Tải bản đầy đủ (.pdf) (107 trang)

Nghiên cứu thành phần hóa học và một số tác dụng sinh học của cây mán đỉa ( archidendron clypearia (jack ) i neils mimosaceae)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.11 MB, 107 trang )



BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ Y TẾ

TRƢỜNG ĐẠI HỌC DƢỢC HÀ NỘI




NGUYỄN KHÁNH THÙY LINH



NGHIÊN CỨU THÀNH PHẦN HÓA HỌC
VÀ MỘT SỐ TÁC DỤNG SINH HỌC CỦA
CÂY MÁN ĐỈA ( ARCHIDENDRON
CLYPEARIA (JACK.) I. NIELS.
MIMOSACEAE)




LUẬN VĂN THẠC SĨ DƢỢC HỌC




HÀ NỘI 2013


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ Y TẾ



TRƢỜNG ĐẠI HỌC DƢỢC HÀ NỘI



NGUYỄN KHÁNH THÙY LINH



NGHIÊN CỨU THÀNH PHẦN HÓA HỌC
VÀ MỘT SỐ TÁC DỤNG SINH HỌC CỦA
CÂY MÁN ĐỈA (ARCHIDENDRON
CLYPEARIA (JACK.) I. NIELS.
MIMOSACEAE)

LUẬN VĂN THẠC SĨ DƢỢC HỌC


CHUYÊN NGÀNH: DƢỢC HỌC CỔ TRUYỀN
MÃ SỐ: 60720406



Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: PGS. TS. Nguyễn Thị Hoài








HÀ NỘI 2013


Lời cảm ơn
Trong quá trình nghiên cứu và hoàn thành luận văn này, tôi đã
nhận đ-ợc rất nhiều sự giúp đỡ quý báu của các thầy cô giáo, các
chuyên gia trong nhiều lĩnh vực cùng đồng nghiệp, bạn bè và gia đình.
Tr-ớc hết, tôi xin chân thành cảm ơn Ban Giám hiệu, phòng Sau
Đại học, các thầy cô giáo, các kỹ thuật viên Bộ môn D-ợc liệu, D-ợc học
cổ truyền và Thực vật D-ợc - Tr-ờng Đại học D-ợc Hà Nội đã tạo điều
kiện thuận lợi cho tôi trong quá trình học tập và nghiên cứu.
Tiếp theo tôi xin cảm ơn Ban giám hiệu tr-ờng Đại học Y
D-ợc Huế, cảm ơn sự giúp đỡ nhiệt tình của các thầy cô giáo, đồng
nghiệp, các em sinh viên trong nhóm nghiên cứu ở Khoa D-ợc
Tr-ờng Đại học Y D-ợc Huế, nơi đã tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất
cho tôi trong suốt quá trình thực hiện luận văn này.
Với lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc, tôi xin gửi lời cảm ơn
chân thành nhất tới PGS.TS. Nguyễn Thị Hoài, ng-ời đã tận tình
h-ớng dẫn, hết lòng chỉ bảo, luôn quan tâm và tạo mọi điều kiện
thuận lợi cho tôi trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu.
Tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành tới PGS.TS. Phan Văn
Kiệm, TS. Nguyễn Thế C-ờng, TS. Đỗ Thị Thảo, ThS. Hồ Việt Đức
đã giúp đỡ tôi hoàn thành luận văn này.
Cuối cùng, là lời cảm ơn sâu sắc nhất, tôi muốn gửi tới gia
đình, bạn bè, những ng-ời luôn ủng hộ và động viên tôi trong học tập
cũng nh- trong cuộc sống.
Một lần nữa, tôi xin cảm ơn tất cả những sự giúp đỡ quý báu đó!
Hu, ngy 26 thỏng 8 nm 2013
Nguyn Khỏnh Thựy Linh



MỤC LỤC

KÝ HIỆU VÀ CHỮ VIẾT TẮT
DANH MỤC CÁC BẢNG, BIỂU
DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ
ĐẶT VẤN ĐỀ 1
Chƣơng 1. TỔNG QUAN 3
1.1. Giới thiệu chung về họ Mimosaceae và chi Archidendron F. Mueller. 3
1.2. Thành phần hóa học một số loài thuộc chi Archidendron F. Mueller 6
1.3. Tác dụng sinh học của chi Archidendron F. Mueller 8
1.4. Cây Mán đỉa Archidendron clypearia (Jack.) I. Niels, Mimosaceae 9
1.4.1. Vị trí phân loại 9
1.4.2. Đặc điểm thực vật 9
1.4.3. Thành phần hóa học 10
1.4.3.1. Ở trên thế giới 10
1.4.3.2. Ở Việt Nam 12
1.4.4. Tác dụng và công dụng 12
1.4.4.1. Tác dụng dƣợc lý 12
1.4.4.2. Công dụng 14
Chƣơng 2. ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 15
2.1. Đối tƣợng và phƣơng tiện nghiên cứu 15
2.1.1. Nguyên liệu nghiên cứu 15
2.1.2. Động vật thí nghiệm 15
2.1.3. Hóa chất, dụng cụ, máy móc 16
2.2. Phƣơng pháp nghiên cứu 17
2.2.1. Nghiên cứu về thực vật 17
2.2.1.1. Vi phẫu thân và lá Mán đỉa 17
2.2.1.2. Soi bột thân và lá Mán đỉa 17

2.2.2. Nghiên cứu về hóa học 17
2.2.2.1. Định tính một số nhóm chất hữu cơ 17
2.2.2.2. Chiết xuất và phân lập 19
2.2.2.3. Xác định cấu trúc 20


