Tải bản đầy đủ (.pdf) (136 trang)

Nghiên cứu đặc điểm thực vật, thành phần hóa học và thử tác dụng gây độc trên một số dòng tế bào ung thư của cỏ seo gà

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (4.81 MB, 136 trang )



BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ Y TẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC DƯỢC HÀ NỘI







TRIỆU THỊ NHUNG


NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM THỰC VẬT,
THÀNH PHẦN HÓA HỌC VÀ THỬ TÁC
DỤNG GÂY ĐỘC TRÊN MỘT SỐ DÒNG
TẾ BÀO UNG THƯ CỦA CỎ SEO GÀ


LUẬN VĂN THẠC SĨ DƯỢC HỌC








HÀ NỘI 2014


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ Y TẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC DƯỢC HÀ NỘI




TRIỆU THỊ NHUNG


NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM THỰC VẬT,
THÀNH PHẦN HÓA HỌC VÀ THỬ TÁC
DỤNG GÂY ĐỘC TRÊN MỘT SỐ DÒNG
TẾ BÀO UNG THƯ CỦA CỎ SEO GÀ


CHUYÊN NGÀNH DƯỢC HỌC CỔ TRUYỀN
MÃ SỐ: 60720406


Người hướng dẫn:
1. PGS.TS. Nguyễn Thái An
2. NCS. ThS. Nguyễn Duy Chí




HÀ NỘI 2014


LỜI CẢM ƠN

Trong suốt quá trình làm khóa luận tốt nghiệp, tôi đã nhận được rất nhiều
sự giúp đỡ từ thầy cô, gia đình và bạn bè. Những sự giúp đỡ quý báu ấy đã
giúp tôi hoàn thành luận văn này, đồng thời cũng cho tôi hiểu biết thêm nhiều
điều về cách tư duy trong nghiên cứu khoa học.
Với lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc, tôi xin chân thành cảm ơn PGS.
TS. Nguyễn Thái An và NCS. ThS. Nguyễn Duy Chí đã trực tiếp hướng
dẫn, tạo mọi điều kiện, chỉ bảo tận tình cho tôi trong suốt quá trình nghiên
cứu và hoàn thiện luận văn này.
Tôi xin bày tỏ lời cảm ơn chân thành tới TS. Đỗ Thị Xuyếnvà TS. Đỗ
Nguyệt Quế đã giúp tôi trong quá trình thực hiện luận văn.
Tôi cũng xin chân thành cảm ơn các thầy cô, các cán bộ trong Bộ môn
Dược liệu, bộ môn Dược lý Trường Đại học Dược Hà Nội; Ban Giám hiệu,
Phòng Sau đại học cùng toàn thể các thầy cô giáo trong trường đã dạy cho tôi
những kiến thức bổ ích, giúp đỡ tạo điều kiện cho tôi trong suốt thời gian học
tập nghiên cứu và thực hiện luận văn này.
Cuối cùng, tôi xin cảm ơn gia đình, bạn bè đã động viên, khích lệ tôi rất
nhiều để tôi có thêm sự nhiệt tình và say mê trong nghiên cứu khoa học.


Hà Nội, ngày 27 tháng 10 năm 2014

Triệu Thị Nhung







MỤC LỤC

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
DANH MỤC BẢNG
DANH MỤC HÌNH
ĐẶT VẤN ĐỀ 1
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN 3
1.1.VỊ TRÍ PHÂN LOẠI, ĐẶC ĐIỂM THỰC VẬT VÀ PHÂN BỐ 3
1.1.1.Vị trí phân loại của chi Pteris L. 3
1.1.2.Đặc điểm thực vật và phân bố của họ Cỏ luồng (Pteridaceae) 3
1.1.3.Đặc điểm chung của chi Pteris L. 3
1.1.4.Đặc điểm thực vật và phân bố của Cỏ seo gà (Pteris multifida
Poir.)……… 4
1.2.THÀNH PHẦN HÓA HỌC CỦA CÂY CỎ SEO GÀ 5
1.3.TÁC DỤNG DƯỢC LÝ 10
1.3.1. Tác dụng hạ lipid máu 10
1.3.2. Tác dụng chống đột biến 10
1.3.3.Tác dụng kháng khuẩn và kháng nấm 10
1.3.4.Tác dụng chống ung thư 11
1.3.5.Tác dụng chống oxy hóa và độc tính 13
1.3.6.Tác dụng chống lại phì đại tuyến tiền liệt lành tính 13
1.4.CÔNG DỤNG 13
1.5.MỘT SỐ ĐƠN THUỐC 14
CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 15
2.1. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU 15


2.1.1. Mẫu nghiên cứu 15
2.1.2. Các dòng tế bào thí nghiệm 15
2.1.3. Thuốc thử, dung môi, hoá chất 15
2.1.4. Thiết bị, dụng cụ nghiên cứu 16
2.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 16

2.2.1. Mô tả đặc điểm thực vật 16
2.2.2. Xác định thành phần hóa học 17
2.2.3. Đánh giá tác dụng gây độc tế bào ung thư của Cỏ seo gà 19
CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ THỰC NGHIỆM 22
3.1. ĐẶC ĐIÊM THỰC VẬT CỦA CỎ SEO GÀ 22
3.1.1. Đặc điểm hình thái và giám định tên khoa học 22
3.1.2. Đặc điểm vi phẫu lá 24
3.1.3. Đặc điểm vi phẫu thân rễ 25
3.1.4. Đặc điểm bột lá………… …………………………………… 27
3.1.5. Đặc điểm bột thân rễ 28
3.2.THÀNH PHẦN HÓA HỌC CỦA CỎ SEO GÀ 28
3.2.1. Chiết xuất 28
3.2.2.Định tính các nhóm chất trong dược liệu và cắn các phân đoạn bằng các
phản ứng hóa học 31
3.2.3.Định tính cắn toàn phần và các phân đoạn bằng sắc ký lớp mỏng 32
3.2.4. Phân lập 35
3.3. TÁC DỤNG GÂY ĐỘC TRÊN MỘT SỐ DÒNG TẾ BÀO UNG THƯ
CỦA CỎ SEO GÀ 48
3.3.1. Mẫu thử 48


