Tải bản đầy đủ (.doc) (6 trang)

Đề thi đề xuất học sinh giỏi các trường chuyên khu vực duyên hải và đồng bằng bắc bộ môn ngữ văn 10 năm 2015 trường chuyên NGUYỄN TRÃI HẢI DƯƠNG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (135.22 KB, 6 trang )

SỞ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO
HẢI DƯƠNG
TRƯỜNG THPT NGUYỄN TRÃI
ĐỀ THI CHỌN HSG KHU VỰC DUYÊN HẢI
VÀ ĐỒNG BẰNG BẮC BỘ LẦN VIII
MÔN: NGỮ VĂN 10
Thời gian làm bài: 180 phút
Câu 1: (8 điểm)
Tôn Vận Tuyền (1913-2006), nhà kinh tế, chính khách nổi tiếng người Đài Loan trong
bức thư gửi con trai có viết: “Tuy có nhiều người thành công trên đường đời mà học
hành chẳng đến đâu.Nhưng điều đó cũng không có nghĩa là không cần học hành mà vẫn
có thành công. Kiến thức đạt được do việc học hành là vũ khí ở trong tay mình. Ta có thể
lập nên sự nghiệp từ hai bàn tay trắng nhưng không thể thiếu sự hiểu biết.”
Suy nghĩ của anh/chị về nội dung của lời khuyên trên?
Câu 2: (12 điểm)
Đọc truyện cổ Việt Nam, nhà thơ Lâm Thị Mĩ Dạ có những dòng cảm nhận như sau:
“Tôi yêu truyện cổ nước tôi
Vừa nhân hậu lại tuyệt vời sâu xa”
(“Truyện cổ nước mình”)
Anh/chị hiểu ý kiến trên như thế nào? Hãy làm sáng tỏ qua truyện cổ tích “Tấm Cám”.
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
HẢI DƯƠNG
TRƯỜNG THPT NGUYỄN TRÃI
HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ THI CHỌN
HỌC SINH GIỎI KHU VỰC DUYÊN HẢI
ĐỒNG BẰNG BẮC BỘ LẦN VIII
MÔN: NGỮ VĂN 10
A.YÊU CẦU CHUNG
-Giám khảo nắm được nội dung trong bài làm của thí sinh, tránh đếm ý cho điểm. Vận
dụng linh hoạt hướng dẫn chấm, sử dụng nhiều mức điểm một cách hợp lí, khuyến khích
những bài giàu cảm xúc và có sáng tạo.


-Học sinh có thể làm bài theo nhiều cách nhưng nếu đáp ứng những yêu cầu cơ bản của
dề, đảm bảo yêu cầu về kiến thức, kĩ năng và diễn đạt tốt thì vẫn cho đủ điểm.
B.YÊU CẦU CỤ THỂ
Câu I: 8 điểm
-Yêu cầu về kĩ năng: biết cách làm bài văn nghị luận về một tư tưởng-đạo lí; biết cách
bình luận; vận dụng nhuần nhuyễn các thao tác nghị luận, diễn đạt trong sáng, mạch lạc,
biểu cảm.
-Về nội dung: bày tỏ được thái độ, cách đánh giá về một ý kiến khẳng định vai trò của
học tập trong việc đạt được thành công. Học sinh cần đảm bảo các ý cơ bản sau:
Ý Nội dung Điểm
1 Giới thiệu câu nói và vấn đề nghị luận: vai trò quan trọng của học vấn
và việc học tập đối với sự thành công của mỗi con người trên đường
đời.
0.5
2 Giải thích nội dung câu nói (1.5 đ)
-Học, học tập: là quá trình thu nhận, lĩnh hội và rèn luyện để hiểu biết và có
kĩ năng vận dụng và thực tế; Kiến thức, học vấn: là những tri thức có được
từ quá trình học tập; Thành công: là đạt được kết quả như mong muốn.
-Nghĩa của câu nói: dù có nhiều người thành công trên đường đời mà “học
hành chẳng đến đâu”, không hiểu biết, không có học vấn đầy đủ. Nhưng
học tập vẫn là con đường phổ biến và đúng đắn nhất để đi đến thành công.
Kiến thức là vũ khí có thể giúp ta tự vệ và chiến thắng mọi khó khăn, thử
thách để đạt được mục đích. Để thành công, con người có thể thiếu nền
tảng vật chất nhưng ko thể thiếu sự nền tảng kiến thức.
=> Câu nói là khẳng định, đề cao vai trò của việc học tập, trang bị kiến
0.5
0.5
0.5
thức trên con đường tới thành công.
3 Lí giải cơ sở của câu nói:

