Tải bản đầy đủ (.pdf) (75 trang)

Nghiên cứu sự thay đổi hàm lượng rutin trong phát triển của hoa hòe và nụ hoa hòe chế biến theo y học cổ truyền bằng phương pháp HPTLC

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.52 MB, 75 trang )





BỘ Y TẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC DƯỢC HÀ NỘI



TỐNG XUÂN QUANG

NGHIÊN CỨU SỰ THAY ĐỔI
HÀM LƯỢNG RUTIN TRONG PHÁT
TRIỂN CỦA HOA HOÈ VÀ NỤ HOA
HOÈ CHẾ BIẾN THEO Y HỌC CỔ
TRUYỀN BẰNG PHƯƠNG PHÁP
HPTLC

KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP DƯỢC SĨ KHOÁ 65


HÀ NỘI – 2015




BỘ Y TẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC DƯỢC HÀ NỘI

TỐNG XUÂN QUANG


NGHIÊN CỨU SỰ THAY ĐỔI
HÀM LƯỢNG RUTIN TRONG PHÁT
TRIỂN CỦA HOA HOÈ VÀ NỤ HOA
HOÈ CHẾ BIẾN THEO Y HỌC CỔ
TRUYỀN BẰNG PHƯƠNG PHÁP
HPTLC

KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP DƯỢC SĨ

Người hướng dẫn
1. TS. Nguyễn Quốc Huy.
2. PGS.TS Nguyễn Mạnh Tuyển
Nơi thực hiện
Bộ môn Thực Vật


HÀ NỘI - 2015




LỜI CẢM ƠN


Với lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc, tôi xin được gửi lời cảm ơn chân thành tới
TS. Nguyễn Quốc Huy và PGS.TS. Nguyễn Mạnh Tuyển, người thầy đã trực tiếp
hướng dẫn, tận tình chỉ bảo và tạo điều kiện tốt nhất cho tôi trong suốt quá trình
thực hiện đề tài này.
Tôi xin bày tỏ lòng chân thành cảm ơn tới:
Khoa Kiểm nghiệm Đông dược của viện Kiểm nghiệm Trung ương đã hỗ trợ và

cung cấp nguyên liệu tôi trong quá trình làm.
DS Nguyễn Thị Thuỳ Linh đã hướng dẫn, chỉ bảo cho tôi rất nhiều kinh nghiệm
trong quá trình nghiên cứu khoa học tại bộ môn.
Tập thể giảng viên, kỹ thuật viên bộ môn Thực vật và bộ môn Dược học cổ truyền
đã hết lòng giúp đỡ và tạo mọi điều kiện giúp tôi hoàn thành khóa luận.
Bạn Phạm Thị Việt Hồng – M2K65, bạn Lương Thị Lan – M1K65, Quách Thị
Thuý Nga – M2K65, đã luôn hỗ trợ, giúp đỡ, động viên tôi trong thời gian nghiên
cứu khoa học tại bộ môn.
Và tôi cũng xin được gửi lời cảm ơn chân thành nhất tới Ban giám hiệu, các thầy cô
giáo trường Đại học Dược Hà Nội, những người đã dìu dắt tôi trong suốt 5 năm học
qua, cảm ơn gia đình, bạn bè đã luôn ở bên tôi.
Hà Nội, ngày 14 tháng 05 năm 2015
Sinh viên

Tống Xuân Quang









MỤC LỤC
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
DANH MỤC BẢNG
DANH MỤC HÌNH ẢNH

Trang

ĐẶT VẤN ĐỀ…………….………………………………………………… …
1
CHƯƠNG 1 : TỔNG QUAN….…………………………………………… …
3
1.1. HOÈ…… ………… …………………………………………………….
3
1.1.1. Đặc điểm thực vật và phân bố.……………………………………….……
3
1.1.2. Thành phần hoá học…….…………………………………………….…
4
1.1.3. Tác dụng sinh học , chế biến và công dụng ……….……………….……
5
1.1.3.1. Tác dụng sinh học……………………………………………….…….
5
1.1.3.2. Chế biến theo YHCT và công dụng ………………………………….
6
1.2. TỔNG QUAN VỀ RUTIN……………………………………….……….
7
1.2.1. Tính chất vật lý rutin ……………………………………………….…….
7
1.2.2. Định tính rutin …………………………………………………….……
8
1.2.3. Định lượng rutin………………………………………………….……….
9
1.2.4. Một số nghiên cứu về rutin ….……………………………………………
11
1.3. SẮC KÝ LƠP MỎNG HIỆU NĂNG CAO ….…………………………
11
1.3.1. Sắc ký lớp mỏng ………………………………………… …… ………
11

1.3.1.1. Nguyên tắc………………………………………………………… …
11
1.3.1.2. Kỹ thuật sắc ký lớp mỏng…………………………………….…………
13
1.3.2. Đặc điểm chung của sắc ký lớp mỏng hiệu năng hiệu năng cao-HPTLC…
15
1.3.3. Ứng dụng của HPTLC trong nghiên cứu dược liệu………………………
16
1.3.2.1. Định tính …………………………………………………………………
16
1.3.2.2. Bán định lượng ……………………………………………………… …
17
CHƯƠNG 2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ……
20
2.1. NGUYÊN LIỆU VÀ THIẾT BỊ NGHIÊN CỨU …………………….….…
20
2.1.1. Nguyên liệu ……………………… ……………………………… ……
20




2.1.2. Hóa chất và dụng cụ………………………………………………………
23
2.1.2.1. Máy móc và dụng cụ thí nghiệm…………………………………… ….
23
2.1.2.2. Hóa chất………………………………………………………….……….
23
2.2. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU………………………….
24

2.2.1. Nội dung nghiên cứu ……………………………………………….………
24
2.2.2. Phương pháp nghiên cứu…………………………………………… …….
24
2.2.2.1. Xây dựng phương pháp định lượng………………………………………
24
2.2.2.2. Định lượng hàm lượng Rutin trong quá trình phát triển hoa và trong các
mẫu chế biến theo YHCT…………………………………
29
CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ VÀ BÀN LUẬN……………………………………….
30
3.1. KẾT QUẢ THỰC NGHIỆM……………………………….………………
30
3.1.1. Xây dựng phương pháp định lượng bằng HPTLC ………………………
30
3.1.1.1. Xử lý mẫu thử …………………………………………………….……
30
3.1.1.2. Lựa chọn dãy nồng độ chuẩn …………………………………………….
32
3.1.1.2. Lựa chọn độ pha loãng thích hợp ………………………………………
34
3.1.1.3. Thẩm định phương pháp …………………………………………………
35
3.1.2. Định lượng hàm lượng hoạt chất rutin trong phát triên hoa hoè và sau khi
chế biến theo YHCT ……………………………………………………………………
39
3.1.3. Đánh giá hàm lượng rutin trong chế biến nụ hoa hoè theo YHCT…………
40
3.1.3.1. Kết quả so sánh hàm lượng rutin trong phát triển của hoa hoa hoè …….
41

