Tải bản đầy đủ (.doc) (7 trang)

Bài tập diễn đàn trên mạng chủ đề Lịch sử 6: Thời kỳ Bắc thuộc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (151.37 KB, 7 trang )

Bài thu hoạch bồi dưỡng thường xuyên Năm học: 2014-2015
PHÒNG GD&ĐT BÌNH SƠN
TRƯỜNG THCS BÌNH CHÁNH
BÀI THU HOẠCH BỒI DƯỠNG THƯỜNG XUYÊN
Năm học: 2014 – 2015
Họ và tên giáo viên: BÙI THỊ NGỌC OANH
Giới tính: Nữ
Chức vụ: Giáo viên
Sinh ngày: 25-10-1979
Nhiệm vụ được phân công: Lịch sử 6 – GDCD7
Đơn vị công tác: Trường THCS Bình Chánh.
NỘI DUNG BỒI DƯỠNG 1
TỔ CHỨC DIỄN ĐÀN TRÊN MẠNG VỀ DẠY HỌC VÀ KIỂM TRA,
ĐÁNH GIÁ THEO ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC HỌC SINH.
Câu hỏi: Anh (chị) hãy chọn một trong các chủ đề thuộc bộ môn đang giảng
dạy (theo chương trình và sách giáo khoa hiện hành). Trên cơ sở đó hãy:
a) Xác định các năng lực và phẩm chất có thể hình thành cho học sinh.
b) Xây dựng bảng mô tả mức độ câu hỏi/ bài tập cho chủ đề.
c) Biên soạn câu hỏi/ bài tập theo các mức độ yêu cầu đã mô tả để sử dụng
trong dạy học và kiểm tra, đánh giá.
Bài làm:
Môn: LỊCH SỬ – Lớp 6
Tên chủ đề:
THỜI KÌ BẮC THUỘC VÀ CUỘC ĐẤU TRANH GIÀNH ĐỘC LẬP
I. Chuẩn kiến thức, kĩ năng hiện hành:
- Biết được các chính sách thống trị của phong kiến phương Bắc đối với
nhân dân ta. Hiểu được sự thâm độc và hậu quả trong chính sách cai trị đó.
- Biết được tình hình kinh tế, văn hóa của nước ta trong thời kì Bắc thuộc.
- Biết được các cuộc đấu tranh của nhân dân ta thời kì Bắc thuộc và nhận xét
đánh giá, rút ra bài học từ những cuộc đấu tranh đó.
- Hiểu được những thành tựu kinh tế, văn hóa của nước Cham Pa từ thế kỉ II


đến thế kỉ X.
II. Xác định những phẩm chất, năng lực có thể hình thành:
1.Năng lực chung:
-Năng lực tự học,
Trường THCS Bình Chánh GV: Bùi Thị Ngọc Oanh
1
Bài thu hoạch bồi dưỡng thường xuyên Năm học: 2014-2015
-Năng lực giải quyết vấn đề.
-Năng lực sáng tạo.
-Năng lực giao tiếp.
-Năng lực sử dụng ngôn ngữ.
-Năng lực sử dụng công nghệ thông tin và truyền thông.
-Năng lực hợp tác.
2. Năng lực chuyên biệt:
+ Tái hiện sự kiện, hiện tượng lịch sử.
+ Năng lực thực hành, xác định và giải quyết mối liên hệ, ảnh hưởng, tác
động giữa các sự kiện lịch sử với nhau.
+ Nhận xét đánh giá, rút ra bài học từ những sự kiện, hiện tượng, vấn đề lịch
sử, nhân vật.
+ So sánh, phân tích, phản biện.
+ Vận dụng, liên hệ kiến thức lịch sự đã học để giải quyết những vấn đề thực
tiễn đề ra.
III. Bảng mô tả các mức yêu cầu cần đạt cho mỗi loại câu hỏi.
Nội
dung
Nhận biết Thông hiểu
Vận dụng
thấp
Vận dụng cao
1.