-Thực tế, có người thành công mà học hành chẳng đến đâu nhờ may mắn,
nhờ biết nắm bắt cơ hội, nhờ sự kế thừa từ thế hệ trước, thậm chí nhờ
những thủ đoạn, mánh khóe không đường hoàng, chân chính… (Dẫn
chứng)
-Học tập vẫn là con đường tốt nhất đi tới thành công vì:
+Việc học trang bị cho con người kiến thức, kĩ năng để giải quyết tốt mọi
nhiệm vụ, công việc
+Việc học bồi dưỡng trí tuệ, cho ta phương pháp nhận thức, tư duy để tìm
tòi, khám phá, sáng tạo trong công việc.
+Việc học bồi đắp cho ta không chỉ kiến thức mà còn giúp ta nên người,
bồi đắp cả nghị lực, lí tưởng, khát vọng sống đề ta có động lực đi tới thành
công…
+Việc học giúp ta khám phá, hiểu thấu và sáng tạo chính mình để có những
bước đột phá trong cuộc sống
(Dẫn chứng)
1.5
2.5
4 Đánh giá, liên hệ, mở rộng
- Câu nói là một lời khuyên đúng đắn về vai trò quan trọng của học vấn, từ
đó, chỉ ra con đường tốt nhất để đi đến thành công.
-Thành công nhờ may mắn chỉ là thiểu số và thành công ấy có thể sẽ không
lâu bền khi ta không có thứ vũ khí là kiến thức
-Xã hội hiện đại với tốc độ phát triển chóng mặt của công nghệ, khối lượng
tri thức ngày một nhiều lên, thì việc học càng trở nên cần thiết bởi nếu
không học, ta sẽ tụt hậu và khó có cơ hội thành công.
Nếu không có điều kiện học tập chính quy trong trường lớp, phải biết
cách tự học để có kiến thức. Xung quan ta luôn có rất nhiều tấm gương tự
học đáng nể phục.(Dẫn chứng)
0.5
0.5

0.5
0.5
5 Bài học rút ra 1.0
-Học tập để có kiến thức là một chìa khóa quan trọng quyết định thành
công trong mọi lĩnh vực.
-Những người trẻ tuổi cần xác định mục tiêu học tập suốt đời, “học, học
nữa, học mãi” để mở ra cánh cửa thành công trên đường đời.
Câu 2: (12 điểm)
-Yêu cầu về kĩ năng: biết cách làm bài văn nghị luận văn học, diễn đạt trong sáng, giàu
hình ảnh và biểu cảm.
-Yêu cầu về nội dung: học sinh cần đảm bảo một số ý chính như sau:
Ý Nội dung Điểm
1. a.Giới thiệu khái quát về TCT, khẳng định hai câu thơ của Lâm
Thị Mĩ Dạ đã khái quát những giá trị nội dung cơ bản và nổi bật
của truyện cổ tích Việt Nam và truyện Tấm Cám tiêu biểu cho
những giá trị nội dung đó.
0.5
2 b. Giải thích ý nghĩa hai câu thơ (1 đ)
- Truyện cổ / truyện cổ tích: là những tác phẩm tự sự dân gian, thường
kể về những con người bình thường trong xã hội để thể hiện mơ ước,
khát vọng của nhân dân lao động xưa.
- Cảm nghĩ của Lâm Thị Mĩ Dạ về truyện cổ tích Việt Nam:
+ Nhân hậu: TCT thể hiện tấm lòng nhân hậu của người bình dân xưa:
giàu yêu thương, tình nghĩa và luôn hướng tới cái đẹp, cái thiện.
+ Tuyệt vời sâu xa: TCT cũng thể hiện những quan niệm, triết lí sống
giản dị và sâu sắc của nhân dân lao động. Đó là quan niệm, triết lí về
hạnh phúc và đạo đức con người.
=> Hai câu thơ tuy giản dị nhưng đã khái quát những giá trị nội dung cơ
bản của truyện cổ tích Việt Nam: giá trị nhân đạo và giá trị nhận thức,
cũng là hai phẩm chất đáng quý của người bình dân thể hiện qua truyện

cổ tích: tấm lòng nhân hậu, giàu yêu thương và trí tuệ lành mạnh, sâu
sắc.
0.25
0.25
0.25
0.25
c. Phân tích và chứng minh nhận định
*Giới thiệu và nét truyện cổ tích Tấm Cám: là truyện cổ tích thần kì,
có sự tham gia đậm nét của yếu tố kì ảo vào sự phát triển của cốt truyện
để phản ánh những nguyện vọng, mơ ước của nhân dân thông qua sự
chiến thắng của cái Thiện. Đây là một trong những truyện cổ tích đặc
sắc, tiêu biểu cho kho tàng truyện cổ Việt Nam.
0.5
* Truyện cổ tích “Tấm Cám” chứa chan tình cảm nhân đạo, thể hiện
tấm lòng nhân hậu của người bình dân xưa (4.0 đ)
- Truyện dành mối quan tâm đặc biệt và sự cảm thông, thương xót với
thân phận đau khổ của một cô gái mồ côi: Tấm- là người con gái xinh
đẹp, nết na, thảo hiền nhưng cuộc đời chồng chất bất hạnh: mồ côi mẹ,
mồ côi cha, phải sống với mẹ con dì ghẻ luôn ghen ghét, hành hạ, áp
bức…
- Truyện thể hiện thái độ bênh vực và đồng tình với mơ ước, khát vọng
hạnh phúc chính đáng của những con người bé nhỏ, bất hạnh, bị áp bức:
+ Sự bênh vực: thể hiện ở những lực lượng thần kì giúp đỡ Tấm khi bị
mẹ con dì ghẻ áp bức: Bụt,con gà, đàn chim sẻ ; ở bốn lần hóa thân kì
1.0
0.5
0.5
diệu của Tấm khi bị mẹ con dì ghẻ hãm hại liên tục. Nếu không có sự
hóa thân kì ảo, Tấm sẽ không thể chết đi sống lại, trở về với cuộc đời và
có hạnh phúc.

