Tải bản đầy đủ (.doc) (163 trang)

chế định trách nhiệm hình sự theo luật hình sự Việt Nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (542.43 KB, 163 trang )

Mở đầu
1. Tính cấp thiết của đề tài
Trách nhiệm hình sự là một trong những chế định cơ bản, trung tâm
và quan trọng nhất của luật hình sự Việt Nam. Tính chất và mức độ thể hiện
của các nguyên tắc cơ bản của luật hình sự Việt Nam nh pháp chế, nhân đạo,
dân chủ xã hội chủ nghĩa... phụ thuộc chủ yếu vào việc giải quyết vấn đề
trách nhiệm hình sự.
Bộ luật hình sự năm 1999, kế thừa và phát triển Bộ luật hình sự năm
1985, là bớc phát triển mới trong việc giải quyết vấn đề trách nhiệm hình sự
trong luật hình sự nớc ta. Nhiều quy phạm của chế định trách nhiệm hình sự
đã đợc sửa đổi, bổ sung cho phù hợp với thực tiễn, tạo điều kiện cho các cơ
quan áp dụng pháp luật đấu tranh phòng, chống tội phạm có hiệu quả. Tuy
nhiên, một số quy phạm của chế định trách nhiệm hình sự trong Bộ luật hình
sự hiện hành, ở các mức độ khác nhau, vẫn bộc lộ những hạn chế, thiếu sót
nhất định. Mặt khác, công tác giải thích, hớng dẫn áp dụng pháp luật hình sự
trong thời gian qua cha đợc quan tâm đúng mức nên một số quy phạm pháp
luật hình sự, trong đó có các quy phạm của chế định trách nhiệm hình sự, còn
có những nhận thức không thống nhất, gây khó khăn cho việc áp dụng pháp
luật trong hoạt động thực tiễn.
Thời gian qua đã có nhiều công trình nghiên cứu về những vấn đề
liên quan đến chế định trách nhiệm hình sự của các tác giả trong và ngoài n-
ớc. Tuy nhiên, cho đến nay, nhiều nội dung của chế định trách nhiệm hình sự
còn có những nhận thức khác nhau. Mặt khác, cùng với sự phát triển trên các
lĩnh vực kinh tế, chính trị, xã hội của đất nớc, nhiều vấn đề của luật hình sự,
trong đó có vấn đề trách nhiệm hình sự, cũng luôn vận động và phát triển đòi
hỏi phải đợc tiếp tục nghiên cứu, giải quyết.
1
Trớc tình hình đó, việc nghiên cứu một cách có hệ thống những vấn
đề lý luận và thực tiễn liên quan đến chế định trách nhiệm hình sự, trên cơ sở
đó đa ra những giải pháp để tiếp tục hoàn thiện Bộ luật hình sự hiện hành và
giải quyết những vớng mắc của thực tiễn áp dụng pháp luật hình sự là việc


làm cần thiết, không những có ý nghĩa quan trọng về mặt lý luận, mà còn có
ý nghĩa cả về thực tiễn trong giai đoạn hiện nay ở nớc ta.
Tất cả những điều trên đây là lý do luận chứng để chúng tôi lựa chọn
vấn đề "Chế định trách nhiệm hình sự theo luật hình sự Việt Nam" làm đề
tài nghiên cứu khoa học cho luận án tiến sĩ của mình.
2. Tình hình nghiên cứu
Trách nhiệm hình sự là một trong những vấn đề cơ bản, phong phú và
phức tạp của luật hình sự nên từ trớc đến nay luôn đợc các nhà luật hình sự
trên thế giới và trong nớc quan tâm.
ở Liên Xô trớc đây đã có nhiều công trình khoa học nghiên cứu về
vấn đề trách nhiệm hình sự, điển hình là các công trình: "Trách nhiệm hình
sự và cơ sở của trách nhiệm hình sự trong luật hình sự Xô viết" (1963) của
Brainhin Ia. M; "Nhân thân ngời phạm tội và trách nhiệm hình sự" (1968)
của Lêikina N. X; "Trách nhiệm hình sự và cấu thành tội phạm" (1974) của
Karpusin M. P., Kurlianđxki V. I; "Trách nhiệm hình sự và hình phạt"
(1976) của Bagri-Sakhmatôv L. V; "Những vấn đề lý luận của trách nhiệm
hình sự" (1982) của Xantalôv A. I. v.v...
ở nớc ta, cho đến nay đã có nhiều công trình nghiên cứu về các nội
dung liên quan đến chế định trách nhiệm hình sự. Đáng chú ý là những công
trình sau:
- Hoàn thiện các quy phạm về trách nhiệm hình sự - yếu tố cơ bản
và quan trọng nhất trong việc bảo vệ con ngời bằng pháp luật hình sự (Tạp
chí Tòa án nhân dân, các số 2, 3, 4/1990); Chế định trách nhiệm hình sự
trong Bộ luật hình sự năm 1999 (Tạp chí Dân chủ và pháp luật, số 4/2000);
2
Trách nhiệm hình sự của pháp nhân: Một số vấn đề lý luận và thực tiễn
(Tạp chí Tòa án nhân dân, số 3/2000); Những vấn đề lý luận cơ bản về trách
nhiệm hình sự, Chuyên khảo thứ hai (trong sách Các nghiên cứu chuyên
khảo về Phần chung Luật hình sự, Tập III, Nxb Công an nhân dân, Hà Nội,
2000) của TSKH Lê Cảm.

- Tội phạm trong luật hình sự Việt Nam, Nxb Công an nhân dân, Hà
Nội, 1991; Một số hình thức đặc biệt của tội phạm (trong sách Tội phạm
học, luật hình sự và luật tố tụng hình sự Việt Nam, Nxb Chính trị quốc gia,
Hà Nội, 1994); Cấu thành tội phạm - lý luận và thực tiễn, Nxb T pháp, Hà
Nội, 2004 của PGS.TS Nguyễn Ngọc Hòa.
- Hoàn thiện chế định cơ sở pháp lý của trách nhiệm hình sự (Tạp
chí Luật học, số 6/1996); Trách nhiệm hình sự và miễn trách nhiệm hình sự
(Tạp chí Luật học, số 5/1997); Về trách nhiệm hình sự của hành vi chuẩn bị
phạm tội và phạm tội cha đạt (Tạp chí Luật học, số 4/2002) của TS. Lê Thị
Sơn.
- Trách nhiệm hình sự và hình phạt của tập thể tác giả do PGS.TS
Nguyễn Ngọc Hòa chủ biên, Nxb Công an nhân dân, Hà Nội, 2001.
- Trách nhiệm hình sự và hình phạt của TS. Trơng Quang Vinh
(trong sách Giáo trình Luật hình sự Việt Nam, Trờng Đại học Luật Hà Nội,
Nxb Công an nhân dân, Hà Nội, 2000).
- Trách nhiệm hình sự của PGS.TS Trần Văn Độ (trong sách Giáo
trình luật hình sự Việt Nam Phần chung, Khoa Luật, Đại học Quốc gia Hà
Nội, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội, 2001)...
Các công trình nghiên cứu khoa học trên đã đa ra bàn luận và giải
quyết nhiều vấn đề bức xúc mà lý luận và thực tiễn áp dụng pháp luật hình sự
đặt ra. Tuy nhiên, kết quả nghiên cứu của các công trình này cũng cho thấy,
chế định trách nhiệm hình sự mặc dù là một trong những chế định cơ bản,
quan trọng nhất của luật hình sự nhng cũng là một trong những chế định còn
3
nhiều nội dung cha đạt đến sự đồng thuận và gây tranh luận sôi nổi nhất
trong giới khoa học luật hình sự từ trớc đến nay.
3. Mục đích, nhiệm vụ, đối tợng và phạm vi nghiên cứu của luận
án
* Mục đích:
Mục đích của luận án là làm sáng tỏ một cách có hệ thống về mặt lý

