.
.
\\Ễ
BỘ YTẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC DƯỢC HÀ NỘI
LƯU THANH DUYÊN
BƯỚC ĐẨU NGHIÊN cứu THÀNH PHẦN h ó a h ọ c
CỦA CÂY XUÂN HOA LÁ HOA
(KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP DƯỢC sĩ KHÓA 2002-2MJ^.
í t i i i m i ê n :
Người hướng dẫn : GS.TS. PHẠM XUÂN SINH
Nơi thực hiện ; BỘ MÔN D ư ợ c HỌC c ổ TRUYỂN
TRƯỜNG ĐH DƯỢC HÀ NỘI
Thời gian : 02/2007 - 05/2007
HÀ NỘI, 05/2007
[II] ^
.
"ffi
JHôi eàjm , ổn.
( ĩ ) ổ i í ề n ạ . k ú t h t r ọ n g , ú à . b i â . ổ n . í ă i L ¡ Ấ e . , l & i æ ù t h à ụ . tó l ồ t t ạ . b ỉ â đ n .
e h ă n t h à n h , t ổ i ĩ
(J)hạnt ^uản. Sinhf ehA nhiịm. (Bà mèn. n)ưđe. hạa eẩ imiụỀn,
^Oiitíe iĩ (Zỉũ ^ềng, Çîltii lù nlũinụ HÍỊIÌÓÌ títíỉụ đã. tận tình í4ti bủú, tạtì múi
ítỉễa liiên, trụ’e tiêp hiiốnạ, dẫn tòi ỉtOííH thù nil khấu. luận. tfít ntjiiièp nàiỊ.
^ậft thỉ. eáít bẠ — (Bậ mồn. ^uẺổe. hợe. eẩ íeuụỀn. u^ưànạ. ^ĩỉại kạe. (Dưiổe.
^ôfi Qlặi itũ tận tình ạiÚỊt ítđ, tạ tì niởi ítỉều kiên, ehớ- tôi tmng, qtiủ tvì nil
tíuỊe. hiệti khẩ€L UtẠn.
Q l h â n . d Ì Ị t , n à ụ . e h ớ - f t h é f t l ờ i t t ư ự e . ạ ử i I M e ả n t ổ t t l ớ i ( B a * t g i á m , h i ệ u
n h à t r ư ồ n i g .f ệ i h à n ụ . t ạ & , ệ i h ò n g , ^ i é u ^ t à i^ p h ề n ạ . Q ju è u t l ậ . k h ờ € L h ợ ^
e ù t i g , í t ì ì i t t t h ê e á e . t h ầ y , e ỗ - ạ i á o - t r m i g , t r ư ồ n g , i t ũ t e u n í Ị b i l í ì ê t i ỉ h ứ o , d ì u d ắ t ,
q i Ú Ị t đ s ^ t ò i I m ề t g , A i m t t h ờ i g Ầ O M t k ọ ^ t ậ p , o A t ạ ú ^ đ í ề i i k í ê t t e f u % i  i e ổ - k ũ q u A
n h t i t i ụ à ụ h ồ t n n a ụ .
ũ i í ế i e ù t t ạ . x i n . e ả n t i f n . g i í L đ i n h o A h ạ n . h è i t ã đ & t t ạ , o i Ề r L , k h í e h l ê . t ờ i
r â í n h ì ề t í đ ẻ t ồ i e á t h ề m . u Ị t n i ệ l m à i t m n g , n g h i ế n , e ứ u k h ù 4L h ạ e .
Hà Nội, ngày 18 tháng 5 năm 2007
Sinh viền: Lưu Thanh Duyên
MỤC LỤC.
Đặt vấn đề 1
Phần 1: Tổng quan
1
1.1. Đặc điểm thực vật chi Pseuderanthemum 1
1.1.1. Vị trí phân loại chi Pseuderanthemum 1
1.1.2. Đặc điểm thực vật một số cây trong chi Pseuderanthemum
4
1.2. Phân bố, sinh thái, nhân giống
5
1.3. Thành phần hoá học 7
1.4. Tác dụng sinh học 7
1.5. Công dụng 9
Phần 2: Thực nghiệm, kết quả và bàn luận 11
2.1. Nguyên vật liệu và phương pháp nghiên cứu 11
2.1.1. Nguyên liệu 11
2.1.2. Dụng cụ và hóa chất dùng trong phân tích 11
2.1.3. Phuofng pháp nghiên cứu 12
2.2. Thực nghiệm, kết quả và bàn luận 12
2.2.1. Đặc điểm thực vật của cây XHLH 12
2.2.2. Định tmh sơ bộ các nhóm chất trong dược liệu XHLH
.
14
2.2.3. SKLM Flavonoid, Saponin, Sterol trong dược liệu XHLH 22
2.2.4. Xác định hàm lượng một số phân đoạn chiết trong dược liệu XHLH
28
2.2.5. Định lượng Flavonoid toàn phần trong dược liệu XHLH 30
2.2.6. Định lượng Saponin toàn phần trong dược liệu XHLH
.
32
2.3. Bàn luận 35
Phần 3: Kết luận và đề xuất 36
3.1. Kết luận 36
3.2. Đề xuất 36
Tài liệu tham khảo.
Phụ lục.
ATT
CHÚ GIẢICHỮ VIẾT TẮT
Alanine aminotransferase
AST
Aspartat aminotransferase
As
Ánh sáng
CHCI3
Qoroform
cs
cộng sự
d/c
Dịch chiết
dm
Dung môi
EtOH
Ethanol
EtOAc
Ethyl acetat
KH&KT Khoa học và kỹ thuật
MeOH Methanol
MIC
Minimum Inhibitory Concentration
NXB Nhà xuất bản
n-BuOH
n- Butanol
SKĐ Sắc ký đồ
SKLM
Sắc ký lớp mỏng
TB
Trung bình
ri'
Thuốc thử
uv
Ánh sáng tử ngoại (Ultra violet spectroscopy)
XH
Xuân hoa
XHLH
Xuân hoa lá hoa
ĐẶT VẤN ĐỂ
Từ lâu, loài người đã biết dựa vào nguồn nguyên liệu thực vật, động vật,
khoáng vật để làm thuốc chữa bệnh. Những bài thuốc có nguồn gốc dược liệu
vẫn còn giá trị cho đến ngày nay. Không những thế, con người ngày càng có
xu hướng coi trọng việc dùng cây thuốc để giảm bớt việc đưa hóa chất vào cơ
thể. ở nước ta việc dùng cây thuốc để chữa bệnh có nhiều thuận lợi vì có một
nền y học dân tộc lâu đời, đồng thòi có nguồn dược liệu vô cùng phong phú.
