Tải bản đầy đủ (.doc) (16 trang)

Đề thi Tiếng Việt cuối học kỳ I lớp 5 chuẩn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.09 MB, 16 trang )

TRƯỜNG TH PHÔ CƯỜNG 2
Họ và tên: ………………………
Lớp: 5…………………
Điểm Phổ Cường, ngày …… tháng 12 năm 2013
ĐỀ KIỂM TRA ĐỊNH KÌ CUỐI KÌ 1
MÔN: TIẾNG VIỆT (Thời gian:……… phút)
Năm học: 2012 - 2013
I - Đọc thầm và làm bài tập (5 điểm)
Vầng trăng quê em
Vầng trăng vàng thẳm đang từ từ nhô lên sau lũy tre xanh thẫm.
Hình như cũng từ vầng trăng, làn gió nồm thổi mát rượi làm tuôn chảy những ánh vàng tràn trên sóng
lúa trải khắp cánh đồng. Ánh vàng đi đến đâu, nơi ấy bỗng bừng lên tiếng hát ca vui nhộn. Trăng đi đến đâu
thì lũy tre được tắm đẫm màu sữa tới đó. Trăng lẫn trốn trong các tán lá cây xanh rì của những cây đa cổ thụ
đầu thôn. Những mắt lá ánh lên tinh nghịch. Trăng chìm vào đáy nước. Trăng óng ánh trên hàm răng, trăng
đậu vào ánh mắt. Trăng ôm ấp mái tóc bạc của các cụ già. Hình như cả thôn em không mấy ai ở trong nhà.
Nhà nào nhà nấy quây quần, tụ họp thành chiếc bàn nhỏ hay chiếc chiếu ở giữa sân. Ai nấy đều ngồi ngắm
trăng. Câu chuyện mùa màng nảy nở dưới trăng như những hạt lúa vàng đang phơi mình trong ánh trăng. Đó
đây vang vọng tiếng hát của các anh chị thanh niên trong xóm. Tiếng gàu nước va vào nhau kêu loảng xoảng.
Tất cả mọi âm thanh đều nhuộm ánh trăng ngời. Nơi đó có một chú bé đang giận mẹ ngồi trong bóng tối. Ánh
trăng nhẹ nhàng đậu lên trán mẹ, soi rõ làn da nhăn nheo và cái mệt nhọc của mẹ. Chú bé thấy thế, bước nhẹ
nhàng lại với mẹ. Một làn gió mát đã làm cho những sợi tóc của mẹ bay bay.
Khuya. Vầng trăng càng lên cao và thu nhỏ lại. Làng quê em đã yên vào giấc ngủ. Chỉ có vầng trăng
thao thức như canh chừng cho làng em.
Phan Sĩ Châu
Câu 1. Bài văn miêu tả cảnh gì ?
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
Câu 2. Trăng soi sáng những cảnh vật gì ở làng quê ?
……………………………………………………………………………………


……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
Câu 3. Dưới ánh trăng, người dân trong xóm quây quần ngoài sân làm gì ?
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
Câu 4. Vì sao chú bé hết giận dỗi và bước nhẹ nhàng lại với mẹ ?
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
Câu 5. Cách nhân hóa trong câu “Trăng ôm ấp mái tóc bạc của các cụ già” cho thấy điều gì?
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
Câu 6. Tìm các danh từ trong câu văn sau: “Vầng trăng vàng thẳm đang từ từ nhô lên sau lũy tre xanh
thẫm”?
…………………………………………………………………………………….
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
Câu 7. Tìm quan hệ từ trong câu sau và nêu tác dụng của nó: “Trăng ôm ấp mái tóc bạc của các cụ già”.
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………