Chính
sách
thống
trị tàn
bạo của
phong
kiến
phươn
g Bắc
đối với
nước ta
Nêu được các
chính sách thống
trị của phong kiến
phương Bắc đối
với nhân dân ta.
Giải thích được
vì sao thế lực
phong kiến
phương Bắc lại
bóc lột tàn bạo
và đồng hóa đối
với nhân dân ta.
Phân tích được
hậu quả những
chính sách
thống trị của
phong kiến
phương Bắc
đối với đất

nước ta.
Nhận xét được
mức độ tàn bạo
và thâm độc
trong chính
sách bóc lột và
đồng hóa của
phong kiến
phương Bắc
đối với nhân
dân ta.
2. Sự
phát
triển
kinh tế
văn
hóa của
nước ta
trong
thời kì
Trình bày được
tình hình kinh tế,
văn hóa của nước
ta trong thời kì
Bắc thuộc.
Lý giải được tại
sao dưới ách đô
hộ của các triều
đại phong kiến
phương Bắc tình

hình kinh tế, văn
hóa nước ta vẫn
phát triển.
Khám phá
được những
sáng tạo về văn
hóa của nhân
dân ta thời Bắc
thuộc.
Đánh giá được
những thành
tựu về kinh tế,
văn hóa của
nhân dân ta
thời Bắc thuộc.
Trường THCS Bình Chánh GV: Bùi Thị Ngọc Oanh
2
Bài thu hoạch bồi dưỡng thường xuyên Năm học: 2014-2015
Nội
dung
Nhận biết Thông hiểu
Vận dụng
thấp
Vận dụng cao
Bắc
thuộc.
3. Các
cuộc
đấu
tranh

của
nhân
dân ta
chống
phong
kiến
phươn
g Bắc
Trình bày được
các cuộc đấu tranh
của nhân dân ta
thời kì Bắc thuộc
Lý giải được tại
sao nhiều cuộc
khởi nghĩa liên
tiếp nổ ra trong
thời kì Bắc
thuộc.
Xác định được
điểm giống
nhau của các
cuộc khởi
nghĩa dưới thời
Bắc thuộc
Bình luận cuộc
đấu tranh của
nhân dân ta
thời Bắc thuộc.
Rút ra bài học
từ những cuộc

đấu tranh của
nhân dân ta
trong thời kì
Bắc thuộc.
4. Nước
Cham
Pa thế
kỉ II
đến thế
kỉ X
Trình bày được
những thành tựu
kinh tế, văn hóa
của nước Cham
Pa từ thế kỉ II đến
thế kỉ X.
Lý giải được
những thành tựu
kinh tế văn hóa
nước Cham Pa
thế kỉ II đến thế
kỉ X có sự tương
đồng với cư dân
ÂU LẠC HOẶC
NGƯỜI VIỆT
CỔ
Khám phá
được một trong
những thành
tựu văn hóa rực

rỡ nhất của cư
dân Cham Pa
thế kỉ II đến
thế kỉ X.
Liên hệ được
những thành
tựu văn hóa
của cư dân
Cham Pa trong
sự phát triển
văn hóa của
cộng đồng các
dân tộc Việt
Nam.
IV. Biên soạn hệ thống câu hỏi đánh giá theo các mức đã mô tả
1. Câu hỏi nhận biết
Câu 1:
Nhà Hán gộp Âu Lạc với sáu quận của Trung Quốc thành Châu Giao
nhằm
A. mở rộng lãnh thổ nước Âu Lạc.
B. tăng cường sức mạnh cho nhà nước mới.
C. thôn tính đất đai thành lãnh thổ của Trung Quốc.
D. bắt lính, tăng cường lực lượng cho nhà nước.
Câu 2:
Thành tựu nghệ thuật đặc sắc của cư dân Chăm Pa là
A. các công trình kiến trúc đền chùa.
B. các bức tượng phật.
C. kiến trúc kinh đô được xây dựng đặc sắc.
D. tháp Chăm, đền, tượng, các bức chạm nổi.
Trường THCS Bình Chánh GV: Bùi Thị Ngọc Oanh

3
Bài thu hoạch bồi dưỡng thường xuyên Năm học: 2014-2015
Câu 3:
Nhà Hán tiếp tục thi hành chủ trương đưa người Hán sang ở nước ta nhằm
mục đích gì ?
- Muốn tiếp tục thực hiện chính sách đồng hóa dân tộc ta, biến dân ta thành
dân Hán.
Câu 4:
Trình bày những thành tựu về sự phát triển kinh tế nước ta từ thế
kỉ I đến VI.
- Nông nghiệp :
+ Thủy lợi : Biết đắp đê, .
+ Trồng trọt : Trồng lúa 2 vụ trên năm.
- Thủ công nghiệp :
+