2.2.3. Phƣơng pháp nghiên cứu tác dụng sinh học 20
2.2.3.1. Thử độc tính cấp 20
2.2.3.2. Thử tác dụng chống oxy hóa invitro 21
2.2.3.3. Thử tác dụng bảo vệ gan, chống oxy hóa invivo 23
Chƣơng 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 25
3.1. Nghiên cứu về thực vật 25
3.1.1. Đặc điểm vi phẫu 25
3.1.2. Đặc điểm bột 27
3.2. Nghiên cứu về hóa học 28
3.2.1. Định tính các nhóm chất hữu cơ có trong cây Mán đỉa 28
3.2.2. Chiết xuất và phân lập các hợp chất 30
3.2.2.1. Chiết xuất 30
3.2.2.2. Phân lập 31
3.2.3. Nhận dạng các chất phân lập đƣợc 36
3.2.3.1. Nhận dạng chất số 1 (ACE9) 36
3.2.3.2. Nhận dạng chất số 2 (ACE7) 37
3.2.3.3. Nhận dạng chất số 3 (ACE4) 38
3.2.3.4. Nhận dạng chất số 4 (ACE8) 41
3.3. Nghiên cứu về tác dụng sinh học 44
3.3.1. Tác dụng chống oxy hóa cao chiết các phân đoạn của Mán đỉa 44
3.3.2. Thử độc tính cấp 44
3.3.3. Thử tác dụng chống oxy hóa, bảo vệ gan invivo 46
3.3.3.1. Hiệu quả bảo vệ gan 46
3.3.3.2. Khối lƣợng gan 48

3.3.3.3. Kết quả kiểm tra trực quan tổn thƣơng gan 49
3.3.3.4. Kết quả xác định hàm lƣợng MDA trong gan 51
3.3.4. Thử tác dụng chống oxy hóa invitro của các hợp chất phân lập đƣợc 52
Chƣơng 4. BÀN LUẬN 54
4.1. Về thực vật 55
4.2. Về thành phần hóa học 56
4.3. Về tác dụng sinh học 59
KẾT LUẬN 64


KIẾN NGHỊ 65
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC




DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT

ALT : Alanin Amino Transferase
AST : Aspartate Amino Transferase
13
C-NMR : Carbon Nuclear Magnetic Resonance
CD
3
OD : Deuterated methanol
CDCl
3
: Deuterated chloroform
COSY : Correlation spectroscopy

DEPT : Distortionless enhancement by polarization transfer
DMSO : Dimethyl sulfoxide
ED
50
: Effective dose
ESI-MS : Electrospray ionisation mass
FBS : Fetal bovine serum
GSH : Glutathione
HMBC : Heteronuclear multiple bond correlation
1
H-NMR : Proton Nuclear Magnetic Resonance
HPLC : High-performance liquid chromatography
HSQC : Heteronuclear single quantum correlation
HSV-1 : Herpes simplex virus type 1.
IC
50
: Inhibition concentration at 50%
IFN : Interferon
IL-1 : Interleukin 1
LD
50
: Lethal dose 50%.
MDA : Malonyl dialdehyd
MEME : Minimum Essential Medium Eagle
MTT : 3-(4,5-dimethylthiazol-2-yl)-2,5-diphenyl tetrazolium
bromid
NF-κB : Nuclear factor – kappa B
NMR : Nuclear magnetic resonance
NOESY : Nuclear overhauser effect spectroscopy
PBS : Phosphate – Buffered Saline

PSF : Penicillin – Streptomicin – Fungizone
RP
18
: Reversed phase
RSV : Respiratory syncytial virus
SKC : Sắc ký cột
SKLM : Sắc ký lớp mỏng
TNF : Tumor necrosis factor



DANH MỤC CÁC BẢNG

Trang
Bảng 1.1. Các loài trong chi Archidendron có ở Việt Nam 04
Bảng 1.2. Thành phần hóa học một số loài trong chi Archidendron 06
Bảng 1.3. Một số hoạt chất phân lập đƣợc từ Mán đỉa 11
Bảng 3.1. Kết quả định tính các nhóm chất hữu cơ từ phần trên mặt đất của
Mán đỉa 29
Bảng 3.2. Số liệu phổ
1
H- NMR của chất số 1 (ACE9) và chất tham khảo 36
Bảng 3.3. Số liệu phổ NMR của chất số 3 (ACE4) và chất tham khảo 39
Bảng 3.4. Số liệu phổ NMR của chất số 4 (ACE8) và chất tham khảo 42
Bảng 3.5. Giá trị ED
50
cao chiết 5 phân đoạn của Mán đỉa 44
Bảng 3.6. Độc tính cấp của cao chiết ethyl acetat trên chuột thí nghiệm 45
Bảng 3.7. Hiệu quả bảo vệ gan của cao chiết ethyl acetat 47
Bảng 3.8. Khối lƣợng gan chuột ở các lô thí nghiệm 48

Bảng 3.9. Quan sát hình thái trực quan gan chuột ở các lô thí nghiệm 49
Bảng 3.10. Hàm lƣợng MDA trong gan 51
Bảng 3.11. Kết quả xác định hoạt tính chống oxi hóa 52