luận những nội dung cơ bản của chế định trách nhiệm hình sự theo luật hình
sự Việt Nam, xác định những bất cập để đề xuất những giải pháp cụ thể, góp
phần tiếp tục hoàn thiện chế định này trong thời gian tới. Đồng thời, luận án
cũng nhằm giải quyết một số vớng mắc trong việc áp dụng các quy phạm của
chế định trách nhiệm hình sự, góp phần nâng cao hiệu quả của cuộc đấu
tranh phòng và chống tội phạm ở nớc ta hiện nay.
* Nhiệm vụ:
Với mục đích nghiên cứu trên, luận án tập trung vào việc giải quyết
những nhiệm vụ sau:
Về mặt lý luận:
Trên cơ sở nghiên cứu sự phát triển của chế định này trong lịch sử lập
pháp hình sự Việt Nam, đồng thời so sánh chế định trách nhiệm hình sự theo
luật hình sự Việt Nam với chế định trách nhiệm hình sự trong luật hình sự
một số nớc, làm sáng tỏ bản chất pháp lý của chế định trách nhiệm hình sự
theo luật hình sự Việt Nam.
Về mặt thực tiễn:
Nghiên cứu việc áp dụng các quy phạm pháp luật của chế định trách
nhiệm hình sự trong thực tiễn áp dụng pháp luật hình sự nớc ta. Trên cơ sở
phân tích những thiếu sót, khuyết điểm và những vớng mắc của việc áp dụng
pháp luật hình sự liên quan đến chế định trách nhiệm hình sự, đề xuất những
4
giải pháp cụ thể nhằm góp phần tạo sự nhận thức và áp dụng pháp luật đợc
thống nhất.
* Đối tợng nghiên cứu:
Luận án nghiên cứu chế định trách nhiệm hình sự theo luật hình sự
Việt Nam. Cụ thể là nghiên cứu các vấn đề nh: Khái niệm trách nhiệm hình
sự; mối quan hệ giữa trách nhiệm hình sự với miễn trách nhiệm hình sự; cơ
sở của trách nhiệm hình sự; trách nhiệm hình sự trong một số trờng hợp đặc
biệt nh: trách nhiệm hình sự của ngời phạm tội trong trong tình trạng say;
trách nhiệm hình sự của ngời chuẩn bị phạm tội, phạm tội cha đạt; trách

nhiệm hình sự trong đồng phạm; trách nhiệm hình sự của ngời cha thành niên
phạm tội.
Chế định trách nhiệm hình sự liên quan đến nhiều vấn đề khác của
luật hình sự và luật tố tụng hình sự nh hình phạt, quyết định hình phạt, các
giai đoạn thực hiện tội phạm, đồng phạm, miễn trách nhiệm hình sự, miễn
hình phạt, các biện pháp ngăn chặn và các biện pháp cỡng chế hình sự khác...
Việc đề cập đến các vấn đề trên của luật hình sự và luật tố tụng hình sự cũng
chỉ nhằm giải quyết một cách có hệ thống và làm rõ hơn chế định trách
nhiệm hình sự theo luật hình sự Việt Nam.
* Phạm vi nghiên cứu:
Luận án nghiên cứu chế định trách nhiệm hình sự theo luật hình sự
Việt Nam dới góc độ của luật hình sự. Đồng thời, cũng đề cập đến một số
quy phạm của luật tố tụng hình sự nhằm giải quyết nhiệm vụ và đối tợng
nghiên cứu.
4. Cơ sở lý luận và phơng pháp nghiên cứu của luận án
Cơ sở lý luận của luận án là quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin, t t-
ởng Hồ Chí Minh, đờng lối, chính sách của Đảng về Nhà nớc, pháp luật, về tội
phạm, hình phạt; những thành tựu của các khoa học triết học, lịch sử các học
5
thuyết chính trị và pháp lý, luật hình sự, luật tố tụng hình sự, lôgíc học... Luận
án đợc trình bày trên cơ sở nghiên cứu các văn bản pháp luật hình sự, tố tụng
hình sự; các văn bản hớng dẫn áp dụng pháp luật của các cơ quan nhà nớc có
thẩm quyền; các văn bản pháp lý khác; những luận điểm khoa học trong các
công trình nghiên cứu của các tác giả trong và ngoài nớc.
Trên cơ sở phơng pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ
nghĩa duy vật lịch sử, luận án đặc biệt chú trọng các phơng pháp nghiên cứu
nh phơng pháp hệ thống, lịch sử, lôgíc, phân tích, so sánh, tổng hợp để chọn
lọc kinh nghiệm thực tiễn, tri thức khoa học trong và ngoài nớc.
5. Những đóng góp mới của luận án
Đây là luận án tiến sĩ luật học đầu tiên trong khoa học luật hình sự đề

cập đến việc nghiên cứu một cách có hệ thống chế định trách nhiệm hình sự
theo luật hình sự Việt Nam. Luận án đã có một số đóng góp sau đây:
- Phân tích một cách có hệ thống và cố gắng làm rõ những vấn đề cơ
bản của chế định trách nhiệm hình sự nh: Khái niệm trách nhiệm hình sự;
mối quan hệ giữa trách nhiệm hình sự và miễn trách nhiệm hình sự; cơ sở của
trách nhiệm hình sự; trách nhiệm hình sự trong một số trờng hợp đặc biệt nh:
trách nhiệm hình sự của ngời phạm tội trong tình trạng say; trách nhiệm hình
sự của ngời chuẩn bị phạm tội, phạm tội cha đạt; trách nhiệm hình sự trong
đồng phạm; trách nhiệm hình sự của ngời cha thành niên phạm tội theo luật
hình sự Việt Nam. Với việc phân tích, lý giải và rút ra một số kết luận khoa
học, luận án góp phần xác định cơ sở khoa học cho việc nhận thức chế định
trách nhiệm hình sự theo luật hình sự Việt Nam đợc thống nhất, qua đó góp
phần nâng cao hiệu quả của cuộc đấu tranh phòng, chống tội phạm ở nớc ta.
- Luận án nghiên cứu khái quát việc áp dụng chế định trách nhiệm
hình sự trong hoạt động thực tiễn ở nớc ta, phân tích một số điểm cha phù
hợp của Bộ luật hình sự và một số vớng mắc trong quá trình áp dụng pháp
luật hình sự liên quan đến việc giải quyết vấn đề trách nhiệm hình sự, qua đó
6
góp phần đánh giá đúng thực trạng tình hình áp dụng pháp luật hình sự liên
quan đến việc giải quyết vấn đề trách nhiệm hình sự ở nớc ta trong thời gian
qua. Luận án cũng đề xuất một số giải pháp cụ thể nhằm góp phần giải thích,
hớng dẫn áp pháp luật hình sự đợc thống nhất, đồng thời nêu ra kiến nghị sửa
đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật hình sự hiện hành liên quan đến chế
định trách nhiệm hình sự nhằm đáp ứng ngày càng tốt hơn yêu cầu của thực
tiễn đấu tranh phòng và chống tội phạm.
6. ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án
Những kết quả nghiên cứu của luận án có ý nghĩa lý luận và thực tiễn
quan trọng sau:
Về mặt lý luận:
Luận án này là công trình nghiên cứu chuyên khảo đề cập riêng đến việc