Tuy nhiên nhiều cây thuốc mói chỉ được sử dụng theo kinh nghiệm dân gian
mà chưa được nghiên cứu về mặt khoa học. Do đó việc nghiên cứu nhằm làm
sáng tỏ công dụng của cây thuốc bằng phưcíng pháp khoa học hiện đại là rất
cần thiết.
Cây Xuân hoa lá hoa {Pseuderanthemum bracteatum Imlay., Acanthaceae)
là một cây thuốc đã được dùng trong dân gian với tên gọi Hồng ngọc, Hoàn
ngọc đỏ, cây Con khỉ đỏ để chữa bệnh nhiễm khuẩn đường tiêu hóa, viêm
đại tràng, chảy máu đường ruột, chấn thương chảy máu, làm rau ăn sống
Tuy nhiên việc sử dụng cây thuốc còn hạn chế và cho đến nay vẫn chưa có
công trình nghiên cứu nào công bố về cây thuốc này ở Việt Nam.
Với mục tiêu góp phần làm sáng tỏ thành phần hóa học của cây XHLH
nhằm chứng minh về mặt khoa học, góp phần vào việc giới thiệu rộng rãi và
nâng cao giá trị sử dụng của cây thuốc. Chúng tôi tiến hành đề tài: “Bước đầu
nghiên cứu thành phần hóa học của cây Xuân hoa lá hoa” vói các nội
dung sau:
1. Định tính các nhóm hoạt chất trong cây XHLH: thân, lá và riêng phần lá
bằng phương pháp ống nghiệm và SKLM.
2. Xác định hàm lượng một số phân đoạn chiết trong cây.
3. EMnh lượng Flavonoid và Saponin toàn phần trong cây bằng phương pháp cân.
Do điều kiện thời gian và kinh phí có hạn nên công trình không thể giải
quyết hết mọi yêu cầu nghiên cứu cần thiết và không thể tránh khỏi sai sót,
nhưng tôi hy vọng kết quả nghiên cứu sẽ đóng góp phần nào vào việc chứng
minh khoa học về thành phần hóa học của cây XHLH.
PHẦN 1: TỔNG QUAN
1.1. ĐẶC ĐIỂM THựC VẬT CHI PSEUDERANTHEMVM.
1.1.1. Vị trí phân loại chi Pseuderanthemum: [4], [5], [6], [8], [23].
Theo hệ thống phân loại của Takhtajan (1987), họ Ô rô (Acanthaceae)
thuộc bộ Hoa mõm sói (Scrophulariales), trong phân lớp Hoa môi (Lamiidae),
lớp Ngọc lan (Magnoliopsida), thuộc ngành Ngọc lan (Magnoliophyta). Họ
này có khoảng 250 chi và 2600 loài, trung tâm phân bố chủ yếu ở Nam và
Đông nam Á, châu Phi và Nam Mỹ.[3]
Ngành Ngọc lan: Magnoliophyta
Lớp Ngọc lan; Magnoliopsida
Phân lớp Hoa môi: Lamiidae
Bộ Hoa mõm sói: Scrophulariales
Họ Ô rô: Acanthaceae
Chi: Pseuderanthemum
ở Việt Nam họ Ô rô có khoảng 47 chi vói 217 loài [6 ].
Qii psenderanthemum có 9 loài với đặc điểm riêng là:
Cánh hoa liền
Có 5 thùy
Ống tràng hoa nhỏ và dài
Có 2 nhụy sinh sản
Các cây thuộc họ Ô rô cũng thường có hoa đẹp nên nhiều loài được trồng
làm cảnh. Cũng có nhiều cây dùng làm thuốc chữa bệnh như: Cây Ô rô
{Acanthus ilicifolius L.), cây Thanh táo ựusticia gendarussa Burm.f.), cây
Tước sàng ụ.procumbens L.) được dùng chữa phong thấp, nhức mỏi chân
tay. Cây Hoa chuông (Barleria cristata L.), cây Quả nổ iRuellia tuberosa L.)
chữa cảm mạo. Cây Bạch hạc (Rhinacanthus nasutus L) dùng làm thuốc tiêu
viêm, giải độc, chữa bệnh ngoài da. Cây Xuân hoa {Pseuderanthemum
palatiferum Radlk.) dùng để chữa rối loạn tiêu hóa, viêm đại tràng, rễ cây còn
dùng chữa đòn ngã tổn thương
Một số cây trong họ Ô rô đã được nghiên cứu, điều tra tính kháng khuẩn và
được xếp vào nhóm “Cây thuốc Việt Nam có tính kháng khuẩn” [10], đó là: Ô
rô nước, thanh táo, bạch hạc, quả nổ, xuân hoa. Trong thực tế nhân dân đã
dùng nhiều loài thuộc họ Ô rô làm thuốc chữa bệnh nhưng các công trình
nghiên cứu về thành phần hóa học, tác dụng sinh học còn hạn chế.
Theo Phạm Hoàng Hộ [8 ] chi Pseuderanthemum ở Việt Nam có 9 loài, 2
thứ, trong đó chỉ có các loài, thứ sau có tên Việt Nam là:
p.carruthesỉi var. ovatifolium (Brem.) Brem. (Nấp vũm),
p.carruthesỉi (Seem.) GmW.ym.atropurpureum (Bull) Fosb.
(Xuân hoa đỏ),
p.acuminatissimum Miq. (Xuân hoa nhọn),
p.bracteatum Imlay. (Xuân hoa lá hoa, Hoàn ngọc đỏ, Con khỉ
đ ỏ ).
