Sở GD và ĐT Bình Định ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT
Trường THPT Hoài Ân MÔN: NGỮ VĂN
GV: Trần Thị Thu Hiền Thời gian: 120’
ĐỀ SỐ I
I. MỤC TIÊU ĐỀ KIỂM TRA:
1. Thu thập thông tin để đánh giá mức độ đạt chuẩn kiến thức, kĩ năng trong chương trình
môn ngữ văn 12 và các tác phẩm văn học ngoài chương trình.
2. Kháo sát, bao quát một số nội dung kiến thức, kĩ năng trọng tâm trong chương trình
ngữ văn 12 và các tác phẩm văn học ngoài chương trình với hai nội dung cơ bản: Đọc - hiểu và
Làm văn. Mục đích đánh giá năng lực nhận biết, thông hiểu và tạo lập văn bản của học sinh
thông qua hình thức tự luận.
Cụ thể đề kiểm tra nhằm đánh giá trình độ học sinh theo các chuẩn sau:
- Đọc và hiểu được kiến thức cơ bản về những tác phẩm trong chương trình và ngoài
chương trình.
- Vận dụng kiến thức văn học và hiểu biết xã hội để giải quyết một vấn đề văn học và xã
hội.
II. HÌNH THỨC ĐỀ KIỂM TRA.
- Tự luận.
III. THIẾT LẬP MA TRẬN:
- Chọn nội dung cần đánh giá.
- Thực hiện các bước thiết lập ma trận.
- Xác định khung ma trận.
Mức độ
Chủ đề
Nhận biết Thông hiểu
Vận dụng
Cộng
Thấp Cao
Đọc –hiểu
(2 câu)
Thông tin về
văn bản, các
biện pháp nghệ
thuật được sử
dụng trong văn
bản.
Hiểu hiệu
quả nghệ
thuật của
các chi tiết,
hình ảnh…
Vận dụng kiến thức về ngữ pháp,
dùng từ… để xác định đúng các dấu
câu.
2 câu
(4đ)
40%
Làm
văn
NLXH
(1 câu)
Vận dụng những hiểu biết về cuộc
sống, xã hội, về đặc trưng thể loại,
kết hợp các thao tác nghị luận và
phương thức biểu đạt, biết cách làm
bài nghị luận xã hội bàn lối sống từ
hai ý kiến trái ngược nhau.
1 câu
(6 điểm)
60%
NLVH
(1 câu)
Vận dụng những kiến thức về tác
giả, tác phẩm, đặc trưng thể loại,
kết hợp các thao tác nghị luận và
phương thức biểu đạt, biết cách làm
bài nghị luận văn học về nhân vật
trong tác phẩm “Rừng xà nu”
(Nguyễn Trung Thành).
1 câu (6đ)
60%
Tổng số điểm
(TS câu)
2 câu: 4 điểm
(40%)
1 câu : 6 điểm (60%) 3 câu
(10 điểm)
100%
1
IV. BIÊN SOẠN ĐỀ KIỂM TRA.
I. PHẦN ĐỌC –HIỂU: (4đ)
Câu 1: (2 điểm) Cho đoạn văn sau:
“…Những đêm dông bão kéo về anh em nhà giàn dường như không ngủ thượng úy Nguyễn Văn
Khương tâm sự nhiều đêm sóng lớn làm rung rinh cả nhà giàn anh em phải gói áo phao để ngủ
trên đầu gường ai cũng chuẩn bị 1,5 lít nước ngọt tỏi gừng đề chống rét thuốc chống cá mập
phòng khi bất trác xảy ra đã ra đây thì phải chấp nhận đối diện với hiểm nguy chấp nhận hi sinh
để biển đảo quê hương được trường tồn”
( Trích “72 giờ trên nhà giàn DK1”- Báo Tuổi trẻ )
a. Điền các dấu câu ( dấu phảy, dấu chấm câu, dấu hai chấm, dấu ba chấm và dấu ngoặc
kép) vào vị trí thích hợp để bảo đảm sự trong sáng của đoạn văn?
b. Nội dung cơ bản của đoạn văn trên là gì?
Câu 2: Trong tác phẩm “ Vợ chồng A Phủ “ của Tô Hoài, Mị mấy lần định ăn lá ngón tự tử? Vì
sao? Việc định tự tử thể hiện nét tính cách gì ở Mị?
II. PHẦN LÀM VĂN: (6đ) HS chọn một trong hai câu sau:
Câu 1: “ Hạt bụi nào hóa kiếp thân tôi, đề một mai tôi về làm cát bụi”…( Trích lời bài hát
“Cát bụi”- Trịnh Công Sơn)
“ Con người sinh ra không phải để tan biến đi như một hạt cát vô danh. Họ sinh ra để in dấu lại
trên mặt đất, in dấu lại trong trái tim người khác” (Xukhômlinxki)
Suy nghĩ của anh / chị về hai ý kiến trên.
Câu 2: Cảm nhận của anh/chị về nhân vật Tnú (“Rừng xà nu” - Nguyễn Trung Thành) trong
mối quan hệ với gia đình, với dân làng Xô Man và với quê hương, đất nước.