Câu 8. Trong câu “Làng quê em đã yên vào giấc ngủ” đại từ em dùng để làm gì?
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
Câu 9. Tìm từ đồng nghĩa và trái nghĩa với từ: Nhân hậu.
…………………………………………………………………………………….
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
Câu 10. Xác định chủ ngữ và vị ngữ trong câu sau:
Ánh trăng nhẹ nhàng đậu lên trán mẹ, soi rõ làn da nhăn nheo và cái mệt nhọc của mẹ.
TRƯỜNG TH 2 PHỔ CƯỜNG 2
Họ và tên: ……………………………
Lớp: 5…………………………………
Điểm Phổ Cường , ngày …… tháng 12 năm 2013
ĐỀ KIỂM TRA ĐỊNH KÌ CUỐI KÌ 1
MÔN: TIẾNG VIỆT (Thời gian:…… phút)
Năm học: 2012 – 2013
B. KIỂM TRA VIẾT
I .Chính tả.(5 điểm) Nghe – viết bài: “Rừng mùa thu” (Giáo viên đọc cho học sinh
viết bài khoảng 15 phút).
II.Tập làm văn (5 điểm): Em hãy tả một người thân (ông, bà, cha, mẹ, anh, chị,
em, ) hoặc một người bạn mà em quý mến nhất.
TRƯỜNG TH 2 PHỔ CƯỜNG
Họ và tên: …………………………
Lớp: 5 ………………………
Điểm ĐỀ KIỂM TRA ĐỊNH KÌ CUỐI KÌ I
MÔN: TOÁN (Thời gian:……… phút)
Năm học: 2012 – 2013

Câu 1: Khoanh tròn vào chữ cái đặt trước câu trả lời đúng: (2 điểm).
A. Trong các số sau đây, chữ số 7 trong số nào có giá trị
7
100
?
a. 598,7 b. 598,07 c. 597,8 d. 573,08
B. Biểu thức 0,77 : 0,44 x 2 có giá trị là:
a. 3,5 b. 35 c. 1,75 d. 350
C. Dãy số thập phân nào sau đây được xếp theo thứ tự từ bé đến đến lớn:
a. 2,425; 3,415; 0,412; 4,524 b. 2,918; 1,928; 9,218; 8,219
c. 6,451; 7,134; 9,513; 4,999 d. 2,209; 2,30; 7,042; 7;42
D. Tỉ số phần trăm của 54 và 200 là:
a. 0,27% b. 27% c. 2,7% d. 270%
Câu 2: Đặt tính rồi tính: (2 điểm).
a) 375,86 + 29,05 b)80,475 – 26,827
… … … …
… … … …
… … … …
c) 48,16 × 34 d) 95,2 : 68
… … … …
… … … …
… … … ….
… … … ….
… … … ….
Câu 3: Viết các số thập phân thích hợp vào chỗ chấm (1 điểm).
a) 71m 3cm = ………… m b) 216m = . . . . . . . .km
c) 4 tấn 605 kg = . . . . …. tấn d) 2472 m
2
= . . . . . . . ha
Câu 4. Tìm x: (1 điểm).

a) 0,8
×
x = 1,2 : 100 b) 210 : x = 14,92 – 4,92




Câu 5: ( 1 điểm)
Trong một lớp học có 18 học sinh nữ và số học sinh nữ chiếm 60 % số học sinh của
lớp học. Hỏi lớp học đó có bao nhiêu học sinh nam?
Giải
………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………
Câu 6: Một mảnh vườn hình chữ nhật có chiều dài 24 m, chiều rộng bằng
2
1
chiều
dài. Tính chu vi và diện tích của mảnh vườn đó. (2 điểm).
Giải
………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………