3.3.2. Chất đối chứng 48
3.3.3. Tiến hành thí nghiệm 48
3.3.4. Kết quả 50
3.3.5. Nhận xét 51
CHƯƠNG 4: BÀN LUẬN 52
4.1. VỀ NGUỒN NGUYÊN LIỆU………………………………………….52
4.2. VỀ THỰC VẬT……………………………………………………… 52
4.3. VỀ THÀNH PHẦN HÓA HỌC……………………………………… 53
4.4. VỀ TÁC DỤNG GÂY ĐỘC TẾ BÀO UNG THƯ…………………… 55

KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT 57
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC




DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
STT
Chữ viết tắt
Chữ viết đầy đủ
1
1
H-NMR
Proton (1) Nuclear Magnetic Resonance
2
13
C-NMR
Carbon (13) Nuclear Magnetic Resonance
3
1D-NMR
One dimension-Nuclear Magnetic Resonance
4
2D-NMR
Two dimension-Nuclear Magnetic Resonance
5
ABTS
+

2,2’-azino-bis(3-ethylbenzthiazolin-6-sulfonic)acid

6
AST
Ánh sáng thường
7
C
Cắn cloroform
8
Dd
Dung dịch
9
DEPT
Distortionless Enhancement by Polarization Transfer
10
Dm
Dung môi
11
DMEM
Dulbecco's Modified Eagle's medium
12
DMSO
Dimethyl sulfoxid
13
E
Cắn ethylacetat
14
EDTA
Ethylene DiamineTetraacetic Acid
15
ESI/MS
Electrospray Ionization-Mass spectrometry

16
EtOAc
Ethyl acetat
17
FBS
Fetal bovine serum
18
H
Cắn n-hexan
19
HMBC
Heteronuclear Multiple Bond Correlation
20
HPLC
High Performance Liquid Chromatography
21
HSQC
Heteronuclear Single Quantum Correlation
22
IC
50

Giá trị nồng độ có hiệu lực ức chế 50%
23
KHV
Kính hiển vi
24
MeOH
Methanol
25

MS
Mass Spectroscopy


26
MT
Môi trường
27
MTS
3-(4,5-dimethylthiazol-2-yl)-5-(3-
carboxymethoxyphenyl) -2-(4-sulfophenyl)-2H-
tetrazolium
28
n-BuOH

n-butanol
29
NCI
National Cancer Institute
30
OD
Mật độ quang học
31
PMS
Phenazin methosulfat
32
R
f

Hệ số di chuyển

33
RPMI
Roswell Park Memorial Institute
34
SKLM
Sắc kí lớp mỏng
35
STT
Số thứ tự
36
TLC
Thin Layer Chromatography
37
TLTK
Tài liệu tham khảo
38
TT
Thuốc thử
39
UV
254nm
Ánh sáng tử ngoại bước sóng 254nm
40
UV
366nm
Ánh sáng tử ngoại bước sóng 366nm



DANH MỤC BẢNG

Bảng
Tên bảng
Trang
Bảng 1.1
Một số hợp chất phân lập từ Cỏ seo gà
8
Bảng 1.2
Nồng độ ức chế tối thiểu của một số hợp chất phân lập từ
Cỏ seo gà trên dòng tế bào HL-60
12
Bảng 3.1
Kết quả xác định độ ẩm bột Cỏ seo gà
28
Bảng 3.2
Hàm lượng cắn các phân đoạn chiết xuất từ Cỏ seo gà
29
Bảng 3.3
Kết quả định tính các nhóm chất trong Cỏ seo gà
30
Bảng 3.4
Kết quả định tính flavonoid và coumarin trong cắn
toànphần, cắn các phân đoạn n-hexan, cloroform và ethyl
acetat
32
Bảng 3.5
Kết quả SKLM của PM9 với 3 hệ dung môi ở UV
254 nm

37
Bảng 3.6

Dữ liệu phổ NMR của PM9
39
Bảng 3.7
Kết quả SKLM của PM15 với 3 hệ dung môi ở UV
254 nm

41
Bảng 3.8
Dữ liệu phổ NMR của hợp chất PM15
43
Bảng 3.9
Kết quả SKLM của PM18 với 3 hệ dung môi ở UV
254 nm

45
Bảng 3.10
Dữ liệu phổ NMR của hợp chất PM18
47
Bảng 3.11
Dải nồng độ thử nghiệm của các mẫu thử và taxol (đơn
vị μg/ml)
49
Bảng 3.12
Giá trị IC
50
của các mẫu thử và chất đối chứng dương
taxol trên các dòng tế bào thử (đơn vị μg/ml)
51





DANH MỤC HÌNH
Hình
Tên hình
Trang
Hình 3.1
Cỏ seo gà mọc tự nhiên
23
Hình 3.2
Toàn cây Cỏ seo gà
23
Hình 3.3
Lá không sinh sản
23
Hình 3.4
Lá sinh sản
23
Hình 3.5
Lá sinh sản có mép lá gập lại mang túi bào tử
24
Hình 3.6
Thân rễ Cỏ seo gà
24
Hình 3.7
Cuống lá Cỏ seo gà
24
Hình 3.8
Túi bào tử dày đặc ở mép lá (quan sát bằng kính soi nổi)
24

