Tải bản đầy đủ (.pdf) (74 trang)

Nghiên cứu bài thuốc theo hướng điều trị bệnh viêm gan virus

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.48 MB, 74 trang )

BỘ Y TẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC Dược HÀ NỘI
NGUYỄN QUỲNH DIỆP
NGHIÊN cúu BÀI THUỐC THEO HƯỚNG ĐlÊư TRỊ
BỆNH VIÊM GAN VIRUS
Khoá luận tốt nghiệp Dược sĩ đại học khoá 2002-2007
Giáo viên hướng dẫn: TS Phùng Hoà Bình
Nơi thực hiện: Bộ môn dược học cổ truyền
Phòng Dược lý sinh hoá - Viện dược liệu
Thời gian thực hiện: 3/2007 - 5/2007
-Tiiư-VIẸS’
Hà Nội, 5/2007
LỜI CẢM ƠN
Với lòng biết ơn chân thành, em xin được gửi lời cảm ơn sâu sắc nhất tới
TS. Phùng Hòa Bình
người đã tận tình hướng dẫn em hoàn thành đề tài trong thời gian vừa qua.
Em cũng xin được gửi lời cảm ơn tới
DS. Nguyễn Kim Phượng - trưởng phòng Dược lý Sinh hóa - Viện Dược liệu
đã giúp đỡ em hoàn thành phần thử tác dụng dược lý.
Đồng thời em cũng xin gửi lời cảm ơn tới các thầy cô trong bộ môn Dược học
cổ truyền, các cán bộ trường Đại học Dược đã tạo điều kiện cho em hoàn
thành khóa luận tốt nghiệp.
Cuối cùng em xin gửi lòi cảm ơn sâu sắc tới gia đình và bạn bè đã luôn động
viên, giúp đỡ em trong thời gian thực hiện đề tài.
Hà Nội tháng 5/2007
Sinh viên
Nguyễn Quỳnh Diệp
CHỮ, KÝ HIỆU VIẾT TẮT TRONG KHOÁ LUẬN
A
alcaloid
B


berberin clorid chuẩn
CN
công năng
CT
chủ tri
dd
dung dịch
dm dung môi
F
flavonoid
HH
hòe hoa
HNĐC
hoàng nhân điều can
MeOH
methanol
MNC
mẫu nghiên cứu
NT
nhân trần
p
palmatin clorid chuẩn
MỤC LỤC
ĐẶT VẤN ĐỀ 1
PHẦN 1: TỔNG QUAN 2
1.1. Khái quát về bệnh viêm gan virus 2
1.1.1. Theo y học hiện đại 2
1.1.1.1. Viêm gan virus cấp 2
- Cơ chế bệnh sinh 2
- Triệu chứng 2

- Điều trị 3
1.1.1.2. Viêm gan virus mạn 4
- Triệu chứng lâm sàng 4
- Điều trị 5
1.1.2. Theo y học cổ truyền 5
1.1.2.1. Nguyên nhân và cơ chế bệnh sinh 5
1.1.2.2. Triệu chứng và phương pháp điều trị
6
- Thể cấp tính 6
- Thể mạn tính 6
1.2. Đặc điểm cơ bản của các vị thuốc trong bài thuốc “Hoàng nhân điều
can” 7
* Công thức bài thuốc 7
1.2.1. Nhân trần 8
1.2.2. Chỉ thực 8
1.2.3. Hương phụ 10
1.2.4. Mộc hương 11
1.2.5. Đan sâm 13
1.2.6. Hòe hoa 14
1.2.7. Hoàng bá bắc 16
1.3. Một số phương thuốc điều trị viêm gan virus 19
1.4. Một số dạng bào chế thuốc cổ truyền 21
1.4.1. Các dạng bào chế cổ truyền 21
1.4.2. Các dạng bào chế hiện đại
23
PHẦN 2: NGUYÊN LIỆU, PHƯƠNG TIỆN, PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN
c ú u 24
2.1. Dược liệu 24
2.2. Phưoíng tiện 24
2.2.1. Hóa chất 24

2.2.2. Động vật thí nghiệm 24
2.3. Phương pháp nghiến cứu 24
2.3.1. Nghiên cứu về hóa học 24
2.3.2. Thử tác dụng bảo vệ gan 25
2.3.3. Bào chế cao lỏng 25
PHẦN 3: KẾT QUẢ VÀ BÀN LUẬN 26
3.1. Nghiên cứu về thành phần hóa học 26
3.1.1. Định tính 26
3.1.1.1. Định tính bằng phản ứng hóa học 26
- Flavonoid 26
- Alcaloid 26
3.1.1.2. Sắc ký lớp mỏng 28
- Flavonoid 28
- Alcaloid 32
3.1.2. Định lượng flavonoid toàn phần bằng phương pháp cân

