Tải bản đầy đủ (.doc) (19 trang)

GIỚI THIỆU THƯ VIỆN TRƯỜNG CAO ĐẲNG SƯ PHẠM SÓC TRĂNG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.07 MB, 19 trang )

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TỈNH SÓC TRĂNG
TRƯỜNG CAO ĐẲNG SƯ PHẠM SÓC TRĂNG
KHOA XÃ HỘI
CBHD: Bùi Thanh Phương Trân
SVTH: Triệu Kim Duy
MSSV: 0810160010
LỚP: Thư viện- Thông tin 14
Năm học 2009-2010
LỜI MỞ ĐẦU
Thực tập là một phần không thể thiếu trong quá trình học tập của học sinh,
sinh viên. Đây là phương pháp thực tế hóa kiến thức giúp cho chúng ta khi ra
trường có thể vững vàng, tự tin hơn để đáp ứng được yêu cầu của xã hội và thực
tế công việc. Được sự đồng ý và giúp đỡ của Ban giám hiệu Trường CĐSP Sóc
Trăng, lãnh đạo khoa Xã hội đã tạo điều kiện cho sinh viên lớp Cao đẳng Thư
viện- Thông tin 14 đi thực tập hai tuần (từ ngày 5/4/2010 đến ngày 16/04/2010)
tại hai địa điểm:
-Tuần thứ nhất: Thực tập tại Thư viện Tỉnh Sóc Trăng.
-Tuần thứ nhất: Thực tập tại Thư viện Trường CĐSP Sóc Trăng
Trong khoảng thời gian thực tập, các kiến thức cơ bản giảng dạy của nhà
trường đã được tôi vận dụng vào thực tế công việc . Tại Thư viện Trường CĐSP
Sóc Trăng tôi đã được phân công nhập dữ liệu bằng phần mềm iLib. Do hạn
chế về kinh nghiệm và thời gian thực tập có hạn nên bài thu hoạch không thể
tránh khỏi những sai sót. Rất mong sự đóng góp, chia sẻ của tập thể cán bộ thư
viện để tôi có thể khắc phục những thiếu sót cho đợt thực tập sắp tới.
Trang 2
MỤC LỤC

I. GIỚI THIỆU THƯ VIỆN TRƯỜNG CAO ĐẲNG SƯ PHẠM SÓC
TRĂNG.
Thư viện trường Cao đẳng sư phạm Sóc Trăng là một bộ phận của Trung
tâm Hỗ trợ Học tập (KLF). Thư viện có một phòng đọc tổng hợp bao gồm phòng


mượn hoạt động theo hình thức kho mở, vì thế tạo điều kiện thuận lợi cho bạn
đọc trong việc tra tìm tài liệu. Nguồn tài liệu của thư viện hiện nay khá phong
phú đáp ứng được nhu cầu học tập, nghiên cứu và giảng dạy của giảng viên –
sinh viên nhà trường. Bên cạnh kho mở, tài liệu còn được lưu trữ ở hình thức kho
đóng nối liền với kho mở điều này đã tạo nên thuận lợi, dễ dàng, nhanh chóng
trong việc cán bộ thư viện đáp ứng nhu cầu thông tin của bạn đọc.
Vốn tài liệu của thư viện hiện là 4.567 đầu sách với 66.782 bản sách gồm
có: giáo trình đào tạo giáo viên tiểu học và trung học cơ sở, sách giáo khoa –
giáo viên – thiết kế bài soạn các môn từ lớp 1 đến lớp 9, sách giáo khoa ban cơ
bản và nâng cao từ lớp 10 đến lớp 12, từ điển, sách tham khảo các ngành như:
Toán, Sinh, Hóa, Lý, Kĩ thuật, Tin học, Anh văn…, ngoài ra còn có các tài liệu
nghe nhìn, báo – tạp chí, đề tài nghiên cứu khoa học và các loại tài liệu khác…
Số lượng tài liệu của thư viện thường xuyên được bổ sung và tăng thêm hằng
Trang 3
năm, nhằm đáp ứng nhu cầu học tập và nghiên cứu ngày càng cao của đội ngũ
giảng viên và đông đảo sinh viên nhà trường.
Bên cạnh hoạt động chuyên môn, thư viện cũng thường xuyên thực hiện
các chương trình ngoại khóa như giới thiệu sách, “Thư viện giao lưu cùng bạn
đọc”, “Hội nghị bạn đọc”. Có thể nói chương trình không những tạo được sân
chơi bổ ích cho các bạn sinh viên sau những giờ học, mà còn giúp mối quan hệ
giữa thư viện và bạn đọc trở nên thân thiện, sâu sắc hơn. Mặt khác, chương trình
còn giúp thư viện nắm bắt được những thông tin phản hồi từ phía bạn đọc, kịp
thời sửa đổi bổ sung nhằm hoàn thiện hơn các hoạt động của mình, phục vụ tốt
hơn nhu cầu thông tin của bạn đọc.
Nhằm ứng dụng công nghệ thông tin trong lĩnh vực hoạt động, với phần
mềm quản trị thư viện tích hợp (ILIB), thời gian qua thư viện đang tiến hành
nhập cơ sở dữ liệu, quản lí tài liệu, chắc chắn trong một thời gian không xa bạn
đọc có thể tra tìm trực tuyến nguồn tài liệu của thư viện thông qua mạng OPAC.
Thực hiện được điều này thư viện trường Cao đẳng Sư phạm Sóc Trăng sẽ tiến
lên một bước trưởng thành mới, một sự khởi đầu của quá trình tự động hóa, thư