DANH MỤC CÁC HÌNH

Trang
Hình 2.1. Ảnh cây Mán đỉa. 15
Hình 3.1. Ảnh vi phẫu lá Mán đỉa. 25
Hình 3.2. Ảnh vi phẫu thân Mán đỉa 26
Hình 3.3. Ảnh đặc điểm bột lá Mán đỉa 27
Hình 3.4. Ảnh đặc điểm bột thân Mán đỉa 28
Hình 3.5. Sơ đồ chiết xuất các phân đoạn từ cây Mán đỉa 31
Hình 3.6. Sơ đồ qui trình phân lập các hợp chất ACE9 và ACE7 34
Hình 3.7. Sơ đồ qui trình phân lập các hợp chất ACE4 và ACE8 35
Hình 3.8. Cấu trúc hóa học của chất số 1 (ACE9) 37
Hình 3.9. Cấu trúc hóa học của chất số 2 (ACE7) 37
Hình 3.10. Cấu trúc hóa học của chất số 3 (ACE4) 40
Hình 3.11. Tƣơng tác HMBC chính của chất số 3 (ACE4) 40
Hình 3.12. Cấu trúc hóa học của chất số 4 (ACE8) 42
Hình 3.13. Tƣơng tác HMBC, COSY chính của chất số 4 (ACE8) 43
Hình 3.14. Ảnh chuột thí nghiệm 48
Hình 3.15. Ảnh gan sau quá trình thí nghiệm 50


1


ĐẶT VẤN ĐỀ

Từ đầu những năm 60 của thế kỷ 20, xu hƣớng chung của ngành dƣợc
thế giới đã đi sâu nghiên cứu phát triển thuốc từ cây cỏ. Ở nhiều nƣớc có nền
tân dƣợc phát triển nhƣ Pháp, Nhật, Mỹ ngƣời ta cũng nhận ra rằng dùng
thuốc tân dƣợc để lại cho ngƣời bệnh nhiều tác dụng không mong muốn. Và
khi cuộc sống càng phát triển, con ngƣời càng có xu hƣớng muốn quay trở về
với thiên nhiên, đặc biệt là các nguồn nguyên liệu tự nhiên làm thuốc. Việc
tìm kiếm các hợp chất làm thuốc từ dƣợc liệu luôn là chính sách ƣu tiên trong
chiến lƣợc phát triển ngành dƣợc ở nhiều nƣớc.
Vốn là một đất nƣớc đƣợc thiên nhiên ƣu đãi, nằm trong vùng nhiệt đới
gió mùa, Việt Nam có thảm thực vật vô cùng phong phú và đa dạng. Cho đến
nay đã ghi nhận đƣợc ở nƣớc ta có 3.948 loài cây thuốc, thuộc 307 họ của 9
ngành thực vật bậc cao cũng nhƣ bậc thấp (kể cả Nấm). Phần lớn số loài làm
thuốc đều xuất phát từ kinh nghiệm sử dụng của cộng đồng dân tộc ở các địa
phƣơng trong cả nƣớc [7].
Việt Nam có nhiều dân tộc sinh sống với nhiều ngôn ngữ khác nhau.
Mỗi dân tộc có một nhóm các cây thuốc chăm sóc sức khỏe và chữa bệnh đặc
thù của dân tộc mình. Tộc ngƣời Pako và Vân Kiều là những cƣ dân có mặt
sớm nhất ở vùng Trƣờng Sơn trải dài từ Quảng Nam đến Quảng Bình, nhiều
nhất là ở địa bàn miền núi Quảng Trị với hơn 70% ngƣời Pako, Vân Kiều sinh
sống. Tri thức bản địa, đặc biệt là tri thức sử dụng cây thuốc có vai trò quan
trọng trong đời sống của ngƣời dân. Qua nghiên cứu ban đầu, Mán đỉa là
dƣợc liệu đƣợc đồng bào Pako, Vân Kiều ở Quảng Trị dùng chữa các bệnh có
liên quan đến tác dụng chống oxy hoá nhƣ viêm gan, xơ gan, bệnh gan mật,
tiêu hóa kém Kết quả sàng lọc hoạt tính chống oxy hoá cao chiết methanol
của Mán đỉa trên tế bào gan chuột đã phân lập trong thử nghiệm invitro [4],
cho thấy dƣợc liệu này có hoạt tính chống oxy hoá mạnh. Cho đến nay, có rất



2

ít nghiên cứu của Việt Nam cũng nhƣ ở trên thế giới về thành phần hoá học
và tác dụng sinh học của loài này. Với mong muốn làm sáng tỏ kinh nghiệm
của đồng bào Pako, Vân Kiều về việc sử dụng dƣợc liệu Mán đỉa, chúng tôi tiến
hành đề tài: “Nghiên cứu thành phần hóa học và một số tác dụng sinh học
của cây Mán đỉa Archidendron clypearia (Jack.) I. Niels. Mimosaceae” với
hai mục tiêu chính:
- Nghiên cứu thành phần hóa học theo định hƣớng tác dụng sinh học
chống oxy hóa, bảo vệ gan.
- Thử độc tính cấp và tác dụng chống oxy hóa, bảo vệ gan của dƣợc
liệu.





















3

Chƣơng 1. TỔNG QUAN

1.1. GIỚI THIỆU CHUNG VỀ HỌ MIMOSACEAE (TRINH NỮ) VÀ
CHI ARCHIDENDRON F.MUELLER.
Họ Fabaceae (họ Đậu) là họ lớn thứ hai của thực vật có hoa với 650 chi
và trên 18.000 loài. Các tên gọi thông thƣờng chủ yếu của các loài trong họ
này là Đỗ hay Đậu và họ này chứa một số loài cây quan trọng bậc nhất trong
cung cấp thực phẩm cho con ngƣời.
Tất cả các loài trong họ này đều có hoa 5 cánh, trong đó bầu nhụy lớn
khi phát triển sẽ tạo ra quả thuộc loại đậu, hai vỏ có thể tách đôi, bên trong
chứa nhiều hạt trong các khoang riêng rẽ. Họ này theo truyền thống đƣợc
phân thành ba phân họ:
 Phân họ Vang (Caesalpinioideae), hay họ Vang (Caesalpiniaceae).
 Phân họ Trinh nữ (Mimosoideae), hay họ Trinh nữ (Mimosaceae).
 Phân họ Đậu (Faboideae hay Papilionoideae) (họ Fabaceae nghĩa hẹp
hay họ Papilionaceae) [8].
Đặc điểm họ Trinh nữ - Mimosaceae [8].
Là họ nguyên thủy nhất trong bộ Đậu. Gồm những cây gỗ, cây bụi, cây
thảo và dây leo gỗ. Lá kép lông chim 1-2 lần, lá chét nhỏ. Cây nhẵn hay có
gai. Lá kèm hình sợi hay biến thành gai. Hoa nhỏ, tập hợp thành cụm hoa
hình đầu hay hình bông. Hoa đều, mẫu 5 hoặc 4. Đài 5, thƣờng dính lại ở
dƣới. Tràng 5 có tiền khai van. Nhị nhiều có số lƣợng gấp đôi số cánh hoa
hoặc bằng số cánh hoa. Quả thuộc loại đậu.
Họ Mimosaceae gồm khoảng 60 chi, 2800 loài. Phân bố ở vùng nhiệt
đới, cận nhiệt đới và vùng khô.

