào dẫn đến sự cần thiết phải tăng
cường giám sát bằng các xét nghiệm cần thiết.
Mức độ 4 – Một sai sót đã xảy ra dẫn đến sự cần thiết phải điều trị bằng
một loại thuốc khác hoặc kéo dài thời gian nằm viện của bệnh nhân hoặc ảnh
hưởng đến sự tham gia của bệnh nhân như trong một nghiên cứu về thuốc đã
được tiến hành.
6

Mức độ 5 – Một sai sót dã xảy ra gây tổn hại vĩnh viễn đối với bệnh nhân.
Mức độ 6 - Một sai sót xảy ra gây tử vong bệnh nhân
Theo Hội đồng Điều phối quốc gia về báo cáo và ngăn chặn sai sót trong
dùng thuốc (NCC MERP) [32] sai sót được chia thành 9 mức độ theo khả năng
ảnh hưởng trên lâm sàng như sau:
Sai sót
chưa xảy ra
Mức A: Hoàn cảnh hoặc các sự kiện có khả năng là nguyên nhân
gây sai sót (sai sót tiềm năng)

Sai sót,
không gây
hại
Mức B: Một sai sót đã xảy ra nhưng sai sót này chưa ảnh hưởng
đến bệnh nhân.
Mức C: Một sai sót đã xảy ra và ảnh hưởng đến bệnh nhân nhưng
không gây hại cho bệnh nhân.
Mức D: Một sai sót đã xảy ra và ảnh hưởng đến bệnh nhân và cần
phải có sự kiểm tra để khẳng định sai sót này không gây hại cho
bệnh nhân và/hoặc yêu cầu sự can thiệp để ngăn cản nó.
Sai sót,
gây hại
Mức E: Một sai sót đã xảy ra góp phần hoặc dẫn tới những tổn hại
tạm thời đối với bệnh nhân và cần những can thiệp cần thiết.
Mức F: Một sai sót đã xảy ra, nó góp phần hoặc dẫn tới những tổn
hại tạm thời cho bệnh nhân và khiến bệnh nhân phải nhập viện
hoặc kéo dài thời gian nằm viện của bệnh nhân.
Mức G: Một sai sót đã xảy ra, sai sót này góp phần hoặc dẫn tới
những tổn hại vĩnh viễn đối với bệnh nhân.
Mức H: Một sai sót đã xảy ra và nó yêu cầu những sự can thiệp
cần thiết để cứu sống bệnh nhân
Sai sót, tử
vong
Mức I: Một sai sót đã xảy ra có thể góp phần hoặc dẫn tới cái chết
của bệnh nhân
1.2. Sai sót trong sử dụng thuốc ở trẻ em.
Nhiều nghiên cứu về sai sót trong sử dụng thuốc và phòng chống sai sót đã
được thực hiện tại các cơ sở y tế nhưng mới chủ yếu dành cho người lớn. Thông
tin về tỷ lệ sai sót trong sử dụng thuốc ở nhi khoa vẫn còn hạn chế. Trẻ em trong
7