3.1.3.2. Kết quả so sánh hàm lượng rutin trước và sau khi chế biến theo YHCT
41
3.2. BÀN LUẬN ………………………………………………………………………
42
3.2.1. Xây dựng phương pháp định lượng ….……………………………………………
42
3.2.2. Sự thay đổi hàm lượng rutin của hoa hoè trong phát triển hoa hoè và trong chế
biến theo YHCT ………………………….……………………………………………
43
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ …………………………………………………………
46
KẾT LUẬN …………… ………………………………………………………………
46
KIẾN NGHỊ ……………………………………………………………………………
47
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC




DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

ĐC
Đối chiếu
IR
Infrared Radiation
HPTLC
High Performance Thin Layer Chromatigraphy
HPLC

High Performance Liquid Chromatography
MS
Mass spectrometry
NMR
Nuclear magnetic resonance
Rf
Retention factor (Hệ số lưu)
RSD
Độ lệch chuẩn
SKLM
Sắc ký lớp mỏng
STT
Số thứ tự
S.
Stypholobium
TB
Trung bình
TT
Thuốc thử
TLC
Thin Layer Chromatography
YHCT
Y học cổ truyền
UV
Ultraviolet







DANH MỤC BẢNG


Trang
Bảng 1.1
Các nguồn có chứa rutin khác .………………………………………
12
Bảng 1.2
Một số chất làm pha tĩnh cho TLC …………………………………
13
Bảng 1.3
Một số thuốc thử tạo màu trong nghiên cứu dược liệu ………………
15
Bảng 2.1
Các mẫu nghiên cứu …………………………………………………
21
Bảng 2.2
Các dãy nồng độ của dung dịch mẫu chuẩn (mg/ml) ………………
25
Bảng 3.1
Độ pha loãng của các mẫu …………………………………………
35
Bảng 3.2
Nồng độ rutin chuẩn và diện tích pic đáp ứng ……………………….
36
Bảng 3.3
Giá trị R
f
và diện tích pic của các vết ……………………………….

37
Bảng 3.4
Kết quả khảo sát độ đúng ……………………………………………
38
Bảng 3.5
Hàm lượng rutin tích luỹ trong quá trình phát triển hoa và sau khi
chế biến theo YHCT …………………………………………………
39
Bảng 3.6
So sánh hàm lượng rutin giữa các mẫu với nụ non ………………….
41
Bảng 3.7
So sánh hàm lượng rutin trước và sau khi chế biến theo YHCT ……
42







DANH MỤC HÌNH ẢNH


Trang
Hình 1.1
Cây hoè và hoa hoè .………………………………………………
3
Hình 1.2
Các thành phần hoá học có trong nụ hoa …………………………

4
Hình 1.3
Cấu trúc hoá học của Rutin và Quercetin …………………… …
7
Hình 2.1
Cây hoè tại vườn ………………………………………………….
20
Hình 2.2
Hình ảnh hệ thống máy sắc ký HPTLC ……………………………
23
Hình 3.1
Sắc ký đồ mẫu chuẩn và thử tại 3 hệ dung môi soi tại ánh sáng
trắng và bước sóng 254nm …………………………………………
30
Hình 3.2
Pic sắc ký chuẩn rutin tại hệ dung môi 3 …………………….…
31
Hình 3.3
Pic sắc ký chuẩn rutin tại hệ dung môi 2 …………………………
31
Hình 3.4
Đường chuẩn của dãy chuẩn 1 …………………….………………
32
Hình 3.5
Đường chuẩn của dãy chuẩn 2 …………………….………………
32
Hình 3.6
Đường chuẩn của dãy chuẩn 3 ……………………… …………
32
Hình 3.7

Đồ thị đường chuẩn rutin theo chiều cao pic ……………… ……
33
Hình 3.8
Đồ thị đường chuẩn rutin theo diện tích pic …………………….…
34
Hình 3.9
Sắc ký đồ tại bước sóng 254nm …………………………………
35
Hình 3.10
Kết quả chồng pic của mẫu thử, mẫu chuẩn và mẫu trắng ………
36
Hình 3.11
Mối liên hệ giữa nồng độ và diện tích pic …………………………
37

1



ĐẶT VẤN ĐỀ
Việt Nam là nước có hệ thực vật phong phú, trong đó có khoảng 4000 loài
thực vật có thể làm thuốc trong các nền y học dân gian, 800 loài thường được dùng
trong y học cổ truyền (YHCT) chính thống và 300 loài dùng trong công nghiệp
dược [38]. Như vậy có thể thấy tiềm năng về cây thuốc ở Việt Nam còn rất lớn. Tìm
chất mới cũng như nâng cao giá trị các dược liệu đã có là việc làm cần thiết phát
triển nền YHCT Việt Nam.
Hoè (Styphnolobium japonicum (L.) Schott.) là vị thuốc YHCT rất phổ biến
tại Việt Nam nhất là một số tỉnh duyên hải Bắc bộ như Thái Bình, Nam Định, hoè
được trồng làm cảnh, làm thuốc chữa bệnh… Từ xa xưa nụ hoa hoè đã được sử
dụng làm thuốc và chế biến nhiều cách như sao vàng, sao cháy hay thán sao để sử