Ở nƣớc ta họ Mimosaceae có khoảng 15 chi với 65 loài. Khu vực Tây
Nguyên chiếm một số lƣợng lớn với 11 chi và 32 loài gồm phần lớn các loài
gỗ quý nhƣ: Mán đỉa, Cầm xẻ…


4

Theo Phạm Hoàng Hộ [6], họ Mimosaceae ở Việt Nam gồm có các chi
sau :
Acacia Miller Enterolobium Martius
Adenanthera Linnaeus Leucoena Lamk.
Albizia Durazzini Mimosa Linnaeus
Archidendron F. Mueller Neptunia Loureiro
Calliandra Bentham Parkia R. Brown
Cathormion Kosterm Pithecellobium Martius
Desmanthus Willdenow Samanea Merrill
Entada Adanson Xylia Roxb.
Giới thiệu về chi Archidendron F. Mueller
Chi Archidendron có khoảng 18 loài, đƣợc phân bố nhiều nơi khắp cả nƣớc.
Bảng 1.1. Các loài trong chi Archidendron có ở Việt Nam [6]
STT
Loài
Tên thƣờng gọi
Nơi phân bố
1
Archidendron pellitum
(Gagn.) I. Niels
Doi da
Gia Lai, Kontum, Lâm
Đồng

2
Archidendron clypearia
(Jack.) I. Niels
Giác, Mán đỉa
Đồng Nai, Bạc Liêu,
Phú Quốc, Quảng Trị,
Huế.
3
Archidendron
tetraphyllum (Gagn.) I.
Nielsen
Doi, hầm học,
lễ
Vĩnh Phúc, Phú Thọ,
Hà Tây, Hòa Bình,
Thanh Hóa
4
Archidendron quocense
(Pierre) I. Niels.
Doi Phú Quốc
Phú Quốc, Côn Sơn
5
Archidendron turgidum
(Merr.) I. Niels
Doi phù
Hoàng Liên Sơn, Gia
Lai, Kontum
6
Archidendron bauchei
(Gagn.) I. Niels

Cổ ƣớm, cổ áo
Từ Thanh Hóa, Huế
đến Cam Ranh
7
Archidendron lucidum
Cổ ôm, giác
Quảng Bình, Quảng


5

(Benth.) I. Niels
Trị, Thừa Thiên Huế.
8
Archidendron utile (Chun
& How) I. Nielsen
Doi hữu ích
Vĩnh Phúc, Phú Thọ
9
Archidendron eberhardtii
I. Niels.
Doi Eberhardt
Bắc Cạn, Thái
Nguyên, Hà Tây, Hòa
Bình, Thanh Hóa
10
Archidendron ellipticum
(Bl.) Niels.
Doi bầu dục
Gia Lai, Kon Tum

11
Archidendron kerri
(Gagn.) I. Niels.
Doi Kerr
Bắc Cạn, Thái Nguyên
12
Archidendron balansae
(Oliv) I. Niels.
Cứt ngựa
Cao Bằng, Lạng Sơn,
Quảng Bình, Quảng
Trị, Thừa Thiên Huế.
13
Archidendron chevalieri
(Kost) I. Niels.
Doi Chevalier
Phú Yên, Khánh Hòa
14
Archidendron tonkinensis
I. Niels.
Doi Bắc Bộ
Quảng Ninh
15
Archidendron robinsonii
(Gagn.) I. Niels.
Dái heo
Cao Bằng, Lạng Sơn,
Quảng Bình, Quảng
Trị, Thừa Thiên Huế,
Phú Yên, Khánh Hòa,

Đà lạt
16
Archidendron poilanei
(Kost.) I. Niels.
Doi Poilane
Tam Đảo, Bạch Mã,
Kontum, Lâm Đồng
17
Archidendron occultatum
(Gagn.) I. Niels.
Doi ẩn
Bạch Mã, Quảng Trị
18
Archidendron dalatensis
(Kost.) I. Niels.
Doi Đà lạt
Gia Lai, Kontum, Lâm
Đồng




6

1.2. THÀNH PHẦN HÓA HỌC MỘT SỐ LOÀI THUỘC CHI
ARCHIDENDRON F. MUELLER.
Do có nhiều lợi thế về tác dụng chữa bệnh, chi Archidendron đƣợc chú
ý nghiên cứu trong vài năm lại đây, điển hình là các nghiên cứu của Trung
Quốc, Ấn Độ và một số nƣớc Đông Nam Á. Các nghiên cứu hóa học về chi
Archidendron tập trung chủ yếu vào quá trình chiết xuất, phân lập, xác định

cấu trúc hóa học của các hợp chất đã phân lập đƣợc.
Theo tổng quan các tài liệu, thành phần hóa học của chi Archidendron
F.Mueller có saponin, flavonoid và một số dẫn chất khác. Ngoài thành phần
hóa học của loài Archidendron clypearia sẽ đƣợc trình bày ở bảng 1.3. Bảng
1.2 tóm tắt thành phần hóa học một số loài khác trong chi Archidendron F.
Mueller.
Bảng 1.2. Thành phần hóa học một số loài trong chi Archidendron
Nhóm chất
Tên chất
Có trong loài
TLTK