quá trình sử dụng thuốc đặt ra một loạt các rủi ro, chủ yếu là do sự khác biệt lớn
trong khối lượng cơ thể, đòi hỏi liều thuốc được tính riêng biệt dựa trên tuổi của
bệnh nhân, trọng lượng hoặc diện tích bề mặt cơ thể, và tình trạng lâm sàng v.v
Điều này làm tăng khả năng sai sót, đặc biệt là sai sót sử dụng thuốc [49]. Ngoài
ra, thiếu thông tin về liều lượng và chỉ dẫn giành cho trẻ em cũng làm tăng nguy
cơ sai sót [30]. Trong y học nhi khoa, liều thuốc thường được tính riêng biệt dựa
vào độ tuổi của bệnh nhân, trọng lượng và tình trạng lâm sàng. Do đó, có thể gia
tăng nguy cơ sai sót trong dùng thuốc ở đối tượng này.
Nguy cơ sai sót trong dùng thuốc ở bệnh nhân trẻ em có xu hướng cao
hơn so với người lớn. Một nghiên cứu tại Mỹ báo cáo rằng sự kiện tác dụng phụ
tiềm tàng ở nhóm bệnh nhân trẻ em là phổ biến hơn ba lần ở người lớn [28].
Ngoài ra, các sai sót trong dùng thuốc ở trẻ em có nhiều khả năng dẫn đến hậu
quả nghiêm trọng hoặc gây ra tử vong cao hơn so với bệnh nhân người lớn [18].
Điều này cho thấy các đặc điểm dịch tễ học của sai sót trong dùng thuốc có thể
khác nhau giữa người lớn và trẻ em.
Một trong những lý do là phần lớn các loại thuốc chỉ được thử nghiệm ở
người lớn và trẻ em thì không thể coi là người lớn thu nhỏ cho các chỉ số dược
động học của thuốc. Các chỉ số này phụ thuộc vào tuổi, cân nặng, bề mặt cơ thể
khu vực cũng như tình trạng sức khỏe của đứa trẻ. Trẻ em khác nhau về trọng
lượng, diện tích bề mặt cơ thể, và sự trưởng thành của hệ thống cơ quan, trong
đó ảnh hưởng đến khả năng chuyển hóa và bài tiết thuốc. Ngoài ra, có một vài
phác đồ chuẩn cho trẻ em, với hầu hết liều thuốc đòi hỏi phải tính toán trọng
lượng cơ thể.
Thiếu thông tin về liều dùng và chỉ định của thuốc cũng như những biến
đổi phức tạp của bệnh nhân gây khó khăn thêm cho việc xác định liều an toàn ở
bệnh nhân nhi. Thường không có sẵn các dạng liều và nồng độ thích hợp của
thuốc để sử dụng cho trẻ em nên đòi hỏi phải pha loãng hoặc chia nhỏ liều của
người lớn để sử dụng cho trẻ em, và điều này làm tăng nguy cơ gặp phải các sai
sót trong sử dụng thuốc cho trẻ em [28].

8

Liều nhi khoa thường được tính riêng dựa vào độ tuổi của bệnh nhân,
trọng lượng và diện tích bề mặt cơ thể cũng như dựa vào điều kiện lâm sàng của
bệnh nhân. Ngoài ra, trọng lượng của bệnh nhân nhi có thể thay đổi đáng kể
trong một khoảng thời gian ngắn, đặc biệt là ở trẻ nhỏ và có thể yêu cầu phải tính
toán lại liều thuốc thường xuyên.
Thêm vào đó, trẻ em có hạn chế về khả năng phản hồi và kỹ năng giao
tiếp để cảnh báo các nhân viên y tế về các sai lầm tiềm năng hoặc tác dụng phụ
mà chúng đã từng gặp phải. Ngoài ra, ở trẻ em, đặc biệt là trẻ sơ sinh, các dự trữ
nội mô còn rất hạn chế mà những dự trữ này có vai trò quan trọng đến khả năng
tự điều chỉnh của cơ thể để đáp ứng với những sai sót có thể gặp phải so với ở
người lớn [28].
Một số nghiên cứu đã được tiến hành để phát hiện sai sót trong sử dụng
thuốc trên bệnh nhi bằng cách sử dụng phương pháp quan sát trực tiếp và cho tỉ
lệ sai sót khác nhau khá nhiều [15, 25, 37, 39].
1.3. Sai sót trong giai đoạn thực hành thuốc
Rõ ràng, điều trị bằng thuốc không thể thành công trừ khi quá trình kê đơn
cấp phát và thực hành thuốc được thực hiện đúng. Các sai sót có thể xảy ra ở
bất cứ giai đoạn nào của quá trình sử dụng thuốc. Mặc dù theo một số nghiên
cứu, thực hành không phải giai đoạn gặp sai sót nhiều nhất[31]. Tuy nhiên,
các sai sót ở giai đoạn khác thường được phát hiện trước khi có tác động đến
bệnh nhân (48% lỗi kê đơn ngăn chặn), không giống như các sai sót gặp phải
ở giai đoạn thực hành, chỉ có chưa đến 2 % các sai sót được phát hiện và ngăn
chặn [11].
Thực hành thuốc thường là công việc có nguy cơ xảy ra sai cao nhất trong
thực hành của điều dưỡng. Thực hành với "năm đúng" (đưa đúng liều của đúng
thuốc cho đúng bệnh nhân vào đúng thời điểm bằng đường dùng đúng) là nền
tảng để giảm thiểu sai [27]. Thực hành thuốc ở vị trí cuối cùng của quá trình
dùng thuốc cho bệnh nhân, vì vậy, nếu các sai sót xảy ra khi thực hành thuốc