34
3.2. Nghiên cứu tác dụng bảo vệ gan của bài thuốc
34
3.3. Bào chế cao lỏng 37
3.4. Bàn luận 38
PHẦN 4: KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT 41
Phụ lục 1: Danh mục các bài thuốc điều trị chứng hoàng đản (do can đởm thấp
nhiệt)
Phụ lục 2: Các phương thuốc điều trị viêm gan
Phụ lục 3: Các nhóm thuốc, vị thuốc thường dùng trong bài thuốc điều trị
viêm gan vius
đ ặ t v A í đ ề
Gan là cơ quan lớn nhất trong cơ thể [33],[40]. Nó đóng một vai trò
sống còn trong việc điều hòa các diễn tiến của sự sống. Cơ quan phức tạp này

thực hiện nhiều chức năng thiết yếu cho cuộc sống như bài tiết mật [10],[40],
biến đổi thức ăn thành những chất cần thiết cho sự sống và phát triển [13],
tổng hợp và dự trữ nhiều chất quan trọng cho cơ thể [1 0 ], chuyển hoá các
thuốc được hấp thu từ đường tiêu hoá thành dạng cơ thể có thể dùng được, giải
độc và bài tiết các chất độc trong cơ thể [33],[10],[40]. Nghiên cứu thuốc để
phục hồi, bảo vệ chức năng gan là một hướng nghiên cứu của các nhà y dược
học.
Trong y học cổ truyền, bệnh viêm gan virus được mô tả trong chứng
hoàng đản [11]. Có rất nhiều bài thuốc được sử dụng điều trị chứng bệnh này.
Từ kinh nghiệm sử dụng điều trị bệnh trên lâm sàng, chúng tôi sàng lọc, xây
dựng một công thức bài thuốc theo nguyên lý y học cổ truyền trên cơ sở phân
tích tác dụng theo y học cổ truyền. Bài thuốc được lấy tên là “Hoàng nhân
điều can”.
Với ý tưởng tìm hiểu tác dụng bài thuốc này, chúng tôi thực hiện đề tài:
“Nghiên cứu bài thuốc theo hướng điều trị bệnh viêm gan virus” nhằm các
mục tiêu:
1. Bước đầu nghiên cứu một số tác dụng dược lý liên quan đến tác dụng
điều trị của bài thuốc.
2 . Nghiên cứu một số chỉ tiêu hỗ trợ kiểm nghiệm chế phẩm dịch nước sắc
bài thuốc.
Để thực hiện các mục tiêu trên, đề tài bao gồm các nội dung sau:
1 . Nghiên cứu về hoá học 2 nhóm hoạt chất alcaloid và Aavonoid.
2 . Nghiên cứu tác dụng dược lý của bài thuốc theo hướng điều trị viêm
gan virus.
3. Nghiên cứu thăm dò chế phẩm dịch nước sắc bài thuốc.
PHẦN 1: TỔNG QUAN
1.1. KHÁI QUÁT VỂ BỆNH VIÊM GAN VIRUS
1.1.1. Theo y học hiện đại
Theo y học hiện đại, viêm gan virus là một bệnh nhiễm trùng toàn thân
[30,202], có tổn thương thoái hoá, hoại tử tế bào gan và những tổn thương của

mô đệm trong gan do phản ứng viêm gây nên [9,361]. Bệnh gây ra do 5 loại
virus là A, B, c, D và E (virus D được xem là virus không hoàn chỉnh do đó
muốn gây bệnh cần phối hợp với virus B hoặc C) [30,202]. Theo thống kê của
Tổ chức Y thế thế giới (WHO) thì hiện nay trên thế giới có khoảng 2 tỉ người
nhiễm siêu vi viêm gan [29,82].
Viêm gan A và E được gọi là viêm gan nhiễm trùng, viêm gan B và c
gọi là viêm gan huyết thanh vì chủ yếu lây qua đường máu [30,202].
Viêm gan virus có 2 thể là thể cấp tính và thể mạn tính.
1.1.1.1. Viêm gan virus cấp
* Cơ chế bệnh sinh [30,204]
Tổn thương thường gặp trong viêm gan virus cấp là viêm hoại tử từng ổ
tế bào gan, đồng thời vói sự đáp ứng của tế bào viêm đcfn nhân. Các khoảng
cửa thâm nhiễm tế bào lympho và các tiểu mật quản tăng sinh. Các tế bào hoại
tử được thay thế bằng các tế bào viêm đơn nhân. Các tế bào viêm bị trướng
nước hoặc teo nhỏ lại, bào tương trở lên đồng nhất ưa acid, nhân tế bào bị hư
biến thành thể ái toan. Bè gan bị phá vỡ với sự tăng sinh của các tế bào Kuffer
và gây ra ứ mật. Nặng hcfn là hoại tử cầu nối và hoại tử đám hoặc mảng mà
hậu quả là đưa đến sự sụp đổ từng mảng nhu mô gan gây nên tình trạng viêm
gan bán cấp hoặc teo gan vàng cấp.
* Triệu chứng
- Lâm sàng
ơiia làm 3 giai đoạn
+ Thòi kì trước vàng da: biểu hiện như một tình trạng cảm cúm, mệt mỏi, đau
đầu, đau khớp, chán ăn, rối loạn tiêu hoá (nôn, ỉa cháy hoặc táo bón ) kéo
dài 5-7 ngày trước khi xuất hiện vàng da. Sốt nhẹ 37,5 -38°c, ít khi sốt cao 39-
40°c Cảm giác tức, khó chịu vùng hạ sườn phải [13,128], [29,83], [30,43],
[30,205].
+ Thời kì vàng da: kéo dài khoảng 2-4 tuần, da và mắt vàng rõ, phân bạc màu,
nước tiểu ít và vàng sậm, gan to, chắc, trofn láng, ấn đau, mệt mỏi, ủ rũ
[29,84], [30,43], [30,206].