Flavonoid
3

- Prenylapigenine 7-O-rutinoside
A.dulce
[56]
Quercitrin



A.dulce



[29]

Rutin
Kaempferol
Naringin
Daidzein
Alzelin (Kaempferol-3-O-alpha-L-
rhamnopyranoside)
Flavan 3-ol gallate
A.lobatum
[42]




Saponin
Eliptoside A-J
A. ellipticum
[17]
Pitheduloside A-G
A. dulce
[45]
Pithelucoside A-C
A. lucidum
[38]
3-O-[beta-D-glucopyranosyl (1-2)-
alpha-L-arabinopyranosyl]-28-O-[beta-
D-xylopyranosyl(1-6)-beta-D-

A. dulce

[48]



7

glucopyranosyl]-echinocystic acid.
3-O[alpha-L-arabinopyranosyl (1-
2)][alpha-L arabinopyranosyl (1-6)]2-
acetoamido-2-deoxy-beta-D-
glucopyranosyl oleanolic acid
A.
racemosum
[30]
3-O[alpha-L-arabinopyranosyl (1-
2)][alpha-L arabinopyranosyl (1-6)]2-
acetoamido-2-deoxy-beta-D-
glucopyranosyl echinocystic acid
O(3)- (2-acetylamino-2-deoxy-beta-D-
glucopyranosyl)-oleanolic acid
A.cubense
A.arboreum
[28]
Diterpenoid
(-) 19-beta-D-glucopyranosyl 6,7-
dihydroxy kaurenoate.
A. albicans
[41]
Acid hữu
cơ và các
dẫn xuất
của acid

Methyl palmitate
A.
cauliflorum
[22]
Methyl stearate
Acid glucuronic
A. mangense
[25]
Hợp chất
khác
Djenkolic acid (S,S

-
methylenebiscysteine)
A. jiringa
[52]
lectin
[50]
3-O[6

-O-palmitoyl-β-D-glucosyl]-
spinasta-7,22(23)-dien
A.cauliflorum
[22]
3-O[6

-O-stearoyl-β-D-glucosyl]-
spinasta-7,22(23)-dien

Nhận xét: Thành phần hóa học chính của chi Archidendron là flavonoid và

các saponin. Flavonoid thƣờng có hoạt tính chống oxy hóa tốt, còn các
saponin có tác dụng kháng nấm, kháng khuẩn và kháng virus [1]. Điều này đã
góp phần nào giải thích các tác dụng kháng viêm, chống dị ứng và kháng
nấm… của các loài trong chi Archidendron.


8

1.3. TÁC DỤNG SINH HỌC CỦA CHI ARCHIDENDRON F.
MUELLER.
Các loài trong chi Archidendron phân bố ở nhiều nơi trên thế giới,
đƣợc sử dụng để làm thực phẩm hay làm thuốc. Tác dụng chính của các loài
trong chi này là khả năng chống oxy hóa. Archidendron jiringa mọc phổ biến
ở vùng nhiệt đới, đặc biệt là vùng Đông Nam Á. Các hợp chất polyphenol là
thành phần chính của dịch chiết ethanol từ quả loài này, đã ngăn chặn sự hình
thành mạch máu do ức chế sự tăng sinh tế bào nội mô trong các bệnh tăng
sinh mạch máu [43]. Tác dụng chống oxy hóa còn thể hiện mạnh ở loài A.
ducle có phổ biến ở Mexico [21]. Dịch chiết nƣớc từ quả của A. ducle có khả
năng chống lại quá trình oxy hóa làm tổn thƣơng thận do CCl
4
gây ra [46].
Theo báo cáo của các nhà khoa học Ấn Độ, chƣa phát hiện bất cứ độc tính
nào từ dịch chiết nƣớc của A. ducle nên dƣợc liệu này đƣợc sử dụng khá an
toàn trong điều trị [39].
Một số loài trong chi Archidendron có tác dụng kháng nấm và vi khuẩn.
Hạt của A. jiringa chứa lectin, có khả năng ức chế các loài nấm Exserohilum
turcicum, Fusarium oxysporum, Corynespora cassicola và các loài vi khuẩn
Escherichia coli, Pseudomonas aeruginosa, Bacillus subtilis, Staphylococcus
aureus, Candida albicans. Lectin có tác dụng trên cả vi khuẩn gram âm và vi
khuẩn gram dƣơng [50]. Vỏ cây A. racemosum chứa 3-O-[alpha-L-

arabinopyranosyl (1-2)][alpha-L-arabinopyranosyl (1-6)]-2-acetoamido-2-deoxy-
beta-D-glucopyranosyl acid oleanolic, có khả năng chống lại Trichophyton
mentogrophytes, Candida albicans và Saccharomyces cerevisiae [30].
Tác dụng gây độc tế bào ung thƣ ngày nay đang là vấn đề nhận đƣợc
quan tâm của nhiều nhà khoa học. A. ellipticum sống ở đảo Great Nicbar, Ấn
Độ [18] chứa các saponin ester elliptoside A-J có khả năng gây độc tế bào đặc
biệt đối với tế bào ung thƣ thận [17]. Rễ loài A. lucidum cũng có khả năng gây