có nhiều khả năng gây nguy hại cho bệnh nhân hơn. Do đó cần đặc biệt thận
9

trọng trong giai đoạn thực hành thuốc cho bệnh nhân, hạn chế đến mức thấp
nhất các sai sót có thể gặp phải.
Trên thực tế, sai sót trong giai đoạn thực hành thuốc chiếm một tỉ lệ không
nhỏ trong cả quá trình dùng thuốc. Tỉ lệ các sai sót trong giai đoạn thực hành
thuốc ở các nghiên cứu khác nhau được xác định khác nhau rất nhiều và phụ thuộc
vào các phương pháp được sử dụng để đánh giá tỷ lệ lỗi. Theo một vài nghiên cứu
về sai sót trong thực hành thuốc sử dụng phương pháp quan sát trực tiếp đã báo
cáo tỷ lệ sai sót từ 3% đến 44%.[37]. Theo một nghiên cứu quan sát các sai sót
trong giai đoạn thực hành thuốc tiến hành trên 36 cơ sở y tế [24] đã cho kết quả, tỉ
lệ sai sót trung bình trong 36 cơ sở là 19%, thay đổi từ 0% đến 67%. Theo một
nghiên cứu tổng hợp [33] về các sai sót gặp phải trong sử dụng thuốc ở trẻ em dựa
trên các nghiên cứu và tài liệu từ tháng 1/2000 đến 30/4/2005 đã cho con số ước
tính dịch tễ học phân phối của tỷ lệ tương đối của các loại sai sót trong sử dụng
thuốc trên đối tượng nhi là: kê đơn 3-37%, cấp phát 5-58% , thực hành 72-75%,
và sao chép 17-21% [33].
Thực hành các thuốc đường tĩnh mạch là một quá trình đặc biệt phức tạp
trong đó các sai thường xuyên xảy ra và có khả năng gây ra những tác động
nguy hiểm cho bệnh nhân [38]. Sai sót thường gặp khi thực hành các thuốc
đường tĩnh mạch được xác định là cố tình vi phạm các hướng dẫn khi tiêm tĩnh
mạch nhanh hơn so với thời gian khuyến cáo từ 3 đến 5 phút.
Nguyên nhân của sai sót trong dùng thuốc bao gồm sự thiếu nhận thức
về rủi ro có thể gặp phải, thiếu quy trình hợp lý và các thiết bị cần thiết. Sử
dụng các thuốc ít quen thuộc hoặc đòi hỏi những thiết bị chuyên dụng có thể
dễ dẫn tới sai sót hơn. Các thuốc cần nhiều bước trong quá trình sử dụng
cũng có thể có tỉ lệ mắc lỗi cao hơn.
Yếu tố góp phần gây sai sót khi thực hành thuốc bao gồm: không kiểm tra
thông tin của bệnh nhân trước khi sử dụng, lưu trữ các chế phẩm tương tự trong

cùng khu vực. Các yếu tố môi trường như tiếng ồn, bị gián đoạn trong khi thực
10

hiện một quy trình dùng thuốc, và thiếu ánh sáng cũng có thể đóng góp vào các
lỗi này [6].
1.3.1. Khái niệm sai sót trong giai đoạn thực hành thuốc
Sai sót trong thực hành thuốc được xác định như một sự sai lệch trong
việc chuẩn bị hoặc thực hiện của một loại thuốc so với đơn của bác sĩ, hoặc
hướng dẫn của nhà sản xuất, các văn bản của bệnh viện, các tài liệu chuyên môn
[2, 15, 29, 37].
Loại khác của sai sót khi dùng thuốc là sử dụng kĩ thuật không đúng và
sử dụng chế phẩm không chính xác hoặc đã hết hạn, các sai sót xảy ra trong quá
trình chuẩn bị thuốc hoặc thao tác sai trước khi sử dụng cho bệnh nhân, bao gồm
phương pháp pha loãng không chính xác (thể tích pha, dung môi pha), hoặc pha
trộn các loại thuốc không tương thích hóa học với nhau, không pha trộn hoặc lắc
các hỗn dịch treo kỹ lưỡng trước khi đưa ra khỏi liều, phân chia liều không đồng
đều chính xác.v.v
1.3.2. Phân loại các sai sót có thể xảy ra trong giai đoạn thực hành thuốc
Trong giai đoạn thực hành thuốc, có thể phân thành các loại sai sót như
sau [23, 24, 34]:
Sai lệch trong chuẩn bị thuốc
 Sai thuốc
 Sai lệch về liều
 Sai dạng bào chế
 Sai lệch về kĩ thuật chuẩn bị
Sai lệch trong dùng thuốc
 Sai do bỏ lỡ thuốc
 Sai lệch về thời gian dùng
 Sai đường dùng
 Sai lệch về kĩ thuật chuẩn bị