phân tích có hệ thống những nội dung cơ bản của chế định trách nhiệm hình
sự theo luật hình sự Việt Nam với những đóng góp về mặt khoa học đã nêu trên.
Về mặt thực tiễn:
Luận án góp phần vào việc xác định đúng đắn nội dung, cơ sở, điều
kiện của việc truy cứu, áp dụng trách nhiệm hình sự đối với ngời phạm tội
trong hoạt động điều tra, truy tố, xét xử của các cơ quan nhà nớc có thẩm
quyền trong hoạt động tố tụng hình sự nhằm góp phần nâng cao hiệu quả của
cuộc đấu tranh phòng và chống tội phạm ở nớc ta.
Ngoài ra, luận án có thể đợc sử dụng làm tài liệu tham khảo trong
việc nghiên cứu, giảng dạy, học tập tại các cơ sở nghiên cứu và đào tạo chuyên
ngành luật ở nớc ta.
7. Kết cấu của luận án
Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, luận án
gồm có 3 chơng, 8 mục.
7
Chơng 1
Khái niệm trách nhiệm hình sự và mối quan hệ giữa
trách nhiệm hình sự với miễn trách nhiệm hình sự
1.1. Khái niệm trách nhiệm hình sự
Trong sách báo cũng nh thực tiễn chính trị, pháp lý, thuật ngữ "trách
nhiệm" thờng đợc hiểu theo hai nghĩa. Thứ nhất, trách nhiệm là nghĩa vụ,
bổn phận của một ngời trớc ngời khác, trớc xã hội hoặc Nhà nớc. Ví dụ, trách
nhiệm của công dân trong việc bảo vệ môi trờng sống; trách nhiệm của bố
mẹ trong việc chăm sóc, giáo dục con cái v.v... Thứ hai, trách nhiệm là hậu
quả bất lợi mà một ngời phải gánh chịu trớc ngời khác, trớc xã hội hoặc Nhà
nớc do đã có hành vi vi phạm nghĩa vụ, bổn phận nào đó.
Trách nhiệm pháp lý, trong đó có trách nhiệm hình sự, đợc dùng theo
nghĩa thứ hai. Tuy nhiên, cho đến nay, xung quanh khái niệm trách nhiệm
hình sự vẫn còn những quan điểm khác nhau.
Quan điểm thứ nhất: Trách nhiệm hình sự là một loại quan hệ pháp

luật giữa Nhà nớc và ngời phạm tội. Trách nhiệm hình sự là nghĩa vụ phải
chịu các biện pháp cỡng chế nhà nớc của ngời phạm tội do việc ngời đó thực
hiện tội phạm. Thời điểm ngời phạm tội thực hiện tội phạm là thời điểm bắt
đầu trách nhiệm hình sự [55, tr. 73], [66, tr. 32], [67, tr. 31-32].
Quan điểm thứ hai: Trách nhiệm hình sự là một dạng trách nhiệm
pháp lý, là tổng hợp các quyền và nghĩa vụ của Nhà nớc và ngời phạm tội, đ-
ợc thể hiện ở các biện pháp tác động có tính chất pháp lý hình sự mà luật
hình sự quy định, áp dụng đối với ngời thực hiện tội phạm, bao gồm hình
phạt và các biện pháp tác động có tính chất pháp lý hình sự khác không phải
8
hình phạt và đợc bắt đầu từ khi truy cứu trách nhiệm hình sự đối với một ngời
[27, tr. 8], [79, tr. 335; 348].
Quan điểm thứ ba: Trách nhiệm hình sự là việc thực hiện chế tài
pháp lý hình sự, phát sinh từ khi áp dụng hình phạt đối với ngời phạm
tội [49, tr. 59], [75, tr. 61].
Quan điểm thứ t: Trách nhiệm hình sự là hậu quả pháp lý của việc
phạm tội, kết quả của việc áp dụng các quy phạm pháp luật hình sự và đợc
thể hiện trớc hết ở việc kết án của Tòa án, nhân danh Nhà nớc, đối với ngời
phạm tội [13, tr. 124], [20, tr. 91], [32, tr.14], [62, tr. 39-40], [81, tr. 24].
Về vấn đề án tích có thuộc nội dung của trách nhiệm hình sự không,
trong khoa học luật hình sự cũng có hai quan điểm khác nhau.
Quan điểm thứ nhất: án tích không phải là sự thể hiện nội dung của
trách nhiệm hình sự. Trách nhiệm hình sự kết thúc từ thời điểm một ngời đã
chấp hành xong hình phạt hoặc đợc miễn chấp hành hình phạt [20, tr. 89], [53,
tr. 166], [60, tr. 92], [65, tr. 124], [69, tr. 9], [71, tr. 44], [74, tr. 12].
Quan điểm thứ hai: án tích là một trong những hình thức thể hiện
trách nhiệm hình sự. Thời điểm một ngời đợc xóa án tích là thời điểm kết
thúc của trách nhiệm hình sự [13, tr. 128], [26, tr. 126], [55, tr. 61-62],
[80, tr. 30], [88, tr.155], [90, tr. 35-38].
Trớc hết, về quan điểm coi trách nhiệm hình sự là nghĩa vụ phải chịu

các biện pháp cỡng chế nhà nớc của ngời phạm tội do việc ngời đó thực hiện tội
phạm và bắt đầu từ thời điểm ngời phạm tội thực hiện tội phạm.
Về bản chất, nghĩa vụ pháp lý và trách nhiệm pháp lý là khác nhau.
Khi đề cập đến nghĩa vụ pháp lý của một ngời là đề cập đến khả năng ngời
đó có thể phải chịu trách nhiệm pháp lý, còn khi nói đến trách nhiệm pháp lý
của một ngời chính là nói đến việc thực hiện nghĩa vụ pháp lý của ngời đó
9
trái với ý chí của họ. Trách nhiệm hình sự, với tính cách là một dạng của
trách nhiệm pháp lý, không phải là nghĩa vụ mà một ngời có thể phải chịu
hậu quả pháp lý bất lợi do việc ngời đó thực hiện tội phạm mà chính là việc
phải chịu hậu quả pháp lý bất lợi của ngời phạm tội trớc Nhà nớc trong tình
trạng bị cỡng chế do việc ngời đó đã thực hiện tội phạm. Đúng nh Bratux X.
N. đã viết:
Trách nhiệm - đó không phải là nghĩa vụ phải chịu những
hậu quả phát sinh từ sự vi phạm pháp luật mà chính là hậu quả của
nó trong tình trạng bị cỡng chế... Trách nhiệm - đó là nghĩa vụ đã
đợc thực hiện bằng cỡng chế. Nghĩa vụ thì có thể đợc thực hiện
hoặc không đợc thực hiện, nhng khi đã bắt đầu trách nhiệm, nghĩa
là khi bộ máy cỡng chế đã đi vào hoạt động thì ngời có trách nhiệm
không đợc lựa chọn. Ngời đó không thể không thực hiện hành vi
tạo thành nội dung của nghĩa vụ phải thực hiện [57, tr. 103].
Thời điểm ngời phạm tội thực hiện tội phạm là thời điểm bắt đầu phát
sinh mối quan hệ pháp luật hình sự giữa Nhà nớc và ngời phạm tội. Từ khi
đó, Nhà nớc có quyền áp dụng các biện pháp cỡng chế cần thiết, có quyền
buộc ngời phạm tội phải chịu trách nhiệm hình sự. Ngời phạm tội có nghĩa vụ
phải chịu các biện pháp cỡng chế, chịu trách nhiệm hình sự do Nhà nớc áp
dụng. Nhng nghĩa vụ phải chịu trách nhiệm hình sự của ngời phạm tội sẽ
không đợc thực hiện trên thực tế nếu tội phạm không bị phát hiện, tội phạm đã
hết thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự hoặc ngời phạm tội đợc miễn trách
nhiệm hình sự theo quy định của luật hình sự.