viện sẽ thêm cơ hội và khả năng có thể tiếp cận và trao đổi thông tin với các thư
viện trong cả nước và xa hơn là cơ hội giao lưu, chia sẽ thông tin với các thư
viện trên thế giới, nhằm tạo dựng nguồn dữ liệu phong phú đáp ứng tối đa nhu
cầu học tập nghiên cứu ngày càng cao của bạn đọc.
II.NỘI DUNG THỰC TẬP
1.Tìm hiểu các thành phần trong phần mềm iLib
iLib một giải pháp tích hợp, gồm nhiều phân hệ thực hiện các
chức năng đầy đủ của cơ quan thông tin - thư viện.
*Yêu cầu thiết bị khi cài đặt iLib:
-Yêu cầu máy chủ có cấu hình tối thiểu:
 Processor: 800MHz
 RAM: 256 MB
 HDD: trống tối thiểu 2GB (tùy thuộc vào dung lượng
dữ liệu)
 LAN card
 Tape Backup
-Yêu cầu máy trạm có cấu hình tối thiểu:
 Processor: 500MHz
 RAM: 128 MB
 HDD: trống tối thiểu 1GB
 LAN card
Trang 4
Các phân hệ trong iLib là độc lập, có chế độ phân quyền cho
người sử dụng, nhưng có khả năng liên kết với nhau trong những chức
năng nghiệp vụ liên quan.
1.1.Phân hệ Bổ sung
 Thực hiện đặt và nhận tài liệu
 Theo dõi quá trình đặt và nhận
 Theo dõi hồ sơ các cơ sở cung cấp tài liệu (Nhà cung cấp)
 Tự động quản lý chi tiêu của các quỹ bổ sung

 Cá biệt hoá tài liệu và phân bổ về các phòng ban trong hệ thống.
 Lập nhiều loại báo cáo thống kê hỗ trợ cho quá trình quản
lý và quyết định.
 Đảm bảo liên thông với toàn bộ các module khác trong hệ thống.
 Quản lý đặc thù cho từng nguồn bổ sung: mua, trao đổi, lưu
chiểu.
Trang 5
1.2. Phân hệ Biên mục
Trang 6
 Biên mục mọi loại tài liệu theo MARC21.
 Biên mục đa ngôn ngữ dựa trên Unicode TCVN6909.
 Hỗ trợ nhập liệu: trợ giúp và kiểm tra.
 Quản lý quy trình công việc.
 Đáp ứng các tiêu chuẩn mô tả biên mục ISBD, AACR2,
TCVN7434-89
 Hỗ trợ đa khung phân loại DC, UDC, BBK, LC, NLM
 Hỗ trợ từ khoá không kiểm soát.
 Kiểm soát nhất quán (authority control) theo MARC21
 Xuất nhập dữ liệu với CDS/ISIS, MARC21, UNIMARC
 In các sản phẩm thư mục.
 Các từ điển danh mục MARC21: ngôn ngữ, mã nước, địa lý.
1.3.Phân hệ Xuất bản phẩm nhiều kỳ
 Hỗ trợ khổ mẫu lưu trữ dữ liệu Holding data theo MARC21
 Quản lý bổ sung xuất bản phẩm nhiều kỳ
 Biên mục tổng thể và biên mục từng số
 Quản lý đóng tập và cá biệt hoá tập
 Quản lý thay đổi
 Quản lý giao nhận
 Tra cứu từng số: In phích (đặc thù báo tạp chí), OPAC.
1.4.Phân hệ Lưu thông

 Quản lý bạn đọc
 Quy định và áp dụng chính sách (chế độ) phục vụ sử dụng tài liệu.
 Quản lý phục vụ sử dụng tài liệu: yêu cầu, mượn/trả, gửi/trả, photo
 Phân biệt rõ ràng nghiệp vụ mượn và đọc
 Tích hợp mã vạch tối đa trong hoạt động.
 Hệ thống báo cáo lưu thông đầy đủ
 Lưu thông đa điểm. Chính sách cho từng điểm
 Huy động mọi nguồn tài nguyên phục vụ học tập-nghiên cứu vào
phục vụ độc giả toàn trường.
1.5.Quản trị dữ liệu số
 Thu thập bổ sung các tư liệu cần số hoá, cung cấp công cụ và
phương pháp để thu thập và bổ sung mọi dạng dữ liệu số hoá:
Text, images, Audio, Video...
 Hỗ trợ các chuẩn mở về eBook như OEBPS1.0 và các loại file
eBook phổ thông như PDF, DOC, RTF, XML, XLS, Microsoft
Reader, ...
 Biên mục dữ liệu số theo chuẩn MARC21, Dublin Core
 Tổ chức thông tin, tổ chức khai thác : tìm kiếm theo nội dung tài
liệu và xem trực tiếp
 Tuân theo chuẩn RDF, XML
1.6.Phân hệ Xuất/Nhập dữ liệu
Trang 7

×