Hình 3.9
Túi bào tử và bào tử (quan sát bằng kính soi nổi)
24
Hình 3.10
Vi phẫu lá Cỏ seo gà
26
Hình 3.11
Vi phẫu cuống lá Cỏ seo gà
26
Hình 3.12
Vi phẫu thân rễ Cỏ seo gà
27
Hình 3.13
Một số đặc điểm bột lá Cỏ seo gà
27
Hình 3.14
Một số đặc điểm bột thân rễ Cỏ seo gà
28
Hình 3.15
Sơ đồ chiết xuất cắn các phân đoạn từ Cỏ seo gà
30
Hình 3.16
Sắc ký đồ của cắn toàn phần khai triển với hệ dm II
33
Hình 3.17
Sắc ký đồ của cắn phân đoạn n-hexan khai triển với hệ
dmV
35
Hình 3.18
Sắc ký đồ của cắn phân đoạncloroform khai triển với hệ

dm IV
35
Hình 3.19
Sắc ký đồ của cắn phân đoạn ethyl acetat khai triển với hệ
dmI
35
Hình 3.20
Sơ đồ phân lập PM9, PM15 và PM18 từ phân đoạn ethyl
36


acetat chiết xuất từ Cỏ seo gà
Hình 3.21
Hình ảnh SKLM của PM9 với 3 hệ dung môi ở UV
254 nm
37
Hình 3.22
Tinh thể của PM9 dưới vật kính 40
38
Hình 3.23
Công thức cấu tạo của hợp chất PM9
40
Hình 3.24
Hình ảnh SKLM của PM15 với 3 hệ dung môi ở UV
254 nm

41
Hình 3.25
Tinh thể PM15 dưới vật kính 40
41

Hình 3.26
Một số tương tác HMBC của PM15
43
Hình 3.27
Công thức cấu tạo của PM15
44
Hình 3.28
Hình ảnh SKLM của PM18 với 3 hệ dung môi ở UV
254 nm
44
Hình 3.29
Tinh thể PM18 dưới vật kính 40
45
Hình 3.30
Một số tương tác HMBC của PM18
46
Hình 3.31
Công thức cấu tạo của PM18
48
Hình 3.32
Đường cong tăng trưởng phụ thuộc nồng độ của các dòng
tế bào ung thư dưới tác dụng của các các mẫu thử.
50

1

ĐẶT VẤN ĐỀ
Trong vài thập kỉ gần đây, theo xu hướng trở về với thiên nhiên, nhiều
nước trên thế giới, trong đó có Việt Nam đang đẩy mạnh việc nghiên cứu, bào
chế, sản xuất các chế phẩm có nguồn gốc từ thiên nhiên, từ cây thuốc để hỗ

trợ phòng ngừa và điều trị bệnh.
Với vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên ưu đãi, Việt Nam có một thảm thực
vật phong phú và đa dạng với khoảng 12.000 loài thực vật bậc cao, khoảng
4.000 loài được sử dụng làm thuốc [18]. Tuy vậy, hiện mới có khoảng 300
loài cây và vị thuốc được sử dụng ở mức độ tương đối phổ biến, theo kinh
nghiệm dân gian hoặc theo y học cổ truyền mà chưa được nghiên cứu kỹ và
đầy đủ [8].
Cỏ seo gà còn có tên gọi khác là cỏ Luồng, phượng vĩ thảo là một
trong 280 loài thuộc chi Pteris L. [46], phân bố rộng rãi ở các vùng khí hậu
nhiệt đới và cận nhiệt đới [20]. Ở Việt Nam, cây thường mọc phổ biến ở miền
Bắc và Trung bộ, trên vách đá, vách đất, quanh thành giếng, nơi thoáng mát
và ẩm [15]. Cỏ seo gà là loại cây nhỏ sống nhiều năm, toàn cây có thể được
dùng để làm thuốc. Theo Đông Y, Cỏ seo gà có vị đắng, tính mát, có tác dụng
thanh nhiệt, giải độc, lợi thấp, giảm đau, mát huyết, cầm máu. Cây thường
được dùng để chữa lỵ, viêm tử cung, viêm dạ dày, ruột, viêm đường tiết niệu,
cảm mạo, viêm họng, khí hư bạch đới, băng lậu, trúng độc, ung thư [20].
Thông thường, Cỏ seo gà được nhân dân ta thu hái chế biến phơi khô, sau đó
sắc làm thuốc uống hay ngâm rượu uống, hoặc lấy cây tươi giã nát hoặc dùng
cây và thân rễ hơ lửa, nghiền thành bột, trộn với dầu vừng để bôi ngoài da
[15].
Như vậy có thể thấy, Cỏ seo gà là một cây thuốc dân gian đã được sử
dụng tương đối phổ biến và rất đáng được quan tâm, tuy nhiên những nghiên
cứu hiện nay về Cỏ seo gà còn ít và chưa thực sự đầy đủ. Nhằm khai thác
nguồn nguyên liệu sẵn có ứng dụng vào phòng và điều trị bệnh song song với
2

việc chứng minh kinh nghiệm sử dụng Cỏ seo gà trong dân gian góp phần bổ
sung vào kho tàng cây thuốc Việt Nam một dược liệu mới, đề tài: “Nghiên
cứu đặc điểm thực vật, thành phần hóa học và thử tác dụng gây độc trên
một số dòng tế bào ung thư của Cỏ seo gàʹʹ được thực hiện với những mục

tiêu sau:
1. Mô tả đặc điểm thực vật của Cỏ seo gà.
2. Xác định thành phần hóa học của Cỏ seo gà.
3. Đánh giá tác dụng gây độc trên một số dòng tế bào ung thư.
Để thực hiện mục tiêu đề ra, đề tài được tiến hành với các nội dung như sau:
1. Mô tả đặc điểm thực vật: Mô tả đặc điểm hình thái, đặc điểm vi phẫu
lá, thân rễ, đặc điểm bột lá, thân rễ Cỏ seo gà. Giám định tên khoa học
của mẫu nghiên cứu.
2. Xác định thành phần hóa học: Định tính các nhóm chất bằng các phản
ứng hóa học và sắc ký lớp mỏng đối với cắn toàn phần và cắn các phân
đoạn của các mẫu nghiên cứu. Chiết xuất, phân lập và nhận dạng một
số chất tinh khiết dựa trên các dữ liệu phổ.
3. Đánh giá tác dụng gây độc trên một số dòng tế bào ung thư: tế bào ung
thư cổ tử cung (HeLa), tế bào ung thư vú (MCF7), tế bào ung thư dạ
dày (N87).