………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………
Câu 7: Tính tổng: (1 điểm).
1+ 2 + 3 + 4 + … + 1997 +1998 + 1999 + 2000
TRƯỜNG TH 2 SÔNG ĐỐC
Họ và tên: ……………………………
Lớp: 5………………………………
Điểm
Sông Đốc, ngày …… tháng 12 năm 2012
ĐỀ KIỂM TRA ĐỊNH KÌ CUỐI KÌ I
MÔN: LỊCH SỬ- ĐỊA LÍ (Thời gian: phút)
Năm học: 2012 – 2013
I. PHẦN LỊCH SỬ: (5 Điểm)
Câu 1 : (1 điểm). Nối các sự kiện ở cột A với các sự kiện ở cột B sao cho phù
hợp:
A B
1. Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời. a Thu - đông 1947
2. Nguyễn Tất Thành ra đi tìm đường cứu
nước.
b. Ngày 19 tháng 8 năm 1945
3. Khởi nghĩa giành chính quyền ở Hà Nội
thắng lợi.
c. Ngày 5 tháng 6 năm 1911
4. Chiến thắng Việt Bắc. d. Ngày 3 tháng 2 năm 1930

Câu 2. (2 điểm ).Ta quyết định mở chiến dịch Biên giới thu-đông 1950 nhằm mục

đích gì? Nêu ý nghĩa của chiến thắng Biên giới thu-đông 1950.








Câu 3. (2 điểm).Bác Hồ đọc bản Tuyên ngôn Độc lập vào thời gian nào, tại đâu?
Cuối bản tuyên ngôn Độc lập, Bác Hồ thay mặt nhân dân Việt nam khẳng định điều
gì?








II. PHẦN ĐỊA LÍ. (5 ĐIỂM).
Câu 4. (1 điểm).Chọn điền từ ngữ vào chỗ chấm ( ) cho phù hợp: (đông đúc,
công nghiệp, thưa thớt, thương mại).
- Dân cư nước ta tập trung tại các đồng bằng và ven biển.
Vùng núi có dân cư
- Thành phố Hồ Chí Minh vừa là trung tâm lớn, vừa là
một trong những nơi có hoạt động phát triển nhất cả nước.
Câu 5 (1 điểm). Nước ta có những điều kiện nào để phát triển ngành thủy sản?









Câu 6 : (1điểm).Hãy nêu đặc điểm của khí hậu nhiệt đới gió mùa của nước ta.
Khí hậu miền Bắc và miền Nam khác nhau như thế nào?










Câu 7. (2 điểm). Kể tên các loại hình giao thông vận tải trên đất nước ta? Loại
hình vận tải nào có vai trò quan trọng nhất trong việc chuyên chở hàng hóa? Chúng ta
cần làm gì để đảm bảo an toàn giao thông?











TRƯỜNG TH 2 SÔNG ĐỐC
Họ và tên: ………………………
Lớp: 5……………………………
Điểm
Sông Đốc, ngày …… tháng 12 năm 2012
ĐỀ KIỂM TRA ĐỊNH KÌ CUỐI KÌ I
MÔN: KHOA HỌC(Thời gian: …… phút)
Năm học: 2012 - 2013
Câu 1: (2 điểm).Cơ thể của mỗi người được hình thành như thế nào?









Câu 2: (2 điểm). Nêu cách phòng bệnh sốt xuất huyết?







Câu 3: (1 điểm). Để cung cấp vi ta min cho cơ thể, chúng ta cần phải làm gì?











Câu 4: (1 điểm). Chúng ta cần có thái độ như thế nào đối với người bị nhiễm
HIV/AIDS và gia đình họ?










Câu 5. (2 điểm)Hoàn thành bảng sau:
TT
Tên vật liệu
Tính chất Công dụng
1 Nhôm
……………………………………………
……………………………………………
……………………………………………
……………………………………………
……………………………………………

……………………………………………
…………………………
…………………………
…………………………
…………………………
…………………………
…………………………
2
Xi
măng
……………………………………………
……………………………………………
……………………………………………
……………………………………………
……………………………………………
……………………………………………
…………………………
…………………………
…………………………
…………………………
…………………………
…………………………
Câu 6: (2 điểm) Để phòng tránh tai nạn giao thông đường bộ, mỗi học sinh cần phải
làm gì?