+ Thời kì sau vàng da: các triệu chứng lâm sàng dần biến mất, bệnh nhân bắt
đầu khoẻ lại, ăn ngon miệng, da và niêm mạc dần hết vàng, phân, nước tiểu
trở lại bình thường. 3/4 số bệnh nhân lành bệnh, số còn lại có thể thành viêm
gan mạn [30,206].
- Cận lâm sàng [30,206]
+ Men transaminase: gia tăng suốt thời kỳ vàng da nhưng mức độ tăng không
hoàn toàn tỉ lệ với mức độ tổn thương gan. Thường cao gấp 10-20 lần bình
thường và giảm dần trong thời kỳ phục hồi [13,128],[30,43].
+ Billirubin; khi vàng da rõ có thể lên đến 20mg%, billimbin vẫn tiếp tục cao
dù men transaminase giảm, trong phần lớn trường hợp trực tiếp và gián tiếp
tương đương nhau [30,43].
+ Phosphatase kiềm: tăng ít, 1-2 lần bình thường hoặc không tăng.
+ Albumin máu giảm và globulin tăng.
+ Tỉ lệ prothrombin giảm nhẹ, ít khi < 60%.
+ Đường máu giảm nhẹ trong 50% trưòỉng hợp.
+ Công thức máu: giảm nhẹ nhất là bạch cầu, lympho tăng.
* Điều trị [30,211]
Không có điều trị đặc hiệu viêm gan virus cấp, chủ yếu là các biện pháp
hỗ trợ.
- Chế độ ăn uống nghỉ ngoi: mục đích là cung cấp đủ năng lượng và chất bổ
dưỡng cho bệnh nhân, khoảng 2000-2500 calo/ngày ( 300g glucid/ngày, 100-
150g protid/ngày, 50-60g lipid/ngày, nhiều nước hoa quả). Nếu bệnh nhân quá
chán ăn thì có thể cho ăn qua đường ống thông miệng hoặc tiêm truyền. Cần
kiêng rượu, tránh các thuốc độc cho gan, nhất là các thuốc an thần và kháng
sinh. Trong giai đoạn vàng da, nghỉ ngcà là cần thiết vì bệnh nhân quá mệt.
- Thuốc
+ Thuốc bổ: vitamin A,E,D,C, vitamin nhóm B
+ Thuốc bổ gan: Amorvita - hải sâm, Boganic, Arginine veyron, Atsso,
Bifesin, Centasia, Chophytol, Eganin, Hepaphyl
+ Corticoid: không nên sử dụng nhiều do có nhiều tác dụng phụ có hại.