dụng trong các bài thuốc. Rutin là một flavonoid có nhiều trong các loài thực vật.
Trong Công nghiệp Dược, rutin được chiết xuất từ các phần của cụm bông hoa hoè
cho hiệu suất cao, là nguồn nguyên liệu, vị thuốc được sử dụng nhiều trong đời
sống và y học do đó hoa hoè được chuẩn hoá về dược liệu và hàm lượng rutin trong
dược liệu trong Dược Điển Việt Nam và trong 1 số dược điển nước khác như Trung
Quốc, Nhật Bản [3].
Hoa hòe được sử dụng trong YHCT và chiết rutin cho công nghiệp dược.
Thực tế hiện nay, người dân thu hái tự phát chưa theo quy trình chuẩn về thời điểm
thu hái và tiêu chuẩn của nụ hòe để có nguồn nguyên liệu chất lượng. trong YHCT
thì nụ hoè có thể vi sao, sao vàng hay là thán sao (sao đen) [5], [7.] Với mỗi dạng
chế biến có nhưng công dụng chỉ định, cách dùng trong các bài thuốc trong YHCT
khác nhau như hạ huyết áp cho người cao huyết áp, thanh nhiệt, cầm máu, chỉ
huyết. Toàn bộ quá trình này chưa có những đánh giá chuẩn hóa từ thu hái đến chế
biến cũng như đánh giá hàm lượng rutin trong nụ hòe. DĐVN [3] đã hướng dẫn sử
dụng phương pháp đo quang để định lượng rutin [3]. Nhưng đo quang thì có nhiều
bất lợi với phân tích dược liệu do dịch chiết tổng chứa nhiều chất gây tạp. Nếu sử
dụng phương pháp HPLC cho đánh giá thì chi phí cao hơn nhiều. Hiện nay HPTLC
là phương pháp, đã và đang được sử dụng trong phân tích dược liệu và đánh giá
2



nhanh hàm lượng các chất hiện. Do đó, đề tài “Nghiên cứu sự thay đổi hàm lượng
Rutin trong sự phát triển của hoa hòe và nụ hoa hòe chế biến theo YHCT bằng
phương pháp HPTLC” với mục tiêu sau :
1. Xây dựng phương pháp bán định lượng hoạt chất rutin trong hoa hoè bằng
phương pháp HPTLC.
2. Đánh giá sự tích luỹ hàm lượng hoạt chất rutin trong một số mẫu hoa hoè
trong quá trình phát triển và nụ sau khi chế biến theo YHCT
3




CHƯƠNG 1 : TỔNG QUAN
1.1. HOÈ
1.1.1. Đặc điểm thực vật và phân bố [5], [8], [10], [19].
- Hoè - Styphnolobium japonicum (L.) Schott. hay có tên khoa học khác là
Sophora japonica L. Schott. , chi Styphnolobium, tông Sophoreae, họ Đậu
(Fabaceae), phân bộ Đậu (Fabales), lớp Ngọc lan (Magnoliopsida), ngành Ngọc lan
(Magnoliophyta) [16].
- Hoè hay còn được gọi là hoè hoa, Lài Luồng (Tày). Tại một số quốc gia khác có
tên là Hòe Thực (Bản Kinh), Hòe Nhụy (Bản Thảo Đồ Kinh), Hòe nhụy (Bản Thảo
Chính), Thái dụng (Nhật Hoa Tử Bản Thảo), Hòe mễ, Hòe hoa mễ, Hoà trần mễ
(Hòa Hán Dược Khảo), Hòe hoa thán, Hòe mễ thán, Hòe nga, Hòe giao, Hòe nhĩ,
Hòe giáp (Trung Quốc Dược Học Đại Từ Điển) [2], [16],[29].
- Hoè là một cây gỗ, to, cao 5-15m, thân thẳng, có chỏm lá tròn lá kép lông chim
lẻ, mọc so le, mỗi lá có từ 9-13 lá chét, lá chét hình trứng, đỉnh nhọn, nguyên dài 3-
4 cm, rộng 1.5 -2.5 cm [19]. Hoa mọc thành cụm, hình chuỳ ở đầu cành; tràng hoa
hình bướm màu trắng ngà. Nụ hoa hình trứng có cuống nhỏ, ngắn, một đầu hơi
nhọn, dài 3 - 6 mm, rộng 1 - 2 mm, màu vàng xám. Đài hoa hình chuông, màu vàng
xám, dài bằng 1/2 đến 2/3 chiều dài của nụ hoa, phía trên xẻ thành 5 răng nông. Hoa
chưa nở dài từ 4 - 10 mm, đường kính 2 - 4 mm. Cánh hoa chưa nở màu vàng.

Hình 1.1. Cây hoè và hoa hoè
- Quả loại đậu, không mở, vỏ dày, có thắt nhỏ lại ở giữa các hạt. Quả dài 5-8cm,
khi khô có màu nâu đen, chứa 4-6 hạt hình bầu dục, hơi dẹp, đen bóng [16].
4




- Mùa ra hoa khoảng từ tháng 6-11 hàng năm, Hoè được nhân giống bằng cách
giâm cành, thường sau khi trồng từ 3-4 năm mới ra hoa và cây từ 6-7 tuổi trở đi cho
hoa nhiều và sản lượng cao [5].
- Loài S. japonicum (L.) Schott. phân bố nhiều ở Việt Nam, Trung Quốc, Nhật
Bản, Triều Tiên [27] được trồng dùng làm thuốc hay làm cảnh, lấy bóng râm. Tại
Việt Nam, Hoè được trồng nhiều tại các tỉnh như Thái Bình, Hải Dương, Hưng
Yên, Nam Định, Nghệ An. Những năm gần đây còn được trồng ở các tỉnh khác như
Tây Nguyên, một số tỉnh miền Trung [2], [29].
1.1.2. Thành phần hoá học
Flavonoid là nhóm hoạt chất chính chiếm số lượng nhiều trong thành phần
hoá học của cây, rutin chiếm tỉ lệ lớn nhất (6-38% rutin trong nụ) [8].
1.1.2.1. Nụ hoa [5], [8], [16], [19].
- Nụ hoa hoè chứa nhiều và chủ yếu là rutin, Hoè Việt Nam có hàm lượng rutin
cao, có tỉ lệ từ 6-30% có thể lên tới 38% trong nụ. Phần aglycon của rutin là
quercetin (= Quercetol) thuộc nhóm flavonol, phần đường là Rutinose [5].