9

độc tế bào chọn lọc trên dòng tế bào ung thƣ buồng trứng A2780 ở ngƣời với
giá trị IC
50
là 1,72 mol/l [37].
Các loài trong chi này còn có nhiều tác dụng khác. Quả của loài A.
jiringa dùng để ăn, ngoài ra còn dùng để chữa bệnh tiểu đƣờng, cao huyết áp,
sỏi bàng quang [52]. Theo nghiên cứu của một số nhà khoa học ở Malaysia,
quả A. jiringa có tác dụng điều trị đái tháo đƣờng hiệu quả, tuy nhiên nếu
dùng ở liều cao có thể gây nên phì đại và tổn thƣơng tim, thận, gan và tuyến
tụy [52]. Lá cây A.ducle có tác dụng điều trị loét dạ dày nhƣng cẩn thận với
phụ nữ có thai vì có chất làm se có thể gây sẩy thai [40].

1.4. CÂY MÁN ĐỈA ARCHIDENDRON CLYPEARIA (JACK.) I. NIELS,
MIMOSACEAE.
1.4.1. Vị trí phân loại
- Mán đỉa Archidendron clypearia (Jack.) I. Niels. thuộc chi Archidendron, họ
Trinh nữ (Mimosaceae), bộ Ngọc lan (Magnoliales), phân lớp Ngọc lan (Magnoliidae),
lớp Ngọc lan (Magnoliopsida), ngành Ngọc lan (Magnoliophyta) [24].
- Mán đỉa (Archidendron clypearia) có nhiều tên đồng nghĩa khác nhƣ cây giác,

cây khét, hông linh, lim sẹt, ràng ràng và cũng đƣợc sử dụng với một số tên khoa học
đồng nghĩa nhƣ Pithecellobium clypearia, Abarema clypearia, Inga clypearia [2].
1.4.2. Đặc điểm thực vật [2].
Mán đỉa thuộc loại cây nhỡ hay cây gỗ cao 10-15m, nhánh ngang, có
cạnh. Lá kép, mang 4 - 5 cặp cuống bậc hai, mỗi cuống bậc hai mang 3 - 8 đôi
lá chét hình bình hành, hình trái xoan hay hình ngọn giáo ngƣợc, gốc hình
nêm không cân đối. Đầu lá nhọn và thƣờng có mũi, hơi có lông mịn ở hai mặt
hoặc có lông tơ ở mặt dƣới.
Cụm hoa chùm tán hay chùy ở ngọn, phân nhánh đến 3 lần, có lông.
Các cuống mang tán hay ngù gồm khoảng 10 hoa có cuống 1 - 3mm. Đài hình


10

chén hay hình phễu, tràng hình phễu hay hình chuông, ống nhị bằng ống
tràng. Bầu có lông mịn hay lông tơ.
Quả cỡ 20 x 1cm, dẹp, xoắn theo hình trôn ốc, màu cam vàng ở mặt
ngoài, đỏ ở mặt trong, có lông mềm hay lông tơ. Hạt hình bầu dục hay hình
cầu, có vỏ màu đen lam.
Đặc điểm sinh thái: cây thƣờng thấy trong các rừng đầm lầy, rừng
thƣờng xanh trên đất sét, rừng thƣa và các rừng hỗn giao rụng lá, vùng núi ở
độ cao giữa 0 đến 1700m. Cây ƣa sáng, mọc nhanh, ƣa đất chua, ƣa ẩm, nảy
chồi mạnh. Tái sinh hạt khỏe dƣới tán rừng có độ tàn che thấp.
Ra hoa vào tháng 3 - 4, có quả vào tháng 6 - 8.
1.4.3. Thành phần hóa học
1.4.3.1. Trên thế giới
Cây Mán đỉa mới đƣợc quan tâm nghiên cứu trong vài năm trở lại đây,
đặc biệt là các nhà khoa học Trung Quốc.
Qua các tài liệu tham khảo đƣợc, nhận thấy quá trình nghiên cứu thành
phần hóa học của Mán đỉa chủ yếu sử dụng các phƣơng pháp sắc ký cột, sắc

ký lọc gel Sephadex và một số hoạt chất tinh khiết đã đƣợc phân lập từ loài
này. Thành phần hóa học chủ yếu của Mán đỉa (Archidendron clypearia) là
flavonoid, saponin, acid hữu cơ Theo tổng quan tài liệu, các hoạt chất đã
phân lập từ Mán đỉa đƣợc trình bày ở bảng 1.3.









11

Bảng 1.3. Một số hoạt chất phân lập đƣợc từ Mán đỉa
STT
Nhóm hoạt
chất
Tên chất
TLTK
1







Flavonoid

5-hydroxy-3,7,3

,4

-tetramethoxyflavone

[61]
2
5,4

-dihydroxy-3,7,3

-trimethoxyflavone
3
Luteolin
4
Luteoloside
5
7,3

-O-di-gallyoltricetiflavan

[53]
6
7,4

-O-di-gallyoltricetiflavan
7
(-)-epigallocatechin-7-O-gallate
8

2(-)-epigallocatechin-7-gallate

[16]
9
3(-)-5,7,3

,4

,5

-pentahydroxyflavan
10
5(-)-tetrahydroxyflavan-7-gallate
11
7-O-galloyltricetifavan

[34]
12
7,4

-di-O-galloyltricetifavan
13
Myricitrin (myricetin-3-O-alpha-L-rhamnopyranoside)

[35]
14
Quercitrin (quercetin-3-O-alpha-L-rhamnopyranoside)
15
Quereetin
16

Acid hữu cơ
và dẫn xuất
của acid
Oleanolic acid
[61]
17
Ursolic acid
18
Acid galic
[35]
19
Methyl gallate
20
Saponin
Alpha-amyrin
[61]
21
Sterol
Beta- Sitosterol
22
Hydrocarbon
Tritriacontane