3

CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN
1.1. VỊ TRÍ PHÂN LOẠI, ĐẶC ĐIỂM THỰC VẬT VÀ PHÂN BỐ
1.1.1. Vị trí phân loại của chi Pteris L.
Theo [1], [9], [14], [18] Cỏ seo gà thuộc chi Pteris L., họ Ráng seo gà
(Pteridaceae), bộ Cỏ Luồng (Pteridales), phân lớp Dương xỉ (Polypodiidae),

lớp Dương xỉ (Polypodiopsida), ngành Dương xỉ (Polypodiophyta).
Ngành Dương xỉ (Polypodiophyta)
Lớp Dương xỉ (Polypodiopsida)
Phân lớp Dương xỉ (Polypodiidae)
Bộ Cỏ Luồng (Pteridales)
Họ Ráng seo gà (Pteridaceae)
Chi Pteris L.
Pteris multifida Poir.
1.1.2. Đặc điểm thực vật và phân bố của họ Ráng seo gà (Pteridaceae)
Họ Ráng seo gà còn gọi là họ Seo gà, họ Cỏ Luồng [11], [20].
Cây mọc ở đất, thân rễ có nhiều lông hay vảy. Lá giống nhau hay có hai
loại: lá bất thụ và lá hữu thụ. Lá kép lông chim chia thùy đều đặn, ít khi xẻ
ngón. Vòng cơ giới không đầy đủ, đi qua chân [1], [11].
Ổ túi bào tử ở mép lá, có áo che chở do mép lá gập lại liền nhau thành
một đường liên tục [1], [11].
Đa dạng và phân bố: gồm 23 chi, phân bố rộng rãi trên thế giới. Việt
Nam có 12 chi với khoảng 50 loài mọc hoang, có 1 loại thường sử dụng làm
thuốc là Seo gà [1].
1.1.3. Đặc điểm chung của chi Pteris L.
Thân rễ mọc bò, lá mọc sát nhau [1]. Lá giống nhau hoặc có 2 loại. Lá
kép lông chim, gân lá nối với nhau tạo hình vành khuyên [48].
4

Ổ túi bào tử ở mép lá hoặc ở giữa vành khuyên, có áo do mép lá gập lại,
liền nhau thành dải liên tục. Bào tử hình tứ diện hoặc hình cầu, màu nâu nhạt
hoặc đen, có u sần [48].
Pteris L. là một chi lớn phân bố khắp các vùng nhiệt đới và cận nhiệt
đới, trừ khu vực Địa Trung Hải [20].
Theo Copeland (1947), Pteris L. là một chi có số lượng lớn, gồm 280
loài, đứng vị trí số 7 về mặt số lượng trong số các chi phân lớp Dương xỉ. Khu

vực phân bố chủ yếu của chúng là ở vùng khí hậu nhiệt đới và cận nhiệt đới.
Chúng có mặt ở tất cả các lục địa, trừ châu Nam Cực [48].
Ở Việt Nam, chi Pteris L. có khoảng 28-30 loài. Một số loài thường
được nhắc đến như: P. biaurita L.; P. blumeana Ag.; P. cadieri Christ.; P.
cretica L.; P. multifida Poir.; P. semipinnata L.; P. vittata L [9], [14].
1.1.4. Đặc điểm thực vật và phân bố của Cỏ seo gà (Pteris multifida Poir.)
Tên khoa học: Pteris multifida Poir., họ Ráng seo gà Pteridaceae [20].
Tên khác: Phượng vĩ thảo, cỏ Luồng [9], [19], [20], sẹo gà, chân xỉ
nhiều khía [14], ráng seo gà chẻ nhiều [1], [18].
Tên đồng danh: Pteris serrulata L. [19], [20].
Cây cỏ, cao 30-50 cm, thân rễ nhỏ, ngắn, mọc bò [13], [19], [20].
Lá mọc thẳng từ thân rễ, xẻ sâu hình lông chim hai lần, nhẵn, gân lá rõ
[19], [20]. Cây có hai loại lá: lá không sinh sản (bất thụ) ngắn, có cuống mang
dài 6-12 cm, phiến lá dài từ 8-25 cm, màu lục nhạt hơi vàng, các thùy to nhỏ
không đều mọc đối nhau, mép hơi khía răng có đầu tròn, riêng thùy tận cùng
thuôn dài hình mũi nhọn; lá sinh sản dài, có cuống dài 10-50 cm, phiến lá dài
10-40 cm, màu đen sẫm gồm các thùy hình dải thuôn uốn éo, mọc đối, đầu
nhọn hoắt [13], [19], [20]. Cuống lá rất dài, màu nâu nhạt ở gốc, hơi vàng ở
phía trên [13], [20]. Hai bên mép nhiều lá sinh sản gập lại mang cơ quan sinh
sản gọi là ổ nang (túi bào tử) dày đặc ở trong. Lá hình dáng nhìn giống như
lông seo đuôi gà hay đuôi phượng nên có tên là Cỏ seo gà hay phượng vĩ thảo
[13].
5