+ Thuốc kháng virus: viradabine, viramidine
+ Interferon: dùng sớm có thể ngăn ngừa chuyển thành mạn tính đối với viêm
ganC.
1.1.1.2. Viêm gan mạn tính do virus
Viêm gan mạn tính bao gồm nhiều bệnh có nguyên nhân khác nhau
nhưng đều dẫn đến quá trình viêm mạn tính ở gan. Viêm gan mạn tính là bệnh
gan có tổn thưoíig hoại tử và viêm, có hoặc không có kèm theo xơ hoá, diễn ra
trong thời gian trên 6 tháng [14,113], [29,86], [30,213]. ở đây chỉ đề cập đến
viêm gan mạn do virus.
* Triệu chứng lâm sàng [13,128], [14,114], [30,218].
- Triệu chứng khởi đầu có thể biểu hiện những đợt rầm rộ như trong viêm gan
cấp (1/3). Phần còn lại thường âm thầm, chỉ biểu hiện bcfi triệu chứng cơ năng
chung là mỏi mệt, cảm giác nặng tức vùng hạ sườn phải, nhiều lúc có đau cơ,
đau khớp hoặc nhiều lúc chỉ có cảm giác nhức mỏi chung chung.
- Trong đợt tiến triển, các triệu chứng thưcỉng phong phú và rầm rộ hơn với
sốt, vàng da vàng mắt, nước tiểu vàng hoặc sẫm màu, đau cơ đau khớp, và
nhất là đau tức vùng gan.
- Biểu hiện ngoài gan: ban da, viêm tuyến giáp tự miễn, viêm mạch, viêm cầu
thận
- Giai đoạn sau khi đã có biến chứng xơ gan, các biểu hiện viêm thường giảm
dần, thay vào đó là các triệu chứng của xơ gan cổ chướng và suy gan là nổi
bật.
* Điều trị [14,126]
- Interferon: chỉ định dùng
+ Viêm gan mạn đang hoạt động: transaminase tăng 1,5-2 lần bình thường,
sinh thiết gan: viêm hoạt động.
+ Thời điểm virus đang nhân đôi: HBeAg +, HBV DNA +
+ Không có xơ gan mất bù
+ Không có chống chỉ định
- Thuốc giống nucleoside thế hệ 2

Famciclovire và Lamivudine mới được dùng trong vài năm gần đây, khi
interferon không có kết quả, Thuốc tác dụng tốt, kìm hãm sự nhân lên của
virus, ngưòi bệnh chịu đựng thuốc tốt.
- Thimosine (Zadazine): tác dụng như interferon.
1.1.2. Theo y học cổ truyền
Bệnh viêm gan virus được miêu tả trong phạm vi chứng hoàng đản, hiếp
thống của y học cổ truyền [20], Hoàng đản là một chứng bệnh do thấp ở tỳ,
nhiệt ở vị nung nấu làm ảnh hưởng đến chức năng sơ tiết của can đởm [2 ].
Trên lâm sàng được chia làm 2 thể: cấp tính và mạn tính [2 0 ]. Ngoài ra còn có
cấp hoàng là giai đoạn cuối của bệnh hoặc do chữa trị không tốt hoặc do chính
khí quá suy yếu hoặc do hiệp tà mà cơ thể không thể chống đỡ được [2 ].
1.1.2.1. Nguyên nhân và cơ chế bệnh sinh [2], [21]
- Do cảm nhiệt ngoại tà hoặc cảm phải thời khí ôn dịch hoặc thử tà ẩn phục
làm cho thấp nhiệt uất kết, tà khí không có đường ra, ở lại nung nấu hoá nhiệt,
ảnh hưởng đến công năng sơ tiết, điều đạt của can đởm mà sinh hoàng đản.
- Do ăn uống không giữ gìn, tửu độc, lao thương quá độ làm tỳ tổn thương,
trọc khí uất kết phối hợp với phong thấp hoá.
1.1.2.2. Triệu chứng và phương pháp điều trị [2], [11], [20], [21]
* Thể cấp tính
Do thấp nhiệt gây ra, thuộc phạm vi chứng dương hoàng (nếu có vàng da).
- Triệu chứng điển hình: toàn thân vàng (vàng da, vàng mắt), đau tức hạ sườn
phải, buồn nôn, ăn kém, đầy bụng, mệt mỏi, nước tiểu vàng sẫm, tiểu tiện ít,
có thể có sốt.
- Triệu chứng khác: thể nặng (cấp hoàng) có thể có hôn mê, co giật
- Phương pháp điều trị:
+ Thể vàng da: thanh thấp nhiệt can đởm, nhuận tràng (nếu có táo bón).
Bài thuốc: Siro nhuận gan
+ Thể nặng (cấp hoàng do teo gan cấp): thanh nhiệt táo thấp, lương huyết.
Hiện nay trong tình trạng bệnh nặng, nguy cấp thì phối hợp vói phương pháp
điều trị của y học hiện đại.