Nghề sắt phát triển : Công cụ ( rìu, mai, cuốc …), dụng cụ (nồi
gang, chân đèn …), vũ khí :(kiếm, giáo, mác… )
+ Nghề gốm, nghề dệt phát triển.
- Thương nghiệp : Các sản phẩm nông nghiệp, thủ công nghiệp không bị
sung làm đồ cống nạp mà được trao đổi ở các chợ làng. Chính quyền đô hộ giữ độc
quyền về ngoại thương.
2. Câu hỏi thông hiểu:
Câu 1:
Ý nào dưới đây thể hiện đúng nhất âm mưu đồng hóa dân ta của phong
kiến phương Bắc?
A. Họ muốn lấy vàng của nước ta.
B. Họ muốn lấy sách quý của nước ta.
C. Họ muốn du nhập văn hóa Hán vào nước ta.
D. Họ muốn cai trị nước ta mãi mãi.

Câu 2:
Hơn một ngàn năm đấu tranh dành độc lập, tổ tiên ta để lại bài học gì ?
A . Lòng yêu nước, ý thức dân tộc.
B. Tinh thần đấu tranh kiên cường, bất khuất vì độc lập dân tộc.
C. Những người anh hùng dân tộc đáng kính phục.
D. Lòng yêu nước, ý thức dân tộc, ý chí đấu tranh quật cường vì độc lập dân
tộc.
Câu 5:
Điền các sự kiện lịch sử ứng với thời gian đã nêu trong bảng sau cho
đúng:
Năm Sự kiện lịch sử
248
542
722
776 - 791
Trường THCS Bình Chánh GV: Bùi Thị Ngọc Oanh
4
Bài thu hoạch bồi dưỡng thường xuyên Năm học: 2014-2015
- Đáp án:
Năm Sự kiện lịch sử
248 Khởi nghĩa Bà Triệu
542 Khởi nghĩa Lý Bí
722 Khởi nghĩa Mai Thúc Loan
776 - 791 Khởi nghĩa Phùng Hưng
Câu 6 :
Trong một nghìn năm Bắc thuộc nhân dân ta vẫn sống theo phong tục tập
quán của riêng mình vì
A. phong tục người Hán không tốt.
B. phong tục người Việt hay.
C. muốn chống lại quá trình đồng hóa của người Hán.

D. chống lại cuộc xâm lược của Triệu Đà.
Câu 7 :
Tại sao dưới ách thống trị của bọn phong kiến phương Bắc nhân dân ta
lại liên tiếp đứng lên đấu tranh?
- Chính sách cai trị của các thế lực phong kiến phương Bắc đối với nhân dân
ta thâm độc và tàn bạo làm cho nhân dân ta lâm vào cảnh cùng quẫn về mọi mặt.
- Không cam chịu kiếp sống nô lệ, thể hiện tinh thần yêu nước, ý chí quật
cường của nhân dân ta tiếp tục nổi dậy đấu tranh, cuộc khởi nghĩa này thất bại,
cuộc khởi nghĩa khác lại bùng lên.
3. Câu hỏi vận dụng thấp:
Câu 1:
Những chính sách bóc lột và đồng hóa của phong kiến phương Bắc sẽ
dẫn đến điều gì?
HS dựa vào kiến thức đã học và tư du suy luận của bản thân đưa ra dự
đoán:
- Kinh tế suy yếu.
- Cuộc sống nhân dân cực khổ lầm than.
- Các cuộc khởi nghĩa bùng nổ….
Câu hỏi 2: Thời Bắc thuộc nhân dân ta có những sáng tạo gì về văn hóa?
- Giữ gìn, bảo tồn và phát triển bản sắc dân tộc, bản sắc văn hóa (tiếng nói,
tín ngưỡng, phong tục, nền văn học dân gian)
- Việt hóa những ảnh hường của văn hóa Trung Quốc, làm phong phú nền
văn hóa VN.
Câu 3: Các cuộc khởi nghĩa thời Bắc thuộc có điểm gì giống nhau?
- Bùng nổ tự phát.
- Xuất phát từ chính sách bóc lột tàn bạo của nhà Hán.
- Lòng yêu nước và ý thức dân tộc.
Câu 4 : Phân tích hậu quả những chính sách thống trị của phong kiến phương
Bắc đối với đất nước ta.
* Gợi ý trả lời :