Ngời phạm tội có thể phải chịu trách nhiệm hình sự và có thể đợc
miễn trách nhiệm hình sự. Giống với ngời phải chịu trách nhiệm hình sự, ng-
ời đợc miễn trách nhiệm hình sự là ngời đã thực hiện tội phạm, nghĩa là đã
thực hiện hành vi thỏa mãn các dấu hiệu của một cấu thành tội phạm đợc luật
10
hình sự quy định. Từ thời điểm thực hiện tội phạm, ngời phạm tội có nghĩa vụ
phải gánh chịu hậu quả bất lợi là trách nhiệm hình sự, nhng vì có những căn
cứ để đợc miễn trách nhiệm hình sự theo quy định của luật hình sự, ngời đó
lại đợc miễn trách nhiệm hình sự. Đối với ngời đợc miễn trách nhiệm hình
sự, nghĩa vụ phải chịu hậu quả bất lợi đã không trở thành hậu quả bất lợi thực
tế mà ngời đó phải chịu.
Nh vậy, trách nhiệm hình sự chỉ có thể áp dụng đối với ngời phạm tội
nhng không có nghĩa ngời phạm tội nào cũng đều phải chịu trách nhiệm hình
sự. Trong nhiều trờng hợp, theo quy định của pháp luật hình sự, ngời phạm tội
không bị buộc phải chịu trách nhiệm hình sự. Do vậy, không thể đồng nhất
nghĩa vụ phải chịu trách nhiệm hình sự với trách nhiệm hình sự mà một ngời
phải chịu trên thực tế do việc thực hiện tội phạm.
Về quan điểm cho rằng, trách nhiệm hình sự bao gồm các biện pháp
tác động có tính chất pháp lý hình sự, bắt đầu từ khi truy cứu trách nhiệm
hình sự.
Theo chúng tôi, quan điểm này cũng cần đợc xem xét lại vì chứa
đựng những mâu thuẫn khó giải quyết. Đúng là từ thời điểm khởi tố bị can,
nghĩa là thời điểm bắt đầu của hoạt động truy cứu trách nhiệm hình sự đối
với một ngời, các cơ quan nhà nớc có thẩm quyền đã có thể áp dụng các biện
pháp cỡng chế đối với ngời phạm tội (thậm chí có những biện pháp cỡng chế
còn đợc áp dụng đối với một ngời trớc khi ngời đó có thể bị khởi tố bị can. Ví
dụ, biện pháp bắt ngời trong trờng hợp khẩn cấp, bắt ngời phạm tội quả tang,
tạm giữ). Tuy nhiên, các biện pháp cỡng chế mà các cơ quan có thẩm quyền
áp dụng đối với một ngời trớc khi ngời đó có thể bị Tòa án kết án bằng bản
án kết tội không phải là sự thể hiện nội dung của trách nhiệm hình sự nếu sau

đó các cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng đã ra các quyết định nh:
quyết định đình chỉ điều tra hoặc đình chỉ vụ án vì hành vi của bị can không
11
cấu thành tội phạm; quyết định đình chỉ điều tra hoặc đình chỉ vụ án vì có
căn cứ để miễn trách nhiệm hình sự cho bị can hoặc Tòa án tuyên bố bị cáo
vô tội hoặc tuyên bị cáo đợc miễn trách nhiệm hình sự tại phiên tòa.
Nếu nh chấp nhận quan điểm cho rằng, trách nhiệm hình sự bắt đầu
từ khi truy cứu trách nhiệm hình sự đối với một ngời, nghĩa là từ khi khởi tố
bị can, thì trong trờng hợp này, phải chăng trớc khi có bản án mà Tòa án
tuyên miễn trách nhiệm hình sự đối với một ngời, ngời đó đã phải chịu một
phần trách nhiệm hình sự? Điều này khó có thể đợc coi là phù hợp. Khi nói
đến miễn trách nhiệm hình sự là nói đến miễn toàn bộ hậu quả pháp lý thể
hiện nội dung của trách nhiệm hình sự mà đáng ra ngời phạm tội phải chịu tr-
ớc Nhà nớc chứ không phải là miễn một phần trách nhiệm hình sự. Một ngời
đã phải chịu trách nhiệm hình sự thì không thể nói đến miễn trách nhiệm
hình sự đối với ngời đó nữa. Nếu ngời phạm tội đã phải chịu trách nhiệm
hình sự trớc khi có bản án của Tòa án, thì Tòa án sẽ không thể nhân danh
Nhà nớc tuyên miễn trách nhiệm hình sự đối ngời đó tại phiên tòa.
Theo quy định của Bộ luật tố tụng hình sự nớc ta, trớc khi bị kết tội,
một ngời có thể đã bị các cơ quan tiến hành tố tụng áp dụng những biện pháp
ngăn chặn nh: bắt, tạm giữ, tạm giam, cấm đi khỏi nơi c trú, bảo lĩnh, đặt tiền
hoặc tài sản có giá trị để bảo đảm. Những biện pháp này đợc áp dụng nhằm
mục đích ngăn chặn tội phạm hoặc khi có căn cứ chứng tỏ bị can, bị cáo sẽ
gây khó khăn cho việc điều tra, truy tố, xét xử hoặc sẽ tiếp tục phạm tội, cũng
nh khi cần bảo đảm thi hành án. Về bản chất, các biện pháp ngăn chặn không
phải là sự thể hiện của trách nhiệm hình sự mà chỉ là các biện pháp cỡng chế
có tính chất tố tụng hình sự để ngăn chặn tội phạm, bảo đảm hiệu quả của
việc điều tra, truy tố, xét xử hoặc bảo đảm cho việc thực hiện trách nhiệm
hình sự sau này (bảo đảm thi hành án). Mặc dù các biện pháp ngăn chặn chỉ
có thể đợc áp dụng đối với ngời phạm tội, nhng chúng không phải là hậu quả

tất yếu của việc phạm tội. Việc các cơ quan tiến hành tố tụng có áp dụng biện
12
pháp ngăn chặn đối với một ngời hay không không phải là do đã xác định đ-
ợc ngời đó phạm tội hay không phạm tội mà là ở chỗ có căn cứ để chứng tỏ,
nếu không áp dụng các biện pháp ngăn chặn thì ngời đó có thể sẽ gây khó
khăn cho việc điều tra, truy tố, xét xử hoặc có thể tiếp tục phạm tội hoặc sau
này việc thi hành án sẽ gặp khó khăn. Một ngời đã bị áp dụng biện pháp ngăn
chặn vẫn có thể đợc miễn trách nhiệm hình sự nếu sau đó xác định đợc có
căn cứ để miễn trách nhiệm hình sự đối với ngời đó. Ngợc lại, một ngời có
thể không bị áp dụng biện pháp ngăn chặn nhng vẫn có thể phải chịu trách
nhiệm hình sự, nếu sau đó Tòa án tuyên bản án kết tội đối với ngời đó và bản
án đó có hiệu lực pháp luật. Bản thân thuật ngữ "các biện pháp ngăn chặn" đã
nói lên tính chất phòng ngừa của các biện pháp này, đúng nh Enhikêev Z. Đ.
đã viết: "Các biện pháp ngăn chặn là một phạm trù tố tụng thuần túy, có ý
nghĩa phòng ngừa" [61, tr. 64].
Tuy nhiên, điều này không có nghĩa là các biện pháp ngăn chặn mà
các cơ quan nhà nớc có thẩm quyền tiến hành tố tụng áp dụng đối với ngời
phạm tội trớc khi có bản án kết tội của Tòa án không có ảnh hởng gì đến
trách nhiệm hình sự mà ngời phạm tội phải chịu sau đó. Một số biện pháp
ngăn chặn áp dụng đối với ngời phạm tội cũng có thể chuyển thành bộ phận
cấu thành của việc thực hiện trách nhiệm hình sự nếu ngời đã bị áp dụng các
biện pháp ngăn chặn sau đó đã bị Tòa án kết án bằng bản án kết tội có kèm
theo việc quyết định một số loại hình phạt nhất định. Theo Điều 31 Bộ luật
hình sự, nếu ngời bị kết án cải tạo không giam giữ đã bị tạm giữ, tạm giam tr-
ớc khi chấp hành hình phạt cải tạo không giam giữ thì thời gian tạm giữ, tạm
giam đợc trừ vào thời gian chấp hành hình phạt cải tạo không giam giữ, cứ
một ngày tạm giữ, tạm giam bằng ba ngày cải tạo không giam giữ. Còn theo
Điều 33 Bộ luật hình sự, nếu ngời bị kết án phạt tù có thời hạn đã bị tạm giữ,
tạm giam trớc khi chấp hành hình phạt tù thì thời gian tạm giữ, tạm giam đợc
13

