Tải bản đầy đủ (.doc) (4 trang)

ĐỀ THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT CHUYÊN NĂM HỌC 2015 2016 Môn: Ngữ văn (Không chuyên)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (229.42 KB, 4 trang )

ĐỀ THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT CHUYÊN
NĂM HỌC 2015 - 2016
Môn: Ngữ văn (Không chuyên)
Thời gian làm bài: 120 phút, không kể thời gian phát đề
Câu 1 (3,0 điểm)
Đọc đoạn thơ sau và trả lời các câu hỏi dưới đây:
Mọc giữa dòng sông xanh
Một bông hoa tím biếc
Ơi con chim chiền chiện
Hót chi mà vang trời
Từng giọt long lanh rơi
Tôi đưa tay tôi hứng.
a) Đoạn thơ trên trích trong tác phẩm nào, của ai? Nêu hoàn cảnh sáng tác
của tác phẩm. (0,75 điểm)
b) Xác định thể thơ và phương thức biểu đạt chính của đoạn thơ. (0,5 điểm)
c) Chỉ ra và nêu tác dụng của biện pháp tu từ ẩn dụ chuyển đổi cảm giác
được sử dụng trong đoạn thơ. (0,75 điểm)
d) Trình bày cảm nhận của em về bức tranh thiên nhiên được thể hiện trong
đoạn thơ bằng một đoạn văn ngắn (từ 5 đến 7 dòng) theo kiểu diễn dịch. Gạch chân
câu chủ đề của đoạn văn. (1,0 điểm)
Câu 2 (3,0 điểm)
Trong buổi tọa đàm hướng nghiệp cho học sinh lớp 9 ở một trường trung
học cơ sở, có bạn học sinh đã đặt ra vấn đề: Hành trang cần thiết của mỗi người là
tính tự lập.
Hãy bày tỏ quan điểm của em về vấn đề đó bằng một bài văn ngắn (khoảng
400 từ).
Câu 3 (4,0 điểm)
Về nhân vật ông Sáu trong tác phẩm Chiếc lược ngà của nhà văn Nguyễn
Quang Sáng, có ý kiến cho rằng: Đó là một người cha có tình yêu thương con sâu
nặng.
Từ cảm nhận của mình về nhân vật này, em hãy làm sáng tỏ ý kiến trên.


HẾT
Họ và tên thí sinh: Số báo danh:
Giám thị 1 Giám thị 2
HƯỚNG DẪN
CHẤM THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT CHUYÊN
Năm học: 2015 - 2016
Môn thi: Ngữ văn (Không chuyên)
(Bản Hướng dẫn chấm thi gồm có 03 trang)
A. Hướng dẫn chung
- Giám khảo cần nắm vững yêu cầu của hướng dẫn chấm để đánh giá tổng quát bài làm
của thí sinh, tránh cách chấm đếm ý cho điểm.
- Do đặc trưng của bộ môn Ngữ văn nên giám khảo cần chủ động, linh hoạt trong việc
vận dụng đáp án và thang điểm; khuyến khích các bài viết có cảm xúc và sáng tạo.
- Việc chi tiết hóa điểm số của các ý (nếu có) phải đảm bảo không sai lệch với tổng điểm
của mỗi ý và được thống nhất trong Hội đồng chấm thi.
- Điểm của toàn bài thi vẫn được giữ nguyên, không làm tròn số.
B. Đáp án và thang điểm
Câu 1 (3,0 điểm)
Ý Nội dung Điểm
a
Đoạn thơ trích trong tác phẩm Mùa xuân nho nhỏ 0,25
Tác giả Thanh Hải ( Phạm Bá Ngoãn) 0,25
Hoàn cảnh sáng tác: Ra đời tháng 11 năm 1980, không bao lâu trước khi
nhà thơ qua đời.
0,25
b
Thể thơ: năm tiếng/ ngũ ngôn 0,25
Phương thức biểu đạt chính: phương thức biểu cảm/ biểu cảm 0,25
c
Chỉ ra hình ảnh ẩn dụ: từng giọt long lanh rơi; tôi đưa tay tôi hứng – nhà

thơ đưa tay hứng từng giọt âm thanh của tiếng chim.
0,25
Tác dụng của biện pháp tu từ: làm nổi bật âm thanh của tiếng chim chiền
chiện; niềm say mê, ngây ngất của nhà thơ .
0,5
d
Về nội dung: trình bày cảm nhận về bức tranh thiên nhiên được tác giả thể
hiện trong đoạn thơ.
Về hình thức: viết đủ số dòng, trình bày đoạn văn theo đúng kiểu diễn dịch,
đảm bảo tính liên kết, có cảm xúc,…
0,75
Gạch chân đúng câu chủ đề 0,25
Lưu ý: Nếu học sinh viết đúng nội dung nhưng không trình bày theo kiểu
diễn dịch hoặc không đảm bảo số dòng quy định thì cho điểm tối đa không
quá ½ số điểm quy định.
Câu 2 ( 3,0 điểm)
* Yêu cầu về kĩ năng: Học sinh có kĩ năng làm bài nghị luận xã hội. Bố cục bài viết chặt
chẽ, diễn đạt trong sáng, lưu loát, không mắc lỗi chính tả, lỗi dùng từ, đặt câu.
* Yêu cầu về kiến thức: Học sinh có thể diễn đạt bằng nhiều cách khác nhau, song cần
đảm bảo được các yêu cầu cơ bản sau:
Ý Nội dung Điểm
Giới thiệu vấn đề nghị luận: Hành trang cần thiết của mỗi người là tính tự
lập.
Bày tỏ quan điểm:
- Người có tính tự lập là người biết tự lo liệu, tạo dựng cuộc sống cho mình
mà không ỷ lại, phụ thuộc vào mọi người xung quanh.
- Tự lập là hành trang cần thiết của mỗi người trong cuộc sống: giúp mỗi
người có sự chủ động, tích cực trong học tập, lao động,…; có động cơ và
mục đích sống rõ ràng; vượt qua được những khó khăn, thử thách để vươn
lên; khẳng định bản thân; thành công;…