Trường THCS Bình Chánh GV: Bùi Thị Ngọc Oanh
5
Bài thu hoạch bồi dưỡng thường xuyên Năm học: 2014-2015
- Về kinh tế :
+ Làm cạn kiệt tài nguyên.
+ Thủ công nghiệp và thương nghiệp bị hạn chế.
- Về chính trị : Mất độc lập, trở thành nước nô lệ.
- Về xã hội : Xã hội mất ổn định, mâu thuẫn dân tộc gay gắt, làm bùng nổ
các cuộc khởi nghĩa.
4. Câu hỏi vận dụng cao
Câu 1:
Em có nhận xét gì về chính sách thống trị của các triều đại phong kiến
phương Bắc đối với nhân dân ta dưới thời Bắc thuộc ? Theo em chính sách nào
thâm độc nhất ? Vì sao ?
* Chính sách thống trị cực kì tàn bạo và thâm độc trên tất cả các lĩnh vực :
- Chính trị : Người Hán nắm mọi quyền cai trị.
- Kinh tế : Vơ vét và bóc độc nhất lột sức người, sức của của nhân dân ta.
- Văn hóa : Thực hiện chính sách đồng hóa về mặt văn hóa.
* Thâm độc nhất là chính sách “Đồng hóa dân tộc”.
* Lý do : Vì chúng muốn biến dân ta thành người Hán, xóa tên nước ta trên
bản đồ thế giới, cai trị đất nước ta mãi mãi…
Câu 2:
Khi có người khuyên Bà Triệu lấy chồng, bà khảng khái đáp: “ Tôi muốn
cưỡi cơn gió mạnh, đạp luồng sóng dữ, chém cá kình ở biển khơi, đánh đuổi
quân Ngô giành lại giang sơn, cởi ách nô lệ, đâu chịu khom lưng làm tì thiếp
cho người!”. Em hãy cho biêt câu trả lời của bà thể hiện điều gì ?
- Tinh thần yêu nước, ý chí quật cường, sự quyết tâm đánh đuổi quân xâm
lược giành dộc lập cho dân tộc.
- Sự hy sinh hạnh phúc và lợi ích riêng của cá nhân, vì lợi ích chung của cả
dân tộc của Bà Triệu,

5. Câu hỏi định hướng năng lực:
Câu 1:
Có ý kiến cho rằng người phụ nữ sinh ra là để làm làm đẹp, yểu điệu thục
nữ, làm nội trợ còn việc làm của Hai bà Trưng là để giành cho nam giới. Em có
đồng ý với ý kiến trên không? Vì sao?
* Gợi ý :
- Học sinh đưa ra ý kiến nhất trí hoặc không nhất trí.
- Giáo viên định hướng cho học sinh việc bảo vệ tổ quốc là trách nhiệm của
mọi người dân ( không phân biệt giới tính, tuổi tác, dân tộc …)
Câu 2:
Đề tài “Tìm hiểu nét đẹp văn hóa Chăm Pa” .* Chia lớp thành 4 nhóm dự án:
Nhóm 1 : Kiến trúc
Nhóm 2 : Phong tục tập quán
Nhóm 3 : Thủ công, mĩ nghệ
Nhóm 4 : Tôn giáo
* Thực hiện dự án:
- Thời gian : 1 tuần
- Tài liệu tham khảo: Nguồn trên Internet.
Trường THCS Bình Chánh GV: Bùi Thị Ngọc Oanh
6
Bài thu hoạch bồi dưỡng thường xuyên Năm học: 2014-2015
* Báo cáo sản phẩm và đánh giá:
- Các nhóm cử người thuyết trình, giáo viên và học sinh đánh giá quá trình
thực hiện dự án, tổng kết rút kinh nghiệm
* Gợi ý đáp án :
Nhóm 1 : Kiến trúc
- Tìm ra được những công trình kiến trúc tiêu biểu nhất ( khu đền tháp Mĩ
Sơn, Phan Rang, …)
Nhóm 2: Phong tục tập quán
Nhóm 3: Thủ công, mĩ nghệ

Nhóm 4: Tôn giáo
Người viết
Bùi Thị Ngọc Oanh
Trường THCS Bình Chánh GV: Bùi Thị Ngọc Oanh
7

×