Năm 1995 Trần Công Khánh đã xác định được tên khoa học của “ cây con
khỉ” là p .palatiferum và dặt tên Việt Nam là Xuân hoa. Trong dân gian, cây
này còn được gọi tên là Nhật nguyệt, Hoàn ngọc, Tu lình [12], [18].
1.1.2. Đặc điểm thực vật của một số cây trong chi Pseuderanthemum .
- Theo Nguyễn Tiến Bân [3] chi Pseuderanthemum ờ Việt Nam có 10 loài.
- Theo Raymond Benoist [23] chi Pseuderanthemum có 9 loài.
- Theo Phạm Hoàng Hộ [8] chi Pseuderanthemum ở Việt Nam có 9 loài, 2 thứ
trong đó 4 loài, 2 thứ có tên Việt Nam:
• Pseuderanthemum carruthersiỉ (Seem.) Guill. var. atropurpureum
(Bull.) Fosb. (Xuân hoa đỏ):
Cây nhỏ, cao 1 - 2 m, phân nhánh nhiều, không lông. Lá có phiến xoan, bầu
dục, mỏng không lông, dài 7-10 cm, đỏ bầm có bớt đậm, ít khi vàng có bớt
đỏ, cuống ngắn. Chùm hoa ở ngọn, hoa trắng, tâm hồng, tai có đốm đỏ; tiểu
nhụy 2, thò. Trồng làm cảnh. Lá, rễ, hoa tiỊ lở miệng, làm lành vết thương.
• Pseuderanthemum carruthersii var. ovatifolium (Brem.)Brem. (Nấp
vũm)
Cây nhỏ, khác thứ trên ờ lá bầu dục, to 8,5 X 4,5 cm, đầu tù, gân phụ 7 - 8
cặp; phát hoa là chùm tụ tán hẹp; hoa thành tụ tán ngắn, vành cao 2 cm, tai
xoan như nhau. Sài Gòn, Sông Bé.
• Pseuderanthemum palatiferum (Ness) Radik. (Xuân hoa, Hoàn ngọc,
Tulình,ConkhL.):[18].
Cầy bụi, cao 1 - 2m, sống nhiều năm, thân non màu xanh lục, rải rác có
lông che chở đa bào, phần già hóa gỗ màu nâu nhẵn, phân nhiều cành mảnh.
Lá mọc đối, phiến lá hình mũi mác, hai đầu nhọn, dài 12 - 17cm, rộng 3,5 - 5
cm, mép lá nguyên, gốc hoi men xuống, hai mặt phiến lá có lông che chở đa
bào ngắn và lông tiết có chân đơn bào, đầu đa bào; dọc gân giữa có nhiều lông
hơn. Cuống lá dài 1,5 - 2,5 cm. Cụm hoa dài 10 - 16 cm, ở kẽ lá hay đầu cành,
gồm các xim ngắn ở các mấu. Hoa lưỡng tính, không đều, 5 đài ròi tồn tại đến
khi quả già. Tràng hợp, màu trắng, ống tràng hẹp và dài khoảng 2,5 cm, có 5
thùy, chia thành 2 môi, môi trên gồm 2 thùy nhỏ dính liền nhau đến nửa chiều
dài của thùy, môi dưới gồm 3 thùy to, thùy giữa của môi dưới có các chấm
màu tím, 2 nhị lép nhỏ dính ở gốc 2 chỉ nhị. Bầu trên, nhẵn, dài khoảng 1,5
cm, 2 lá noãn liền nhau tạo thành bầu 2 ô, vòi nhụy dài 2,5 - 2,7 cm, nửa dưói
của vòi có lông, 2/3 vòi về phía trên có màu tím nhạt. Quả nang 2 ô, mỗi ô
chứa 2 hạt. Mùa hoa vào tháng 4-5. Cây mọc hoang gần như ra hoa quanh
năm. Bộ phận dùng; lá, thân, rễ. Phân bố: rừng bình nguyên.
• Pseuderanthemum acumỉnatìssimum Miq. (Xuân hoa nhọn).
Cây nhỏ; nhánh non vuông, không lông. Lá có phiến thon nhọn, to đên 25 X
9 cm, đáy từ từ hẹp trên cuống, mỏng, bìa nguyên, gân phụ 6 cặp; cuống dài 4
- 5 cm. Phát hoa dài đến 30 cm, không nhánh, như có râu vì vòi nhụy dài còn
lại; hoa như chụm ở mỗi mắt; lá đài 3,5 mm, không lông; vành 2,5 - 3,7 cm,
có lông ở mặt ngoài, thùy 1 cm; tiểu nhụy thụ 2. Nang dài 3,5 cm, không lông.
Trồng và mọc hoang ở Bảo Lộc, Sài Gòn.
• Pseuderanthemum bracteatum Imlay. (Xuân hoa lá hoa).
Cỏ cao 50 - 60 cm, ít nhánh; thân vàng đỏ, có 4 cạnh, có lông mịn lúc non.
Lá có phiến thon, to 5 -9 x 3 -5 cm, có lông mịn 2 mặt, gân phụ 5 - 6 cặp;
cuống dài 2 - 3 cm. Phát hoa cao 8-10 cm; lá hoa như lá, to 2 X 0,7 cm, có
lông mịn; vành nhỏ, cao 1,5 cm, thùy cao 6 -7 mm; tiểu nhụy 2. Nang cao 2
cm, có lông mịn. Núi Dinh.
• Pseuderanthemum crenulatum (Lindl.) R.Ben.
Cây cỏ cao 40 cm. Lá mọc đối; phiến thon đến hình muỗng, không lông,
mặt dưới nhợt. Nhiều gié có nhánh, dài vào 10 cm; hoa to đẹp; đài xanh; vành
có ống dài 2,5 cm, tai tim tím hay trắng, tai trên có bớt trắng và đốm đỏ; tiểu
nhụy thụ 2, lép 2. Nang có phần dưới lép hẹp.
