Tải bản đầy đủ (.pdf) (104 trang)

Khảo sát thực trạng một số hoạt động thông tin thuốc ở khu vực phía bắc hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (989.31 KB, 104 trang )

1
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ Y TẾ
 
TRƯỜNG ĐẠI HỌC DƯỢC HÀ NỘI



NGUYỄN THỊ THU THỦY



KHẢO SÁT THỰC TRẠNG MỘT SỐ
HOẠT ĐỘNG THÔNG TIN THUỐC Ở KHU VỰC
PHÍA BẮC HIỆN NAY
LUẬN VĂN THẠC SĨ DƯỢC HỌC









Hà Nội, năm 2009
2

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ Y TẾ
 
TRƯỜNG ĐẠI HỌC DƯỢC HÀ NỘI




NGUYỄN THỊ THU THỦY



KHẢO SÁT THỰC TRẠNG MỘT SỐ
HOẠT ĐỘNG THÔNG TIN THUỐC Ở KHU VỰC
PHÍA BẮC HIỆN NAY
LUẬN VĂN THẠC SĨ DƯỢC HỌC


Chuyên ngành : Tổ chức kinh tế Dược
Mã số : 60 73 20


Người hướng dẫn khoa học: 1. PGS.TS LÊ VIẾT HÙNG
2. ThS. NGUYỄN THỊ THANH HƯƠNG




Hà Nội, năm 2009
3
LỜI CẢM ƠN

Lời đầu tiên, tôi xin bày tỏ lòng kính trọng và lòng biết ơn sâu sắc đến
PGS.TS Lê Viết Hùng - Hiệu trưởng trường Đại học Dược Hà Nội, người
thầy kính mến đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ tôi trong suốt quá trình nghiên
cứu để hoàn thành luận văn này.

Tôi cũng xin chân thành cảm ơn Thạc sĩ Nguyễn Thanh Hương cùng
toàn bộ các thầy cô trong Bộ môn Quản lý Kinh tế Dược, Trường Đại học
Dược Hà Nội, đã cho tôi những ý kiến đóng góp quý báu trong suốt quá trình
tiến hành đề tài nghiên cứu.
Tôi xin trân trọng cám ơn các cán bộ tại Cục Quản lý Dược, các cán bộ
thuộc Trung tâm Quốc gia về Thông tin thuốc và Theo dõi phản ứng có hại
của thuốc, các cán bộ y tế tại các bệnh viện mà tôi khảo sát, đã nhiệt tình
giúp đỡ tôi trong quá trình nghiên cứu và thu thập số liệu.
Với tình cảm yêu thương và sự kính trọng sâu sắc, tôi xin bày tỏ lòng
biết ơn to lớn đến những người thân yêu trong gia đinh, đặc biệt là bố mẹ và
chồng tôi, người đã chia sẻ, giúp đỡ và động viên tôi những lúc khó khăn
trong suốt quá trình làm đề tài.
Cuối cùng, tôi xin gửi đến những người mà tôi yêu thương và kính trọng
lời chúc Sức khoẻ - An khang – Thành đạt !

Hà nội, ngày 30 tháng 12 năm 2009

Nguyễn Thị Thu Thuỷ
4
MỤC LỤC
ĐẶT VẤN ĐỀ
11
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN
13
1.1. THÔNG TIN
13
1.1.1. Khái niệm 13
1.1.2. Vai trò 13
1.2. THÔNG TIN THUỐC
14

1.2.1. Định nghĩa 14
1.2.2. Yêu cầu 14
1.2.3. Hướng đi của thông tin thuốc: 14
1.2.4. Hệ thống thông tin thuốc toàn diện. 15
1.2.5. Nhiệm vụ của các đơn vị thông tin thuốc trong bệnh viện: 16
1.2.6. Qui trình xử lý thông tin thuốc: 17
1.3.4. Hậu quả do thiếu thông tin thuốc : 18
1.3. PHẢN ỨNG BẤT LỢI CỦA THUỐC (ADR)
19
1.3.1. Định nghĩa: 20
1.3.2. Phân loại: 20
1.3.3. Báo cáo các phản ứng bất lợi: 21
1.4. TÌNH HÌNH THÔNG TIN THUỐC VÀ ADR HIỆN NAY TRÊN THẾ GIỚI
VÀ Ở VIỆT NAM.
21
1.4.1. Tình hình thông tin thuốc và ADR trên thế giới: 21
1.4.2. Thông tin thuốc và ADR tại Việt Nam 23
1.5. MỘT SỐ ĐƠN VỊ THÔNG TIN THUỐC VÀ ADR TẠI VIỆT NAM.
30
1.5.1 Trung tâm thông tin thuốc phía Bắc - Trường ĐH Dược. 30
1.5.2 Trung tâm ADR phía Bắc 31
1.5.3 Trung tâm quốc gia về thông tin thuốc và phản ứng có hại của thuốc. 32
1.5.4. Đơn vị thông tin thuốc Bệnh viện. 35
1.5.5. Viện Thông tin thư viện Y học Trung ương: 37
1.5.6. Một số tạp chí, trang web về thông tin thuốc ở VN 38
CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
13
1

2.1. ĐỐI TƯỢNG

39
2.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
39
2.3. PHƯƠNG PHÁP THU THẬP SỐ LIỆU.
39
5
2.4. PHƯƠNG PHÁP CHỌN MẪU
40
2.5. PHƯƠNG PHÁP XỬ LÝ SỐ LIỆU.
41
2.6. ĐỊA ĐIỂM NGHIÊN CỨU.
41
2.7. THỜI GIAN TIẾN HÀNH NGHIÊN CỨU:
41
CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
41
3.1. KHẢO SÁT HOẠT ĐỘNG THÔNG TIN THUỐC, PHẢN ỨNG BẤT LỢI
CỦA THUỐC CỦA CÁN BỘ Y TẾ:
41
3.1.1. Nhận thức và hoạt động thông tin thuốc của cán bộ y tế: 42
3.1.2. Thuận lợi và khó khăn khi sử dụng thông tin thuốc. 54
3.1.3. Nhu cầu thông tin thuốc của các cán bộ y tế. 59
3.1.4. Một số nội dung hoạt động báo cáo ADR: 63
3.2 HOẠT ĐỘNG THÔNG TIN THUỐC VÀ PHẢN ỨNG BẤT LỢI CỦA
THUỐC TẠI MỘT SỐ BỆNH VIỆN.
68
3.2.1.Các hoạt động về thông tin thuốc của khoa Dược bệnh viện. 68
3.2.2: Các hoạt động ADR 75
CHƯƠNG 4 : BÀN LUẬN
81