Bào tử hình bốn cạnh, hơi tròn, màu vàng nhạt có nhiều u sần nhỏ [19],
[20].
Mùa sinh sản: tháng 5-tháng 10 [19], [20].
Cỏ seo gà có nguồn gốc Trung Quốc và Nhật Bản. Ở Ấn Độ chỉ thấy
cây mọc hoang ở Tây Himalaya; trước kia, người Ấn Độ đã từng nhập cây
Seo gà về trồng làm cảnh. Cây có vùng phân bố tự nhiên khắp khu vực Đông

và Đông Bắc Á [10].
Ở Việt Nam, Cỏ seo gà phân bố rất rộng: từ đồng bằng, đồi đến vùng
núi thấp của Lào Cai, Hà Giang (giữa thị xã Đồng Me), Cao Bằng (Nguyên
Bình: Tĩnh Túc; Trà Lĩnh: vùng hồ Thăng Heng), Lạng Sơn (Đồng Đăng,
Đồng Mỏ) qua Quảng Bình (lưu vực sông Gianh), Thừa Thiên-Huế (Huế) đến
Lâm Đồng (Lang Hanh) [18].
Cỏ seo gà có khả năng sống khỏe, tồn tại được trên nhiều loại đất, kể cả
những nơi đất cằn cỗi [19], hay đất do nhiều loại đá mẹ khác nhau (đá vôi,
phiến sét, riolit, bazan, granit…) phong hóa ra [18]. Cây thường mọc thành
khóm, đôi khi thành đám ở ven nương rẫy, ven đường đi ngoài bìa rừng, các
hốc đá dưới chân núi đá. Ở đồng bằng, Cỏ seo gà có thể mọc ở chân tường
gạch, đường làng. Cây tái sinh chủ yếu là nhờ sự đẻ nhánh của cây mẹ và nảy
mầm từ bào tử [19].
1.2. THÀNH PHẦN HÓA HỌC CỦA CÂY CỎ SEO GÀ
Từ Cỏ seo gà Okuno Massaki và cộng sự (1994) đã phân lập được β-
sitosterol và β-sitosterol-β-glucosid [39].
Woerdenbag Herman J. và cộng sự (1996) đã phân lập được 2 diterpen là:
ent-kauran-2β-16α-diol và ent-kaur-16-en-2β-15α-diol có tác dụng gây độc trên
tế bào u báng [55].
Năm 2006, Qin Bo và cộng sự đã phân lập từ dịch chiết cồn ethanol
20% và dịch chiết aceton của toàn Cỏ seo gà được 22 chất thuộc các nhóm
diterpenoid, sesquiterpenoid, flavonoid, acid hữu cơ và sterol. 22 chất đã được
xác định công thức bao gồm: pterosid Pʹ; pterosin P; luteolin;
6

pterosin N; pterosin C; apigenin; apigenin-4ʹ-O-α-L-rhamnopyranosid;
apigenin-7-O-α-D-glucopyranosyl-4ʹ-O-α-L-rhamnopyranosid; acid behenic;
acid hydroxy benzoic; acid cerotic; acid palmatic ; β-sitosterol; 2β,16β,18-
trihydroxy-ent-kauran; luteolin 3ʹ-O-β-D-glucopyranosid; luteolin 7-O-β-D-
glucopyranosid; luteolin 7-β-D-glucopyranosid; 2β,16β-dihydroxy-ent-

kauran; 2β,15β-dihydroxy-ent-kaur-16-en; narigenin; eriodictyol; pterosid P
[42].
Theo Wang W.S. và cộng sự (2008), từ dịch chiết methanol của Cỏ seo
gà sau khi phân lập, tinh chế bằng sắc ký cột pha thuận, sắc ký giấy và sắc ký
cột nhồi sephadex, đã thu được một sesquiterpen glycosid là pterosin C-3-O-β-
D-glucosid và 6 flavonoid là: apigenin, luteolin, apigenin-7-O-β-D-glucosid,
apigenin-7-O-β-D-glucosyl-4ʹ-O-α-L-rhamnosid, apigenin-4ʹ-O-α-L-
rhamnosid và luteolin-7-O-β-D-glucosid [53].
Tại Nhật Bản năm 2008, nhóm nghiên cứu của Liva
Harinantenaina, Katsuyoshi Matsunami và Hideaki Otsuka đã phân lập từ Cỏ
seo gà được các hợp chất: 4-caffeoyl quinic acid 5-O-methyl ether, (2R,3R)-
pterosin L 3-O-β-D-glucopyranosid, β-sitosterol β-D-glucopyranosid,
apigenin 7-O-β-D-glucopyranosid, luteolin 7-O-β-D-glucopyranosid, sucrose,
acid caffeic, pterosin C-3-O-β-D-glucopyranosid, pterosid C, acid 4,5-
dicaffeoyl quinic, pterosid A, wallichosid và (2S)-5,7,3ʹ,5ʹ-tetrahydroxy
flavanon [35].
Cùng năm 2008, Ge Xin và cộng sự sử dụng dịch chiết ethanol 95% của
Cỏ seo gà tiến hành tách phân đoạn với dung môi ether dầu hỏa và ethyl acetat.
Sau đó phân lập và tinh chế bằng sắc ký pha thuận từ phân đoạn ethyl acetat đã
thu được 6 chất mới. Trong đó, có 3 hợp chất ent-kauran diterpenoid là
pterokauran M
1
, pterokauran M
2
, pterokauran M
3
và 3 hợp chất pterosin-
sesquiterpenoid là multifidosid A, multifidosid B và multifidosid C [27].
Tại Trung Quốc cùng năm 2008, một nhóm các nhà khoa học khác
(Ouyang Dan-wei, Yang Pei-ming, Kong De-yun) đã khẳng định sự có mặt của