1.2. PHÂN BỐ, SINH THÁI, NHÂN GIỐNG:[12]
Oii Pseuderanthemum hiện nay chưa xác định được có bao nhiêu loài.
- Phân bố: Mọc tự nhiên ở nhiều noi, gần đây được trồng để làm thuốc.
- Sinh thái: ưa ẩm, ưa sáng và có thể chịu bóng nhất là khi còn nhỏ, cây sinh
trưởng mạnh vào mùa xuân - hè, mùa đông có hiện tượng rụng lá. Cây trên 1
tuổi mới có quả. Tái sinh bằng hạt hoặc giâm cành.
- Nhân giống: Có thể nhân giống dễ dàng bằng cách giâm cành. Lấy đoạn
cành bánh tẻ, cách ngọn khoảng 2 0 cm, cắm vào nơi đất ẩm, để chỗ mát hàng
ngày tưới đều. Chỉ sau khoảng 1 tuần là ra rễ. Cây phát triển nhanh nên mọi
gia đình đều có thể trồng được.
1.3. THÀNH PHẦN HÓA HỌC.
Trong thực tế, nhân dân ta đã dùng nhiều loại thuộc chi Pseuderanthemum
làm thuốc chữa bệnh nhưng các công trình nghiên cứu về thành phần hóa học
còn hạn chế. Cho đến nay, vói những tài liệu tham khảo đã biết, chưa thấy có
tài liệu nghiên cứu về thành phần hóa học của cây XHLH, chỉ mới có công
trình nghiên cứu về cây XH
{P.palatiferum).
- Năm 1997, nhóm tác giả Trần Công Khánh, Nguyễn Văn Hùng, Nguyễn Thị
Thanh Nhài và cs đã sơ bộ nghiên cứu về thành phần hóa học của lá cây Xuân
hoa thì thấy có: acid hữu cơ, carotenoid, coumarin, đường khử và sterol. Các
tác giả cũng đã phân lập và xác định được 1 chất là /? - Sitosterol.[9]
- Năm 1999, Nguyễn Thị Minh Thu [18] đã phân lập và xác định được 4 chất:
• phytol (2 - hexadecen - 1- ol,3,7,11,15 - tetrametyl),
• p - sitosterol,
• hỗn hợp đồng phân epimer của stigmasterol và proriferasterol,
• [3-D - glucopyranosyl - 3 - o - sitosterol.
- Trong lá XH chứa diệp lục toàn phần 2,65 mg/g (lá tưoi); N toàn phần 4,9%
(lá khô); protein hòa tan 25,5 mg/g (lá tưoi); polysaccarid hòa tan 0,8%; lá tươi
chứa Ca 875,5 mg%; Mg 837,6 mg%; K 587,5 mg%; Na 162,7 mg%. [14]
1.4. TÁC DỤNG SINH HỌC.
Cho đến nay, với những tài liệu tham khảo đã biết chưa thấy có công trình
nào nghiên cứu về tác dụng sinh học của cây XHLH. Chi Pseuderanthemum
mới có một số loài được nghiên cứu:
- p .graciliflorum được dùng cho phụ nữ sau khi sinh. [2 2 ]
- ở Trung Quốc, người ta dùng rễ của cây XH để chữa đòn ngã tổn
thương. [4]
- Tác dụng sinh học của cây XH: [13], [14], [18], [20], [21]
• Tác dụng kháng khuẩn, kháng nấm: Nghiên cứu cao đặc chiết bằng
MeOH của lá XH cho thấy:
- Nồng độ tối thiểu ức chế (MIC) của cao trên Escherichia coli là 200n g/ml,
chưa thấy tác dụng trên Pseudomonas aeruginosa.
- MIC của cao XH mọc hoang trên Bacillus subtilis và Staphylococcus aureus
là 200 ụ g/ml, trên Streptococcus pyogenes là 400 ụ g/ml. Cao của XH trồng
có tác dụng yếu hơn. Có một phân đoạn chiết có tác dụng rất mạnh, MIC trên
Staphylococcus aureus chỉ là 10 // g/ml.
- Đối vói nấm cao không có tác dụng trên Aspergillus niger ở nồng độ 400
//g/ml. Các nấm Fusarium oxysporum, Rhezotonia solaniỉ, Saccharomyces
cerevisiae và Candida albicans có MIC là 400 //g/ml, riêng Pyricularia
oryzae thì MIC là 200 ỊJ, g/ml. Có phân đoạn chiết có tác dụng mạnh hơn cao
4 - 5 lần.
• Hoạt tính thủy phân protein (proteinase): Dựa vào kinh nghiệm dân
gian, dùng lá XH giã nát đắp vết thương và làm tan mụn lồi, đã xác định hoạt
tính này. Lá XH tươi nghiền mịn (có mercaptoethanol) chiết bằng dung dịch
đệm phosphat 0,05 - 0,1 M, pH 7,6 theo tỷ lệ 1 : 20 khuấy nhẹ bằng máy
khuấy từ 30 phút, sau đó ly tâm 12000 vòng/phút trong 10 phút ở 4°c. Lấy
dịch trong ở trên định lượng proteinase. Kết quả cho thấy:
+ Dịch chiết lá có tác dụng thủy phân protein khá, mạnh nhất ở pH 7,5 và
nhiệt độ 70°c
+ Enzym bền khi phơi, lá phoi khô ở 60°c, hoạt tính còn 30 %. Dịch chiết
proteinase từ lá để 1 tháng ở 4°c, hoạt tính giảm ít.
8
+ Tinh chế proteinase làm tăng hoạt tính lên 5 lần, đạt mức 1,912 lU/mg
protein.
• Tác dụng ức chế MAO: Đã sàng lọc đ ặc tmh ức chế MAO
(monoaminooxydase) của 58 dược liệu cho thấy 9 loại có tác dụng mạnh ( ức
chế trên 80 % ) là: Trầm hương, vỏ cây gạo, vỏ và lá gòn, hồi, địa liền,
khương hoạt, vỏ rễ mẫu đơn và lá phèn đen. Lá cây XH chiết bằng MeOH rồi
cô thành cao đặc vói nồng độ 6 mg/ml ức chế được 69,9 %. Nguồn MAO lấy
từ mitochondri của gan chuột cống trắng và cơ chất dùng là kynuramin.