ĐÁP ÁN
HƯỚNG DẪN ĐÁNH GIÁ CHO ĐIỂM MÔN TIẾNG VIỆT
A. KIỂM TRA ĐỌC:10đ
I. ĐỌC THÀNH TIẾNG:(5đ)
• GV đánh giá cho điểm kỹ năng đọc 5 dựa vào các yêu cầu sau :
* HS đọc trôi chảy, lưu loát bài tập đọc đã học; tốc độ khoảng 110 tiếng/ phút; biết
đọc diễn cảm đoạn thơ, đoạn văn thuộc 2 – 3 bài thơ, đoạn văn dễ nhớ; hiểu nội dung
chính, ý nghĩa cơ bản của bài thơ, bài văn.( 5đ)
+ Đọc đúng tiếng , đúng từ: 1đ.
Đọc sai từ 2 đến 4 tiếng :- 0,5đ ; đọc sai 5 tiếng trở lên : 0 đ .
+ Ngắt nghỉ hơi đúng ở các dấu câu, các cụm từ rõ nghĩa :1đ
Ngắt nghỉ hơi không đúng từ 2 đến 3 chỗ: -0,5đ , Ngắt nghỉ hơi không đúng
từ 4 chỗ trở lên : 0đ .
+ Giọng đọc có biểu cảm : 1đ
Giọng đọc chưa thể hiện rõ tính biểu cảm : 0.5 đ; giọng đọc không thể hiện tính
biểu cảm : 0 đ.
+ Tốc độ đọc đạt yêu cầu( không quá 110 tiếng / phút) : 1đ.
Đọc từ trên 1 phút đến 2 phút : -0,5đ ; đọc quá 2 phút: 0 đ
+ Trả lời đúng ý câu hỏi của giáo viên nêu : 1đ
Trả lời chưa đủ ý hoặc diễn đạt chưa rõ ràng: 0.5đ; trả lời sai hoặc không trả lời được:
0 đ
* HSK,G nhận biết được 1 số biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong bài đọc.
II. ĐỌC THẦM VÀ LÀM BÀI TẬP: 5đ
Học sinh trả lời mỗi câu đúng cho 0.5 điểm.
Câu 1. Bài văn miêu tả cảnh cảnh trăng lên ở làng quê.
Câu 2. Trăng soi sáng những cảnh vật ở làng quê là: Cánh đồng lúa, lũy tre, cây đa.
Câu 3. Dưới ánh trăng, người dân trong xóm quây quần ngoài sân để ngồi ngắm
trăng, trò chuyện, ca hát.

Câu 4. Vì dưới ánh trăng, chú thấy làn da nhăn nheo và sự mệt nhọc của mẹ.
Câu 5. Cách nhân hóa trong câu “ Trăng ôm ấp mái tóc bạc của các cụ già ” cho thấy
ánh trăng gần gũi và thấm đượm tình cảm yêu thương con người.
Câu 6. Các danh từ trong câu văn là: vầng trăng, lũy tre.
Câu 7. Quan hệ từ là từ của.Tác dụng dùng để nối mái tóc bạc với các cụ già.
Câu 8. Trong câu “Làng quê em đã yên vào giấc ngủ” đại từ em dùng để làm xưng
hô.
Câu 9. Tìm từ và trái nghĩa với từ: Nhân hậu.
- Đồng nghĩa: Nhân nghĩa, nhân ái.
- Trái nghĩa: Độc ác, bất nhân.
Câu 10. Xác định chủ ngữ và vị ngữ trong câu sau:
Ánh trăng/nhẹ nhàng đậu lên trán mẹ, soi rõ làn da nhăn nheo và cái mệt nhọc của mẹ.
CN VN
B/ KIỂM TRA VIẾT: (10 ĐIỂM)
1/ Chính tả: (5đ): GV đọc bài cho HS viết:
Rừng mùa thu
Rừng bao giờ cũng đẹp với bầu không khí phảng phất mùi nấm, với tiếng lá rì
rào. Nhưng những khu rừng trên núi cao gần biển mới thực sự là đẹp. Đứng ở đó, ta
nghe rõ cả tiếng sóng vỗ bờ. Sương mù từ biển cả thường xuyên tràn vào và vì khí ẩm
quá nhiều nên rêu mọc rậm rịt. Rêu từ trên cành cây như những mớ tóc xanh xõa dài
trên mặt đất.
Rừng trên núi còn là nơi trú ngụ của tiếng vọng vui tính. Giống như một con
khướu biết nói, nó chỉ làm độc một việc là rình mò để chộp lấy bất cứ một tiếng động
nào rồi liệng chúng qua những vách đá.
2/ Tập làm văn. (5 điểm)
- Viết được bài văn tả người bạn đủ 3 phần mở bài, thân bài, kết luận đúng yêu cầu
đã học, độ dài bài viết từ 15 câu trở lên.
- Viết câu đúng ngữ pháp, dùng từ đúng, không mắc lỗi chính tả.
- Chữ viết rõ ràng, trình bày sạch sẽ.
- Tuỳ từng trường hợp, đối tượng miêu tả của các đoạn trong bài.