7

11 hợp chất từ dịch chiết ethanol của Cỏ seo gà, trong đó có 4 hợp chất mới:
narigenin-7-O-β-D-neohesperidosid; apigenin-7-O-β-D-neohesperidosid; acid
isovanillic và acid ferulic [41]. Năm 2010, các nhà khoa học này tiếp tục tìm
ra hai hợp chất mới từ phần trên mặt đất của Cỏ seo gà: một hợp chất là C14
pterosin sesquiterpenoid có tên là (2R)-pterosin và một hợp chất tự nhiên có
tên là dehydropterosin B [40].
Từ rễ của Cỏ seo gà, Xu-Dong Zheng và cộng sự tiến hành nghiên cứu
chiết xuất, phân lập các chất tinh khiết. Năm 2006, nhóm nghiên cứu này đã
chiết xuất phân lập thu được 2 hợp chất mới (2 xanthonglycosid) [29]. Năm
2008, các tác giả này tìm ra 2 neolignan glycosid mới có tên là multifidosid A
và multifidosid B [58]. Năm 2009, họ tiếp tục tìm ra 3 hợp chất mới gồm: 3β-
caffeoxyl-1β, 8α-dihydroxyeudesm-4(15)-en; ludongin V; isoneorautenol
[57].
Năm 2012, tại Trung Quốc Jicheng Shu và cộng sự đã tìm ra 4 hợp chất
sesquiterpen mới, đồng thời tiến hành đánh giá tác dụng gây độc tế bào trên
dòng tế bào HL-60 (tế bào ung thư máu) của chúng, thu được kết quả rất khả
quan. Bốn hợp chất mới bao gồm: bimutipterosins A; bimutipterosins B (năm
2011) [31] và (2R,3R)-13-hydroxy-pterosin L 3-O-β-D-glucopyranosid;
(2R,3S)-acetyl pterosin C [32].
Năm 2013, từ dịch chiết ethanol 90% của Cỏ seo gà, Yun-Song Wang
và cộng sự đã tách chiết phân đoạn với các dung môi: ether dầu hỏa, ethyl
acetat và n-butanol. Sau đó phân lập, tinh chế bằng sắc ký cột pha thuận và sắc
ký cột nhồi sephadex từ 2 phân đoạn ether dầu hỏa và ethyl acetat thu được 8
chất, trong đó có 1 hợp chất pterosin tự nhiên là (2R)-acetyl pterosin B; 7 chất
còn lại bao gồm: (2R,3S)-pterosin C; (2S,3S)-pterosin C; 2β,6β,15α-
trihydroxy-ent-kaur-en; 2β,15α-dihydroxy-ent-kaur-16-en; 2β,16α-dihydroxy-
ent-kauran; creticosid A; (2S,3S)-pterosin C 3-O-β-D-glucopyranosid [54].



8

Bảng 1.1. Một số hợp chất phân lập từ Cỏ seo gà
STT
Tên hợp chất
Công thức
TLTK
1
(2R,3R)-pterosin L 3-O-β-D-
glucopyranosid
O
HO
O
OH
O
OH
HO
HO
OH

[35]
2
Pterosin C 3-O-β-D-glucopyranosid
HO
O

O
O
OH

HO
HO
OH

[35]
3
Apigenin
O
O
HO
OH
OH

[53]
4
Apigenin 7-O-β-D-glucopyranosid
O
O
O
OH
OH
O
OH
HO
HO
OH

[35],
[53]
5

Luteolin
O
O
HO
OH
OH
OH

[53]
6
Luteolin 7-O-β-D-glucopyranosid
O
O
O
OH
OH
O
OH
HO
HO
OH
OH

[35],
[53]
7
Acid caffeic
OH
HO CH CH COOH


[35]
8
β-sitosterol
HO
H
H
HH

[20]
9
Acid 4,5-dicaffeoyl quinic
OH
HO CH CH C
O
O
OH
COOH
OH
O
C CH
O
CH
OH
OH

[35]
9

10
(2S)-5,7,3ʹ,5ʹ-tetrahydroxy flavanon

O
O
OH
OH
OH
HO

[35]

11
(2R,3S)-acetylpterosinC
O
O
OH
OH

[32]
12
Bimutipterosin B
HH
O
O
OH
OH
HO
HO

[31]

13

(2R)-acetylpterosin B
O
O
O
10
13
14
12
5
9
3
7
15
1

[54]

14
2β,16α-dihydroxy-ent-kauran
HO
OH

[54]

15
Asperglaucid
NH
H
NH
H

CH
2
OAc
O
O

[36]

16
6,7-dihydroxy-3ʹ-methoxy-4ʹ-5ʹ-
methlenedioxy isoflavon 6-O-β-D-
xylopyranosyl (1→6)-β-D-
glucopyranosid
O
O
O
OMe
HO
GlcO
Xyl
6
6
5
8
7
2
3
1
'
3

'
4
'
5
'
4

[58]
17
 Multifidosid A: R
1
= M, R
2
= β-
CH
3
, R
3
= OH
 Multifidosid B:R
1
= M, R
2
= α-
CH
3
, R
3
= OH
 Multifidosid C: R

1
= H, R
2
= α-
CH
3
, R
3
= M
R
3
R
1
O
R
2
O
OH
OH
OH
HO
O
HO
O
M =

[31]
10

18

 Pterokauran M
1
: R = H.
 Pterokauran M
2
: R = OH.
R
H
H
HO
OH
HO

[27]
19
Pterokauran M
3
H
H
HO
OH
OH
OH

[27]
1.3. TÁC DỤNG DƯỢC LÝ
1.3.1. Tác dụng hạ lipid máu
Wang T.C. và cộng sự (2010) công bố P. multifida Poir. có khả năng
làm hạ lipid máu trên chuột ăn chế độ giàu cholesterol. Mẫu nghiên cứu
không những có khả năng làm giảm nồng độ cholesterol và triglicerid trong