• Tác dụng bảo vệ gan: Chế phẩm dùng là cao toàn phần lá XH đã loại
chlorophyl. Cho chuột nhắt trắng uống 3 ngày liền, liều mỗi ngày là 250
mg/kg thể trọng chuột. Gây tổn thương gan bằng tiêm i.p.tetrachlorid cacbon
(CCI4) vào ngày thứ 3 sau khi uống thuốc được 1 giờ. Tổn thưoíng gan sẽ làm
tăng quá trình peroxy hóa lipid màng tế bào gan, làm tăng hàm lượng malonyl
dialdehyd (MDA) trong gan. Ngày thứ 4 lấy máu để xét nghiệm enzym gan và
lấy gan định lượng MDA. Kết quả ở lô gây tổn thương bằng liều CQ4 là 0,5
ml/kg, hàm lượng MDA tăng 95,8 % so vói lô đối chứng không dùng CCI4. Lô
dùng thuốc + CQ4 hàm lượng MDA chỉ tăng 5,9 %. Khi gây tổn thưofng gan
bằng CQ4 vói liều Iml/kg, hàm lượng MDA tăng 180,6 % còn lô dùng thuốc
+ CCI4 chỉ tăng 112,9 %. Các enzym gan AST, ALT ở lô dùng CCI4 liều 0,5
ml/kg tăng hơn 2 lần, còn lô dùng thuốc + CCI4 hoạt tính enzym không khác
nhiều so vói lô đối chứng không dùng gì.
• Độc tính: Đã cho chuột nhắt trắng uống cao đặc vói liều 0,83; 1,67;
3,13 g/kg, chuột vẫn hoạt động bình thường. Tăng liều lên 5,56; 9,19 và 11,5
g/kg, chuột giảm hoạt động nhưng sau 1 giờ trở lại hoạt động bình thường.
1.5. CÔNG DỤNG.
- Lá cây XH dừig chữa đau bụng do nhiễm khuẩn đường tiêu hóa, rối loạn tiêu hóa,
tiêu chảy, đòn ngã tổn thương, vết tìiương ngoM da, mụn lồi, mụn mủ. [2 1 ]
- Theo kinh nghiệm dân gian, bộ phận trên mặt đất của cây XHLH dùng để
chữa viêm đại tràng cấp và mạn tính, rối loạn tiêu hóa, đầy chướng bụng, trî
xuất huyết, đi ngoài ra máu, chảy máu cam hoặc chảy máu do chấn thương
phần mềm, đau bụng do co thắt Ngoài ra phần lá non còn được dùng làm rau
ăn sống kèm vái nem chạo, gỏi để tăng vị hơi chát chua và phòng đầy bụng.
- ở thành phố Thái Nguyên, còn dùng cây XHLH tưoi để chữa viêm loét dạ
dày rất hiệu quả. ở tỉnh Hoà Bình, ngưòi ta dùng bộ phận trên mặt đất của
XHLH để chữa tăng huyết áp.
- Cách dùng:
+ Dùng trong: lá, thân, phcd khô, sắc với nước uống, có thể phối hợp vói
các vị thuốc chữa viêm đại tràng khác như: Hậu phác, thưcỉng truật, trần b ì
+ Dùng ngoài: lá tươi, giã nát, đắp lên vết thuofng, băng lại.
- Liều dùng: 10 - 12g lá khô,
12 - 30g lá tưcd.
10
PHẦN 2: THỰC NGHIỆM, KẾT QUẢ VÀ BÀN LUẬN
2.1. NGUYÊN VẬT LIỆU VẰ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN cứ u .
2.1.1. Nguyên liệu.
- Dùng phần trên mặt đất (thân và lá) và lá của cây XHLH thu hái ở xã Bình
Minh, huyện Kiến Xương, Thái Bình vào tháng 12/2006 để nghiên cứu thành
phần hóa học
- Một phần dược liệu XHLH sau khi thu hái, cắt đoạn 2-3 cm, sấy ở 70°c đến
khô, nghiền nhỏ, bảo quản ở nơi khô mát để nghiên cứu về hóa học.
- Một phần khác chỉ lấy lá, sấy ở 70®c đến khô, nghiền nhỏ, bảo quản noi
khô mát, dùng để nghiên cứu về hóa học.
*#
Hình 2.1: Dược liệu XHLH.
2.1.2. Dụng cụ và hóa chất thí nghiệm dùng trong phân tích.
- Dụng cụ Soxhlet thể tích 250 ml.
- Bình gạn, bình nón, cốc, ống nghiệm.
- Máy cất quay Buchi R - 200 (Đức).
- Cân xác định độ ẩm nhanh Precisa (Thụy S).
11
- Bình chạy SKLM.
- Tủ sấy Memmert.
- Hóa chất:
+ Bả n m ỏn g Silic ag e l GF254 (M erck) tráng sẵn,
+ Bột Silicagel G cỡ hạt 15-45 // m do Viện Kiểm nghiệm cung cấp,
+ Các dung môi và thuốc thử tinh khiết dùng phân tích hóa học được
cung cấp bởi phòng Giáo tài Trường Đại học Dược Hà Nội.
2.1.3. Phương pháp nghiên cứu.
- Về thực vật: Mô tả đặc điểm thực vật của cây XHLH.
- Về hóa học: Nghiên cứu về thành phần hoá học của bộ phận trên mặt đất của
câyXHLH:
+ Định tính sơ bộ các nhóm hoạt chất trong cây bằng phương pháp ống
nghiệm. [2], [24].
+ SKLM Flavonoid, Saponin và Sterol trong dược liệu. Dùng bản mỏng
Silicagel 60 GF254 (Merck). SKLM điều chế thành phần Sterol. Các hệ dung
môi SKLM phù hợp cho từng thành phần.
+ Xác định hàm lượng các phân đoạn chiết trong các dung môi: CHCI3, EtOH,
EtOAc.
