Tải bản đầy đủ (.doc) (2 trang)

Đề kiểm tra 1 tiết môn Lịch sử lớp 9 trường THCS Nguyễn Khắc Viện Đề số 1

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (68.32 KB, 2 trang )

ĐỀ
ĐỀ KIỂM TRA 1 TIẾT
MÔN: LỊCH SỬ – LỚP 9
Trường THCS Nguyễn Khắc Viện
Thời gian: ….
ĐỀ:
Câu 1: Nêu những thành tựu chính về kinh tế - khoa học kĩ thuật của Liên Xô giai đoạn
từ 1945 đến giữa những năm 70 của thế kỉ XX ( 3đ)
Câu 2: Vì sao trong hoàn cảnh quốc tế thuận lợi như nhau , chỉ có 3 nước Việt Nam,
Lào, In đô nê xi a tuyên bố giành độc lập vào tháng 8-1945, trong khi đó các nước khác
trong khu vực Đông Nam Á chưa giành được độc lập hoặc giành độc lập ở mức độ thấp
hơn?(4đ)
Câu 3: So sánh điểm khác biệt cơ bản về nhiệm vụ, mục tiêu giữa phong trào giải
phóng dân tộc ở Châu Á, phi với khu vực Mĩ La Tinh. Tại sao có sự khác biệt đó? (3,0đ)

HƯỚNG DẪN CHẤM
Câu 1: (3,0 đ)
a. Những thành tựu về kinh tế- khoa học kĩ thuật của Liên Xô giai đọan từ 1945 đến
giữa những năm 50 của thế kĩ XX: (1,5 đ)
- Kinh tế:
+ Năm 1950 sản xuất công nghiệp tăng 73% (0.5đ)
+ Đời sống nhân dân được cải thiện ………………………… (0.5đ)
- Khoa học kĩ thuật :
Chế tạo thành công bom nguyên tử………………………… (0.5đ)
b. Những thành tựu về kinh tế- khoa học kĩ thuật của Liên Xô giai đọan từ 1950 đến
giữa những năm70 của thế kĩ XX: (1,5 đ)
- Kinh tế : Trở thành cường quốc công nghiệp đứng thứ 2 thế giới……(0.5đ)
- Khoa học kĩ thuật :
+ Năm1957 phóng thành công vệ tinh nhân tạo…… (0.5đ)
+ Năm 1961 phóng thành công tàu vũ trụ đưa con người bay vòng quanh trái
đất………(0.5đ)


Câu 2: (4,0 đ)
- Hoàn cảnh quốc tế thuận lợi ở thời điểm tháng 8/1945: Phát xít Nhật đầu hàng không
điều kiện, quân đồng minh chưa vào Đông Nam Á giải giáp quân đội Nhật. (1,0 đ)
- Tuy nhiên, để phong trào có thể nổ ra và giành thắng lợi không chỉ có yếu tố khách
quan mà quan trọng hơn là yếu tố chủ quan (1,0 đ)
- Điểm khác biệt giữa 3 nước Việt Nam, Lào, Inđônêsia so với các nước Đông Nam Á
còn lại là đến tháng 8/1945, ở cả 3 nước này yếu tố chủ quan được chuẩn bị kĩ lưỡng: giai
cấp lãnh đạo (tư sản ở Inđonesia; vô sản ở Việt Nam, Lào) đã trưởng thành, có kinh
nghiệm đấu tranh, lực lượng cách mạng được chuẩn bị chu đáo, biết chớp lấy thời cơ.
Vận động và tổ chức quần chúng đấu tranh, giành độc lập. Trong khi đó ở các nước Đông
Nam Á khác không có sự chuẩn bị kĩ lưỡng về các mặt do đó chưa giành được độc lập
hoặc giành độc lập ở mức độ thấp hơn. (2,0 đ)
Câu 3. (3,0 đ)
- Nét khác biệt:
+ Ở Châu Á, Châu Phi: đấu tranh chống bọn đế quốc thực dân và tay sai để giải
phóng dân tộc, giành độc lập và chủ quyền. (0,75 đ)
+ Ở khu vực Mĩ La tinh: đấu tranh chống lại các thế lực thân Mĩ, để thành lập các
chính phủ dân tộc, dân chủ, qua đó khôi phục lại độc lập và chủ quyền dân tộc. (0,75 đ)
- Tại sao có sự khác biệt đó?
+ Ở Châu Á, Châu Phi là thuộc địa, nửa thuộc địa hoặc phụ thuộc của chủ nghĩa đế
quốc; độc lập chủ quyền bị mất, nên nhiệm vụ và mục tiêu đấu tranh là chống chủ nghĩa
đế quốc và tay sai giành độc lập và chủ quyền. (0,75 đ)
+ Khu vực Mĩ La tinh: Trên danh nghĩa là những nước độc lập, nhưng thực tế là
thuộc địa kiểu mới, là “sân sau” của Mĩ, nên nhiệm vụ và mục tiêu đấu tranh là chống lại
các thế lực thân Mĩ ( chủ yếu là chế độ độc tài) để thành lập chính phủ dân tộc, dân chủ,
qua đó khôi phục lại độc lập và chủ quyền dân tộc. (0,75đ)

×