1.3.3. Phương pháp quan sát xác định sai sót trong thực hành thuốc Có nhiều
phương pháp được sử dụng để xác định sai sót trong thực hành thuốc: xem xét các
báo cáo sự cố, xem biểu đồ dùng thuốc, phương pháp tự báo cáo giấu tên, phương
11

pháp xét nghiệm để tìm bằng chứng của thuốc được dùng hay bỏ lỡ Trong đó
phương pháp quan sát trực tiếp đã được nhiều nghiên cứu lựa chọn để sử dụng
thu thập dữ liệu về các sai sót trong giai đoạn thực hành thuốc.
Kỹ thuật quan sát trực tiếp (Direct observation): Đây là một kỹ thuật
được phát triển bởi Barker và Conell Mc. Phương pháp này dựa trên kĩ năng
quan sát trực tiếp của người quan sát có chuyên môn đã được đào tạo. Người
quan sát đi theo điều dưỡng viên, chứng kiến quá trình chuẩn bị và dùng thuốc,
đồng thời ghi chú lại những gì thực sự nhìn thấy. Sau đó, người quan sát đối
chiếu với y lệnh hoặc với y văn, nếu có sự khác biệt, một sai sót sẽ được tính. Kỹ
thuật này đòi hỏi người quan sát phải không tiết lộ mục đích thực sự của nghiên
cứu [10, 29].
Kĩ thuật quan sát trực tiếp có ưu điểm là có tính hiệu lực cao. Ngoài ra kỹ
thuật cũng hạn chế được các yếu tố chủ quan (bias) của người thực hành thuốc
như thiếu nhận thức về sai sót, thiếu dũng cảm báo cáo sai sót, kém trí nhớ hay
kỹ năng giao tiếp yếu. Thêm vào đó, phương pháp còn có thể giúp tìm ra đầu
mối nguyên nhân của các sai sót để từ đó xây dựng các biện pháp phòng ngừa
các sai sót này [23].
Tuy nhiên phương pháp cũng còn một số hạn chế như: (1) người quan sát
cần có thể chất và tinh thần tốt; (2) chi phí cao do người quan sát cần được đào
tạo cẩn thận và (3) người quan sát phải công bằng và tế nhị để không ảnh hưởng
đến các nhân viên thực hành thuốc [24, 29].
Về nguy cơ ảnh hưởng của người quan sát đến đối tượng quan sát: Barker
và cộng sự [8] đã kiểm tra ảnh hướng của người quan sát đến đối tượng quan sát
bằng cách theo dõi tỷ lệ sai sót do từng điều dưỡng thực hành thuốc trong năm
ngày liên tiếp đã chỉ ra rằng người quan sát không ảnh hưởng đến tỷ lệ sai sót

mỗi ngày. Quan điểm cho rằng người quan sát làm cho chủ thể được quan sát
(điều dưỡng) lo lắng (tăng tỷ lệ lỗi) hoặc làm điều dưỡng cẩn thận hơn (giảm tỷ
lệ lỗi) đã được chứng minh là không có căn cứ. Dean và Barber [20] đã xác định
12