trừ vào thời hạn chấp hành hình phạt tù, cứ một ngày tạm giữ, tạm giam bằng
một ngày tù.
Nh vậy, khi ngời phạm tội bị Tòa án kết tội bằng bản án kết tội có
hiệu lực pháp luật thì các biện pháp tạm giữ, tạm giam đã áp dụng đối với ng-
ời phạm tội bị phạt cải tạo không giam giữ hoặc tù có thời hạn đợc chuyển
thành một bộ phận cấu thành của việc chấp hành hình phạt, nghĩa là chuyển
thành một bộ phận của việc thực hiện trách nhiệm hình sự.
Cũng giống các biện pháp ngăn chặn, các biện pháp t pháp cũng có
thể đợc áp dụng đối với ngời phạm tội trớc khi có bản án kết tội của Tòa án
có hiệu lực pháp luật. Nhng bản thân việc áp dụng các biện pháp t pháp
không phải bao giờ cũng thuộc nội dung của việc thực hiện trách nhiệm hình
sự. Ngời bị áp dụng biện pháp t pháp vẫn có thể đợc miễn trách nhiệm hình
sự nếu có căn cứ để miễn trách nhiệm hình sự theo quy định của luật hình sự.
Thậm chí, biện pháp t pháp có thể áp dụng cả đối với ngời không có năng lực
trách nhiệm hình sự. Ví dụ, theo quy định tại khoản 1 Điều 13 Bộ luật hình
sự, biện pháp t pháp bắt buộc chữa bệnh đợc áp dụng cả đối với ngời thực
hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội trong tình trạng không có năng lực trách
nhiệm hình sự. Tuy nhiên, theo quy định tại Điều 44 Bộ luật hình sự, nếu ng-
ời phạm tội đã bị áp dụng biện pháp t pháp bắt buộc chữa bệnh mà sau đó bị
kết án phạt tù thì "thời gian bắt buộc chữa bệnh đợc trừ vào thời hạn chấp
hành hình phạt tù". Điều này chứng tỏ việc thực hiện biện pháp bắt buộc
chữa bệnh của ngời phạm tội trớc khi bị kết án, giống nh biện pháp tạm giữ,
tạm giam, cũng có thể đợc chuyển thành một bộ phận của việc thực hiện
trách nhiệm hình sự.
Theo khoản 4 Điều 69 Bộ luật hình sự, khi xét xử, nếu thấy không
cần thiết phải áp dụng hình phạt đối với ngời cha thành niên phạm tội thì Tòa
14
án áp dụng một trong các biện pháp t pháp là giáo dục tại xã, phờng, thị trấn
hoặc đa vào trờng giáo dỡng. Thực chất, đây là quy định về việc Tòa án
không áp dụng hình phạt mà áp dụng các biện pháp t pháp thay thế hình phạt

đối với ngời cha thành niên phạm tội. Trong trờng hợp này, ngời cha thành
niên phạm tội vẫn phải chịu trách nhiệm hình sự, vẫn phải chịu sự lên án của
Nhà nớc mà Tòa án là ngời đại diện tuyên bản án kết tội tại phiên tòa (chịu
sự kết tội bằng bản án kết tội của Tòa án) và các biện pháp t pháp do Tòa án
áp dụng cũng tạo thành bộ phận cấu thành của việc thực hiện trách nhiệm
hình sự đối với ngời cha thành niên phạm tội, mặc dù theo quy định tại khoản
2 Điều 77 Bộ luật hình sự, ngời cha thành niên phạm tội bị áp dụng biện pháp
t pháp giáo dục tại xã, phờng, thị trấn hoặc đa vào trờng giáo dỡng thì không
bị coi là có án tích.
Về quan điểm coi trách nhiệm hình sự là việc thực hiện chế tài pháp
lý hình sự, phát sinh từ khi áp dụng hình phạt đối với ngời phạm tội.
Quan điểm này thực chất đã thu hẹp nội dung của trách nhiệm hình
sự. Nh chúng ta đã biết, trong số các biện pháp cỡng chế của Nhà nớc có tính
chất pháp lý hình sự áp dụng đối với ngời phạm tội thì hình phạt là biện pháp
cỡng chế chủ yếu và nghiêm khắc nhất. Tuy nhiên, trách nhiệm hình sự và
hình phạt là những khái niệm không đồng nhất. Trách nhiệm hình sự là một
chế định pháp lý, còn hình phạt chỉ là một trong những biện pháp để thực
hiện, để cụ thể hóa trách nhiệm hình sự. Trong Bộ luật hình sự nớc ta, thuật
ngữ "trách nhiệm hình sự" và "hình phạt" cũng đã đợc phân biệt qua một số
quy định cụ thể. Điều 2 Bộ luật hình sự quy định: "Chỉ ngời nào phạm một
tội đã đợc Bộ luật hình sự quy định mới phải chịu trách nhiệm hình sự". Đoạn
cuối Điều 26 Bộ luật hình sự quy định: "Hình phạt... do Tòa án quyết định".
Điều 25 Bộ luật hình sự quy định về "miễn trách nhiệm hình sự", Điều 54 Bộ
luật hình sự quy định về "miễn hình phạt". Sự tồn tại của thuật ngữ "miễn
15
hình phạt" cùng với thuật ngữ "miễn trách nhiệm hình sự" trong Bộ luật hình
sự cũng đã phản ánh sự không đồng nhất của hai khái niệm trách nhiệm hình
sự và hình phạt trong luật hình sự nớc ta.
Khái niệm trách nhiệm hình sự là khái niệm rộng hơn khái niệm hình
phạt. Trách nhiệm hình sự là hậu quả pháp lý của việc phạm tội đợc áp dụng

đối với ngời thực hiện hành vi phạm tội, còn hình phạt chỉ là một trong những
biện pháp cỡng chế chủ yếu của trách nhiệm hình sự. Trách nhiệm hình sự,
theo luật hình sự Việt Nam, đã đợc phân ra thành hai loại: loại có hình phạt
và loại không có hình phạt (miễn hình phạt). Trong trờng hợp có hình phạt,
trách nhiệm hình sự mà ngời phạm tội phải chịu trớc hết thể hiện ở bản án kết
tội kèm theo việc quyết định hình phạt của Tòa án đối với ngời phạm tội. Ng-
ời phạm tội không chỉ bị kết tội, "bị coi là có tội" mà còn phải chịu hình phạt
do Tòa án quyết định trong bản án kết tội đó. Trong trờng hợp miễn hình
phạt, trách nhiệm hình sự đợc thể hiện ở bản án kết tội của Tòa án mà không
có quyết định hình phạt đối với ngời phạm tội. Ngời phạm tội bị Tòa án, nhân
danh Nhà nớc, kết án vì đã thực hiện hành vi phạm tội. Với bản án kết tội có
hiệu lực pháp luật, ngời phạm tội chính thức "bị coi là có tội" nhng ngời đó
không bị Tòa án quyết định hình phạt mà đợc miễn hình phạt.
Vì những lẽ đó, không thể coi trách nhiệm hình sự là việc thực hiện
chế tài pháp lý hình sự, phát sinh từ khi áp dụng hình phạt đối với ngời phạm
tội.
Theo quan điểm chúng tôi, để xác định khái niệm trách nhiệm hình
sự trớc hết phải làm rõ các đặc điểm vốn có của nó.
Đặc điểm thứ nhất: Trách nhiệm hình sự là hậu quả pháp lý của
việc thực hiện hành vi bị luật hình sự coi là tội phạm.
16
Trách nhiệm hình sự là một loại trách nhiệm pháp lý chỉ có thể đợc
áp dụng đối với ngời thực hiện hành vi bị luật hình sự coi là tội phạm, nghĩa
là việc thực hiện hành vi thỏa mãn các dấu hiệu của cấu thành tội phạm đợc
quy định trong luật hình sự. Không có việc thực hiện hành vi bị luật hình sự
coi là tội phạm thì không thể có trách nhiệm hình sự.
Trong quá trình áp dụng pháp luật hình sự, để quy kết hành vi nào đó
là tội phạm và buộc ngời thực hiện hành vi phải chịu trách nhiệm hình sự, ng-
ời áp dụng pháp luật phải trên cơ sở đối chiếu hành vi đã thực hiện với các
dấu hiệu của cấu thành tội phạm đợc quy định trong Bộ luật hình sự, chứ