4.1. NHU CẦU VÀ HOẠT ĐỘNG THÔNG TIN THUỐC – ADR CỦA CBYT:
81
4.1.1. Hoạt động thông tin thuốc của các cán bộ y tế: 81
4.1.2. Nhu cầu thông tin thuốc của các cán bộ y tế 82
4.1.3. Một số hoạt động ADR : 83
4.2. HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC ĐƠN VỊ THÔNG TIN THUỐC
84
4.2.1. Hoạt động cung cấp thông tin thuốc: 84
. 4.2.2. Hoạt động theo dõi báo cáo ADR
85
KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT
86
KẾT LUẬN
86
ĐỀ XUẤT
87
Phụ lục1A, 2A, 1B, 2B, 3.

6
DANH MỤC VIẾT TẮT.

ADR
AHFS
BS
BV
BYT
CBYT
CSDL
DS
ĐD

ĐH
ĐV TTT
HĐT &
ĐT
TTT
TW
VN

:
:
:

:

:

:

:

:

:

:

:

:
:

:
:
Adverse drug reaction (phản ứng có hại của thuốc)
the American Hospital Formulary Service
Bác sĩ
Bệnh viện
Bộ Y tế
Cán bộ y tế
Cơ sở dữ liệu
Dược sĩ
Điều dưỡng
Đại học
Đơn vị thông tin thuốc
Hội đồng thuốc và điều trị
Thông tin thuốc
Trung ương
Việt Nam


7
DANH MỤC BẢNG

TÊN BẢNG
TRANG

Bảng 1.1: Số lượng báo cáo ADR gửi về qua các năm 17
Bảng 1.2: Phân loại báo cáo ADR theo đối tượng 18
Bảng 2.3: Số lương đối tượng nghiên cứu của khảo sát 32
Bảng 3.4: Những nội dung quan trọng của TTT mà CBYT quan tâm 34
Bảng 3.5: Mục đích sử dụng TTT của CBYT 36

Bảng 3.6: Địa điểm cán bộ y tế thường tra cứu TTT. 37
Bảng 3.7: Các hình thức cập nhật thông tin của CBYT 39
Bảng 3.8: Nguồn sách tra cứu TTT của cán bộ y tế 41
Bảng 3.9: Các website CBYT thường sử dụng 42
Bảng 3.10: Tỷ lệ cán bộ y tế tham dự hội thảo, báo cáo khoa học về sử
dụng thuốc
44
Bảng 3.11: Tỷ lệ cán bộ tham gia tập huấn tìm kiếm thông tin thuốc 45
Bảng 3.12: Mức độ chủ động tìm kiếm TTT của CBYT 46
Bảng 3.13: Những khó khăn CBYT gặp phải khi tìm kiếm thông tin 47
Bảng 3.14: Phương thức tra cứu thông tin tạo thuận lợi cho CBYT tìm
kiếm
49
Bảng 3.15: Những thuận lợi mà CBYT thu được khi tra cứu TT trên
mạng
50
Bảng 3.16: Những khó khăn mà CBYT gặp phải khi tra cứu TT trên
mạng
51
Bảng 3.17: Đánh giá của CBYT về mức độ cần thiết của TTT 53
Bảng 3.18: Mức độ đáp ứng của thông tin thuốc mà CBYT tự tìm kiếm 54
Bảng 3.19: Những nội dung TTT mà CBYT cần 55
Bảng 3.20: Tỉ lệ CBYT đã biết đến khái niệm ADR 57
Bảng 3.21: Quan điểm của CBYT về ADR 58
Bảng 3.22: Những phương tiện giúp CBYT biết đến khái niệm ADR 59
Bảng 3.23: Những nguyên nhân khiến số lượng báo cáo ADR còn thấp 60
Bảng 3.24: Đánh giá của CBYT về mức độ cần thiết của Trung tâm 62
8
Quốc gia về TTT
Bảng 3.25: Tỉ lệ các bệnh viện đã thành lập đơn vị TTT 63

Bảng 3.26: Danh mục các loại sách được sử dụng ở đơn vị TTT các bệnh
viện
64
Bảng 3.27: Các hoạt động TTT đã được triển khai ở đơn vị TTT bệnh
viện
65
Bảng 3.28: Hình thức tiếp nhận câu hỏi tại đơn vị TTT 66
Bảng 3.29: Các hình thức cung cấp thông tin từ đơn vị TTT 66
Bảng 3.30: Số lượng yêu cầu tư vấn về thông tin thuốc tại các đơn vị 67
Bảng 3.31: Thời gian xử lý một yêu cầu TTT 69
Bảng 3.32: Tỉ lệ đơn vị TTT có săn mẫu theo dõi ADR 70
Bảng 3.33: Các hình thức Đơn vị TTT thông báo báo cáo ADR đến các
khoa
70
Bảng 3.34: Số lượng báo cáo ADR được gửi về khoa Dược hàng năm
71
Bảng 3.35: Thời gian để khoa Dược xử lý một báo cáo ADR 72
Bảng 3.36: Tỷ lệ nhận được báo cáo phản hồi về ADR từ các cơ quan
chuyên trách
73
Bảng 3.37: Tỷ lệ các khoa Dược nhận được báo cáo ADR từ cơ quan
chuyên trách
74
Bảng 3.38: Tỷ lệ cán bộ đơn vị TTT/khoa Dược đã tham gia tập huấn về
ADR
74
Bảng 3.39: Thời điểm tham gia tập huấn về ADR của cán bộ khoa Dược 75
Bảng 3.40: Nhu cầu đào tạo về TTT và ADR của cán bộ khoa Dược 75