12

Nhƣ vậy, qua bảng 1.3 nhận thấy trong các thành phần phân lập đƣợc,
flavonoid chiếm với số lƣợng lớn. Flavonoid là nhóm chất có tác dụng ngăn
chặn quá trình oxy hóa, dập tắt các gốc tự do, chống độc, giảm tổn thƣơng

gan và bảo vệ gan [1]. Điều này đã góp phần nào vào việc giải thích tác dụng
chống oxy hóa, bảo vệ gan của dƣợc liệu.
1.4.3.2. Việt Nam
Mặc dù là cây thuốc của đồng bào dân tộc (Pako, Vân Kiều) và mọc
hoang ở nhiều tỉnh phía Bắc, các tỉnh miền Trung cho tới các tỉnh Nam bộ
nhƣ Đồng Nai, Bạc Liêu, Phú Quốc, Quảng Trị, Huế nhƣng cho đến nay
theo tài liệu mà chúng tôi thu thập đƣợc ở Việt Nam vẫn chƣa có công bố nào
nghiên cứu về thành phần hóa học cũng nhƣ tác dụng sinh học cây Mán đỉa
Archidendron clypearia (Jack) I. Niels, Mimosaceae.
1.4.4. Tác dụng và công dụng
1.4.4.1. Tác dụng dƣợc lý
Mán đỉa phân bố ở một vài nơi trên thế giới nhƣ Ấn Độ, Lào,
Campuchia, Việt Nam và là cây thuốc trong nền y học dân tộc cổ truyền của
Trung Quốc [2]. Cho đến nay, các nghiên cứu về tác dụng dƣợc lý của Mán
đỉa tập trung vào nhóm tác giả Trung Quốc. Điển hình với một số tác dụng đã
đƣợc chứng minh nhƣ điều trị viêm dạ dày, chống viêm, chống dị ứng và
kháng virus.
- Tác dụng kháng viêm: Cytokine là những glycoprotein có trọng lƣợng
phân tử thấp, nó là chất trung gian điều hòa quá trình viêm nhƣ interleukin 1
(IL-1), yếu tố hoại tử u (TNF α), interferon γ (IFNγ). Quá trình điều hòa biểu
hiện các gen mã hóa cho các cytokine này phụ thuộc vào các yếu tố sao mã,
đặc biệt là yếu tố nhân hoạt hóa (NF)-κB và protein 1. Tế bào trong cơ thể sau
khi kích thích bằng các cytokine sẽ sản sinh ra Nitric oxyde (NO). NO làm
tăng hoạt tính của các men Cyclooxydase dẫn đến việc sản xuất các
prostaglandin- là chất trung gian gây viêm.


13

Dịch chiết Methanol của Mán đỉa thể hiện tính kháng viêm mạnh trên

chuột đại thực bào dòng RAW264.7 do dịch chiết có tác dụng phong bế yếu
tố nhân hoạt hóa (NF)-κB [51] hoặc ức chế protein 1 [63]. Hậu quả dẫn đến
ức chế tiết NO và làm mất hoạt tính của men Cyclooxydase, hạn chế sản xuất
prostaglandin. Kết quả phân tích HPLC cho thấy Quercetin là một thành phần
trong dịch chiết Mán đỉa có hoạt tính ức chế sản xuất prostaglandin [63].
- Tác dụng kháng virus
Theo một nghiên cứu đã công bố, hai thành phần chính đã phân lập
đƣợc từ Mán đỉa là 7-O-galloyltricetifavan và 7,4

-di-O-galloyltricetifavan có
khả năng chống lại virus hợp bào hô hấp (RSV), virus cúm A (H1N1), virus
Coxsackie B3 (Cox B3), virus Herpes simplex type 1 (HSV-1) với các giá trị
IC
50
lần lƣợt là 5 và 10µg/ml, 15,7 và 30µg/ml, 12,5 và 25µg/ml, 30 và
20µg/ml [34].
Ngoài ra dịch chiết Mán đỉa còn có Quercetin cũng có khả năng chống
lại virus hợp bào hô hấp [35].
Theo nghiên cứu của nhà khoa học Trung Quốc khi khảo sát khả năng
chống lại virus Herpes simplex type 1 (HSV-1) của 21 thảo dƣợc đƣợc sử
dụng ở miền nam Trung Quốc cho thấy: dịch chiết nƣớc của Mán đỉa có khả
năng chống lại virus Herpes simplex type 1 do có chứa nhiều chất thuộc nhóm
polyphenol [36]. Bên cạnh đó, dịch chiết nƣớc của dƣợc liệu này cũng có khả
năng ức chế virus viêm gan B [33].
- Tác dụng chống dị ứng
Dịch chiết ethanol của Mán đỉa đã đƣợc chứng minh là có tác dụng
chống dị ứng do đặc điểm giàu các chất polyphenol.
Một số chất có trong Mán đỉa đã đƣợc chứng minh có khả năng ức chế sự giải
phóng histamin và tham gia vào quá trình chống dị ứng nhƣ 2(-)-epigallocatechin-7-
gallate, 3(-)-5,7,3


,4

,5

-pentahydroxyflavan, 5(-)-tetrahydroxyflavan-7-gallate [16].