+ Mở bài: Giới thiệu được định tả (1điểm)
+ Thân bài: Tả bao quát hình dáng của người được tả.
Tả chi tiết và hoạt động của người được tả (3điểm).
Tả tính cách và sở thích của người được tả
+ Kết bài: Nêu được cảm nghĩ và tình cảm của người được tả.(1điểm).
*/ Tùy theo mức độ sai sót về ý, về diễn đạt và chữ viết có thể cho các mức điểm:
4,5 – 4 - 3,5 – 3 - 2,5 – 2 - 1,5 – 1 - 0,5.
ĐÁP ÁN MÔN TOÁN
Câu 1: (2 điểm) Khoanh đúng mỗi ý cho 0,5 điểm.
A. b
B. a
C. d
D. b
Câu 2. (2 điểm) Đặt tính và tính đúng mỗi phép tính cho (0,5 điểm)
a) 375,86 + 29,05 b) 80,475-26,827 c) 48,16 x 34 d) 95,2 : 68
375,86
29,05
+
80,475
26,827

48,16
34 ×
95,2 68
404,91 53,648 19264 27 2 1,4
14448 0 0
1637,44
ơ
Câu 3: Làm đúng đúng mỗi ý cho 0,25 điểm.
a) 71m 3cm = 71,03 m b) 216m = 0,216km

c) 4 tấn 605 kg = 4,605 tấn d) 2472 m
2
= 0,2472 ha
Câu 4: Làm đúng mỗi ý cho 0,5 điểm.
a) 78,9 + x = 1,2 : 0,01 b) 210 : x = 14,92 – 4,92
78,9 + x = 120 0,25 điểm. 210 : x = 10 0,25 điểm
x = 120 - 78,9 x = 210 : 10
x = 41, 1 0,25 điểm x = 21 0,25 điểm
Câu 5: Giải
Tổng số học sinh của lớp học đó là:
18 : 60 x 100 = 30 ( học sinh) (0,5 đ)
Lớp học đó có số học sinh nam là:
30 - 18 = 12 ( học sinh) (0,25 đ)
Đáp số: 12 học sinh nam (0,25 đ)
Câu 6: Giải
Chiều rộng mảnh vườn hình chữ nhật là.
24 x
2
1
= 12 (m) (0,25 điểm)
Chu vi mảnh vườn hình chữ nhật là. (0,25 điểm)
(24 +12) x 2 = 72 (m) (0,5 điểm)
Diện tích mảnh vườn hình chữ nhật là. (0,25 điểm)
24 x 12 = 288 (m
2
) (0,5 điểm)
Đáp số: Diện tích: 288 m
2
(0,25 điểm)
Chu vi : 72 m