9
DANH MỤC HÌNH


TÊN HÌNH

TRANG

Hình 1.1: Trình tự báo cáo trong hệ thống y tế 5
Hình 1.2: Thông tin phản hồi xuống tuyến dưới 5
Hình 1.3: Sơ đồ vị trí của TTT 6
Hình 1.4: Qui trình trả lời yêu cầu thông tin thuốc 8
Hình 1.5: Sơ đồ quá trình thu thập, tiếp nhận và xử lý báo cáo ADR 24
Hình 1.6: Vị trí của trung tâm và mối quan hệ với các đơn vị y tế khác 25
Hình 1.7: Nhiệm vụ của trung tâm quốc gia về TTT và ADR 26
Hình 1.8: Sơ đồ hoạt động thông tin Y Dược học của các cơ quan trực
thuộc Bộ Y tế
29
Hình 2.9: Sơ đồ phương pháp nghiên cứu 31
Hình 3.10: Những nội dung quan trọng của TTT mà CBYT quan tâm 35
Hình 3.11: Mục đích sử dụng TTT của CBYT 36
Hình 3.12: Địa điểm cán bộ y tế thường tra cứu TTT 38
Hình 3.13: Các hình thức cập nhật thông tin của CBYT 40

Hình 3.14: Nguồn sách tra cứu của cán bộ y tế 41
Hình 3.15: Các website CBYT thường sử dụng 43
Hình 3.16: Tỷ lệ CBYT tham dự hội thảo, báo cáo khoa học về sử dụng
thuốc
44
Hình 3.17: Tỷ lệ cán bộ tham gia tập huấn tìm kiếm thông tin thuốc 45
Hình 3.18: Mức độ chủ động tìm kiếm TTT của CBYT 46
Hình 3.19: Những khó khăn của CBYT khi tra cứu TTT 48
Hình 3.20: Phương thức tra cứu thông tin tạo thuận lợi cho CBYT tìm
kiếm
49
Hình 3.21: Thuận lợi mà CBYT thu được khi tra cứu TT trên mạng 50
Hình 3.22: Những khó khăn mà CBYT gặp phải khi tra cứu TT trên
mạng
52
Hình 3.23: Đánh giá của CBYT về mức độ cần thiết của TTT 53
10
Hình 3.24: Mức độ đáp ứng của TTT mà CBYT tự tìm kiếm được 54
Hình 3.25: Những nội dung TTT mà CBYT cần 56
Hình 3.26: Tỉ lệ CBYT đã biết đến khái niệm ADR 57
Hình 3.27: Những phương tiện giúp CBYT biết đến khái niệm ADR 59
Hình 3.28: Những nguyên nhân khiến số lượng báo cáo ADR còn thấp 61
Hình 3.29: Tỉ lệ các bệnh viện đã thành lập đơn vị TTT 63
Hình 3.30: Danh mục các loại sách có ở đơn vị TTT các bệnh viện
64
Hình 3.31: Các hình thức cung cấp thông tin từ đơn vị TTT 67
Hình 3.32: Số lượng yêu cầu tư vấn về thông tin thuốc trung bình tại
TTT
68
Hình 3.33: Thời gian xử lý một yêu cầu TTT 69

Hình 3.34: Các hình thức Đơn vị TTT thông báo báo cáo ADR đến các
khoa
71
Hình 3.35: Thời gian để khoa Dược xử lý một báo cáo ADR 73


11
ĐẶT VẤN ĐỀ

Trong kỷ nguyên công nghệ thông tin hiện nay, thông tin đóng một vai trò
quan trọng trong sự phát triển của nhân loại. Trong đó, thông tin thuốc giữ một vai
trò đặc biệt cấp thiết bởi nó không chỉ ảnh hưởng đến yếu tố kinh tế mà nó còn ảnh
hưởng rất lớn đến sức khỏe và tính mạng của người dân. Thực hiện tốt công tác
thông tin thuốc không chỉ giúp tiết kiệm chi phí khám chữa bệnh mà còn giúp nâng
cao chất lượng chăm sóc và bảo vệ sức khỏe cho người dân, đảm bảo thực hiện
đúng phương châm mà ngành Dược đã đề ra “Sử dụng thuốc an toàn – hợp lý –
kinh tế ”.
Nhận thức được tầm quan trọng của hoạt động thông tin thuốc, từ năm 1998,
Bộ Y tế đã tổ chức thí điểm mô hình hoạt động đơn vị Thông tin thuốc tại 4 bệnh
viện lớn là Bạch Mai, Trung ương Huế, Chợ Rẫy, Nhi Đồng 1 TP Hồ Chí Minh,
nhằm rút kinh nghiệm cho các bệnh viện khác trong cả nước khi mô hình này được
áp dụng đại trà. Với những kết quả thu được, vào ngày 13/11/2003, Bộ Y tế đã có
Công văn số 10766/YT-ĐTr hướng dẫn tổ chức, hoạt động của đơn vị Thông tin
Thuốc trong bệnh viện đến các bệnh viện trong cả nước. Công văn này đã giúp định
hướng và thúc đẩy sự phát triển của hoạt động thông tin thuốc còn khá mới mẻ ở
nước ta.
Trong vòng 6 năm kể từ khi Công văn số 10766/YT-ĐTr được ban hành đến
nay, hoạt động thông tin thuốc ở nước ta đã có sự thay đổi và phát triển đáng kể.
Tuy nhiên, nhiều nơi vẫn gặp khó khăn, lúng túng khi tiến hành thành lập và duy trì
hoạt động của đơn vị Thông tin thuốc. Do đó, việc tìm hiểu tình hình hoạt động

thông tin thuốc ở Việt Nam để nắm rõ những khó khăn, thuận lợi trong quá trình
triển khai và áp dụng là rất cần thiết. Từ đó đưa ra những ý kiến đánh giá, đề xuất
nhằm đẩy mạnh và nâng cao chất lượng hoạt động của các đơn vị Thông tin thuốc.





12

Với mục đích đó, chúng tôi tiến hành đề tài: “Khảo sát thực trạng hoạt
động thông tin thuốc ở Việt Nam hiện nay” với những mục tiêu sau:
1. Khảo sát hoạt động và nhu cầu thông tin thuốc, theo dõi phản ứng có hại của
thuốc của cán bộ y tế.
2. Khảo sát hoạt động thông tin thuốc và theo dõi phản ứng có hại của thuốc
của Đơn vị thông tin thuốc tại một số bệnh viện năm 2009.
Từ đó đề xuất một số ý kiến nhằm thúc đẩy hoạt động thông tin thuốc và ADR
cho cán bộ y tế và đơn vị Thông tin thuốc.

