+ Định lượng Flavonoid, Saponin toàn phần trong cây bằng phương pháp cân.
- Kết quả thực nghiệm được xử lý bằng phương pháp thống kê với sự hỗ trợ
của phần mềm Excel.
2.2. THỰC NGHIỆM VÀ KẾT QUẢ.
2.2.1. Đặc điểm thực vật của cây XHLH.
Cây bụi, cao 80- 150 cm, sống nhiều năm. Thân non trơn nhẵn, màu vàng
đỏ, có lông rất mịn khi còn non đôi khi khó phát hiện. Thân già hoá gỗ, bề
12
mặt sần sùi màu nâu. Lá đơn nguyên, mọc đối, không có lá kèm, cuống lá dài
khoảng 0 ,8 - 1 cm, phiến lá hình mũi mác, hai đầu thon nhọn kích thước 12 -
17 cm X 2 - 3 cm, gân lá hình lông chim, gân phụ 5 -6 cặp. Lá non có màu
vàng đỏ, lá già màu xanh, mặt trên xanh đậm, mặt dưới nhạt hơn. Cụm hoa dài
3 - 4 cm, mọc ở kẽ lá hay đầu cành, được phủ một lớp lông mịn, gồm các
bông ngắn mọc ở các mấu. Hoa lưỡng tứửi, không đều, mỗi bông được bọc bỏd
một lá bắc riêng. Lá bắc màu xanh lục, kích thước 1 - 1,2 cm X 0,4 - 0,6 cm.
Đài 5, liền 1/3 phía dưới, kích thước mỗi đài 1 -1,2 cm X 0,1 - 0,12 cm. Tràng
hçfp, hình ống, màu trắng, trung tâm hồng, ống tràng hẹp, dài khoảng 2 - 2,5
cm, không đều nhưng không chia thành môi. Bộ nhị 4, gồm 2 nhị dài, 2 nhị
ngắn, dài khoảng 1-1,4 cm, chỉ nhị đứứi trên ống tràng. Bao phấn đính lưng
dài 0,2 - 0,3 cm. Vòi nhụy dài 1,8-2 cm, đầu nhụy chia 2 hình mũi mác dài 2
- 3 mm. Bầu trên, 2 ô, đường kúửi 1-1,2 mm. Mùa hoa: tháng 4-5. GS. Vũ
Văn Chuyên định tên khoa học là Pseuderanthemum bracteatum Imiay., họ
Acanthaceae.[phụ lục]
Hình 2.2: Cây Xuân hoa lá hoa (P.bracteatum., Acanthaceae)
13
2.2.2. Định tính sơ bộ các nhóm hoạt chất của dược liệu XHLH.
Dược liệu tiến hành cho các phản ứng này gồm bộ phận trên mặt đất (thân,
cành và lá) và riêng phần lá.
a. Định tính chất béo, carotenoid, sterol.
Lấy 15g bột thô XHLH chiết bằng Soxhlet với dung môi là ether dầu hỏa
trên cách thủy trong 12 giờ liền. Thu hồi dung môi dưói áp suất giảm đến thể
tích nhất định, dùng làm một số phản ứng sau:
- Định tính chất béo: Nhỏ 1-2 giọt dịch chiết lên 1 miếng giấy lọc sạch, hơ
khô, thấy để lại vết mờ trên giấy (Phản ứng dương tính).
-Định tính Carotenoỉd: Lấy 5ml dịch chiết cho vào ống nghiệm, bốc hơi trên
nồi cách thủy đến cắn, thêm 1 -2 giọt H2SO4 đặc, lắc đều, không thấy dịch
lỏng chuyển màu xanh (Phản ứng âm tính).
- Định tính Sterol: Cho vào ống nghiệm 5ml dịch chiết, bốc hoi trên nồi cách
thủy đến cắn, hòa cắn trong Iml anhyrid acetic. Để nghiêng ống nghiệm 45*^,
thêm từ từ Im l H2SO4 đặc theo thành ốn g nghiệm . T h ấy m ặt phân cách giữa
hai lớp chất lỏng có màu xanh bền vững (Phản ứng dương tính).
• Nhận xét: Dược liệu có chất béo, sterol; không có carotenoid.
b. Định tính Alcaỉoid:
Lấy 5g bột thô XHLH cho vào 1 bình nón, có dung tích 200 - 250ml, thấm
ẩm bằng dung dịch amoniac 10%, để 30 phút sau đó cho vào bình 50ml
CHCI3. Lắc 5 - 10 phút, để yên qua đêm ở nhiệt độ phòng. Dịch chiết CHQg
lọc qua giấy lọc gấp nếp. Bay hơi hết dung môi tới thể tích nhất định, cho dịch
lọc này vào bình gạn, thêm 5ml H2SO4 10%. Lắc 2 - 3 phút. Tách lấy phần
acid để làm phản ứng. ƠIO vào 3 ống nghiệm, mỗi ống Iml dịch chiết, rồi
thêm vào từng ống một trong những loại TT sau đây:
14
- ống 1: 3 - 5 giọt TT Mayer, thấy dung dịch vẫn trong suốt, không có tủa
trắng (Phản ứng âm tính),
- Ống 2: 3 - 5 giọt TT Dragendorff, thấy dung dịch trong suốt, có màu vàng
cam đậm, không có tủa (Phản ứng âm tính).
- Ống 3: 3 - 5 giọt TT Bouchardat, thấy dung dịch trong suốt, màu đỏ, không
có tủa (Phản ứng âm tính).
• Nhận xét: Dược liệu không có alcaloid.
c. Định tính Flavonoid:
Lấy lOg bột dược liệu cho vào bình nón dung tích lOOml, thêm 50ml EtOH
90°. Đun cách thủy sôi 5 phút, lọc, dịch lọc cô cách thủy còn 9 - lOml, dịch
này để thử các phản ứng sau:
- Phản ứng Cyanidin: Cho 2ml dịch chiết vào ống nghiệm, thêm một ít bột
Mg kim loại, sau đó cho vài giọt HCl đặc. Để trên cách thủy trong vài phút.