ĐÁP ÁN:
Phần câ
u
Nội dung Điểm
1 1 a. Điền dấu câu: “Những đêm dông bão kéo về, anh em nhà giàn
dường như không ngủ. Thượng úy Nguyễn Văn Khương tâm sự:
“Nhiều đêm sóng lớn làm rung rinh cả nhà giàn, anh em phải gối áo
phao để ngủ. Trên đầu giường ai cũng chuẩn bị 1,5 lít nước ngọt, tỏi,
gừng để chống rét, thuốc chống cá mập…phòng khi bất trắc xảy ra.
Đã ra đây thì phải chấp nhận đối diện với hiểm nguy, chấp nhận hi
sinh để biển đảo quê hương được trường tồn”
b. Nội dung cơ bản của đoạn văn: những gian khổ, nguy hiểm mà các
chiến sĩ hải quân phải chịu đựng để giữ vững biển đảo quê hương.
1,5
0,5
2 - Trong “ Vợ chồng A Phủ” Mị hai lần định ăn lá ngón tự tử.
- Lần thứ nhất sau khi bị bắt về làm dâu trừ nợ nhà thống lí Pá Tra, Mị
cầm nắm lá ngón trốn về nhà chào cha và định tự tử; lần thứ hai, trong
đêm tình mùa xuân, khi nghe tiếng sáo, Mị nhớ lại quãng đời thanh
xuân tươi đẹp. Mị ước có nắm lá ngón ăn cho chết ngay để không nhớ
nữa bởi càng nhớ càng đau khổ.
- Qua hai lần định tự tử, ta thấy sức phản kháng mãnh liệt ở Mị.
0,5
1,0
0,5
2 1 * Về kĩ năng HS biết cách làm một bài văn nghị luận xã hội, kết hợp
linh hoạt các thao tác lập luận, bố cục chặt chẽ, kết cấu mạch lạc, diễn
đạt trôi chảy, không mắc các loại lỗi thông thường.
* Về kiến thức: HS có thể trình bày theo nhiều cách, song cần tập
trung làm rõ ý cơ bản sau:
2
- Giới thiệu vấn đề cần nghị luận.
- Giải thích hai ý kiến:
+ Ý kiến thứ nhất: nhấn mạnh sự nhỏ bé mong manh, hư vô của kiếp
người.
+ Ý kiến thứ hai: khẳng định giá trị của con người: “ in dấu” là đóng
góp của họ cho cuộc đời, cho con người.
Hai ý kiến xuất phát từ hai quan niệm sống trái ngược nhau.
- Bàn luận:
+ Ý kiến thứ nhất: xuất phát từ suy nghĩ con người nhỏ bé, hữu hạn.
Đó là lối sống tiêu cực, thụ động, thiếu niềm tin, thiếu ý chí vươn lên.
+ Ý kiến thứ hai: tin tưởng vào giá trị của con người trong cuộc sống.
Cuộc sống có ích, có ý nghĩa qua những đóng góp, cống hiến cho
cuộc đời và bằng tấm lòng, tình cảm cao đẹp.
+ Mối liên quan giữa hai ý kiến: con người bé nhỏ trong vũ trụ bao la
nên cần sống có ý nghĩa để làm một “hạt bụi vàng”
+ Khẳng định lối sống thứ hai tích cực, cao đẹp; phê phán lối sống bi
quan, tiêu cực.
- Chứng minh những lối sống đẹp.
- Bài học về nhận thức và hành động của bản thân.
0,5
1,5
3,0
0,5
0,5
2 * Về kĩ năng: HS biết cách làm một bài văn nghị luận văn học, kết
cấu mạch lạc, diễn đạt lưu loát, không mắc các lỗi thông thường.
* Về kiến thức: HS có thể trình bày theo nhiều cách, song cần
tập trung làm rõ ý cơ bản sau:
- Giới thiệu tác giả, tác phẩm và nhân vật.
- Vẻ đẹp của nhân vật Tnú trong các mối quan hệ:
+ Với gia đình: hết lòng yêu thương vợ con; đau đớn tột cùng
khi mẹ con Mai bị giặc tra tấn; Lao vào giữa kẻ thù tàn bạo để cứu vợ
con; quyết tâm trả thù cho vợ con.
+ Với dân làng:Yêu thương gắn bó hết lòng( được dân làng nuôi
dưỡng; cùng chịu nỗi đau chung của người dân Xô Man; đi chiến đấu
rất nhớ dân làng; khi về phép gặp lại mọi người với bao vui mừng xúc
động).
+ Với quê hương, đất nước:
. Sớm giác ngộ cách mạng, từ nhỏ đã tham gia cách mạng, lớn
lên trở thành người chiến sĩ anh dũng có phẩm chất cao đẹp: Gan góc,
mưu trí, dũng cảm; tuyệt đối trung thành với cách mạng; có tính kỉ
luật cao.
. Bàn tay bị kẻ thù hủy diệt nhưng không tàn tật mà là bàn tay
chiến đấu và chiến thắng.
- Đánh giá chung:
+ Đặt nhân vật trong nhiều mối quan hệ để nhân vật hiện lên toàn
diện, hài hòa giữa cái chung và cái riêng. Đó là đặc điểm của nhân vật
sử thi.
+ Bày tỏ suy nghĩ, tình cảm của bản thân với nhân vật.
0,5
1,5
1,5
2,0
0,5
3