Bài thuốc: Long đởm tả can thang
+ Thể không có vàng da: thanh nhiệt lợi thấp.
Bài thuốc: Ngũ linh tán gia giảm
* Thể mạn tính
- Nguyên nhân: do sự sút giảm công năng của các tạng can, tỳ, thường xảy ra
sau khi mắc các bệnh viêm gan cấp (viêm gan virus, viêm gan do nhiễm
độc ) hoặc tình trạng suy dinh dưỡng kéo dài.
- Triệu chứng: rối loạn tiêu hoá, đau tức vùng hạ sườn phải, ăn kém, sợ mỡ.
Trong các đợt tiến triển có sốt, vàng da, vàng mắt, đau tức vùng hạ sườn phải
tăng lên.
- Điều trị; thể âm hoàng có 4 loại. Với mỗi một loại lại có phương pháp điều
trị và bài thuốc riêng.
+ Can nhiệt tỳ thấp: phương pháp chữa là thanh nhiệt lợi thấp, kiện tỳ trừ thấp
Bài thuốc: Nhân trần ngũ linh tán gia giảm
+ Can uất tỳ hư khí trệ: sơ can, kiện tỳ, lí khí.
Bài thuốc: Sài hồ sơ can thang gia giảm
+ Can âm bị thương tổn: tư dưỡng can âm.
+ Khí trệ huyết ứ; sơ can lí khí, hoạt huyết.
Bài thuốc: Tứ vật đào hồng gia giảm
1.2. ĐẶC ĐIỂM Cơ BẢN CỦA CÁC VỊ THUỐC TRONG BÀI THUỐC
“ HOÀNG NHÂN ĐIỂU CAN”
* Công thức bài thuốc
Nhân trần 20g
Chỉ thực 08g
Hương phụ 20g
Hòe hoa 12g
Đan sâm 25g
Hoàng bá bắc lOg
Mộc hương 15g
Ghi chú:

1 : Nhân trần 3: Hương phụ 5: Hòe hoa 7: Hoàng bá bắc
2: Chỉ thực 4: Mộc hương 6 : Đan sâm
1.2.1. Nhân trần
1.2.1.1. Tên khoa học: Herba Adenosmatis caerulei [1 ], [4,225], [12,433],
[28,625].
1.2.1.2. Tính vị, quy kinh: Vị cay, đắng, tính hơi hàn, quy kinh tỳ, vị, can,
đởm [1], [4,225], [12,433].
1 .2 .1 .3. Công năng, chủ trị [1 ], [4,225].
- Thanh thấp nhiệt can đởm, dùng trong viêm gan vàng da, viêm túi mật.
- Thông kinh hoạt lạc, dùng trong kinh nguyệt không đều, đau bụng kinh.
- Phát tán, giải biểu nhiệt, dùng trong cảm mạo do phong nhiệt.
1.2.1.4. Thành phần hóa học [7,209],[28,625]
- Tinh dầu: khoảng 0,38% ( phần trên mặt đất), 1% trong toàn cây, 1,86%
trong lá [1 ].
thành phần chủ yếu của tinh dầu là eugenol (72,6%)
- Ngoài ra còn có saponin triterpenic, Aavonid, acid thơm và coumarin.
1.2.L5. Tác dụng dược lý [28,625], [37,457].
- Tác dụng tăng tiết mật: thử trên chuột lang cho kết quả với liều lOg/kg/ cân
nặng có tác dụng làm tăng tiết mật, lượng mật tiết ra sau khi dùng thuốc tăng
24,4%.
- Tăng cường chức năng thải trừ của gan: tiến hành trên chuột lang, kết quả
liều lOg/kg làm tăng chức năng thải trừ của gan đến 187,5% so với lô đối
chứng.
- Tác dụng chống viêm: thử trên chuột cống trắng, kết quả nhân trần có tác
dụng chống viêm ở giai đoạn cấp tính mạnh hơn giai đoạn mạn tính.
- Tác dụng kháng khuẩn: tác dụng trên Shigella dysenteriae, Shigella shigae,
Bacillus subtilis, Streptococcus hemolyticus.
1.2.2. Chỉ thực
1 .2.2.1. Tên khoa học: Pructus Aurantii timmaturii [4,280],[12,334], [28,363].
1.2.2.2. Tính vị, quy kinh: Vị đắng, tính hàn, quy kinh tỳ, vị [4,280],[12,334].