Rutin
Sophoradiol
Betuin
Hình 1.2. Một số hợp chất hoá học có trong nụ hoa hòe
5



- Ngoài ra trong Hoa hoè còn có các hoạt chất khác như Bentulin, Lupan,
Sophoradiol, Sophorin A, Sophorin B và Sophorin C. Và một số alcaloid như
Oxymatrine , cytisin, N-methyl cytisin, sophocarmin, matrin [19]. Trong đó, Betulin
là một dẫn chất triterpenoid thuộc nhóm Lupan, Sophoradiol là dẫn chất thuộc

nhóm olean [8], [5], [19].
1.1.2.2. Quả
Trong hạt hoè có chưa các alcaloid như cytisin, N-methyl cytisin,
sophocarmin, matrin các flavonoid như rutin, sophorine Ngoài ra còn chứa các
Polysaccharides như galactomannans, các dầu béo, protein và khoáng chất. Trong
vỏ quả hoè có nhóm flavonoid chiếm 10.5%, chủ yếu là các chất chuyển hoá như
genistein, sophoricoside (hay genistein-4'-glucoside), sophorabioside (phần biose
gồm glucose và rhamnose), Kaempferol, Rutin ; Sophorose [5], [19].
1.1.2.3. Lá
Lá chứa 6.6% flavonoid toàn phần trong đó có 4.7 % rutin [5], [19].
1.1.2.4. Các bộ phận khác
Trong cành có chứa khoảng 0.1-2% rutin, trong vỏ cây cũng có chứa rutin
nhưng tỉ lệ thấp. Trong rễ có chứa (D,L)-Maackian, Amhydropisatin, Pterocarpane,
Sophojaponicin, Flavonoids [5], [16], [19].
1.1.3. Tác dụng sinh học, chế biến và công dụng
1.1.3.1. Tác dụng sinh học [16],[19].
Rutin là 1 loại vitamin P, có tác dụng tăng cường sức chịu đựng của mao mạch.
Chữa P là chữ đầu của chữ peméabilité có nghĩa là thấm. một số chất khác cũng có
tính chất vitamin P như esculozit, hesperidin (trong vỏ cam), v v…[9].
 Rutin có tác dụng chủ yếu là bảo vệ sức chịu đựng bình thường của mao mạch.
Thiếu vitamin này tính chất chịu đựng của mao mạch có thể bị giảm, mao mạch dễ
đứt vỡ, hiện tượng này trước đây người ta chỉ cho rằng cơ thể thiếu Vitamin C mà
có , gần đây mới phát hiện sự liên quan đến Vitamin P [19].
 Rutin thường dùng cho bệnh nhân cao huyết áp mà mao mạch dễ vỡ đứt, để đề
phòng đứt mạch máu ở não, xuất huyết cấp tính di viêm thận, xuất huyết cấp tính do
6



viêm thận, xuất huyết ở phổi mà không rõ nguyên nhân, còn có tác dụng đối với

bệnh cao huyết áp.
- Theo Parrot thì cơ chế, tác dụng của vitamin P như sau : vitamin P làm giảm sự
phân huỷ adrenalin trong cơ thể, gần đây có nghiên cứu chỉ ra rằng adrenalin có tác
dụng tăng sức chịu đựng của mao mạch vì thế mà vitamin P có tác dụng tăng sức
chịu đựng của mao mạch và tăng cường [19].
- Theo Hoàng Chiêu Đức (Trung nam y học tạp chí, 1952) [19] :
 Nước sắc hoa hoè loại bỏ rutin đi rồi vẫn có thể làm giảm huyết áp của chó gây
mê.
 Có tác dụng hưng phấn nhẹ đối với tim cô lập của ếch.
 Có tác dụng kích thích sự bài tiết của niêm mạc ruột.
- Có nghiên cứu khác trên tử cung có thai và không có thai đều thấy có tác dụng
kích thích và đối với chó gây mê có tác dụng lợi tiểu tạm thời [19].
1.1.3.2. Chế biến theo YHCT và công dụng [5], [10], [16], [19].
- Chế biến theo YHCT [23] :
 Khi trời khô ráo (thường vào buổi sáng), ngắt các chùm hoa chưa nở, tuốt lấy nụ,
loại bỏ các bộ phận khác của cây, phơi nắng hoặc sấy nhẹ cho đến khô.
 Hoa hoè chủ yếu sử dụng nụ hoa để chế biến, ngoài ra quả được sử dụng.
 Các dạng chế biến của nụ hoa hoè gồm sao vàng, sao đen.
- Công dụng [7], [19] :
 Tính chất hoa hoè theo tài liệu cổ : Hoa có vị đắng tính bình, quả vị đắng tính hàn
[7]. Quả quy vào kinh can. Có tác dụng lương huyết, thanh nhiệt, chỉ huyết ( hoa).
 Hoa hoè vi sao, sao vàng, sao đen đều có tác dụng hạ áp nhưng sao đen tác dụng
hạ áp mạnh hơn[19].
 Quả có tính chất gần như hoa nhưng có thể gây xảy thai, dùng để chữa xích bạch
lỵ, trĩ ra máu, thổ huyết máu cam, phụ nữ băng huyết.
 Hiện nay, nhân dân dùng hoa hoè làm thuốc cầm máu, dùng trong cách bệnh ho ra
máu, đổ máu cam, tiểu tiện ra huyết ruột chảy máu.
7




1.2. TỔNG QUAN VỀ RUTIN
Flavonoid là một nhóm chất lớn có mặt ở trong hầu hết các loài thực vật hiện
nay. Theo các nghiên cứu hiện nay, các Flavonoid có rất nhiều tác dụng và có nhiều
hoạt chất có cấu trúc tính chất gần giống với các vitamin cần thiết cho cơ thể.
Flavonoid chia làm 4 nhóm là Eucoflavonoid, Isoflavonoid, Neoflavonoid,
Triflavonoid . Trong đó nhóm Eucoflavonoid có các nhóm như flavon, flavonol,
flavanol, chalon [5]. Rutin là một chất thuộc nhóm Eucoflavonoid trong nhóm
flavon và flavonol.
1.2.1. Tính chất vật lý của rutin
 Rutin có tên IUPAC : 2 - ( 3,4-dihydroxyphenyl ) - 5,7 – dihydroxy – 3 - {[(
2S,3R,4S,5S,6R ) - 3,4,5 – trihydroxy – 6 - ({[( 2R,3R,4R,5R,6S ) - 3,4,5 –
trihydroxy – 6 – methyloxan – 2-yl] oxy} methyl) oxan - 2-yl] oxy} - 4H- chromen
– 4 – one hay có tên khác là : 3.3’,4’,5,7-pentahydroxyflavon 3-Rutinosid.
 Rutin là một glucosid chiết được từ nụ hoa cây Hòe (S. japonicum L), họ Đậu
(Fabaceae), hoặc từ nhiều cây khác thuộc các họ thực vật khác nhau. Rutin là một
chất thuộc nhóm Flavon, có phần aglyol là Quercetin thuộc nhóm Flavonol [3],[5],
[35].