kết quả này. Nếu người quan sát công bằng và tế nhị thì điều dưỡng sẽ nhanh
chóng hành xử bình thường trở lại [29]. Để hạn chế sai lệch của người quan sát
các nghiên cứu thường lựa chọn người quan sát có kinh nghiệm như dược sĩ và
điều dưỡng [29].
Đã có những nghiên cứu được tiến hành để so sánh hiệu quả và độ tin cậy
của phương pháp quan sát trực tiếp với các phương pháp khác trong việc xác định
các sai sót trong thực hành thuốc [20, 24].
Năm 1962, Barker và Connell Mc [10] đã so sánh phương pháp quan sát
trực tiếp với phương pháp báo cáo sự cố, ngoại suy trên một năm, số báo cáo
biến cố được ghi lại là 36 sai sót trong khi so sánh với kỹ thuật quan sát trực tiếp
cùng khoảng thời gian đó đã ghi nhận được 1424 sai sót. Các nghiên cứu khác
cũng xác nhận sự khác biệt lớn này giữa hai phương pháp [8, 19, 24].
Theo nghiên cứu của Flynn và cộng sự[24] khi so sánh 3 phương pháp
xác định các lỗi thuốc trong 36 cơ sở y tế là: phương pháp tổng hợp báo cáo sự
cố, phương pháp xem biểu đồ, phương pháp quan sát trực tiếp cho thấy phương
phương quan sát trực tiếp phát hiện lỗi chính xác hơn với tốc độ cao hơn nhiều
so hai phương pháp còn lại. Trong phương pháp quan sát trực tiếp, dữ liệu thu
thập bị mất ít hơn các phương pháp khác (bỏ lỡ 34% so với 96% của phương
pháp kiêm tra biểu đồ dùng thuốc của 457 lỗi). Tính hợp lệ của các kết quả thu
được từ phương pháp quan sát trực tiếp cũng cao hơn, bao gồm cả kết quả cho
các lỗi được đánh giá có tiềm năng đáng kể về mặt lâm sàng. Các bằng chứng hỗ
trợ kết luận rằng phương pháp hiệu quả nhất và chính xác nhất để thu thập dữ
liệu sai sót trong thực hành thuốc là phương pháp quan sát.
Như vậy, quan sát trực tiếp là phương pháp thu thập dữ liệu hiệu quả và
chính xác trong nghiên cứu về sai sót trong thực hành thuốc.

13

1.3.4. Ý nghĩa lâm sàng và phương pháp đánh giá mức độ ảnh hưởng trên lâm
sàng của các sai sót gặp phải.
Ý nghĩa lâm sàng của sai sót trong thực hành thuốc được xác định như một
chấn thương thực sự mà bệnh nhân cụ thể có thể phải chịu đựng do sai sót đó đem
lại. Tầm quan trọng tương đối của một sai sót về thuốc là một vấn đề đánh giá
chuyên môn.
Tỷ lệ lỗi thuốc thường được sử dụng như một chỉ số để so sánh giữa các hệ
thống cung ứng thuốc. Tuy nhiên, các sai sót có mức độ tác động lên bệnh nhân rất
khác nhau. Mức độ nghiêm trọng của một lỗi dùng thuốc có thể từ tác động không
đáng kể trên bệnh nhân đến ảnh hưởng nghiêm trọng, bao gồm cả cái chết của bệnh
nhân. Do đó, mức độ nghiêm trọng, cũng như tần số các lỗi cần được tính đến khi
đánh giá các sai sót. Việc xác định sự khác biệt giữa các lỗi không có khả năng gây
ra thiệt hại và các lỗi có khả năng cho kết quả bất lợi cho phép chúng ta tập trung
vào các lỗi có hại nhiều hơn và đưa ra chiến lược để giảm thiểu chúng. Hơn nữa, kết
quả đánh giá mức độ nghiêm trọng cũng có thể được sử dụng để ước tính rủi ro của
bệnh nhân bị tổn hại bởi dùng thuốc.
Đã có một số phương pháp đánh giá mức độ nghiêm trọng của lỗi thuốc
được mô tả trong các tài liệu: phương pháp dựa trên các chỉ số quá trình, phương
pháp dựa trên kết quả tác động thực tế trên bệnh nhân một số nghiên cứu lại
đánh giá trên hậu quả tiềm năng trên bệnh nhân, và có những nghiên cứu dựa
trên sự kết hợp của các phương pháp này. Tuy nhiên, bất kì một công cụ đo
lường nào cũng cần phải có giá trị (ví dụ, là một thước đo chính xác mức độ
nghiêm trọng của lỗi thuốc), đáng tin cậy (ví dụ, cho cùng một kết quả tương tự
đối với các sai sót tương tự, bất kể ai đánh giá lỗi và thời điểm nào), và phương
pháp đó phải thực tế, dễ áp dụng.
Phương pháp dựa trên các chỉ số quá trình thường xem xét các tác động
dược lý của thuốc có liên quan hoặc các loại lỗi xảy ra. Mặc dù cách tiếp cận
đơn giản và đáng tin cậy, nhưng giá trị của phương pháp này đã không được