14

1.4.4.2. Công dụng
Mán đỉa đƣợc sử dụng là cây thuốc dân tộc cổ truyền ở nhiều nƣớc.
Ở Lào, lá Mán đỉa phơi khô và tán bột dùng để điều trị các vết thƣơng.
Lá, vỏ cây dùng để nhuộm lƣới, nấu nƣớc gội đầu, tắm trị ghẻ. Dùng điều trị
các bệnh nhiễm trùng đƣờng hô hấp trên, viêm họng, viêm thanh quản, viêm
amidan cấp tính [12].
Ở Ấn Độ và Malaixia, lá đƣợc dùng trị đau chân, sƣng tấy, thủy đậu, ho
và đậu mùa. Vỏ cây có thể dùng nhuộm lƣới và nấu nƣớc gội đầu.
Còn ở Trung Quốc, lá cũng đƣợc dùng trị bỏng lửa, bỏng nƣớc và các
loại vết thƣơng, ghẻ lở [2].
Ở Việt Nam, lá Mán đỉa đƣợc đồng bào Pako, Vân Kiều (Quảng Trị)
dùng trong chữa bệnh về gan nhƣ viêm gan, xơ gan, các bệnh gan mật hay
tiêu hóa kém [4].
Một số bài thuốc có Mán đỉa [12]:
- Chữa các bệnh nhiễm trùng đƣờng hô hấp, viêm họng, viêm thanh
quản, viêm amidan: Cành lá Mán đỉa 8g, Xạ can 10g, Cát cánh 10g, Trần bì
6g. Chế thành bột thô rồi sắc nƣớc uống.
- Chữa các vết thƣơng lỡ loét: Lá Mán đỉa phơi khô, tán thành bột rắc
vào vết thƣơng hoặc nấu thành cao đặc để bôi.

- Chữa ghẻ: Lá Mán đỉa nấu nƣớc để tắm.



15

Chƣơng 2. ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1. ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG TIỆN NGHIÊN CỨU
2.1.1. Nguyên liệu nghiên cứu
Cây Mán đỉa thu hái đƣợc ở vùng núi huyện Đakrông, tỉnh Quảng trị
vào tháng 9 năm 2011.
Mẫu dƣợc liệu nghiên cứu đƣợc TS. Nguyễn Thế Cƣờng – Viện Sinh thái
và Tài nguyên sinh vật – Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam xác
định tên khoa học là Archidendron clypearia (Jack) I. Niels, Mimosaceae.

Hình 2.1. Ảnh cây Mán đỉa (Archidendron clypearia)
Bộ phận dùng nghiên cứu là phần trên mặt đất.
Nguyên liệu sau khi thu hái đƣợc phơi khô, xay thành bột và bảo quản
nơi khô ráo.
2.1.2. Động vật thí nghiệm
 Chuột nhắt trắng thuần chủng dòng BALB/c trƣởng thành khỏe mạnh,
không mắc bệnh, không phân biệt giống, đạt tiêu chuẩn thí nghiệm, có khối
lƣợng 26,0± 2,0g, đƣợc nuôi tại khu nuôi động vật của Viện Công nghệ sinh
học, Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam.
 Chuột đƣợc nuôi trong điều kiện dinh dƣỡng theo tiêu chuẩn của chuột dùng
cho thử nghiệm tác dụng dƣợc lý, đảm bảo chu kì chiếu sáng và các điều kiện
về nhiệt độ, độ ẩm.
- Dinh dưỡng:



16

+ Thức ăn: Thức ăn viên tổng hợp (làm từ bột bắp, đậu nành, bột cá,
thóc mầm…) dành cho chuột nhắt trắng thí nghiệm của Viện vệ sinh dịch tễ
trung ƣơng có chứa tỷ lệ thích hợp protein, carbonhydrat, mỡ, chất khoáng,
vitamin, chất xơ (0,8 g thức ăn/con chuột/ngày).
+ Nƣớc uống: Nƣớc máy sinh hoạt.
- Ánh sáng: Chiếu sáng với chu kì 12 giờ sáng, 12 giờ tối.
2.1.3. Hóa chất, dụng cụ, máy móc
Các hoá chất và thuốc thử đạt tiêu chuẩn phân tích theo quy định của
Dƣợc Điển Việt Nam IV.
Dung môi: methanol, ethanol, n-butanol, ethyl acetat, chloroform, n-
hexan, aceton, acid formic, amoniac, dichloromethan, nƣớc cất 2 lần, acid
acetic, javel, xanh methylen, đỏ carmin, glycerin, HCl 10%.
Môi trƣờng nuôi cấy tế bào MEME, FBS, DMSO và một số hóa chất
cần thiết của hãng Sigma, GIBCO, Invitrogen.
Chất đối chứng: Paracetamol và Sylimarin (Sigma, US).
Thuốc thử: H
2
SO
4
10%/ethanol, dung dịch NH
3
đậm đặc.
Silicagel dùng cho sắc ký cột pha thƣờng (Merck, Kielselgel 60), pha
đảo (30 - 50m, Fuji Silysia Chemical Ltd.), Dianion HP - 20, Sephadex LH
20, silicagel dùng cho sắc ký lớp mỏng pha thƣờng (Merck, Kielselgel 60
F
254

, 250 µm), pha đảo RP
18
(Merck, RP C - 18 F
254
)
Dụng cụ thí nghiệm: bình chiết, cột sắc ký, bình gạn, ống nghiệm, các
dụng cụ thủy tinh, đĩa 96 giếng, eppendof, kim đầu tù, ống li tâm, đĩa petri,
kim mũi mác, mặt kính đồng hồ, dao cắt vi phẫu, lam kính, lamen.
Máy móc, thiết bị: cân phân tích, máy cô quay Yamoto, tủ sấy
Memmert, máy đo phổ cộng hƣởng từ hạt nhân Bruker AM 500 FT-NMR,
máy đo OD Microplate Reader, máy định lƣợng sinh hóa bán tự động AU680
của hãng Beckman Coulter, kính hiển vi điện tử, máy đo phổ khối lƣợng phun
mù điện tử AGILENT 1100 LC-MSD Trap.

×