không đợc áp đặt theo ý thức chủ quan, bất chấp những quy định của pháp
luật. Nếu trong quá trình áp dụng pháp luật, ngời áp dụng pháp luật xác định
đợc hành vi của một ngời thỏa mãn các dấu hiệu của cấu thành tội phạm đợc
Bộ luật hình sự quy định thì mới có thể kết luận hành vi đó là tội phạm và
mới có thể buộc ngời thực hiện hành vi phải chịu trách nhiệm hình sự.
Theo luật hình sự nớc ta, Bộ luật hình sự là văn bản pháp lý duy nhất
quy định hành vi nào đó là tội phạm. Nếu không đợc quy định trong Bộ luật
hình sự thì một hành vi dù nguy hiểm cho xã hội đến đâu cũng không thể bị
coi là tội phạm và ngời thực hiện hành vi không thể phải chịu trách nhiệm
hình sự.
Tội phạm là hành vi đợc quy định trong Bộ luật hình sự. Điều này có
nghĩa là các dấu hiệu pháp lý của từng tội phạm cụ thể đợc quy định ở cả
Phần chung và Phần các tội phạm của Bộ luật hình sự. Phần chung Bộ luật
hình sự không chỉ quy định khái niệm tội phạm mà còn quy định các dấu
hiệu có ý nghĩa xác định chung đối với mọi tội phạm nh: nội dung của lỗi cố
ý và lỗi vô ý, tuổi chịu trách nhiệm hình sự, vấn đề năng lực trách nhiệm hình
sự, các dấu hiệu của chuẩn bị phạm tội, phạm tội cha đạt và trách nhiệm hình
sự của ngời chuẩn bị phạm tội và phạm tội cha đạt, các dấu hiệu đồng phạm
17
và các loại ngời đồng phạm, v.v... Phần các tội phạm của Bộ luật hình sự quy
định về các cấu thành tội phạm cụ thể, trong đó xác định các dấu hiệu pháp
lý của từng tội phạm cũng nh loại và mức hình phạt áp dụng đối với ngời
phạm tội đó.
Theo luật hình sự Việt Nam, tội phạm là hành vi đợc quy định trong
Bộ luật hình sự. Những vi phạm pháp luật không phải tội phạm, về hình thức,
cũng có thể có các dấu hiệu gần giống với tội phạm (cả về khách thể, mặt
khách quan, chủ thể và mặt chủ quan của hành vi vi phạm). Trong trờng hợp
này, yếu tố quan trọng, có ý nghĩa quyết định để phân biệt tội phạm và các vi
phạm khác lại là yếu tố tính nguy hiểm (tính chất và mức độ nguy hiểm) cho
xã hội của hành vi có đáng kể hay không. Nếu hành vi nguy hiểm cho xã hội

đáng kể thì hành vi đó là tội phạm và ngời phạm tội phải chịu trách nhiệm
hình sự. Còn nếu hành vi nguy hiểm cho xã hội không đáng kể thì hành vi đó
chỉ là vi phạm pháp luật và ngời thực hiện hành vi chỉ có thể phải chịu trách
nhiệm pháp lý khác ngoài trách nhiệm hình sự.
Xác định hành vi thực hiện có tính nguy hiểm cho xã hội đáng kể là
yếu tố cần thiết, quan trọng để xác định tội phạm. Trên cơ sở đó buộc ngời
phạm tội phải chịu trách nhiệm hình sự. Trong quá trình làm luật, nhà làm
luật đã cố gắng đa ra những tiêu chí (dấu hiệu) cụ thể để xác định tính chất,
mức độ nguy hiểm cho xã hội đáng kể của nhiều loại tội phạm, giúp cho các
cơ quan áp dụng pháp luật và ngời áp dụng pháp luật có cơ sở để đánh giá,
phân định giữa hành vi đến mức nào là nguy hiểm đáng kể cho xã hội bị coi
là tội phạm với hành vi nguy hiểm cho xã hội không đáng kể, không phải tội
phạm. Tuy nhiên, khó có thể quy định đợc hết các tiêu chí đánh giá cụ thể về
tính nguy hiểm cho xã hội đáng kể trong tất cả các loại tội phạm. Trong
những trờng hợp điều luật quy định về tội phạm cụ thể nào đó mà những tiêu
chí để đánh giá về tính nguy hiểm cho xã hội của tội phạm đó không cụ thể
thì đòi hỏi ngời áp dụng pháp luật trong quá trình xem xét một hành vi nào
18
đó để kết luận có phải tội phạm hay không phải đánh giá tổng hợp các tình
tiết có liên quan.
Ví dụ, trong Điều 136 Bộ luật hình sự về tội cớp giật tài sản, nhà làm
luật không quy định những tiêu chí cụ thể làm ranh giới để phân biệt tội cớp
giật tài sản với hành vi cớp giật tài sản chỉ là vi phạm hành chính. Trong tr-
ờng hợp này, ngời áp dụng pháp luật phải xem xét tổng hợp các tình tiết có
liên quan để kết luận hành vi đó có nguy hiểm đáng kể cho xã hội hay không.
Nếu là nguy hiểm đáng kể cho xã hội thì là tội phạm và nếu không có căn cứ
để miễn trách nhiệm hình sự thì phải truy cứu trách nhiệm hình sự đối với ng-
ời phạm tội. Nếu hành vi đã thực hiện nguy hiểm cho xã hội không đáng kể
thì không thể coi hành vi đó là hành vi phạm tội.
Thực tiễn áp dụng pháp luật hình sự đã xảy ra những trờng hợp do

nhận thức không đúng bản chất của hành vi nguy hiểm cho xã hội bị luật
hình sự coi là tội phạm nên các cơ quan áp dụng pháp luật đã đa ra truy tố,
xét xử cả những hành vi không phải là tội phạm, trong đó có hiện tợng "hình
sự hóa các quan hệ dân sự, kinh tế". Ví dụ: Năm 1996, do cần vốn để xây
dựng lò sấy lúa, vợ chồng Nguyễn Thị Vân, Phùng Văn Hiệp đã giao 12.000
m
2
đất nông nghiệp cho ông Trơng Ngọc Niếu canh tác trong 1 năm để mợn 5
lợng vàng 24K, khi hết hạn ông Niếu sẽ trả lại đất và nhận lại vàng. Đến
tháng 4/1997, hai bên gia hạn thêm 1 năm nữa. Cũng trong thời gian này,
Nguyễn Thị Vân đem giấy chứng nhận quyền sử dụng đất 12.000m
2
thế chấp
cho ông Nguyễn Thành Khiêm để vay 45.000.000 đồng với lãi suất 6% một
tháng. Do sau một tháng vợ chồng Vân, Hiệp không trả đợc lãi nên ông
Khiêm làm giấy mua bán đất với vợ chồng Vân, Hiệp với giá 54.000.000
đồng và hai bên thỏa thuận trong vòng 1 tháng vợ chồng Vân, Hiệp có quyền
trả lại tiền vốn và lãi để nhận lại đất. Sau hơn 1 tháng, vợ chồng Vân, Hiệp
không trả đợc tiền, ông Khiêm đến ủy ban nhân dân làm thủ tục chuyển
19
quyền sử dụng đất thì vợ chồng Vân, Hiệp ngăn cản và cam kết đến ngày
21/6/1977 sẽ trả cho ông Khiêm 63.300.000 đồng (trớc đó đã trả 6.900.000
đồng).
Tại bản án hình sự sơ thẩm số 243 ngày 16/12/1998, Tòa án nhân dân
tỉnh C áp dụng điểm c khoản 2 Điều 157, điểm h khoản 1 và khoản 3 Điều
38, khoản 1 Điều 44 Bộ luật hình sự năm 1985, xử phạt Nguyễn Thị Vân 36
tháng tù, Phùng Văn Hiệp 24 tháng tù, cho hởng án treo, thời gian thử thách
3 năm về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản của công dân, buộc hai bị cáo phải
liên đới bồi thờng cho ông Khiêm 70.875.000 đồng.
Tại bản án hình sự phúc thẩm số 763 ngày 25/4/2000 Tòa phúc thẩm