đánh giá.
14

Lý tưởng nhất, người ta sẽ đánh giá kết quả của một lỗi thuốc bằng
cách thu thập dữ liệu về biến đổi của sức khoẻ bênh nhân sau khi trải qua một
lỗi thuốc. Tuy nhiên, phương pháp này dù có giá trị cao nhưng lại bị hạn chế
về khả năng triển khai thực tế, đặc biệt là nếu dữ liệu lỗi thuốc thu được thông
qua quan sát. Trong nghiên cứu quan sát, vì lý do đạo đức bắt buộc có những
trường hợp nhà nghiên cứu phải ngăn chặn lỗi đó xảy ra khi nhận thức được
một lỗi nghiêm trọng nên không thể quan sát được hậu quả thực tế của sai sót,
hoặc trường hợp thuốc bị bỏ lỡ có thể là khó khăn để xác định tác động lâm
sàng của lỗi vì sự chậm trễ giữa sự xuất hiện tác động và lỗi được xác định.
Hơn nữa, dữ liệu đó sẽ được dựa trên các điều kiện cá thể từng bệnh nhân.
Cùng một lỗi có thể dẫn đến hậu quả khác nhau với những bệnh nhân khác,
không phản ánh các hậu quả có khả năng xảy ra đối với tất cả bệnh nhân.
Lợi thế rõ ràng của phương pháp dựa trên kết quả tiềm năng là không
yêu cầu kiến thức về kết quả thực tế. Tuy nhiên, xem xét các kết quả tiềm năng
đòi hỏi phải đánh giá chủ quan, và điểm số được đưa ra bởi một chuyên gia
đánh giá có thể sẽ không có độ tin cậy hoặc giá trị cao. Đặc biệt, có ý kiến cho
rằng sự đồng thuận có thể thấp giữa các chuyên gia chăm sóc sức khỏe đại diện
cho các lĩnh vực khác nhau. Do đó lựa chọn các chuyên gia đánh giá có thể sẽ
ảnh hưởng đến kết quả. Khi đó, so sánh giữa các nghiên cứu sẽ không còn có ý
nghĩa nếu các chuyên gia khác nhau tiến hành chấm điểm. Điểm trung bình thu
được từ nhiều chuyên gia được dự kiến sẽ đáng tin cậy hơn so với điểm số của
một chuyên gia duy nhất. Tuy nhiên, số lượng chuyên gia cần thiết để đạt được
điểm trung bình đáng tin cậy là bao nhiêu lại là một câu hỏi. Hơn nữa, giá trị
của phương pháp chấm điểm chủ quan cũng cần phải được tính đến.
Để khắc phục vấn đề này, Dean, Barber và cộng sự [21] đã phát triển một
phương pháp đánh giá mức độ nghiêm trọng của lỗi dùng thuốc. Nó liên quan
đến việc yêu cầu các chuyên gia chăm sóc sức khỏe ghi điểm đánh giá mức độ

nghiêm trọng lâm sàng tiềm năng của các sai sót gặp phải trên thang điểm từ 0
đến 10 (0 tương ứng với "không có ảnh hưởng", 10 tương ứng với “tử vong”).
15

Người ta đã tiến hành nghiên cứu để đánh giá phương pháp này. Mục tiêu
là xác định số lượng tối thiểu của các thẩm phán cần thiết để tạo điểm đáng tin
cậy, xác định xem nghề nghiệp của các thẩm phán ảnh hưởng đến điểm số, và để
kiểm tra tính hợp lệ của quá trình chấm điểm. Ba mươi chuyên gia chăm sóc sức
khỏe từ bốn bệnh viện ở Anh được mời để ghi điểm đánh giá về hậu quả tiềm
năng trên bệnh nhân cho 50 trường hợp sai sót thuốc trên thang điểm từ 0 đến
10, trong đó 0 đại diện một trường hợp không có hiệu lực tiềm năng và 10
trường hợp mà có thể dẫn đến tử vong. Có 16 trường hợp báo cáo sai sót trong
các tài liệu có thông tin về hậu quả thực tế của sai sót trên bệnh nhân để đánh giá
tính hiệu lực của điểm số với tiền đề là, nếu phương pháp chấm điểm là hợp lệ,
điểm số tương ứng cho những trường hợp này sẽ phản ánh mức độ nghiêm trọng
của các kết quả. Mười trong số các sai sót đó được đánh giá hai lần. Các dữ liệu
được phân tích bằng cách áp dụng lý thuyết khái quát với hai mô hình: một dựa
trên 10 trường hợp đã được đánh giá hai lần, bỏ qua ảnh hưởng của sự khác biệt
về nghề nghiệp và một dựa trên tất cả 50 trường hợp, bỏ qua ảnh hưởng của thời
điểm đánh giá. Hệ số khái quát hóa của 0,8 hoặc hơn được coi là đại diện cho độ
tin cậy chấp nhận được.
Nghiên cứu đã đi đến kết luận: phương pháp đánh giá mức độ nghiêm trọng
của các sai sót trong sử dụng thuốc bằng cách yêu cầu các chuyên gia ghi điểm
đánh giá hậu quả tiềm năng của sai sót mà không đòi hỏi kiến thức về kết cục
bệnh nhân là một phương pháp đáng tin cậy. Cần ít nhất bốn chuyên gia đánh giá
để thu được điểm số đáng tin cậy. Độ tin cậy và hiệu lực của phưong pháp không
bị ảnh hưởng bởi nghề nghiệp của các chuyên gia hoặc số lần mà các sai sót được
ghi nhận. Tuy nhiên, nghiên cứu cũng cho rằng, trong thực tế, ít nhất một thẩm
phán nên được lựa chọn từ một trong ba lĩnh vực để thu được các kết quả của tất
cả các chuyên gia chăm sóc sức khỏe từ các lĩnh vực có liên quan [21].