- Tính chất vật lý [3] :
 Bột kết tinh màu vàng hay vàng lục.
Quercetin
Rhamnose
Glucose
Rutin
Hình 1.3. Cấu trúc hoá học của Rutin và Quercetin


8



 Tan trong methanol và trong các dung dịch hydroxyd kiềm, hơi tan trong ethanol,
thực tế không tan trong nước và dichloromethan.
 Phổ của rutin có λ
max
ở 362,5 và 258 nm, ở λ = 362.5 thì có E(1%, 1cm) = 325
(ethanol) [5].
1.2.2. Định tính rutin
Theo dược điển Việt Nam IV, các phương pháp dùng để định tính rutin :
- Phương pháp A: So sánh phổ hồng ngoại với phổ chuẩn [3].
Phổ hồng ngoại của chế phẩm phải phù hợp với phổ hồng ngoại của rutin chuẩn
(Đối chiếu).
- Phương pháp B : Đo quang [3] .
Hòa tan 50.0 mg chế phẩm trong methanol và pha loãng thành 250.0 ml với
cùng dung môi, lọc nếu cần. Pha loãng 5,0 ml dung dịch này thành 50.0 ml bằng
methanol. Đo phổ hấp thụ tử ngoại trong khoảng từ 210 nm đến 450 nm, dung dịch
phải cho hai cực đại hấp thụ ở 257 nm và 358 nm. Độ hấp thụ riêng ở bước sóng
cực đại 358 nm phải từ 305 đến 330. tính theo chế phẩm khan.
- Phương pháp C: Phương pháp sắc ký lớp mỏng [3].
 Bản mỏng: Silica gel GF
254
.
 Dung môi khai triển: N-butanol - acid acetic khan - nước - methyl ethyl ceton -
ethyl acetat (5 : 10 : 10 : 30 : 50).
 Dung dịch thử: Hòa tan 25 mg chế phẩm trong methanol và pha loãng thành 10.0
ml với cùng dung môi .
 Dung dịch đối chiếu: Hòa tan 25 mg Rutin chuẩn (Đối chiếu) trong methanol và

pha loãng thành 10.0 ml với cùng dung môi.
 Cách tiến hành: Chấm riêng biệt lên bản mỏng 10 µl mỗi dung dịch trên. Triển
khai sắc ký đến khi dung môi đi được 10 cm. Để khô bản mỏng ngoài không khí.
Phun lên bản mỏng hỗn hợp gồm 7.5 ml dung dịch kali fericyanid 1% (Thuốc thử)
và 2.5 ml dung dịch sắt (III) clorid 10.5% (Thuốc thử). Quan sát bản mỏng trong
vòng 10 phút. Vết chính trên sắc ký đồ thu được của dung dịch thử tương ứng về vị
9



trí, màu sắc và kích thước với vết chính trên sắc ký đồ thu được của dung dịch đối
chiếu.
- Phương pháp D: [3]
Hòa tan 10 mg chế phẩm trong 5 ml ethanol 96% (Thuốc thử). Thêm 1 g kẽm
(Thuốc thử) và 2 ml dung dịch acid hydrocloric 25% (Thuốc thử), sẽ xuất hiện màu
đỏ.
- Phương pháp E : Phản ứng với hơi amoniac [3].
Nhiều flavonoid thay đổi màu khi gặp hơi NH
3
. Có thể quan sát sự biến đổi màu
này bằng mắt thường hoặc dưới ánh sáng tử ngoại.
- Phương pháp F : Phản ứng cyanidin [3].
 Phản ứng do sự có mặt nhân γ-penzopyron trong đa số flavonoid. Thuốc thử là
HCl đặc và bột Magie kim loại.
 Phản ứng bằng thuốc thử Sibata và dung dịch H
2
SO
4
đậm đặc.
 Cho dịch chiết vào ống nghiệm, thêm vài mililit H

2
SO
4
đậm đặc, sau đó cho
thêm 0.1 gam Magie, tiếp theo thêm từ từ rượu isoamylic theo thành ống nghiệm.
Đun nóng, có màu hồng từ từ xuất hiện rồi chuyển sang đỏ cam hoặc đỏ tím.
- Phương pháp G : Phản ứng với dung dịch sắt (III) clorid 5% [3].
Cho dịch chiết vào ống nghiệm, thêm vài giọt dung dịch sắt (III) clorid 5%, lắc
sẽ xuất hiện màu xanh đen.
1.2.3. Định lượng rutin
Có nhiều phương pháp để định lượng:
- Đo bằng quang phổ kế : Nguyên tắc dựa vào phổ của rutin có λmax ở 362.5 và
258 nm, ở λ = 362.5 thì có E(1%, 1cm) = 325 (ethanol), Đo quang phổ kế để tính
nồng độ dựa trên E (1%, 1cm) [5].
- Đo màu : Nguyên tắc dựa vào màu của rutin khi tác dụng với AlCl
3
hoặc tiến
hành phản ứng Cyanidin rồi đo màu [5].
- Phương pháp cân : nguyên tắc của phương pháp là chiết xuất rutin bằng cồn
nóng, sau đó thuỷ phân bằng dung dịch acid sufuric, quercetin ít tan được lọc và cân
rồi tính ra rutin.
10



- Theo Dược điển Việt Nam IV quy định [3] :
 Dung dịch chuẩn: Cân chính xác khoảng 0.2 g rutin chuẩn đã sấy khô (trong chân
không) tới khối lượng không đổi, cho vào một bình định mức 100 ml. Hoà tan trong
70 ml methanol (Thuốc thử) bằng cách làm ấm trên cách thuỷ. Để nguội, thêm
methanol (Thuốc thử) đủ 100 ml, lắc kỹ. Lấy chính xác 10 ml dung dịch này cho