1.2.2.3. Công năng, chủ trị [4,280]
- Phá khí tiêu tích, dùng trong ăn uống không tiêu, ngực bụng đầy chướng.
- Giảm đau
- Hoá đàm trừ báng bĩ, dùng khi ho nhiều đờm, đờm ứ trệ ở lồng ngực gây đầy
tức, khó thở.
1.2.2.4. Thành phần hoá học [25], [36,433].
- Thành phần chỉ thực có alcaloid, glycoside, saponin.
Chỉ thực Tứ Xuyên Trung Quốc: 0,09% alcaloid, 20,49% glycosid, 5,86%
saponin [28,363].
- (-) - citronelal là thành phần chính của tinh dầu lá (81%) và cành (78.64%)
- Vỏ quả chứa tinh dầu vói 57 thành phần, trong đó có 23,64% (-) - citronelal,
25,93% beta pinen, và 17,55% teipinen - 4 - ol.
L2.2.5. Tác dụng dược lý [37,433]
* Tác dụng trên tử cung và một cô lập
- Trên tử cung cô lập của chuột nhắt có thai hoặc không có thai, chỉ thực có
tác dụng ức chế sự co bóp, nhưng cũng có trường hợp không thấy có tác dụng.
- Trên tử cung cô lập của thỏ có thai hoặc không có thai tác dụng không ổn
định, khi thì ức chế, khi thì kích thích, khi lại không tác dụng.
- Trên ruột chuột nhắt cô lập, chỉ thực có tác dụng ức chế là chủ yếu (khoảng
70%).
- Các loại dịch chiết như dịch nước sắc, dịch chiết cồn hoặc cao lỏng có tác
dụng như nhau.
- Adrenalin cũng có tác dụng ức chế nhưng khoảng tác dụng ngắn, còn chỉ
thực tác dụng kéo dài,
* rác dụng trên tử cung, dạ dày, ruột thử tại chỗ
- Trên tử cung thỏ có thai hoặc không có thai thuốc có tác dụng hưng phấn,
gây tăng co bóp, có thể co cứng.
- Trên dạ dày, ruột chó cũng thấy có tác dụng hưng phấn, co bóp tăng nhịp co
đều đặn.
Sự khác biệt giữa tác dụng trên cơ quan cô lập (ức chế) và thử tại chỗ có thể

do vai trò của hệ thần kinh trung ương.
* Tác dụng trên mạch máu, hệ tiết niệu và hô hấp
- Thử trên huyết áp chó đánh mê thấy huyết áp tăng, dung tích cầu thận giảm,
lượng nước tiểu bài xuất giảm.
- Trên tim ếch cô lập: nồng độ thấp làm tăng co bóp, nồng độ cao co bóp lại
giảm. Trên chuột thấy tác dụng ức chế tim.
- Thử trên hệ mạch bụng ếch thấy tác dụng co mạch.
- Không có tác dụng giãn nở hoặc co khí quản chuột cống trắng.
1.2.3. Hương phụ
1.2.3.1. Tên khoa học: Rhizoma Cyperi [4,274], [12,385]
1.2.3.2. Tính vị, quy kinh: Vị cay, hoi đắng, hoi ngọt, tính bình hoặc ôn, quy
kinh can, tam tiêu [4,274], [12,385], [37,553].
1.23.3. Công năng, chủ trị [4,274]
- Hành khí, giảm đau, dùng tri bệnh đau bụng, đau 2 bên sườn.
- Khai uất, điều kinh dùng khi kinh nguyệt không đều do tinh thần căng thẳng.
- Kiện vị, tiêu thực, dùng trong ăn uống không tiêu.
- Thanh can hoả, dùng trong bệnh mắt xung huyết đỏ đau.
1.2.3.4. Thành phần hoá học [17,128], [28,33], [37,552].
- Hưofng phụ chứa 0,3 - 2,8% tinh dầu (DĐVN III quy định hàm lượng tinh
dầu trong dược liệu không ít hơn 0,35% [12,386]), 1,25% Aavonoid, 1 ,6 6 %
tannin, các acid phenol, 0,21 - 0,24% alcaloid, 0,62 - 0,74% glucosid tim,
- Ngoài ra hương phụ còn có chất đắng, 8,7% pectin, 9,2% tinh bột, 2,98%mg
chất béo, 3,25% acid hữu cơ, protein, 8 ,8 %mg vitamin c và nhiều nguyên tố
vi lượng.
1.2.3.5. Tác dụng dược lý [17,130], [37,552].
10
- Nước sắc không độc qua đường uống, tinh dầu liều cao có độc LDgo =
1 2 ,lml/k;g.
- Tác dụng giãn cơ tử cung cô lập trên chuột ở liều 0,5-2%, trên thỏ có chửa ở
liều 5-6%, giãn cơ tử cung tại chỗ của thỏ ở liều 4-6g/kh.