Tòa án nhân dân tối cao tại thành phố Hồ Chí Minh đã giảm hình phạt cho
Nguyễn Thị Vân còn 18 tháng tù, giữ nguyên hình phạt đối với Phùng Văn
Hiệp.
Tại Quyết định số 59/UBTP-HS ngày 5/9/2002, ủy ban Thẩm phán
Tòa án nhân dân tối cao đã tuyên Nguyễn Thị Vân và Phùng Văn Hiệp không
phạm tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản của công dân với nhận định: Quan hệ
giữa vợ chồng Vân, Hiệp với ông Niếu là quan hệ dân sự, hai bên cho nhau
vay mợn tài sản, không phải bị cáo thế chấp đất để vay tiền ông Niếu. Vân,
Hiệp có quyền dùng giấy chứng nhận quyền sử dụng đất để thế chấp vay tiền
ông Khiêm nên Vân, Hiệp không phạm tội lừa đảo (không có hành vi lừa đảo
ông Khiêm). Mặt khác, việc thế chấp đất để vay tiền của ông Khiêm cha đầy
đủ thủ tục pháp lý, chỉ là quan hệ dân sự (nguyên đơn là ông Khiêm và bị
đơn là vợ chồng Vân, Hiệp). Tòa án cấp sơ thẩm và phúc thẩm kết án Nguyễn
Thị Vân và Phùng Văn Hiệp phạm tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản của công
dân là không đúng pháp luật.
Vụ án trên cho thấy, các cơ quan tiến hành tố tụng đã không đánh giá
đúng bản chất của quan hệ giữa vợ chồng Vân, Hiệp với ông Niếu và ông
20
Khiêm chỉ là quan hệ dân sự. Vân, Hiệp không có thủ đoạn gian dối để
chiếm đoạt tài sản của ông Khiêm. Bởi vậy, ủy ban Thẩm phán Tòa án nhân
dân tối cao tuyên Nguyễn Thị Vân và Phùng Văn Hiệp không phạm tội lừa
đảo chiếm đoạt tài sản của công dân là đúng.
Ngời thực hiện hành vi chỉ có thể bị coi là tội phạm và phải chịu trách
nhiệm hình sự nếu họ thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội khi đã đạt độ
tuổi chịu trách nhiệm hình sự theo quy định của Bộ luật hình sự.
Theo Điều 12 Bộ luật hình sự nớc ta, ngời từ đủ 16 tuổi trở lên phải
chịu trách nhiệm hình sự về mọi tội phạm; ngời từ đủ 14 tuổi trở lên, nhng
cha đủ 16 tuổi phải chịu trách nhiệm hình sự về tội phạm rất nghiêm trọng do
cố ý hoặc tội phạm đặc biệt nghiêm trọng.
Thực tiễn áp dụng pháp luật hình sự nớc ta đã có trờng hợp các cơ

quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng mắc sai lầm, truy tố, xét xử cả ngời ch-
a đến tuổi chịu trách nhiệm hình sự. Ví dụ: Ngày 7/6/2001, Cơ quan Công an
bắt quả tang Chu Đức Hanh có hành vi mua bán trái phép chất ma túy, thu
giữ của Hanh các vật dụng có liên quan. Tại Cơ quan điều tra, Hanh khai
nhận do nghiện ma túy nên từ tháng 5/2001 đến khi bị bắt, thông qua Đinh
Trọng Quý, Hanh đã xuống Bắc Giang mua hêrôin của Nguyễn Thị Thu 5
lần, trong đó có 4 lần mua 200.000 đồng và 1 lần mua 300.000 đồng. Sau khi
mua về, Hanh chia nhỏ thành từng gói để sử dụng và bán cho các con nghiện
khác tại khu vực bến xe Q, thị xã L. Khi bị Công an bắt, Hanh vừa bán hết 8
gói hêrôin nhỏ.
Tại bản án hình sự sơ thẩm số 14/HSST ngày 31/1/2002, Tòa án nhân
dân tỉnh L áp dụng điểm b khoản 2 Điều 194, Điều 41, điểm p khoản 1 Điều
46, Điều 68, 69 và 74 Bộ luật hình sự, xử phạt Chu Đức Hanh 5 năm tù về tội
mua bán trái phép chất ma túy. Ngày 56/2/2002 Chu Đức Hanh kháng cáo
xin giảm nhẹ hình phạt.
21
Tại bản án hình sự phúc thẩm số 660 ngày 28/5/2002 Tòa phúc thẩm
Tòa án nhân dân tối cao tại Hà Nội đã tuyên Chu Đức Hanh không phạm tội
mua bán trái phép chất ma túy với nhận định: Chu Đức Hanh sinh ngày
4/8/1985, tính đến ngày Hanh phạm tội (ngày 7/6/2001) mới 15 tuổi 10 tháng 3
ngày. Cơ quan Công an bắt quả tang Hanh bán ma túy cho con nghiện đã
không thu đợc ma túy. Trong quá trình điều tra Hanh khai nhận đã nhiều lần
bán hêrôin cho các con nghiện với giá từ 40.000 đồng đến 80.000 đồng 1 gói.
Các con nghiện mua hêrôin của Hanh đều khai nhận nh trên, nhng Cơ quan
điều tra đã không xác định tổng trọng lợng hêrôin các lần Hanh bán cho các
con nghiện là bao nhiêu. Do đó, chỉ đủ cơ sở kết luận hành vi mua bán trái
phép chất ma túy của Hanh thuộc trờng hợp đợc quy định tại khoản 1 Điều
194 Bộ luật hình sự, có mức hình phạt cao nhất đến 7 năm tù (đây là tội phạm
nghiêm trọng). Căn cứ khoản 2 Điều 12 Bộ luật hình sự thì Chu Đức Hanh
không phải chịu trách nhiệm hình sự về tội phạm quy định tại điều khoản này