máu mà còn giúp tăng đào thải và chuyển hóa lipid qua đường tiêu hóa [51],
[52].
1.3.2. Tác dụng chống đột biến
Lee Huei và Lin Jung-Yaw (1988) đã tiến hành nghiên cứu tác dụng
chống đột biến của 36 loại cao thuốc sắc từ 36 thảo dược của Trung Quốc
(thường được sử dụng để điều trị ung thư) với nước trong 2 giờ. Phương pháp
nghiên cứu sử dụng hệ Salmonella và microsom, chất gây đột biến là acid
picrolonic và benzopyren. Kết quả đánh giá cho thấy, cao thuốc chiết từ Cỏ
seo gà có tác dụng chống đột biến cao nhất do ức chế mạnh nguyên nhân gây
đột biến là acid picrolonic và tác dụng ức chế yếu hơn đối với benzopyren
[20], [33].
1.3.3. Tác dụng kháng khuẩn và kháng nấm
 Tác dụng kháng nấm: sau khi tách chiết phân lập được luteolin,
apigenin, asperglaucid, β-sitosterol và daucosterol từ Cỏ seo gà, Hong Lu và
cộng sự (1999) đã tiến hành thử nghiệm tác dụng kháng nấm của các hợp chất
này. Kết quả thu được cho thấy, luteolin có tác dụng ức chế sự phát triển của
nấm men Candida albicans (MIC = 50 μg). Ngoài ra nghiên cứu còn khẳng
định được tác dụng chống dị ứng của asperglaucid [36].
11

 Tác dụng kháng khuẩn: từ rễ của P. multifida Poir., Hu Hao-bin và
cộng sự đã tách chiết, phân lập được 3 chất: ludongnin V (1), isoneorautenol
(2) và 3β-caffeoxyl-1β, 8α-dihydroxyeudesm-4(15)-en (3) và tiến hành đánh
giá tác dụng kháng khuẩn của chúng trên 6 dòng vi khuẩn: 3 dòng vi khuẩn
gram dương (Bacillus sphaeriicus; Bacillus subtilis; Streptococcus aureus) và
3 dòng vi khuẩn gram âm (Escherichia coli; Pseudomonas aeruginosa;
Salmonella typhimurium). Kết quả, chất (1) có tác dụng ức chế các vi khuẩn
Salmonella typhymurium, Escherichia coli và Streptococcus aureus, nhưng có
hiệu lực yếu hơn trên các dòng vi khuẩn còn lại. Chất (2) có tác dụng kháng
vi khuẩn Streptococcus aureus và Pseudomonas aeruginosa với MIC < 50 μg

nhưng lại không có tác dụng kháng vi khuẩn Salmonella typhimurium. Chất
(3) có tác dụng ức chế cả 6 loại vi khuẩn trên ở mức độ vừa phải. Tuy hiệu
lực tác dụng của các hợp chất trên không ở mức so sánh được với các kháng
sinh, nhưng sự có mặt của chúng cũng gợi mở phần nào về khả năng kháng
khuẩn của Cỏ seo gà [30].
1.3.4. Tác dụng chống ung thư
Gần đây Trung Quốc đã công bố rất nhiều nghiên cứu liên quan đến tác
dụng điều trị ung thư của các thuốc Trung y, trong đó có Cỏ seo gà (P.
multifida Poir.) [27], [55].
 Tác dụng gây độc trên tế bào ung thư gan:
 Năm 2008, Ge Xin và cộng sự đã đánh giá tác dụng gây độc tế bào của
các hợp chất tách chiết phân lập từ Cỏ seo gà trên các dòng tế bào ung thư
gan, ung thư máu, ung thư cổ tử cung và ung thư đại tràng. Kết quả thu được
có hai chất có tác dụng gây độc trên tế bào ung thư gan với IC
50
< 10 μg [27].
 Tác dụng chống ung thư của các flavonoid có trong P. multifida Poir.
trên khối u H22 ở chuột: Một số nhà khoa học Trung Quốc đã nghiên cứu
đánh giá tác dụng ức chế của các flavonoid có trong P. multifida Poir. lên sự
tăng trưởng của khối u được cấy ghép H22 ở chuột. Nghiên cứu kết luận rằng
các flavonoid từ P. multifida Poir. có khả năng ức chế đáng kể đối với quá
12

trình tăng trưởng của khối u, với tỉ lệ ức chế khối u của nhóm sử dụng
flavonoid liều cao, liều thấp so với nhóm chứng (không sử dụng flavonoid)
lần lượt là 49,36% và 33,97%; cơ chế tác động có thể là sự kết hợp giữa việc
cải thiện chức năng miễn dịch và tăng cường khả năng chống oxy hóa ở chuột
[56].
 Năm 2013, Yu Canqui và cộng sự cũng nghiên cứu đánh giá tác dụng
của flavovoid toàn phần từ Cỏ seo gà lên khối u gan ở chuột và đã chứng

minh được khả năng ức chế rõ rệt [57].
 Tác dụng gây độc trên dòng tế bào ung thư máu: Jicheng Shu và cộng
sự (2011-2012) tiến hành nghiên cứu đánh giá tác dụng gây độc trên dòng tế
bào ung thư máu của các chất phân lập tách chiết từ Cỏ seo gà. Nồng độ ức
chế tối thiểu trên dòng tế bào HL-60 của các chất được trình bày trong bảng
1.2
Bảng 1.2. Nồng độ ức chế tối thiểu của một số hợp chất phân lập từ Cỏ seo gà
trên dòng tế bào HL-60
STT
Tên chất
IC
50
(µM)
TLTK
1
Bimutipterosin A
12,8
[31]
2
Bimutipterosin B
26,6
3
2R,3R-13-hydroxy-pterosin L 3-O-β-D-glucopyranosid
14,6