Câu 7: 1 điểm.
1+ 2 + 3 + 4 + … + 1997 +1998 + 1999 + 2000 =
Ta có: (1 + 2000) + (2 + 1999) + (2 + 1999) + (3 + 1998) + (4 + 1997) + …… =
Có tất cả 1000 tổng (0,25 điểm)
2001 + 2001 + 2001+ 2001+ + 2001+ 2001 + 2001+ 2001 =
1000 số hạng (0,25 điểm)
2001 x 1000 = 0,25 điểm)
2001000 (0,25 điểm)
(
ĐÁP ÁN MÔN LỊCH SỬ - ĐỊA LÍ
I. PHẦN LỊCH SỬ: 5 điểm
Câu 1: (1 điểm) Nối đúng mỗi câu được 0,25 điểm.
1 – d.
2 – c.
3 - b.
4 – a.
Câu 2: (2 điểm). Nêu đúng các ý sau:
+ Ta quyết định mở chiến dịch Biên giới thu-đông 1950 nhằm mục đích: Giải
phóng một phần biên giới, củng cố và mở rộng căn cứ địa Việt Bắc, khai thông đường
liên lạc quốc tế. (1 điểm).
+ Ý nghĩa của chiến thắng Biên giới thu-đông 1950 là: Thu – đông 1950, ta chủ
động mở chiến dịch Biên giới và đã giành thắng lợi. Căn cứ địa việt Bắc được củng cố
và mở rộng. từ đây, ta nắm quyền chủ động trên chiến trường. (1 điểm).
Câu 3: (2 điểm). Trả lời đúng các ý sau:
+ Bác Hồ đọc bản “Tuyên ngôn Độc lập” vào ngày 2 tháng 9 năm 1945. Tại Quảng
trường Ba đình. (1 điểm).
+ Cuối bản tuyên ngôn Độc lập, Bác Hồ thay mặt nhân dân Việt nam khẳng định: “
nước Việt Nam có quyền hưởng tự do và độc lập, và sự thật đã trở thành một nước tự
do độc lập. Toàn thể dân tộc Việt Nam quyết đem tất cả tinh thần và lực lượng, tính
mạng và của cải để giữ vững quyền tự do, độc lập ấy. (1 điểm).

B. PHẦN ĐỊA LÍ : 5 điểm
Câu 4. Chọn điền từ ngữ vào chỗ chấm ( ) đúng mỗi từ cho 0,25 điểm.
Đáp án:
- Dân cư nước ta tập trung đông đúc tại các đồng bằng và ven biển. Vùng núi có
dân cư thưa thớt .
- Thành phố Hồ Chí Minh vừa là trung tâm công nghiệp lớn, vừa là một trong
những nơi có hoạt động thương mại phát triển nhất cả nước.
Câu 5. Nước ta có những điều kiện sau để phát triển ngành thủy sản: (1điểm).
- Vùng biển rộng lớn có nhiều hải sản, mạng lưới sông ngòi dày đặc.
- Người dân có nhiều kinh nghiệm nuôi trồng thủy sản.
- Nhu cầu về thủy sản ngày càng tăng.
Câu 6 : Trả lời đúng các ý sau: (1điểm).
Trả lời :
- Nước ta có khí hậu nhiệt đới gió mùa : nhiệt độ cao, gió và mưa thay đổi theo
mùa.
- Khí hậu ở miền Bắc và miền Nam nước ta có sự khác nhau là: Miền Bắc có
mùa đông lạnh, mưa phùn ; miền Nam nóng quanh năm với mùa mưa và mùa khô rõ
rệt.
Câu 7: (2 điểm) HS trả lời được các ý sau:
+ Các loại hình giao thông vận tải ở nước ta là: Đường sắt, đường ô tô, đường
biển, đường sông, đường hàng không. Đường ô tô có vai trò quan trọng nhất, chở
được khối lượng hàng hóa nhiều nhất. (1 điểm).
+ Để đảm bảo an toàn giao thông chúng ta cần: Chấp hành nghiêm chỉnh luật lệ
giao thông.Tuyên truyền, nhắc nhở mọi người cùng thực hiện. Đội mũ bảo hiểm khi
ngồi trên xe máy. (1 điểm).
HƯỚNG DẪN CHẤM MÔN KHOA HỌC
Câu 1: (2 điểm) HS nêu đầy đủ các ý sau:
Cơ thể của mỗi người được hình thành:
- Cơ quan sinh dục nữ tạo ra trứng, cơ quan sinh dục nam tạo ra tinh trùng. Cơ
thể của mỗi người được hình thành từ sự kết hợp trứng của người mẹ và tinh trùng của