13




CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN
1.1. THÔNG TIN
1.1.1. Khái niệm
Thông tin là những số liệu có tính chất thống kê, hoặc là tin tức, diễn biến
biểu hiện tình hình mới luôn luôn biến động trong một quá trình.Thông tin gồm có
dữ liệu hay một tập hợp dữ liệu đã được định dạng, tính toán, sắp xếp và trình bày
cho một mục đích cụ thể [4;28].
Theo từ điển Oxford English Dictionary, “Thông tin là điều người ta đánh
giá hoặc nói đến, là tri thức” “Tin tức là sự chuyển giao tri thức làm tăng thêm sức
mạnh của con người”.
Thông tin có thể phân loại theo nhiều cách khác nhau. Theo giá trị thông tin
được chia làm ba cấp:
+ Thông tin cấp 1: Là những thông tin chưa qua xử lý, đánh giá một cách
đấy đủ.
+ Thông tin cấp 2: Là những thông tin đã qua xử lý, đánh giá và được lưu
hành, công bố rộng rãi, báo cáo rộng khắp.
+ Thông tin cấp 3: Là những thông tin có tính chất kinh điển, những thông
tin này được coi là những tài liệu gốc, căn cứ vào nó để có thể có được các thông tin
cấp 2 và cấp 3 [3]
1.1.2. Vai trò
“Thông tin có lẽ là công cụ mạnh nhất của con người, công cụ mở ra những khả

năng mới để thực hiện quyền và trách nhiệm của con người”
+ Thông tin đóng vai trò tổ chức và phát triển xã hội.
14
+ Thông tin là nguồn lực phát triển và là tài nguyên đặc biệt của mỗi quốc
gia.
+ Thông tin trong hoạt động y tế và chăm sóc sức khỏe.
+ Thông tin trong giáo dục đời sống.
+ Thông tin giữ vai trò hàng đầu trong sự phát triển của khoa học.
+ Thông tin là cơ sở lãnh đạo và quản lý [8;15;25].
1.2. THÔNG TIN THUỐC
1.2.1. Định nghĩa
Thông tin thuốc bao gồm tất cả các thông tin để nghiên cứu, sản xuất ra
thuốc, các thông tin về tính năng, tác dụng của thuốc để điều trị bệnh [13].
Thông tin thuốc còn được định nghĩa: thuốc = hoạt chất + thông tin.
Thông tin thuốc có thể hiểu một cách đơn giản là các thông tin gắn liền với thuốc.
[1]
1.2.2. Yêu cầu
Thông tin thuốc có ý nghĩa quan trọng trong việc hướng dẫn lựa chọn thuốc,
sử dụng thuốc hợp lý, an toàn, hiệu quả. Thông tin thuốc phải đảm bảo tính khách
quan, trung thực và chính xác; phải đảm bảo quyền lợi cho người bệnh; thông tin
mang tính hai chiều, nhiều đối tượng và nhiều cấp thông tin. Thông tin thuốc phải
đáp ứng đầy đủ nội dung chính sau:
+ Cung cấp đầy đủ chính xác thông tin cần thiết của thuốc.
+ Thông tin cho thầy thuốc kê đơn.
+ Thông tin cho dược sĩ và nhân viên bán thuốc.
+ Thông tin cho người dùng thuốc.
+ Thông tin nâng cao dân trí [2;20].
1.2.3. Hướng đi của thông tin thuốc:
Thông tin được sử dụng với nhiều mục đích khác nhau. Nguồn thông tin có
thể được sử dụng trong nội bộ, để báo cáo lên các cơ quan lãnh đạo cấp cao hơn

hoặc để phản hồi xuống tuyến dưới.
Thông tin được sử dụng để báo cáo cho cấp cao hơn (sơ đồ trang bên)[29]
15

Hình 1.1: Trình tự báo cáo trong hệ thống y tế
Nhân viên y tế thu thập thông tin, báo cáo bộ phận phụ trách của mình, các
bộ phận chuyển lên bộ phận thông tin để xử lý, báo cáo lãnh đạo theo trình tự.
Thông tin phản hồi xuống tuyến dưới: [29]

Hình 1.2: Thông tin phản hồi xuống tuyến dưới



1.2.4. Hệ thống thông tin thuốc toàn diện: [19]
Cục quản lý Dược phối hợp với Trung tâm Quốc gia về TTT và Theo dõi
phản ứng có hại của thuốc đang cố gắng xây dựng một hệ thống TTT toàn diện
BỘ Y TẾ
SỞ Y TẾ
Giám đốc đơn vị
Bộ phận xử lí thông tin của các đơn vị
Các bộ phận
Nhân viên y tế
Giám đốc đơn vị
Các bộ phận
Nhân viên y tế
16
nhằm đảm bảo an toàn thuốc ở Việt Nam. Trong đó cần có sự phối hợp của tất cả
các cơ quan y tế: từ các cơ quan quản lý, các cơ sở sản xuất, kinh doanh, đến các
viện nghiên cứu, bệnh viện… để theo dõi và quản lý tất cả các thông tin về thuốc.
Việt Nam đang được sự hỗ trợ của tổ chức Khoa học quản lý sức khoẻ

(Management Sciences for Health) để thực hiện tiến trình này.

1.2.5. Nhiệm vụ của các đơn vị thông tin thuốc trong bệnh viện:
Đơn vị TTT trong bệnh viện có một số nhiệm vụ chính như sau:
- Đáp ứng nhu cầu về thông tin thuốc, tư vấn cho thầy thuốc trong việc điều
trị, kê đơn.
- Cung cấp thông tin về thuốc cho Hội đồng thuốc trong việc chọn lựa thuốc.