- Tác dụng giãn mạch tai thỏ cô lập ở liều 1-2%.
- Tác dụng giảm đau nội tạng, tác dụng kiểu oestrogen, tác dụng chống viêm
với liều 25g/kg chuột qua đường uống.
- Tác dụng hạ huyết áp nhẹ trên chó vói liều 0,5g/kg cho qua đường tiêm tĩnh
mạch.
- Tác dụng kháng khuẩn trên một số chủng vi khuẩn (nước sắc trên 5 chủng,
alcaloid, glycosid tim, tinh dầu tác dụng trên 10 chủng).
Trong các tác dụng trên hương phụ biển thưòỉng thể hiện tác dụng mạnh hơn
một chút so với hương phụ vườn.
1.2.4. Mộc hương
1.2.4.1. Radix Sausurea lappae [4,279], [12,417]
1.2.4.2. Tính vị, quy kinh: Vị cay, đắng, tính ấm, quy kinh phế, can, tỳ
[4,279], [12,417].
1.2.4.3. Công năng, chủ trị [4,279], [12,417]
- Hành khí, giảm đau, trị can, tỳ, vị khí trệ, ngực bụng đầy chướng.
- Bình can giáng áp, trị can đởm cường thịnh gây cao huyết áp.
1.2.4.4. Thành phần hoá học [28,396]
- 2 ,8 % tinh dầu, 6 % chất nhựa sausurin (alcaloid), 18% urulin
- Thành phần tinh dầu: chủ yếu là aplotaxen Cj7H28 và beta costen C15H24, chất
costus lacton C15H20O2, chất dihydro costus lacton C15H22O2.
Acid đặc biệt của Vân mộc hương (costus acid C,5H2 20 3), rượu costola
5^ 240*
Một ít camphen và phelandren.
1.2.4.5. Tác dụng dược lý [37,1056]
11
* Vân mộc hương
- Cao rễ vân mộc hương có tác dụng ức chế in vitro các chủng vi khuẩn:
Staphylococcus aureus, Shigella shigae, Enterococcus íaecalis, E.coli, Shigella
sonnei, Pseudomonas aeruginosa.
Cao chiết với cồn cao độ hoạt tính kháng khuẩn mạnh hơn cao chiết với cồn

thấp độ.
- Trên chuột nhắt trắng gây loét dạ dày bằng cách ngâm chuột trong nước,
phân đoạn chiết với acetone của vân mộc hương cho uống có tác dụng chống
loét rõ rệt.
- Trên chuột cống trắng, cao acetone vân mộc hương có tác dụng lợi mật đáng
kể.
- Vân mộc hương có tác dụng giảm đau trên chuột nhắt trắng gây cơn đau
quặn bằng tiêm phúc mạc dd acid acetic 1 %
- Tác dụng chống viêm trên chuột cống trắng trên 2 mô hình thực nghiệm gây
phù bàn chân vói kaolin và gây u hạt thực nghiệm với amian.
- Tác dụng hiệp đồng, làm kéo dài thời gian của giấc ngủ gây bởi natri
barbital, chứng tỏ dược liệu có tác dụng an thần.
* Tinh dầu vân mộc hương
- Tinh dầu vân mộc hương có tác dụng kháng khuẩn và tẩy uế mạnh, đặc biệt
với liên cầu và tụ cầu khuẩn.
- ức chế nhu động ruột, gây thư giãn.
- Hầu hết các phân đoạn của tinh dầu đều có tác dụng làm giảm sự co thắt phế
quản gây bởi khí dung histamine và acetylcholine trên chuột lang.
- Sausurin làm giãn cơ trơn, đặc biệt với cơ trơn phế quản và làm dịu cofn hen,
tác dụng tương tự adrenalin nhưng xuất hiện chậm hơn và tồn tại trong thời
gian dài hơn. Nó cũng có tác dụng ức chế chung trên những cơ trofn khác.
- Tinh dầu loại bỏ thành phần lacton có tác dụng giảm huyết áp.
12
1.2.5. Đan sâm
1.2.5.1. Tên khoa học: Radix Salviae miltiorrhizae [4,291], [12,357], [43,192].
L2.5.2. Tính vị, quy kinh: Vị đắng, tính hàn, quy kinh tâm, can [4,291],
[12,417].
1.2.5.3. Công năng, chủ trị [4,291]
- Hoạt huyết, trục huyết ứ, dùng trị hành kinh không đều, đau bụng kinh, bế
kinh.

- Dưỡng tâm an thần, dùng trị mất ngủ, suy nhược tinh thần.
- Bổ huyết, dùng cho bệnh thiếu máu.
- Bổ can tỳ, dùng cho trường hợp gan, lá lách bị sưng to.
- Giải độc, dùng cho các trường hợp sang lở, mụn nhọt.
L2.5.4. Thành phần hoá học [28,828], [36,733]
- Phenol và acid phenolic: danshensu, các acid salvianolic A, B, c, G
- Các hợp chất diterpen: salviol, tanshinon I, IIA, IIB
- Các thành phần khác; tannin, vitamin E
1.2.5.5. Tác dụng dược lý [36,735]
- Cao rễ đan sâm có tác dụng trên rối loạn vi tuần hoàn gây bởi noradrenalin ở
túi má chuột hang làm giãn tiểu động mạch và tăng tốc độ vi tuần hoàn. Tác
dụng tương tự ở vi tuần hoàn tĩnh mạch và mao mạch.
- Tanshinon II natri sulíonat có tác dụng in vitro ổn định màng hồng cầu, làm
tăng sức kháng của hồng cầu đối với sự tan huyết gây bỏi dd nhược trương,
nhiệt lượng, pH thấp hoặc saponin.
- Cao đan sâm tác dụng hạ sốt ở thỏ, chống viêm ở chuột cống trắng có viêm
khớp nhiễm khuẩn và ở chuột nhắt trắng có viêm tai gây bởi dầu ba đậu.
- Những sắc tố liên quan vói tanshinon có hoạt tính kìm vi khuẩn, chống tụ
cầu khuẩn vàng da và những chủng kháng với kháng sinh của vi khuẩn này và
chống Mycobacterium sp.
13
- Chất 3,4 - dihydroxyphenyllactic (danshensu) gây giãn động mạch vàng lợn
cô lập, đối kháng vói đáp ứng co mạch gây bởi morphin và propranolon, và
bởi môi trường có nồng độ cao.
- Nước sắc rễ đan sâm giảm lượng GPT huyết thanh tăng cao và giảm những
biến đổi bệnh lý ở thỏ có thương tổn gan cấp tính gây bỏi CCI4.
- Mứtiron và salvinon có tác dụng ức chế sự kết tập tiểu cầu in vitro, có tác
dụng bảo vệ cơ tim chống lại những rối loạn về chức năng và chuyển hoá gây
bởi thiếu hụt oxy.
- Một bài thuốc Trung Quốc gồm đan sâm, xuyên khung, nụ hoa hoè và một