[32]
4
2R,3S-acetylpterosin C
48,3
5

2S,3S-acetylpterosin C
35,7
Kết quả cho thấy các pterosin trong Cỏ seo gà có tác dụng gây độc với tế bào
ung thư máu [31], [32].
 Tác dụng gây độc lên hai dòng tế bào ung thư tụy và tế bào ung thư
phổi: Ouyang Dan-Wei và cộng sự (2010) nghiên cứu tác dụng gây độc với tế
bào ung thư (ung thư tụy, ung thư phổi, ung thư ruột) của các chất tách chiết
phân lập từ Cỏ seo gà. Kết quả thu được 3 chất có tác dụng gây độc mạnh lên
hai dòng tế bào ung thư tụy và ung thư tế bào phổi với IC
50
trong khoảng
4,27-14,63 μM [40].
13

 Tác dụng gây độc trên dòng tế bào ung thư cổ tử cung, ung thư vú và
ung thư phổi: Năm 2014, Hoàng Lê Sơn và Trần Huỳnh Phước Thảo tiến
hành phân lập và xác định các hợp chất từ lá Cỏ seo gà, đồng thời đánh giá
tác dụng chống oxy hóa và tác dụng chống ung thư cổ tử cung trên các dòng
tế bào ung thư cổ tử cung (HeLa), dòng tế bào ung thư phổi (NCIH460) và
dòng tế bào ung thư vú (MCF7) của dịch chiết ethanol, dịch chiết phân đoạn
methanol (sau khi loại chất béo và chlorophyll từ dịch chiết ethanol ban đầu)
và hai chất phân lập được từ dịch chiết methanol đó là rutin (1) và apigenin 7-
O-β-D-glucopyranosid (2). Nghiên cứu cho thấy, dịch chiết ethanol và phân
đoạn methanol của Cỏ seo gà có khả năng chống oxy hóa và chống ung thư.
Rutin có khả năng chống oxy hóa mạnh trong khi (2) có tác dụng gây độc
mạnh trên tế bào ung thư vú dòng MCF7 [28].
1.3.5. Tác dụng chống oxy hóa và độc tính
Theo Wang T.C., Lin C.C., Lee H.I., Yang C., Yang C.C. (2007), dịch
chiết nước Cỏ seo gà có tác dụng chống oxy hóa và loại trừ các gốc tự do
[50].

Wang T.C., Lin C.C., Lee H.I., Yang C., Yang C.C. (2007) cũng đã
nghiên cứu thử nghiệm độc tính của dịch chiết nước của P. multifida Poir.
trên chuột trong 28 ngày và đưa ra kết luận: có thể sử dụng dịch chiết nước P.
multifida Poir. bằng đường uống theo cách truyền thống mà không gặp phải
bất cứ nguy cơ ngộ độc nào [49].
1.3.6. Tác dụng chống lại phì đại tuyến tiền liệt lành tính
Pterosid Pʹ, luteolin, acid palmitic và apigenin 4′-O-α-L-
rhamnopyranosid được phân lập từ dịch chiết ethanol 20% cho thấy tác dụng
ức chế quá trình tăng trưởng của tế bào biểu mô tuyến tiền liệt chuột trong thử
nghiệm in vitro tương tự với Epristerid [42].
1.4. CÔNG DỤNG
Theo Đông Y, Cỏ seo gà có vị đắng ngọt, tính lạnh, có tác dụng thanh
nhiệt, tiêu viêm, lợi tiểu, mát máu, cầm lỵ [14], [15], [20].
14

Toàn Cỏ seo gà được dùng chữa lỵ mãn tính, lỵ trực khuẩn, viêm ruột,
viêm đường tiết niệu, viêm họng, viêm tuyến nước bọt, sưng vú, mụn nhọt, lở
ngứa, bệnh ngoài da [14], [15], [20].
Nước lá tươi có tác dụng chữa bỏng. Có thể dùng cây khô sắc uống
hoặc ngâm rượu uống hoặc dùng ngoài bằng cách lấy cây tươi giã nát hoặc
dùng cây và thân rễ hơ lửa, nghiền thành bột, trộn với dầu vừng [14], [15],
[20].
Ở Trung Quốc, cây thường được sử dụng chữa viêm ruột, viêm gan, lỵ
(trực khuẩn và lỵ amip), nôn, đái ra máu, bệnh sưng hạch, quai bị, eczema
[42].
1.5. MỘT SỐ ĐƠN THUỐC
- Bài thuốc chữa lỵ trực khuẩn
 Bài thuốc 1: Rễ và lá Seo gà sao thơm 24 g, nước 100 ml, đun sôi, giữ
sôi trong vòng 30 phút. Chia 2 hay 3 lần uống trong ngày[15].
 Bài thuốc 2: Chè tươi 100 g, Seo gà khô 24 g, nước 150 ml, đun sôi giữ

trong 30 phút. Chia 2 hay 3 lần uống trong ngày [15].
- Bài thuốc chữa lỵ amip
 Bài thuốc 1: Cỏ seo gà (toàn thân), dây mơ lông, rễ cỏ tranh, rễ phèn
đen, mỗi vị 20 g; gừng sống 3 lát, sắc uống làm 2-3 lần trong ngày, vào lúc
đói [20].
 Bài thuốc 2: Cỏ seo gà 30 g, vỏ sắn thuyền 12 g, cám gạo rang vàng 6 g
hoặc đậu đen rang cháy 20 g, sắc uống, chia làm 3 lần trong ngày [20].
 Bài thuốc 3: chữa kiết lỵ ra máu, mủ: Cỏ seo gà 40 g, dây mơ lông 30
g, binh lang 10 g, phèn đen 30 g, hàn the 10 g. Sắc với 4 bát nước, còn 1 bát
rưỡi chia 2 lần uống. Ngày sắc uống 4-5 lần kiêng mỡ, kiêng tanh [19].
- Bài thuốc chữa lỡ loét, bệnh ngoài da
Toàn thân Cỏ seo gà đốt thành than, tán bột, trộn với dầu vừng rồi bôi.
Có thể dùng cây tươi giã đắp [20].

×