Dung dịch xuất hiện màu vàng chanh (Phản ứng dưofng tính).
- Phản ứng với dung dịch amoniac: Nhỏ 1 -2 giọt dịch chiết lên giấy lọc, hơ
qua cho khô. Sau đó hơ lên miệng lọ amoniac đặc, xuất hiện màu vàng rất rõ
(Phản ứng dương tính).
- Phản ứng với dung dịch PeCỈỊ 5%: Cho vào ống nghiệm 2ml dịch chiết,
thêm 1-2 giọt dung dịch FeClj 5%, thấy có tủa đục màu xanh đen (Phản ứng
dương tính).
- Phản ứng với dung dịch NaOH: Cho vào ống nghiệm 2ml dịch chiết, thêm
vào 3 giọt dung dịch NaOH 10 %, thấy có tủa màu vàng và màu dịch chiết từ
xanh chuyển sang vàng chanh (Phản ứng dương tính).
• Nhận xét: Dược liệu có Flavonoid.
15
d. Định tính Coumarin:
Cho 5g bột dược liệu vào bình nón, thêm 20ml EtOH 90°, đun cách thủy 20
phút, lọc qua giấy lọc gấp nếp. Dịch lọc để thử các phản ứng sau:
- Phản ứng mỏ, đổng vòng lacton: Cho vào 2 ống nghiệm:
Ống 1: Iml dịch chiết, Iml dung dịch NaOH 10%
Ống 2 : Iml dịch chiết.
Đun cách thủy cả 2 ống đến sôi. Để nguội. Quan sát thấy:
Ống 1: đục,
Ống 2 : trong.
Thêm vào cả 2 ống 5ml nước cất, lắc đều thì thấy:
Ống 1: đục.
Ống 2 : đục.
Qio vào 2 ống vài giọt HQ đặc thấy ống 2 đục thêm còn ống 1 vẫn đục
như ban đầu (Phản ứng âm tính).
- Phản ứng Diazo hóa: Cho vào ống nghiệm 2ml dịch chiết dược liệu, kiềm
hóa bằng dung dịch NajCOj 2 %, đun cách thủy, để nguội, thêm vào đó vài
giọt TT Diazo mới pha, dung dịch trong ống có màu vàng cam nhạt (Phản ứng
âm tính),
- Phản ứng chuyển dạng đồng phân cis - trans: Nhỏ 1 giọt dịch chiết dược
liệu trong EtOH 90° lên một miếng giấy lọc, nhỏ tiếp lên đó 1 giọt NaOH 1%,
sấy nhẹ cho khô, Che 1/2 vết bằng 1 đồng xu rồi soi dưói đèn tử ngoại (X =
365 nm), thấy phát hình quang xanh. Bỏ đồng xu ra, tiếp tục quan sát dưới
đèn tử ngoại thấy nửa vết không che cũng sáng như nửa vết bị che. (Phản ứng
âm tính).
Nhận xét: Dược liệu không có Coumarin.
16
e. Định tính tanin:
Lấy 5g bột dược liệu cho vào cốc có mỏ, thêm 20ml nước cất, đun sôi vài
phút, lọc lấy dịch để làm các phản ứng sau:
- Phản ứng với dung dịch PeCỈỊ 5%: Cho vào ống nghiệm Iml dịch chiết,
thêm 1-2 giọt dung dịch FeClj 5% , thấy có tủa đục màu xanh đen (Phản ứng
dương tính).
- Phản ứng với dung dịch Gelatin 1%: Qio vào ống nghiệm Iml dịch chiết, thêm
vào đó vài giọt dung dịch Gelatin 1%, thấy có tủa bông (Phản ứng dương túih).
• Nhận xét: dược liệu có Tanin.
f. Định tính Glycosid tim.
Cho lOg dược liệu vào bình nón dung tích 250ml, thêm vào lOOml nước
cất, ngâm ờ nhiệt độ phòng trong 24 giờ. Gạn dịch lọc vào cốc có mỏ lOOml,
thêm vào đó dung dịch Pb(CH3COO)2 30% để loại tạp, khuấy đều, lọc qua
giấy lọc. Kiểm tra cho đến khi dung dịch không còn kết tủa vói Pb(CIỈ3COO)2
30%. Loại Pb(CH3COO)2 30% thừa bằng dung dịch Na2S0 4 bão hòa, lọc qua
giấy lọc. ơiuyển dịch lọc vào bình gạn dung tích 250ml. Chiết hỗn hçfp
Glycosid bằng CHCI3 (làm 3 lần: lOml, lOml, 5ml). Lắc đều, để lắng, gạn lấy
lớp CHCI3. Gộp dịch chiết vào cốc có mỏ, lắc đều. Sau đó chia dịch chiết vào
3 ống nghiệm khô, bốc hoi trên nồi cách thủy đến cắn. cắn đem tiến hành các
phản ứng sau;
- Phản ứng Liebermann - Bourchardt (phản ứng lên nhân Steroid của
Glycosid): Cho vào ống nghiệm có chứa cắn ở trên 0,5ml anhydrid acetic, lắc
đều để hòa tan hết cắn. Đặt nghiêng ống nghiệm 45°, thêm từ từ đồng lượng
H2SO4 đặc theo thành ống n ghiệm . D ịch lỏ ng trong ốn g ngh iệm bị ch ia thành
2 lớp (lớp anhydrid acetic ở trên), mặt tiếp xúc giữa 2 lớp không thấy xuất
hiện vòng tím đỏ. Lắc đều, dịch lỏng trong suốt, không có màu nâu ^
ứng âm tính). Ê i s i o o f ^
Æ f î P î
17
- Phản ứng Legal (phản ứng lên vòng butenolic): Cho vào ống nghiệm có
chứa cắn 0,5ml EtOH 90°. Lắc đều cho hòa tan hết cắn. Thêm 1 - 2 giọt TT
Natri nitroprussiat 1% và 2 giọt dung dịch NaOH 10%, không thấy xuất hiện
màu hồng (Phản ứng âm tínhj.