vì khi thực hiện hành vi mua bán trái phép chất ma túy Hanh cha đủ 16 tuổi.
Nh vậy, sai lầm của các cơ quan tiến hành tố tụng tỉnh L là ở chỗ khi
Công an bắt quả tang Hanh mua bán trái phép chất ma túy, Hanh mới có 15
tuổi 10 tháng 3 ngày, Quá trình điều tra, truy tố, xét xử các cơ quan tiến hành
tố tụng tỉnh L đã không quan tâm làm rõ tổng trọng lợng mua bán trái phép
chất ma túy của Hanh là bao nhiêu, có đến 5 gam hêrôin (mức khởi điểm để
truy tố theo điểm h khoản 2 Điều 194 Bộ luật hình sự) không? Việc truy tố,
xét xử Hanh theo điểm b khoản 2 Điều 194 Bộ luật hình sự (tình tiết phạm tội
nhiều lần) là không đúng quy định của pháp luật. Bởi vậy, Tòa phúc thẩm
Tòa án nhân dân tối cao tại Hà Nội tuyên bố Hanh không phạm tội mua bán
trái phép chất ma túy là đúng.
Một ngời chỉ có thể bị coi là ngời phạm tội và phải chịu trách nhiệm
hình sự nếu khi thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội do luật hình quy định
họ có năng lực trách nhiệm hình sự. Theo luật hình sự Việt Nam, ngời có
22
năng lực trách nhiệm hình sự là ngời thực hiện hành vi khi đã đạt độ tuổi chịu
trách nhiệm hình sự (theo Điều 12 Bộ luật hình sự) và không ở trong tình
trạng không có năng lực trách nhiệm hình sự (theo Điều 13 Bộ luật hình sự).
Căn cứ quy định của Bộ luật hình sự về tuổi chịu trách nhiệm hình sự
và tình trạng không có năng lực trách nhiệm hình sự, có thể xác định: ngời có
năng lực trách nhiệm hình sự là ngời thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội
khi đã đạt độ tuổi chịu trách nhiệm hình sự (theo Điều 12 Bộ luật hình sự), có
khả năng nhận thức đợc tính chất nguy hiểm cho xã hội của hành vi của mình
và có khả năng điều khiển đợc hành vi ấy.
Điều đáng lu ý là khoản 1 Điều 8 Bộ luật hình sự khi đề cập về khái
niệm tội phạm chỉ quy định tội phạm là hành vi "do ngời có năng lực trách
nhiệm hình sự thực hiện..." chứ không quy định dấu hiệu đủ tuổi chịu trách
nhiệm hình sự. Theo chúng tôi, khái niệm ngời có năng lực trách nhiệm hình
sự đã bao hàm trong đó dấu hiệu đủ tuổi chịu trách nhiệm hình sự rồi. Bởi vì,
chỉ những ngời đủ tuổi chịu trách nhiệm hình sự mới có thể là ngời có năng

lực trách nhiệm hình sự. Tuy nhiên, trong lý luận luật hình sự, yếu tố chủ thể
của tội phạm thờng đợc xác định là có hai dấu hiệu: đủ tuổi chịu trách nhiệm
hình sự và có năng lực trách nhiệm hình sự. Việc phân biệt này dựa trên lập
luận cho rằng, thông thờng đạt đến độ tuổi chịu trách nhiệm hình sự là điều
kiện để có thể có khả năng nhận thức và khả năng điều khiển hành vi chứ
không phải mọi trờng hợp đạt đến tuổi chịu trách nhiệm hình sự đều có các
khả năng ấy. Một ngời đạt đến độ tuổi chịu trách nhiệm hình sự nhng thực
hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội trong khi bị mắc bệnh đến mức mất khả
năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi thì ngời đó vẫn là ngời ở
trong tình trạng không có năng lực trách nhiệm hình sự.
23
Ngời phạm tội phải chịu trách nhiệm hình sự phải là ngời có lỗi (cố ý
hoặc vô ý) trong việc thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội bị luật hình sự
cấm.
Lỗi là thái độ tâm lý của một ngời đối với hành vi nguy hiểm cho xã
hội do ngời đó thực hiện và đối với hậu quả nguy hiểm cho xã hội do hành vi
đó gây ra đợc biểu hiện dới hình thức cố ý hoặc vô ý.
Về bản chất, lỗi thể hiện thái độ phủ định chủ quan của chủ thể đối
với những đòi hỏi của xã hội. Một ngời bị coi là có lỗi nếu ngời đó thực hiện
hành vi nguy hiểm cho xã hội trong khi có đủ điều kiện lựa chọn, quyết định
hành vi khác phù hợp với đòi hỏi của xã hội.
Việc coi ngời thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội có lỗi là một
trong những điều kiện bắt buộc để có thể áp dụng trách nhiệm hình sự đối với
ngời đó xuất phát từ bản chất của lỗi là thái độ phủ định chủ quan của một
ngời trớc các yêu cầu và chuẩn mực xã hội và từ mục đích của trách nhiệm
hình sự nhằm làm thay đổi thái độ phủ định chủ quan của ngời phạm tội đối
với những đòi hỏi của xã hội, "giáo dục ngời phạm tội trở thành ngời có ích
cho xã hội, có ý thức tuân theo pháp luật và các quy tắc của cuộc sống xã hội
chủ nghĩa, ngăn ngừa họ phạm tội mới" (Điều 21 Bộ luật hình sự). Mục đích
đó không thể đạt đợc nếu trách nhiệm hình sự đợc áp dụng cả đối với ngời

không có lỗi.
Đặc điểm thứ hai: Trách nhiệm hình sự là trách nhiệm của cá nhân
ngời phạm tội.
Theo luật hình sự Việt Nam, trách nhiệm hình sự chỉ có thể là trách
nhiệm của cá nhân ngời đã thực hiện hành vi mà luật hình sự coi là tội phạm.
Về nguyên tắc, trách nhiệm hình sự phải tơng xứng với tính chất và mức độ
nguy hiểm cho xã hội của tội phạm do ngời phạm tội thực hiện. Mác đã viết:
24
Nếu nh khái niệm tội phạm giả định phải có sự trừng phạt,
thì tội phạm thực tế lại giả định phải có một mức độ trừng phạt
nhất định. Tội phạm thực tế là có giới hạn. Vì vậy, cả sự trừng phạt
phải có giới hạn, dầu chỉ là để cho nó có tính chất thực tế, - nó phải
đợc hạn chế bởi nguyên tắc của pháp luật để trở thành hợp pháp.
Vấn đề là ở chỗ làm cho sự trừng phạt trở thành hậu quả thực tế
của việc phạm tội. Dới con mắt của kẻ phạm tội, sự trừng phạt phải
là kết quả tất yếu của hành vi của chính ngời đó - do đó phải là
hành vi của chính ngời đó. Giới hạn của hành vi của y phải là giới
hạn của sự trừng phạt [30, tr.169].
Ngời phải chịu trách nhiệm hình sự chỉ có thể là ngời phạm tội, nghĩa
là ngời thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội bị luật hình sự coi là tội phạm
khi đã đạt độ tuổi chịu trách nhiệm hình sự, có năng lực trách nhiệm hình sự
và có lỗi (cố ý hoặc vô ý). Trong trờng hợp tội phạm đợc thực hiện dới hình
thức đồng phạm thì từng ngời đồng phạm cũng phải chịu trách nhiệm hình sự
độc lập. Hình phạt quyết định đối với từng ngời đồng phạm đợc quyết định
căn cứ vào tính chất đồng phạm, tính chất và mức độ tham gia phạm tội của
từng ngời đồng phạm.
Cùng với trách nhiệm hình sự của cá nhân, pháp luật hình sự nhiều n-
ớc cũng đã quy định cả trách nhiệm hình sự của pháp nhân. Ví dụ, Mỹ, Hà Lan,
Bồ Đào Nha, Pháp, Phần Lan, Bỉ... Gần đây, Trung Quốc cũng đã quy định
trách nhiệm hình sự của pháp nhân trong Bộ luật hình sự (năm 1997). Việc

quy định hay không quy định trách nhiệm hình sự của pháp nhân trong pháp
luật hình sự của các nớc phụ thuộc vào điều kiện, hoàn cảnh kinh tế, chính trị
- xã hội và yêu cầu của cuộc đấu tranh phòng, chống tội phạm và vi phạm
pháp luật của từng nớc trong từng giai đoạn lịch sử nhất định.
Trong điều kiện Việt Nam hiện nay, pháp luật hình sự nớc ta mới chỉ
thừa nhận trách nhiệm hình sự của cá nhân mà cha coi pháp nhân là chủ thể
25

×