Hệ thống chăm sóc sức khoẻ






Khối Các nhà sản xuất Cục quản lý Dược
Kinh doanh
Nhà nhập khẩu Cục quản lý khám
chữa bệnh Các khối
Các cơ sở bán buôn công lập
Trung tâm DI-ADR quốc
Các tổ Các bệnh viện gia và khu vực
chức phi
chính Các phòng khám Cơ quan kiểm nghiệm
phủ chất lượng
Các nhà thuốc
Các viện nghiên cứu


Tác dụng

phụ không
được biết
Sản phẩm
Sai sót
kém chất trong điều
lượng Cộng trị
đồng
Hình thành dấu hiệu
Đánh giá dấu hiệu
Quản lý rủi ro
Hình 1.3: Hệ thống thông tin thuốc toàn diện
WHO
Các sáng kiến toàn cầu
Các thể chế hỗ trợ tài chính
Các cơ quan hỗ trợ
Các nhà tài trợ





Các nhà sản xuất Cục quản lý Dược

Nhà nhập khẩu Cục quản lý khám
chữa bệnh
Các cơ sở bán buôn
Trung tâm DI-ADR quốc
Các bệnh viện gia và khu vực

Các phòng khám Cơ quan kiểm nghiệm

chất lượng
Các nhà thuốc
Các viện nghiên cứu
Quản lý rủi ro
Đánh giá dấu hiệu
Hình thành dấu hiệu
Các cơ sở đào tạo và
nghiên cứu.
Các hội nghề nghiệp y tế
Các tổ chức cộng đồng
Các cơ quan báo chí
Sử dụng

17
- Góp phần giáo dục, hướng dẫn sử dụng thuốc cho người bệnh nội trú và
ngoại trú.
- Tham gia theo dõi, xử lý các phản ứng có hại, khuyết tật chất lượng của
thuốc.
- Quản lý thông tin về thuốc.
- Thông tin đánh giá hiệu quả của thuốc.
- Cung cấp, tập hợp thông tin cho các bệnh viện tuyến dưới.
- Thông tin phản hồi lên tuyến trên.
- Thông tin đánh giá hiệu quả của thuốc. [6]
1.2.6. Qui trình xử lý thông tin thuốc:
Hiện nay TTT không chỉ dừng lại là các hoạt động tự phát của dược sĩ mà đã
trở thành một hoạt động mang tính chuyên môn hoá. Năm 1987, Host và Kirkwood
đưa ra qui trình xử lý TTT chuẩn gồm có 6 bước đến nay vẫn được áp dụng rộng
rãi.
Qui trình gồm các bước:
- Xác định đặc điểm của người yêu cầu TT.

- Thu thập các thông tin cơ bản có liên quan từ người yêu cầu thông tin.
- Xác định và phân loại yêu cầu cơ bản của khách hàng
- Tìm kiếm thông tin
- Đánh giá, phân tích, tổng hợp thông tin
- Trả lời thông tin [1]
Năm 2003, Bộ Y tế ban hành văn bản hướng dẫn việc tổ chức thực hiện đơn
vị thông tin thuốc ở bệnh viện. Trong đó hoạt động TTT được mô hình hoá như sau:

Tóm tắt qui trình xử lí thông tin thuốc của đơn vị TTT
[5]
:
18


Hình 1.4: Qui trình trả lời yêu cầu thông tin thuốc
1.3.4. Hậu quả do thiếu thông tin thuốc :
Thuốc là một loại hàng hoá đặc biệt có vai trò quan trọng trong chăm sóc và
bảo vệ sức khoẻ con người. Với sự phát triển vượt bậc của khoa học kỹ thuật trong
vài thập kỷ qua, hàng nghìn loại thuốc mới được đưa vào sử dụng và mỗi năm lại có
thêm hàng chục loại thuốc mới được phát minh ra. Các loại thuốc này đã tác động
tới cuộc sống của hàng triệu người. Tuy nhiên, bên cạnh những lợi ích không thể
Yêu cầu thông tin (dạng câu hỏi)
Không giải quyết

Đồng ý giải quyết
Nếu nắm chắc yêu cầu

Không nắm chắc yêu cầu

Qui định cách trả lời

Người có yêu cầu thỏa mãn
Người có yêu cầu không thỏa mãn


Đơn vị thông tin

- Xác định mục tiêu của yêu cầu
- Xác định tính cấp bách của yêu cầu thông tin thuốc
- Xem xét các nguồn thông tin
một cách thận trọng
- Chuẩn bị cách trả lời
- Thảo luận, tra cứu.
- Gặp lại người có yêu cầu
để thảo luận chi tiết hơn.
- Bằng văn bản?
- Bằng điện thoại?
Làm lại
Nói rõ lý do
19
phủ nhận, thuốc cũng gây ra những hậu quả to lớn do sử dụng sai hoặc do những
phản ứng bất lợi của thuốc không lường trước được. Ta có thể thấy rõ bằng chứng
về hậu quả của việc dùng thuốc sai nguyên tắc qua các sự việc thực tế đã xảy ra
như:
- Vụ tai tiếng lớn đầu tiên trong thế kỷ 20 xảy ra năm 1937 tại Mỹ với thuốc
kháng sinh sulphanilamid. Thuốc này đã được sản xuất thêm các dạng bào chế mới
để đáp ứng nhu cầu của thị trường mà chưa được kiểm định chặt chẽ. Kết quả là
trong vòng một tháng đã có hàng trăm bệnh nhân tử vong. Nguyên nhân là do dung
môi của dạng bào chế mới có độc tính cao.
- Thảm họa thalidomid xảy ra năm 1957 tại Đức là một ví dụ điển hình minh
họa về những tác dụng nguy hiểm không phát hiện trước được trong quá trình thử

nghiệm thuốc. Thalidomid được sử dụng điều trị tình trạng nghén cho phụ nữ có
thai. Khi phát hiện những dị tật ở trẻ sơ sinh thì thuốc đã được sử dụng trên khắp
Châu Âu, gây hại cho 15.000 thai nhi: 12.000 trẻ sơ sinh dị tật và một nửa trong số
đó bị chết khi chưa tròn một tuổi.
- Năm 1982, benoxaprofen dùng để điều trị viêm khớp đã gây tử vong cho
rất nhiều người. Chỉ riêng ở Anh đã có 60 ca tử vong và 3500 trường hợp tai biến
nặng.
- Gần đây, việc rút khỏi thị trường của Vioxx (Rofecoxib) do làm tăng nguy
cơ tử vong ở những bệnh nhân có tiền sử tim mạch càng cho thấy tính chất hai mặt
của thuốc [7].
1.3. PHẢN ỨNG BẤT LỢI CỦA THUỐC (ADVERSE DRUG REACTION -
ADR)
Thuốc là con dao 2 lưỡi. Bên cạnh những lợi ích to lớn trong phòng ngừa và
điều trị bệnh, bản thân thuốc cũng có thể gây ra những phản ứng bất lợi, những
bệnh lý nghiêm trọng, thậm chí gây tử vong cho người dùng thuốc. Với sự ra đời
nhanh chóng của nhiều sản phẩm thuốc mới, ADR ngày càng trở thành một vấn đề
đáng quan tâm bởi nó ảnh hưởng đến việc sử dụng thuốc của các thầy thuốc trên
lâm sàng.
Tại Mỹ, tử vong do thuốc đứng hàng thứ 4, sau các bệnh lý tim mạch, ung
thư và đột quị. Tỷ lệ nhập viện do ADR ở Mỹ là khoảng 5% và ở một số nước là
khoảng trên 10% như Nauy 11,5%, Pháp 13%, Anh 16,0%
20
Về nguyên tắc, tất cả các thuốc đều có thể gây ra các phản ứng bất lợi cho
người dùng nhưng trong đó, một số nhóm thuốc thường gây ra ADR hơn cả là :
nhóm kháng sinh, nhóm thuốc chống đông máu, nhóm thuốc chống co giật, các
thuốc tim mạch, hô hấp và thuốc giảm đau…
Theo ước tính, chi phí để điều trị các ADR và những bệnh lý do thuốc gây ra
rất lớn. Một số nước phải chi tới 15-20% ngân sách bệnh viện để giải quyết những
tai biến do thuốc. Do vậy, sử dụng thuốc hợp lý, phòng ngừa, xử trí và báo cáo sớm
các ADR sẽ nâng cao chất lượng chăm sóc bệnh nhân, giảm tỷ lệ mắc bệnh và tử