- Phê phán lối sống dựa dẫm, phụ thuộc vào người khác.
- Tự lập không có nghĩa là tự cô lập mình, sống khép kín, tự tách mình ra
khỏi cộng đồng, mà phải biết nhận sự giúp đỡ phù hợp, đúng mức của
người khác khi cần thiết. Có những việc chúng ta phải biết đoàn kết và dựa
vào đồng loại để tạo nên sức mạnh tổng hợp.
- Liên hệ rút ra bài học: rèn luyện tính tự lập để phát huy bản thân và không
ngừng vươn lên trong cuộc sống…
Đánh giá chung: Khẳng định lại vấn đề.
* Cách cho điểm:
- Điểm 3: Đáp ứng tốt các yêu cầu trên. Bố cục rõ ràng, lập luận chặt chẽ, diễn đạt lưu loát, văn
viết có cảm xúc và sáng tạo.
- Điểm 2: Đáp ứng được phần lớn yêu cầu trên, mắc một vài lỗi diễn đạt nhỏ.
- Điểm 1: Trình bày sơ sài, mắc nhiều lỗi diễn đạt, dùng từ, đặt câu, …
- Điểm 0: Không làm được bài, lạc đề.
Câu 3 (4,0 điểm)
* Yêu cầu về kĩ năng:
- Học sinh biết cách làm bài văn nghị luận văn học. Qua các thao tác lập luận, biết khái
quát, đánh giá làm sáng tỏ vấn đề cần nghị luận.
- Bố cục ba phần rõ ràng, chặt chẽ, diễn đạt lưu loát, không mắc lỗi chính tả, dùng từ và diễn
đạt.
* Yêu cầu về kiến thức: Học sinh có thể có nhiều cách sắp xếp ý và diễn đạt khác nhau
nhưng cần phải hướng đến các ý cơ bản sau:
Ý Nội dung cần đạt Điểm
1. Giới thiệu tác giả, tác phẩm, vấn đề cần nghị luận. 0,5
2. Nêu cảm nhận về nhân vật ông Sáu để thấy được tình yêu thương sâu nặng
của người cha dành cho con.
3,0
- Tình cảm của ông Sáu với con trong những ngày ông được nghỉ phép: 1,0
+ Sau tám năm xa cách, khi được nghỉ phép về thăm nhà, ông vồ vập đến
với con ( ).

0,25
+ Những ngày nghỉ phép, ông tìm mọi cách để gần con, quá nóng ruột, không
kìm được mình, ông đánh con ( ). Giây phút chia tay, được nghe con gọi
“ba”, ông sung sướng, xúc động nghẹn ngào không cầm được nước mắt ( ).
0,75
- Tình cảm của ông Sáu với con được thể hiện tập trung và sâu sắc ở phần
sau của truyện, khi ông Sáu ở trong rừng, tại khu căn cứ:
2,0
+ Ông luôn day dứt, ân hận đã đánh con khi nóng giận. Lời dặn của con lúc
chia tay: “Ba về! Ba mua cho con một cây lược nghe ba!” đã thúc đẩy ông
nghĩ đến việc làm một chiếc lược ngà dành cho con.
0,5
+ Khi kiếm được một khúc ngà, ông đã vô cùng vui sướng, rồi dành hết tâm
lực vào việc làm cây lược. Chiếc lược ngà đã thành một vật quí giá, thiêng
liêng với ông Sáu. Nó làm dịu đi nỗi ân hận và chứa đựng bao nhiêu tình cảm
yêu mến, nhớ thương, mong đợi của người cha với đứa con xa cách.
1,0
+ Bị thương nặng trong một trận càn của địch, trước khi nhắm mắt, ông cố sức
lấy chiếc lược, nhờ đồng đội trao lại cho con gái. Đến phút cuối của cuộc đời,
người cha ấy vẫn chỉ nghĩ đến con, dành trọn vẹn tình cảm cho con.
⇒ Như vậy thường trực, đau đáu trong cảm xúc, suy nghĩ, tâm trạng, hành
động, cử chỉ của ông Sáu từ khi được gặp con đến khi vĩnh biệt cuộc đời là
hình ảnh đứa con yêu dấu. Qua đó, thấy được tình yêu thương con sâu nặng,
cảm động mà ông dành cho con.
0,5
3. Đánh giá: 0,5
+ Thể hiện tình yêu thương con sâu nặng của nhân vật ông Sáu, nhà văn đã
đặt nhân vật vào một tình huống truyện bất ngờ, hợp lí, lựa chọn ngôi kể thích
hợp, cách miêu tả nội tâm nhân vật đặc sắc, chi tiết cụ thể, gợi cảm, ngôn ngữ
kể chuyện tự nhiên, giàu màu sắc Nam Bộ.

0,25
+ Qua tình yêu thương con sâu nặng của nhân vật ông Sáu, nhà văn đã khẳng
định và ngợi ca tình phụ tử thiêng liêng như một giá trị nhân bản sâu sắc. Tình
cảm ấy là cội nguồn sức mạnh giúp dân tộc ta vượt lên sự huỷ diệt tàn bạo của
chiến tranh, chiến đấu và chiến thắng kẻ thù.
0,25
HẾT

×