người bố. (1 điểm)
- Quá trình trứng kết hợp với tinh trùng gọi là sự thụ tinh. Trứng đã được thụ tinh
gọi là hợp tử, hợp tử phát triển thành phôi, phôi phát triển thành bào thai, sau 9 tháng
trong bụng mẹ, em bé được sinh ra. (1 điểm)
Câu 2: (2 điểm) HS nêu đầy đủ các ý sau:
- Cách phòng bệnh tốt nhất là: Quét dọn, giữ vệ sinh nhà ở và môi trường xung
quanh sạch sẽ, diệt muỗi, diệt bọ gậy và tránh để muỗi đốt. Đi ngủ phải mắc màn. Bể
nước, chum nước phải có nắp đậy hoặc thả cá. Phát quang bụi rậm, khai thông cống
rãnh.
Câu 3: (1 điểm) HS nêu đầy đủ các ý sau:
- Để cung cấp vi ta min cho cơ thể, cách tốt nhất là ăn thức ăn có chứa nhiều vi ta
min và các chất bổ dưỡng khác như: trứng, thịt, cá, rau xanh, hoa quả, ngũ cốc. Vi ta
min có trong thức ăn rất nhiều và chúng có tác dụng trực tiếp đối với cơ thể.
Câu 4: (1 điểm) HS nêu đầy đủ các ý sau:
- Chúng ta cần có thái độ đối với người bị nhiễm HIV/AIDS và gia đình họ: HIV
không lây qua tiếp xúc thông thường. Những người nhiễm HIV, đặc biệt là trẻ em có
quyền và cần được sống trong sự hỗ trợ, thông cảm và chăm sóc của gia đình, bạn bè,
làng xóm,… Không nên xa lánh và phân biệt đối xử với họ. Điều này sẽ giúp cho
người nhiễm HIV sống lạc quan, lành mạnh, có ích cho bản thân, gia đình và xã hội.
Câu 5: (2 điểm) HS nêu đầy đủ các ý sau của mỗi vật liệu cho 1 điểm:
TT Tên
vật
liệu
Tính chất Công dụng
1 Nhôm - Màu trắng bạc, có ánh kim; có thể
kéo thành sợi, dát mỏng. Nhôm nhẹ,
dẫn điện và dẫn nhiệt tốt.
- Nhôm không bị gỉ, tuy nhiên một số
- Chế tạo các dụng cụ làm
bếp; làm khung cửa….

a-xít có thể ăn mòn nhôm.
2
Xi
măng
- Có màu xám (hoặc nâu đất, trắng).
Xi măng không tan khi trộn với ít
nước mà trở nên dẻo; khi khô, kết
thành tảng, cứng như đá.
- Được dung để sản xuất ra
vữa xi măng, bê tông và bê
tông cốt thép….
Câu 6: (2 điểm) HS nêu đầy đủ các ý sau hoặc nêu ý khác đúng vẫn cho điểm. Đủ
4 ý cho 2 điểm (mỗi ý 0,5 điểm).
* Để phòng tránh tai nạn giao thông đường bộ, mỗi học sinh cần:
- Tìm hiểu, học luật giao thông đường bộ.
- Chấp hành nghiêm chỉnh luật giao thông đường bộ.
- Đi đúng phần đường quy định.
- Khi đi đường hoặc qua đường phải quan sát kĩ các biển báo và tuân theo chỉ dẫn
của đèn tín hiệu
- Không đi hàng 3, hàng 4, vừa đi vừa nói chuyện đùa nghịch trên đường.

×