vào một bình định mức 100 ml khác. Thêm nước tới vạch, lắc kỹ (mỗi ml chứa 0.2
mg Rutin khan).
 Xây dựng đường cong chuẩn: Lấy chính xác 1.0 – 2.0 - 3.0 – 4.0 – 5.0 và 6,0 ml
dung dịch chuẩn cho vào bình định mức 25 ml riêng biệt, thêm nước cho tới 6 ml ở
mỗi bình rồi thêm 1 ml dung dịch natri nitrit 5% (Thuốc thử), trộn kỹ. Để yên 6
phút, thêm 1 ml dung dịch nhôm nitrat 10% (Thuốc thử), trộn kỹ, lại để yên 6 phút.
Thêm 10 ml dung dịch natri hydroxyd 10% (Thuốc thử), thêm nước tới vạch, trộn
kỹ và để yên trong 15 phút. Đo độ hấp thụ ở bước sóng 500 nm. Vẽ đường cong
chuẩn, lấy độ hấp thụ là trục tung, nồng độ là trục hoành.
 Dung dịch thử: Cân chính xác khoảng 1 g bột dược liệu thô đã sấy khô ở 60oC
trong 6 giờ cho vào bình Soxhlet. Thêm 120 ml ether (Thuốc thử), chiết tới khi dịch
chiết không màu. Để nguội và gạn bỏ ether. Thêm 90 ml methanol (Thuốc thử) và
chiết tới khi dịch chiết không còn màu. Chuyển dịch chiết vào một bình định mức
100 ml, rửa bình chiết bằng một lượng nhỏ methanol rồi cho tiếp vào bình định
mức. Thêm methanol cho tới vạch và lắc kỹ. Lấy chính xác 10 ml dung dịch trên
cho vào bình định mức 100 ml, thêm nước tới vạch và trộn kỹ. Lấy chính xác 3 ml
cho vào bình định mức 25 ml, thêm 3 ml nước rồi thêm 1 ml dung dịch natri nitrit
5% (Thuốc thử), trộn kỹ. Để yên 6 phút, thêm 1 ml dung dịch nhôm nitrat 10%
(Thuốc thử), trộn kỹ, để yên 6 phút. Thêm 10 ml dung dịch natri hydroxyd 10%
(Thuốc thử), thêm nước tới vạch, trộn kỹ và để yên trong 15 phút. Đo độ hấp thụ ở
bước sóng 500 nm. Tính khối lượng rutin (µg) của dung dịch thử từ nồng độ đọc
được trên đường cong chuẩn xây dựng trên độ hấp thụ và tính hàm lượng phần trăm
rutin trong dược liệu thông qua độ hấp thụ.
 Hàm lượng rutin trong nụ hoa hoè không ít hơn 20%.
11



1.2.4. Một số nghiên cứu về rutin.
- Rutin là một chất được sử dụng rộng rãi trong thuốc và đang được tìm hiểu

rất nhiều về thành phần, cấu trúc và tác dụng sinh học. Ngoài ra còn có những
nghiên cứu các nguồn nguyên liệu chiết xuất rutin khác nhau trong cây cỏ và nghiên
cứu so sánh hàm lượng rutin tích luỹ giữa các vùng trồng với nhau.
- Năm 1842, lần đầu tiên rutin được phân lập từ cây cửu lý hương – Ruta
graveolens L. bởi dược sĩ người Đức – Weyb. Nhưng 100 năm sau, rutin mới được
sử dụng nhiều trong Y học.
- Hlasiwetz và nhiều người khác đã tiến hành nghiên cứu cấu trúc của rutin.
Perkin đã xác nhận được công thức phân tử của rutin là C
27
H
30
O
16
và chỉ ra rằng
gốc đường gắn vào vị trí số 3 của quercetin. Charaux là người đầu tiên cô lập được
phần đường của rutin là 1 disaccharide và gọi tên nó là “rutinose”. Sau đó, Zemplén
và Gerecs đã thuỷ giải ruitin lấy từ hạt Rhamnus utilis bằng enzym và nhận được
rutinose.
- Năm 2001, Nguyễn Văn Đậu đã thiết lập quy trình phân lập rutin trong nụ
hoa hoè, có nhiều nghiên cứu khác nhằm đánh giá hàm lượng rutin trong các thành
phần của cây và như trong nụ.
- Một số nghiên cứu gần đây đã thành công trong việc chuyển hoá rutin thành
troxerutin – một dẫn xuất của rutin có nhiều tác dụng trong chống oxy hoá. Và có
nhiều nghiên cứu về phản ứng thuỷ phân rutin thành quercetin thiết lập chất chuẩn
định tính các hợp chất.
- Năm 2010, có nghiên cứu chỉ ra hàm lượng rutin trong hoè thu hái tại 1 số
tỉnh của Việt Nam trồng có hàm lượng thay đổi và tại Thái Bình cho hàm lượng cao
nhất.
- Bên cạnh đó tại Việt Nam, Hội đồng dược điển đã thiết lập chuyên luận riêng
cho dược liệu là hoè và các sản phẩm như viên nén rutin và viên nén rutin C.

- Một số cây khác có chứa rutin
Các nguồn rutin được chiết xuất từ một số dược liệu được thống kê theo Bảng 1.1.

12



Bảng 1.1. Các nguồn có chứa Rutin khác [5].
STT
Tên khoa học
Họ
Tên
Hàm lượng
Rutin
1
Stypholobium japonicum L.
Fabaceae
Hoè
6-38%
2
Eucalyptus macroryncha F.
Myrtaceae
Bạch đàn
10-19%
3
Fagopyrum esculentum
Moench
Polygonacea
e
Mạch ba góc

5-8%
4
Zizphus jujube Lamk
Rhamnaceae
Táo ta
1,5%

1.3. SẮC KÝ LỚP MỎNG HIỆU NĂNG CAO
1.3.1. Sắc ký lớp mỏng
1.3.1.1. Nguyên tắc
- Tách bằng sắc ký lớp mỏng là kỹ thuật tách các chất được tiến hành trên một lớp
mỏng bao gồm các hạt có kích thước đồng nhất, được kết dính trên một giá đỡ bằng
thủy tinh, nhôm hoặc chất dẻo. Lớp mỏng kết dính là pha tĩnh. Các hạt trong pha
tĩnh làm nhiệm vụ tách có thể theo cơ chế: phân bố, hấp phụ, trao đổi ion… Pha
động bao gồm dung dịch cần phân tích được hòa tan trong một dung môi thích hợp
và được hút lên bản sắc kí bởi lực mao dẫn, tách dung dịch thí nghiệm dựa trên
tính phân cực của các thành phần trong dung dịch [1].
- R
f
là đại lượng đặc trưng cho mức độ di chuyển của các chất phân tích là hệ số
lưu giữ R
f
. Trị số này được tính bằng tỷ lệ giữa khoảng cách di chuyển của chất
phân tích và khoảng cách dịch chuyển của pha động:
R
f
=  