- Phản ứng Keller - Kiliani: Cho vào ống nghiệm có chứa cắn 0,5ml EtOH
90°, lắc đều để hòa tan hết cắn, thêm vài giọt FeQ3 5% trong CH3COOH. Lắc
đều, để nghiêng ống nghiệm 45°, thêm từ từ đồng lượng H2SO4 đặc theo thành
ống nghiêm, ồ mặt tiếp xúc giữa 2 lớp chất lỏng không thấy xuất hiện vòng
tím đỏ (Phản ứng âm tính).
Nhận xét: Dược liệu không có Glycosid tim.
g. Định tính Anthra - Glycosid:
- Phản ứng Borntraeger: Cho 5g bột dược liệu vào bình nón dung tích lOOml,
thêm 20ml dung dịch H2SO4 10%, đun sôi cách thủy trong 15 phút, để nguội
rồi lọc. Cho dịch lọc vào bình gạn, lắc vói CHCI3, để cho tách lớp, gạn lấy lớp
CHCI3 để tiến hành phản ứng: lấy Iml dịch chiết cho vào ống nghiệm thêm
vào Iml dung dịch NaOH 10%, lắc nhẹ, thấy lớp CHCI3 có màu vàng rất nhạt.
Thêm tiếp vào đó 1 - 2 giọt dung dịch H2O2. Lắc đều, đun cách thủy vài phút,
dung dịch trở nên không màu (Phản ứng âm tính).
- Phản ứng vi thăng hoa: Cho khoảng 3g bột dược liệu vào một nắp chai bằng
nhôm. Hơ nhẹ trên đèn cồn cho đến khi bay hết nước trong dược liệu. Đặt lên
nắp nhôm 1 miếng kính trên có đặt một miếng bông tẩm nước lạnh. Sau 5-10
phút, lấy phiến kính ra để nguội, soi dưới kính hiển vi không thấy tinh thể
(Phản ứng âm tính).
• Nhận xét: Dược liệu không có Anthra glycosid.
18
h. Định tính Saponin.
Cho 5g bột dược liệu vào bình nón dung tích 250ml, thêm 30ml nước cất,
đun sôi cách thủy 2 phút, lọc lấy dịch lọc để tiến hành các phản ứng sau:
- Quan sát hiện tượng tạo bọt: Cho 5ml dịch chiết vào ống nghiệm to, bịt
miệng ống và lắc mạnh trong 5 phút theo chiều dọc. Để yên, thấy cột bọt bền
vững sau 15 phút.
- Phân biệt 2 loại Saponin: Cho vào 2 ống nghiệm to, mỗi ống 5ml dịch lọc.
Ổng 1: thêm 5ml dung dịch NaOH 0,1N (pH 13)
Ống 2: thêm 5ml dung dịch HCl 0,1N (pH 1)
Lắc đều cả 2 ống nghiệm trong 5 phút. Quan sát cột bọt thì thấy cột bọt ở
ống 1 cao hơn cột bọt ở ống 2. Có thể sơ bộ kết luận là Saponin steroid.
- Quan sát hiện tượng phá huyết: Trên 1 lam kính, nhỏ 1 giọt máu thỏ 2% đã
loại fibrin, đậy lamen. Quan sát hồng cầu dưói kính hiển vi thấy có các hồng
cầu màu đỏ và phần dịch ngoài trong. Nhỏ 1 giọt dịch lọc vào 1 cạnh lamen
cho tiếp xúc vói giọt máu thì thấy hồng cầu bị phá vỡ và dịch ở ngoài có màu
đỏ (Phản ứng dương tính).
- Phản ứng Salkowski: Cho vào ống nghiệm to 2g dược liệu, thêm vào 20ml
EtOH 90®, đun sôi cách thuỷ 5 phút.Lọc lấy dịch vào một ống nghiệm khác,
để nghiêng ống nghiệm 45°, cho từ từ theo thành ống nghiệm 1-2 giọt H2SO4
đặc thì thấy mặt phân cách giữa 2 lớp chất lỏng có màu nâu đỏ (Phản ứng
dương tính).
• Nhận xét: Trong dược liệu có Saponin.
i. Định tính acid hữu cơ:
Cho vào ống nghiệm Iml dịch chiết nước dược liệu, cho thêm vài tinh thể
Na2CƠ3 khan, thấy có bọt khí nổi lên rất nhẹ (Phản ứng dương tính).
• Nhận xét: Trong dược liệu có acid hữu cơ.
19
k. Định tính đường khử:
Lấy khoảng 2g dược liệu cho vào ống nghiệm to, thêm lOml nước cất, đun
sôi cách thủy vài phút, lọc lấy dịch. Cho 2ml dịch lọc vào ống nghiêm, thêm 3
giọt TT Fehling A + 3 giọt TT Fehling B. Đun cách thủy 10 phút thấy có tủa
đỏ gạch ở dưói đáy ống ngiệm (Phản ứng dương tính).
Nhận xét: Dược liệu có đường khử.
1. Định tính Polysaccarid.
Lấy khoảng 2g dược liệu cho vào ống nghiệm to, thêm lOml nước cất, đun
sôi cách thủy vài phút, lọc lấy dịch, cho vào 2 ống nghiệm:
Ống 1: 4ml dịch chiết + 5 giọt dung dịch Lugol.
Ống 2: 4ml nước cất + 5 giọt dung dịch Lugol.
Quan sát thấy dung dịch trong 2 ống có màu như nhau (Phản ứng âm tính).
• Nhận xét: Dược liệu không có Polysaccarid.
m. Định tính acìd amin:
Cho 2g dược liệu vào ống nghiệm to, thêm lOml nước cất, đun sôi 5 phút,
lọc nóng. Lấy 2ml dịch chiết cho vào ống nghiệm khác, thêm vào 3 giọt TT
Ninhydrin 3%, đun cách thủy sôi 10 phút, dung dịch không xuất hiện màu tím
(Phản ứng âm tính).
• Nhận xét: Dược liệu không có acid amin.
Kết quả định tính các nhóm chất trong dược liệu được tóm tắt ở bảng 1;
20