vong do thuốc [1]
1.3.1. Định nghĩa:
Tổ chức Y tế thế giới (2002) đã đưa ra định nghĩa về phản ứng bất lợi của
thuốc (ADR) như sau:
“Phản ứng bất lợi của thuốc là một phản ứng độc hại, không được định trước và
xuất hiện ở liều thường dùng cho người để phòng bệnh, chẩn đoán hoặc chữa bệnh
hoặc làm thay đổi một chức năng sinh lý”.
Định nghĩa này không bao gồm những phản ứng do dùng sai thuốc, dùng sai
liều, dùng liều cao có chủ định hoặc vô tình. Trong định nghĩa này, yếu tố đáp ứng
của cá thể là rất quan trọng [1]
1.3.2. Phân loại:
Có nhiều cách phân loại phản ứng bất lợi của thuốc. Thông thường người ta
phân loại theo typ:
* Typ: Các ADR typ A có các đặc điểm như sau:
- Tiên lượng được.
- Thường phụ thuộc liều dùng (do đó các ADR typ A thường gặp với các thuốc có
phạm vi điều trị hẹp).
- Là tác dụng dược lý quá mức hoặc là một biểu hiện của tác dụng dược lý ở một vị
trí khác.
* Typ B: Các ADR typ B có các đặc điểm sau:
- Thường không tiên lượng được.
- Không liên quan đến đặc tính dược lý đã biết của thuốc.
- Thường có liên quan tới các yếu tố di truyền hoặc miễn dịch, u bướu hoặc các yếu
tố gây quái thai. [1]
21
1.3.3. Báo cáo các phản ứng bất lợi:
Các cán bộ y tế là những người trực tiếp chăm sóc bệnh nhân hàng ngày và
có điều kiện tốt nhất để báo cáo các nghi ngờ về một ADR xảy ra ở bệnh nhân. Tất
cả những người tham gia vào hệ thống chăm sóc sức khoẻ nhân dân như bác sĩ, nha
sĩ, dược sĩ, y sĩ, điều dưỡng viên… đều cần phải báo cáo các ADR và việc làm này

trở thành một phần trong trách nhiệm chuyên môn của họ, ngay cả khi ADR bị nghi
ngờ chưa có mối quan hệ rõ ràng với việc điều trị.
 Cách báo cáo về phản ứng bất lợi của thuốc:
- Thông tin về bệnh nhân
- Thông tin về phản ứng bất lợi hoặc sự cố bất lợi của thuốc hay các vấn đề về dược
phẩm
- Thông tin về dược phẩm bị nghi ngờ.
- Thông tin về người báo cáo.[1]
Mẫu báo cáo ADR theo quy định trong công văn số 2224/QLD-TT của Bộ Y
tế và Cục Quản lý Dược ban hành ngày 11/3/2009. (Phụ lục 3)
1.4. TÌNH HÌNH THÔNG TIN THUỐC VÀ ADR HIỆN NAY TRÊN THẾ
GIỚI VÀ Ở VIỆT NAM.
1.4.1. Tình hình thông tin thuốc và ADR trên thế giới:
Năm 1962, Trung tâm TTT đầu tiên được thành lập tại trung tâm Y tế của
trường đại học Kentucky-Mỹ. Nó là một bộ phận được tách ra từ khoa Dược để làm
nhiệm vụ cung cấp thông tin thuốc. Sau đó, mô hình này được lan rộng và hoàn
thiện dần không chỉ ở Mỹ mà còn ở các nước có nền y tế phát triển khác. Sang thập
kỉ 70, tại nhiều nước đã hình thành hệ thống các trung tâm TTT từ trung ương đến
địa phương. Tại Anh, trung tâm TTT đầu tiên được thành lập năm 1969 tại bệnh
viện London và bệnh viện đa khoa Leeds. Đến cuối thập niên 70, các trung tâm
TTT đã được hình thành ở hầu hết các bệnh viện đa khoa địa phương.
Đa phần các trung tâm TTT được đặt tại các bệnh viện và các trung tâm y tế,
chỉ một phần nhỏ đặt tại các trường đại học Dược. Tuy nhiên phần lớn các trung
tâm đều có liên hệ với các trường đại học Dược với mục đích đào tạo. Ví dụ theo
một khảo sát tại Mỹ năm 1992, 80% các trung tâm TTT đặt tại các bệnh viện và
22
trung tâm y tế, trong đó 75% có liên kết với trường Dược và khoảng 50% các trung
tâm là cơ sở thực hành cho sinh viên Dược.
Cùng với thời gian, qui mô của trung tâm TTT ngày càng phát triển, đối
tượng phục vụ ngày càng đa dạng và chất lượng thông tin ngày càng được nâng cao.