+ Sự đồng tình: Tác giả dân gian xây dựng một thế giới hiện thực trong
mơ ước, rọi chiếu ánh sáng hi vọng vào những cuộc đời bất hạnh.
Truyện thể hiện mơ ước những con người hiền lành, lương thiện sẽ thay
đổi số phận, cuộc đời, sẽ có được hạnh phúc xứng đáng (chi tiết kì ảo:
Tấm có quần áo, ngựa giày đi chơi hội, Tấm thử giày và thành vợ vua;
Tấm hóa thân thành chim, cây, thành quả rồi trở về làm người, đoàn tụ
với nhà vua, có được hạnh phúc tột đỉnh; kết thúc có hậu: không theo
logic thông thường mà theo logic của mơ ước, chỉ có trong cổ tích. Kết
thúc ấy mở ra một tương lai tốt đẹp cho nhân vật thiện, người thiện sẽ
có được hạnh phúc tột đỉnh.)
- Truyện thể hiện sự trân trọng, đề cao vẻ đẹp phẩm chất, tâm hồn của
con người theo lí tưởng đạo đức của nhân dân:
+ Cô Tấm nết na, thảo hiền, tốt bụng, có tình yêu chung thủy với nhà
vua, có sức sống bền bỉ, mãnh liệt.
+ Bà cụ hàng nước nhân từ, chở che, bao bọc Tấm, giúp Tấm trở về với
cõi đời.
1.0
1.0
*Tấm Cám còn thể hiện những triết lí sống giản dị mà sâu sắc, phù
hợp với lí tưởng đạo đức và công lí của nhân dân lao động (3.5 đ)
- Truyện không kết thúc khi Tấm kết hôn với vua, thành hoàng hậu mà
còn có chặng thứ hai, cô gái mồ côi bị lừa gạt, tước đoạt hạnh phúc và
đấu tranh gian khổ, quyết liệt để giành hạnh phúc của mình. Qua cuộc
đấu tranh giành lại hạnh phúc của Tấm, người bình dân nêu một chân lí:
Hạnh phúc chỉ thật sự bền vững khi do chính tay ta chủ động giành lấy.
- Sự trở về với cuộc đời của Tấm còn thể hiện một quan niệm về hạnh
phúc rất thực tế của nhân dân: hạnh phúc có ở ngay cuộc đời trần thế
chứ không ở kiếp sau hay ở một cõi nào xa xôi.
- Hành động Tấm trả thù mẹ con Cám ở phần kết của truyện thể hiện
một triết lí đạo đức theo công lí của nhân dân: “ác giả, ác báo”, “hại

nhân, nhân hại”. Hành động trừng phạt của Tấm hể hiện chiến thắng
triệt để của cái Thiện với cái Ác. Bởi cái ác đã đã dồn cái thiện đến
bước đường cùng, đã hãm hại cái thiện không chỉ một lần nên bản án
của nhân dân gay gắt, quyết liệt hơn bao giờ hết.
- Kết thúc có hậu với việc Tấm về với cuộc đời, được làm vợ vua, có
hạnh phúc tột đỉnh đã thể hiện triết lí mang đậm tính nhân văn, nhân
đạo của nhân dân: Ở hiền gặp lành.
1.0
1.0
1.0
0.5
d. Đánh giá, mở rộng (2.5 đ)
- Truyện cổ tích “Tấm Cám” nói riêng và truyện cổ tích Việt Nam nói
chung chứa đựng những kinh nghiệm sống và quan niệm đạo đức, mơ
ước của nhân dân lao động. Qua cổ tích, ta thấy được vẻ đẹp tâm hồn,
trí tuệ của ngườ bình dân xưa: dù cuộc sống còn nhiều vất vả, cơ cực,
1.0
khổ đau, họ vẫn sống mạnh mẽ, lạc quan và nhân hậu. (Liên hệ với một
số truyện cổ tích thần kì khác).
- Để chuyên chở những giá trị nội dung thấm thía, sâu sắc, truyện cổ
tích đã sử dụng những yếu tố thần kì để tạo nên chất thơ, chất lãng mạn
cho truyện kể và thể hiện một cách cụ thể, sinh động những nguyện
vọng, ao ước của nhân dân.
- Những giá trị nội dung của truyện cổ tích có ảnh hưởng sâu sắc tới
văn học viết sau này và sự phát triển nhân cách của con người Việt
Nam nhiều thế hệ.
1.0
0.5
Người ra đề và soạn đáp án: Đặng Thị Lan Anh


×