Sau đó, người ta cũng tiến hành nghiên cứu tương tự ở Đức [43] để đánh
giá xem liệu phương pháp có thể được áp dụng cho các quốc gia khác với các
nền văn hóa và hệ thống chăm sóc sức khỏe khác nhau hay không. Và kết quả
16

thu được cho thấy phương pháp cho điểm mức độ nghiêm trọng của các sai sót
trong sử dụng thuốc, ban đầu được phát triển bởi Dean, Barber là phù hợp để sử
dụng trong hệ thống y tế của Đức. Nhưng sự khác biệt là ở Đức, ba chuyên gia
(một bác sĩ, một y tá và một dược sĩ ) thay vì bốn như nghiên cứu ở Anh là đủ để
đưa ra một kết quả đáng tin cậy.

.

17

Chƣơng 2. ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Đối tƣợng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: là việc chuẩn bị và thực hiện y lệnh trong giai
đoạn thực hành thuốc trên bệnh nhân nhi tại ba khoa điều trị của một cơ ở y tế ở
Việt Nam.
Việc thực hành mỗi liều thuốc sẽ được tính là một quan sát. Một quan sát
liên quan đến việc sử dụng một liều của một thuốc trên một bệnh nhân bắt đầu từ
khi điều dưỡng lấy thuốc theo y lệnh để chuẩn bị cho đến khi điều dưỡng kết
thúc việc cho bệnh nhân dùng thuốc. Đối với một số đường dùng (thuốc uống,
thuốc khí dung) nếu điều dưỡng chỉ dừng việc thực hành thuốc ở khâu chuẩn bị
thì sẽ coi một quan sát là từ khi điều dưỡng chuẩn bị thuốc đến khi điều dưỡng
đưa liều thuốc đó cho người nhà bệnh nhân. Việc sử dụng thuốc sau đó được
thực hiện bởi người nhà bệnh nhân.
- Nghiên cứu thực hiện quan sát thực hành thuốc cho bệnh nhân nhi ở ba
khoa điều trị: khoa Hồi sức tích cực (ICU), khoa Ngoại và khoa Điều trị tự

nguyện (ĐTTN).
- Tiêu chuẩn lựa chọn: Các quan sát của nghiên cứu viên về giai đoạn
chuẩn bị và dùng thuốc trên bệnh nhân nhi được thực hiện trong thời gian quan sát.
- Tiêu chuẩn loại trừ: những trường hợp không thích hợp cho việc quan
sát (cấp cứu…), những trường hợp điều dưỡng biết hoặc đoán được mục đích
nghiên cứu.
2.2. Phƣơng pháp nghiên cứu
2.2.1. Thiết kế nghiên cứu
- Nghiên cứu quan sát, tiến cứu
- Phương pháp: quan sát trực tiếp.
- Quan sát viên đi cùng với điều dưỡng khi điều dưỡng tiến hành chuẩn bị
và thực hiện thuốc cho bệnh nhân. Thông tin thu được từ sự quan sát quá trình
chuẩn bị và thực hành thuốc của điều dưỡng. Điều dưỡng không được thông báo
chính xác về mục đích của nghiên cứu.

×