Đồng thời chương trình đào tạo trong và sau đại học cho các dược sĩ làm công tác
TTT cũng được hoàn thiện dần, đảm bảo cho các dược sĩ công tác tại các trung tâm
TTT có thể đảm nhận được vai trò là các “chuyên gia thông tin thuốc” [1,22]
Trung tâm theo dõi ADR của Tổ chức Y tế thế giới (UMC) hiện đang được
đặt tại Uppsala, Thụy điển, là đầu mối tiếp nhận và quản lý các báo cáo về phản ứng
có hại của thuốc được gửi tới từ các nước thành viên tham gia hệ thống theo dõi
ADR quốc tế. Hiện nay, cộng tác giám sát hậu mãi thuốc được nhiều Trung tâm
Cảnh giác Dược trên thế giới phối hợp với UMC, nhằm thu thập và phân tích các
báo cáo về ADR, phát hiện các tín hiệu (signal) từ cơ sở, đưa ra những quyết định
mang tính pháp lý dựa trên những cơ sở bằng chứng đã được khẳng định; đồng thời
cảnh báo bác sĩ kê đơn, các nhà sản xuất và người dân về nguy cơ của ADR.[16]
Hiện nay, ngày càng có nhiều biệt dược được sử dụng trên thị trường, việc
kiểm soát chất lượng thuốc càng trở nên cần thiết hơn. Việc theo dõi và xử lý các
phản ứng bất lợi của thuốc rất cần thiết trong công tác điều trị bệnh. Năm 1997, tại
Đức, chi phí tiêu tốn cho công tác ADR lên đến 588 triệu đô la Mỹ. Còn ở Anh,
năm 2006 chi phí ADR là 847 triệu đô la Mỹ.
Tại Mỹ, quốc gia hàng đầu về sử dụng thuốc, ADR xảy ra càng phổ biến hơn
trong điều trị. Theo một số khảo sát : ADR đứng từ 4 đến 6 trong các nguyên nhân
tử vong hàng đầu tại Mỹ. Và có đến 19% bệnh nhân nằm viện sẽ gặp một tác dụng
có hại của thuốc. Tuy nhiên đến 70% phản ứng có hại có thể phòng tránh được nếu
được hướng dẫn và theo dõi sử dụng thuốc chặt chẽ. Theo thống kê từ năm 2004
đến 2006, các sai sót trong điều trị đã dẫn tới 238.337 trường hợp tử vong mà lẽ ra
có thể phòng tránh được, và làm tiêu tốn của Chương trình chăm sóc y tế Hoa Kỳ
8,8 tỷ đô la Mỹ [12]
Năm 2003, trung tâm TTT quốc tế (International Drug Information Center)
đã tiến hành nghiên cứu trên 81 trung tâm TTT ở Mỹ để đánh giá tình trạng và hiệu
quả làm việc của các trung tâm này sau hơn 30 năm hoạt động. Kết quả điều tra cho
thấy có 80% các trung tâm có chức năng cung cấp thông tin thuốc, 41% có chức
23
năng đào tạo, giáo dục và 8% còn có chức năng nghiên cứu. Các câu hỏi được gửi

về trung tâm TTT hàng năm tăng dần: khoảng 64% trung tâm nhận được hơn 100
câu hỏi hàng tháng, trong đó 28% nhận được hơn 200 câu hỏi hàng tháng. Các câu
hỏi gửi về trung tâm TTT cũng rất đa dạng: nhiều nhất là câu hỏi về chẩn đoán và
sử dụng thuốc chiếm 17%, ADR và tác dụng phụ chiếm 16,2%, đặc tính của thuốc:
14,3% và liều dùng 10%. Phần lớn các câu hỏi được gửi về trung tâm TTT bằng
điện thoại: 84%.[23]
Một nghiên cứu được tiến hành để đánh giá hoạt động của trung tâm TTT
Brazil năm 2000 cho thấy trung tâm nhận được khoảng 850 câu hỏi một năm. Trong
đó chủ yếu là từ bệnh viện chiếm 32,7 %, từ các dược sĩ trong cộng đồng chiếm
19%. Các câu hỏi liên quan đến nhận dạng và chỉ định thuốc: chiếm 22,4%, ADR
chiếm 7%, dược lâm sàng 7%. Trong số gần 450 thuốc được hỏi, nhiều nhất là về
dinh dưỡng và chuyển hóa chiếm 19,6%, chống lây nhiễm 18,6%, hệ thần kinh
17,1% [24].
Năm 2004, một nghiên cứu được tiến hành tại Estonia – một quốc gia nằm ở
khu vực Bắc Âu với mục đích xác định các nguồn lực thông tin thuốc hiện tại và
nhận thức về nhu cầu thông tin thuốc giữa các bác sĩ và dược sĩ ở Estonia. Khoảng
2000 phiếu được gửi đi, thu lại 457 phiếu. Kết quả nghiên cứu cho thấy những
thông tin thuốc được quan tâm nhiều nhất là: Dược động học, chỉ định, liều, chống
chỉ định. Trong đó có hơn 65 % những người được hỏi cho là những nội dung này
rất quan trọng hoặc quan trọng. Những thông tin thuốc được cho là khó tìm nhất là:
sử dụng thuốc cho người cao tuổi, người đang mang thai và cho con bú, tương tác
thuốc. Nguồn tìm kiếm thông tin thuốc chính là: Pharmaca Estica, sách giáo khoa
chuyên ngành, tạp chí dược học,…. Cách tiếp cận thông tin được ưa thích nhất từ
trung tâm thông tin thuốc là qua điện thoại và Email. Hầu hết các cán bộ Y tế được
hỏi mong muốn Estonia sớm thành lập Trung tâm Thông tin thuốc Quốc gia [21]
1.4.2. Thông tin thuốc và ADR tại Việt Nam
1.4.2.1. Thông tin thuốc tại Việt Nam:
Năm 1994, được sự hỗ trợ của Tổ chức Tầm nhìn Thế giới (World Vision -
Australia) (1992-1994) về trang thiết bị, cơ sở dữ liệu, Trung tâm Thông tin Thuốc
Trường Đại học Dược Hà Nội – Trung tâm Thông tin Thuốc đầu tiên của Việt Nam