Trong đó:

d
R
: khoảng cách từ điểm xuất phát đến tâm vết phân tích (cm).
13



d
M
: khoảng cách từ điểm xuất phát đến mức dung môi pha động (đo trên cùng
đường đi của vết, tính bằng cm).
R
f
có giá trị dao động từ 0 đến 1.
- Pha tĩnh của TLC là các hạt có kích thước 10 – 30 µm, được rải đều và kết dính
thành lớp mỏng đồng nhất dày khoảng 250 µm trên giá đỡ hình vuông. Bản mỏng
có sẵn trên thị trường có kích thước khác nhau thường 5 – 20 cm, nhiều khi có thêm
các chất phát huỳnh quang không tan vào pha tĩnh để dễ phát hiện chất phân tích
[1]. Chất hấp phụ thường dùng nhất là các loại silica gel (>90%) rồi đến nhôm oxyd
(<5%). Các loại khác (than hoạt, Polyamid, Florisil, Celite, Kieselguhr)…ít được sử
dụng [6].
Bảng 1.2. Một số chất làm pha tĩnh cho TLC [6].
Pha tĩnh
Cơ chế sắc ký
Ứng dụng phân tích
Silica
Hấp phụ
Acid amin, hydrocarbon, alcaloid, vitamin
Dẫn chất siloxan
Phân bố

Các chất ít phân cực
Cellulose
Phân bố
Acid amin, carbohydrat, nucleotid
Alumina
Hấp phụ
Hydrocarbon, alcaloid, chất màu thực phẩm,
lipid
Cát biển
Phân bố
Đường, acid béo
Cellulose trao đổi ion
Trao đổi ion
Acid nucleic, nucleotid, ion kim loại,
halogenid
Gel Sephadex
Loại cỡ
Polymer, protein, phức kim loại

- Pha động cho TLC rất thay đổi, tùy thuộc vào cơ chế sắc ký. Để tăng cường rửa
giải, thường kết hợp 2 dung môi. Nguyên lý chia tách dựa vào hệ số phân bố giữa 2
pha. Tuy nhiên, lựa chọn tối ưu hóa sắc ký thường chủ yếu dựa vào kinh nghiệm.
Một số gợi ý chung nhất cho pha động TLC [1]:
 Dung môi cần có độ tinh khiết cao.
14



 Cần điều chỉnh sức rửa giải của pha động để trị số R
f

nằm trong khoảng 0.2 – 0.8,
đạt độ phân giải cực trị.
 Chất phân tích dạng ion hay phân cực rửa giải tốt bằng dung môi phân cực như
hỗn hợp n-butanol – nước. Thêm một ít acid acetic hoặc ammoniac vào nước sẽ
làm tăng độ tan của base hoặc acid tương ứng.
 Khi dùng silica hoặc các chất hấp phụ phân cực khác, độ phân cực của pha động
sẽ quyết định tốc độ di chuyển của chất phân tích và trị số R
f
của chúng. Nếu
thêm một ít dung môi phân cực như ethyl ethylic vào dung môi không phân cực
như methylbenzene sẽ làm tăng đáng kể trị số R
f
.
 Sức rửa giải của dung môi trong sắc ký lỏng hấp phụ hoàn toàn có thể sử dụng
cho TLC với pha tĩnh là silica hoặc alumina.
1.3.1.2. Kỹ thuật sắc ký lớp mỏng
Đầu tiên là lựa chọn bản mỏng sắc ký có kích thước phù hợp, hoạt hóa trong
thời gian và nhiệt độ thích hợp. Sau đó, thực hành sắc ký lớp mỏng có 4 bước sau.
Bước 1: Đưa chất phân tích lên bản mỏng:
- Lượng và thể tích mẫu chấm: Lượng mẫu đưa lên bản mỏng có ý nghĩa rất quan
trọng đối với hiệu quả tách sắc ký, ảnh hưởng đến trị số R
f
. Nếu lượng chất quá lớn,
vết sắc ký lớn và kéo dài, khi đó các vết có trị số R
f
gần nhau sẽ chồng lên nhau và
không tách riêng được. Nếu lượng chất quá nhỏ có thể khó phát hiện vết. Lượng
mẫu đưa lên bản mỏng khoảng 0.1 – 50 µg. Tùy theo kiểu đưa mẫu lên bản mỏng
mà thể tích mẫu cũng khác nhau. Trường hợp mẫu đưa dưới dạng điểm, thể tích
mẫu khoảng 1-5 µl; còn trường hợp đưa mẫu lên bản mỏng dạng vạch thì lượng

mẫu đưa lên khoảng 0.1 – 0.2 µl [1], [6].
- Vị trí đưa mẫu lên bản mỏng: Đường xuất phát cách mép dưới bản mỏng và mép
của dung môi pha động đủ lớn để tốc độ di chuyển của dung môi từ khi bắt đầu đến
điểm đưa mẫu lên bản mỏng đã khá ổn định. Tốt nhất là cách mép dưới bản mỏng
1.5 cm và cách mép dung môi từ 0.8 - 1cm. Khoảng cách giữa các vết và giữa vết
với mép ngoài bản mỏng tốt nhất nên là 1 cm để tránh hiệu ứng bờ [1], [6].
Bước 2: Khai triển sắc ký
15



- Thiết bị triển khai sắc ký thường là bình thủy tinh có nắp đậy kín, kích thước phù
hợp với bản mỏng. Để tăng độ bão hòa dung môi pha động trong bình (nhất là đối
với dung môi có độ nhớt cao, khó bay hơi), đặt tờ giấy lọc áp sát thành bình .
- Sau khi chấm mẫu sắc ký, bản đã khô được cho vào bình sắc ký đã bão hòa pha
động. Mép dưới bản mỏng được nhúng vào pha động nhưng vết chấm vẫn cách bề
mặt pha động khoảng 1 cm [6].
Bước 3: Hiện sắc ký đồ, dựa vào tính chất lý hóa khác nhau của chất cần phân tích
để lựa chọn cách phát hiện thích hợp vết sắc ký.
- Sử dụng thuốc thử hiện màu [6]: Sau khi khai triển, muốn quan sát đầy đủ nhất
tất cả các vết, thường phải phun thuốc thử lên bề mặt bản mỏng hoặc nhúng cả bản
mỏng vào thuốc thử. Đôi khi làm nóng bản mỏng để làm tăng tốc độ phản ứng tạo
màu và cường độ vết màu.
Bảng 1.3. Một số thuốc thử tạo màu trong nghiên cứu dược liệu
STT
Hợp chất
Thuốc thử hiện màu
1
Alcaloid
Dragendoff