đã được thành lập. Sau đó, từ 1994 - 2006 Trung tâm Thông tin thuốc – Trường đại
24
học Dược Hà Nội được Dự án Hợp tác y tế Việt Nam - Thuỵ Điển (Sida) hỗ trợ cơ
sở dữ liệu cập nhật, hỗ trợ xuất bản và phân phối tạp chí Thông tin Dược Lâm sàng
miễn phí cho cán bộ y tế tại các cơ sở điều trị (Sở Y tế, Bệnh viện TW, tỉnh, huyện,
Hội đồng thuốc điều trị các bệnh viện, các Viện, trường ). Thông qua các khảo sát
định kỳ lấy ý kiến góp ý của bạn đọc về chất lượng của tạp chí, hầu hết bạn đọc đều
đánh giá tạp chí có tác dụng hữu ích cho công việc của họ. Các cơ sở y tế mong
muốn Trung tâm phát hành số lượng lớn hơn để cung cấp cho nhiều cán bộ y tế cơ
sở hơn. Ngoài ra với sự hỗ trợ của Dự án Sida, cơ sở dữ liệu về thông tin thuốc của
Trung tâm Thông tin Thuốc Đại học Dược Hà Nội được bổ sung cập nhật hàng
năm, góp phần vào việc cung cấp thông tin cho cán bộ y tế đạt hiệu quả hơn. Những
tài liệu này không những góp phần vào việc cung cấp thông tin y tế cho cán bộ y tế
mà còn là tài liệu hữu ích cho cán bộ giảng dạy, sinh viên trong và sau đại học của
Trường Đại học Dược Hà Nội và các trường y dược khác. Hàng năm, Trung tâm
thông tin thuốc Đại học Dược Hà Nội thường xuyên tổ chức các khoá tập huấn về
thông tin thuốc, cách khai thác thông tin y tế trực tuyến với sự tham gia của các
chuyên gia và giảng viên trong nước và quốc tế cho các đối tượng là cán bộ y tế,
cán bộ làm công tác thông tin thuốc tại các bệnh viện, cơ quan trong ngành, cán bộ
giảng dạy, sinh viên trong và sau đại học Từ năm 2007 nguồn hỗ trợ của Sida đã
kết thúc, các hoạt động của Trung tâm Thông tin thuốc gặp nhiều khó khăn. Trong
khi tìm kiếm nguồn tài trợ mới, các hoạt động thường xuyên của Trung tâm hiện
nay vẫn nhận được sự hỗ trợ kinh phí của nhà nước.[16]
Trong những năm gần đây, cùng với sự mở của của nền kinh tế, nhiều công
ty và các tập đoàn dược phẩm lớn đã có mặt ở Việt Nam, thị trường dược phẩm
nước ta đã có sự phát triển nhanh chóng. Cùng với nó, những nguồn thông tin thuốc
đã được mở rộng và phát triển phong phú hơn. Sự phát triển của công nghệ mạng
truyền thông và sự hợp tác trao đổi thông tin với các tổ chức quốc tế đã giúp cho
việc tìm kiếm và tra cứu thông tin thuốc trở nên nhanh chóng và dễ dàng hơn. Bên
cạnh đó, với sự khuyến khích của Bộ Y tế, nhiều trung tâm Thông tin thuốc đã được

mở ra. Hiện nay, ngoài trung tâm Thông tin thuốc quốc gia đặt tại trường đại học
Dược Hà Nội, nước ta còn có một số trung tâm thông tin thuốc khác như :
- Thư viện Y học Trung ương
- Thư viện trường Đại học Dược Hà Nội.
25
- Trung tâm ADR – Thông tin thuốc phía Nam.
- Hệ thống các đơn vị Thông tin thuốc tại các bệnh viện
- ……………………………
Tuy nhiên, các trung tâm này hoạt động còn mang tính riêng lẻ, tính chuyên
môn hoá chưa cao, nhiều khi mới chỉ dừng lại ở mức độ thu thập tài liệu có liên
quan, chưa thực hiện được kĩ năng đánh giá – phân tích – tổng hợp thông tin. Đồng
thời, trong chương trình đào tạo dược sĩ trong và sau đại học, những kiến thức và
kỹ năng về Thông tin thuốc chỉ chiếm một thời lượng rất ít. Chính vì vậy, các dược
sĩ làm việc tại các đơn vị này cũng chưa hoàn toàn đảm đương được trách nhiệm là
các chuyên gia về thông tin thuốc.[1]
Nắm bắt nhu cầu về thông tin thuốc của cán bộ y tế, Trung tâm quốc gia về
TTT và ADR đã được thành lập vào tháng 3 năm 2009. Trung tâm TTT quốc gia
hứa hẹn sẽ trở thành đơn vị cung cấp và thu thập thông tin một cách chính xác và
đầy đủ nhất đáp ứng nhu cầu của các cán bộ y tế.
1.4.2.2. Công tác ADR tại Việt Nam:
Công tác theo dõi ADR tại Việt Nam bắt đầu được thực hiện từ năm 1996
với việc thành lập Trung tâm theo dõi ADR ở Hà Nội và Trung tâm Thông tin thuốc
và theo dõi ADR tại thành phố Hồ Chí Minh. Hai Trung tâm này thành lập và hoạt
động dựa vào nguồn kinh phí tài trợ từ tổ chức Hợp tác Y tế Việt Nam - Thuỵ điển
(Sida). Hoạt động của các trung tâm này hiện nay còn khá mờ nhạt, chưa có một sự
định hướng và phát triển lâu dài.
Nhìn chung, Việt Nam chưa xây dựng và phát triển được mạng lưới thông tin
thuốc – ADR rộng khắp. Các trung tâm TTT – và ADR hiện nay hoạt động riêng lẻ,
chưa có sự phối hợp chặt chẽ hoạt động giữa các trung tâm. Kinh phí của nhà nước
đầu tư cho hệ thống TTT – ADR còn thấp nên chưa đủ để phát triển thành một

mạng lưới TTT-ADR rộng khắp. Nhận thức của cơ quan quản lý, cơ sở điều trị, bác
sĩ, bệnh nhân đối với tầm quan trọng của công tác TTT – ADR còn chưa thực sự sâu
sắc.[16]
Trung tâm ADR quốc gia mỗi năm trung bình nhận được 700-800 báo cáo về
phản ứng có hại của thuốc. Trong đó, nhiều nhất là các báo cáo ADR do dị ứng sau
khi dùng kháng sinh, sau đó đến ngộ độc thuốc chống viêm, giảm đau, hạ sốt, thuốc
tim mạch “Có trường hợp rất đáng tiếc, tử vong do thuốc chống giun, thuốc hạ
sốt. Còn ngộ độc thuốc đông y và đông y có pha tân dược, thuốc giảm béo thì vô
khối” - GS Hoàng Tích Huyền cho biết.

×