2
Anthraquinon
KOH/EtOH
3
Coumarin
Diazo – hóa
4
Steroid
Liebermann – Burchard
5
Hữu cơ nói chung
H
2
SO
4
20% ( không đặc hiệu)
6
Iridoid
Trim – hill
7
Không no
Hơi iod (không đặc hiệu)
8
Polyphenol
NaOH/EtOH, FeCl
3

9
Saponin
VS, AS, hỗn dịch máu

10
Terpenoid
VS, AS (không đặc hiệu)
- Soi dưới ánh sáng đèn UV [1]: Nhiều vết chất hữu cơ trên sắc ký đồ trở nên tối
hoặc phát quang sáng khi soi dưới đèn UV ở bước sóng 254 hoặc 366 nm. Một số
bản mỏng tráng sẵn có chất phát quang không tan đưa vào pha tĩnh nên phát huỳnh
quang.
16



- Dùng densitometer [1]: Thiết bị này đo cường độ tia phản xạ từ bề mặt bản mỏng
khi soi dưới đèn UV-VIS. Chất phân tích bức xạ được ghi lại thành pic sắc ký.
Bước 4: Thu nhận và xử lý số liệu thực nghiệm [1].
1.3.2. Đặc điểm chung của sắc ký lớp mỏng hiệu năng hiệu năng cao – HPTLC
Sắc ký lớp mỏng hiệu năng cao (HPTLC) là hình thức phát triển nhất của kỹ
thuật SKLM. Thuật ngữ HPTLC bao gồm hệ thống triển khai sắc ký bán tự động
như: máy chấm mẫu tự động (Linomat 5, Nanomat 4, ATS 4), thiết bị triển khai sắc
ký (ADC2), thiết bị soi và chụp ảnh bản mỏng (TLC Visualizer), máy quét vết
(TLC Scanner 3.4), và bản mỏng hiệu năng cao HPTLC [31], [37].
Ưu điểm của phương pháp này so với SKLM thông thường là [6]:
- Khả năng phân tách tốt hơn. Ưu điểm này chủ yếu nhờ bản mỏng hiệu năng cao
có kích thước hạt nhỏ hơn, hạt đồng đều hơn, do đó khả năng hấp phụ của bản
mỏng cũng tốt hơn.
- Lượng chất đưa lên bản mỏng ít hơn: với thiết bị tiêm mẫu chính xác và bản
mỏng có khả năng hấp phụ tốt, lượng chất cần cho phân tích là nhỏ hơn.
- Thời gian triển khai ngắn hơn.
- Độ lặp lại tốt hơn do gắn với hệ thống máy chấm sắc ký tự động, buồng triển
khai sắc ký, máy quét, chụp ảnh và phần mềm xử lý hình ảnh, số liệu. Các yếu tố về
môi trường, nguyên nhân ảnh hưởng lớn tới kết quả phân tích, được kiểm soát và

hạn chế tới tối đa các thay đổi.
- HPTLC ngày càng đươc ứng dụng nhiều trong định tính, định lượng.
1.3.3. Ứng dụng của HPTLC trong nghiên cứu dược liệu
1.3.3.1. Định tính
- Chứng thực độ tinh khiết của một hợp chất phân lập được: Chấm tương đối đậm
mẫu thử trên ít nhất 3 bản mỏng khác nhau, khai triển với ít nhất 3 hệ dung môi
khác nhau. Nếu cả 3 sắc ký đồ đều cho một vết gọn trong một vùng R
f
= 0.30 – 0.75
thì có thể sơ bộ kết luận rằng mẫu thử là một chất tinh khiết. Việc khẳng định sự
tinh khiết của mẫu thử sẽ được kiểm tra bằng phương pháp phổ học khác (UV, IR,
NMR, MS) [6].
17



- So sánh với một chất chuẩn: Thực hiện ít nhất trên 3 bản mỏng khác nhau, khai
triển với ít nhất 3 hệ dung môi khác nhau. Trên mỗi bản mỏng chấm ít nhất 3 vết:
vết I (mẫu thử), vết II (mẫu thử + mẫu chuẩn), vết III (mẫu chuẩn). Nếu trên cả 3
sắc ký đồ mẫu thử và mẫu chuẩn đều đồng nhất (về trị số R
f
, về hình dạng vết, về
màu sắc vết trước và sau khi hiện màu) thì có thể sơ bộ kết luận mẫu thử và mẫu
chuẩn là đồng nhất [6].
- Kiểm nghiệm dược liệu: Cùng với một quy trình chiết xuất như nhau, dịch chiết
của mẫu thử dược liệu được chấm song song với dịch chiết của mẫu dược liệu
chuẩn (thực hiện trên 3 bản mỏng khác nhau, không cần chấm trùng). Sau đó so
sánh các vết cùng trên 1 bản mỏng về số vết, R
f
của các vết, hình dạng các vết, màu

sắc các vết, tỷ lệ tương đối giữa các vết… của mẫu dược liệu thử và dược liệu
chuẩn [6].
- Xây dựng tiêu chuẩn kiểm nghiệm dược liệu: Bằng một chiết xuất nhất định,
trong các điều kiện sắc ký nhất định, sắc ký đồ của dịch chiết dược liệu là không đổi
về số vết, về trị số R
f
của các vết, hình dạng các vết, màu sắc các vết, tỷ lệ tương
đối giữa các vết… Sắc ký đồ được coi là tài liệu không thể thiếu trong công tác xây
dựng tiêu chuẩn kiểm nghiệm các dược liệu [6].
Theo kết quả thống kê trong tài liệu [11], SKLM là một trong các tiêu chuẩn
định tính có mặt trong hầu hết các chuyên luận dược liệu trong Dược điển. Dược
điển thảo dược Hoa Kỳ có 31 chuyên luận, Dược điển Trung Quốc (2010) có 873
chuyên luận và con số này trong Dược điển Việt Nam IV là 168 [3]. Hình ảnh sắc
ký đồ SKLM cho các vết đặc trưng của dược liệu. Ứng dụng này giúp xây dựng
“dấu vân tay” hóa học của từng dược liệu và từ đó xác định tính đúng của dược liệu,
phát hiện sự nhầm lẫn, giả mạo, đánh giá chất lượng dược liệu.
Bằng “dấu vân tay” hoá học của từng dược liệu, năm 2013, Nguyễn Ngọc Tú đã
xác định sự tương đồng về thành phần hoá học của một số loài trong chi Gymnena
R.Br trồng tại một số nơi khác nhau và dựa vào đó để xây dựng cây phân loại thực
vật chí [25].
1.3.3.2. Bán định lượng

×