số vị khác được áp dụng điều trị huyết khối não trên bệnh nhân. Kết quả thuốc
có xu hướng làm giảm độ nhớt của máu, độ nhớt huyết thanh, tỉ lệ thể tích
huyết cầu và tỉ lệ % kết tập tiểu cầu và tăng tốc độ điện di hồng cầu. Như vậy
đan sâm có tác dụng tăng tuần hoàn não, trị ứ máu.
1.2.6. Hoè hoa
1.2.6.1. Tên khoa học: Flos Sophorae [4,306], [43,51].
1.2.6.2. Tính vị, quy kinh: Vị đắng, tính hơi hàn, quy kinh can, đại tràng
[4,306], [36,975].
L2.6.3. Công năng, chủ trị [4,306], [36,975]
- Lương huyết, chỉ huyết, dùng cho trường hợp huyết nhiệt gây xuất huyết (
chảy máu cam, trĩ ).
- Thanh nhiệt bình can, dùng trong can hoả thượng viêm.
- Bình can hạ áp, chữa cao huyết áp.
- Thanh phế, chống viêm, dùng trong viêm thanh đói.
1.2.6.4. Thành phần hoá học [6,291]
- Thành phần chù yếu là rutin, hàm lượng có thể đạt tới 28% (DĐ VNIII quy
định hàm lượng rutin không dưới 20%).
- Ngoài ra còn có bectulin, sophoroidiol, sophorin A, B, c, quercetin.
1 .2.6.5. Tác dụng dược lý [36,937]
14
- Tác dụng tăng cường sức đề kháng, giảm tính thẩm thấu của mao mạch:
Rutin và quercetin đếu có tác dụng tăng cường sức đề kháng, giảm tính thẩm
thấu của mao mạch [6,292], hồi phục tính đàn hồi của mao mạch đã bị tổn
thương. Ngoài ra, rutin còn có khả năng làm co mạch trực tiếp hệ mao quản.
- Tác dụng chống viêm:
+ Thí nghiệm trên chuột cống trắng, rutin và quercetin có tác dụng ức chế phù
bàn chân chuột do histamine, albumin, serotonin.
+ Trên thỏ, rutin tiêm tĩnh mạch có thể phòng ngừa viêm da dị ứng.
+ Trên chó gây viêm tĩnh mạch thực nghiệm bằng cách tiêm dầu thông, dùng
rutin điều trị có tác dụng thúc đẩy quá trình hồi phục bệnh.

- Tác dụng bảo vệ cơ thể chống chiếu xạ [6,293]: trên chuột nhắt trắng, rutin
tiêm dưới da với liều 2mg/kg có tác dụng làm giảm tỉ lệ tử vong của súc vật bị
chiếu xạ với liều lớn.
- Tác dụng hạ huyết áp, hạ cholesterol máu:
+ Dịch chiết từ nụ hoa hoè, bằng đường tiêm tĩnh mạch trên chó đã gây mê, có
tác dụng hạ huyết áp rõ rệt.
+ Trên chuột cống trắng gây cholesterol máu tăng cao, quercetin tiêm dưới da
với liều lOmg/kg có tác dụng hạ cholesterol máu, đồng thời có tác dụng điều
trị và phòng ngừa xơ vữa động mạch thực nghiệm.
- Tác dụng cầm máu, thí nghiệm trên chuột cống trắng. Kết quả thời gian chảy
máu được rút ngắn, và than nụ hoa hoè sao cháy ở nhiệt độ 190-195°c thể
hiện tác dụng mạnh nhất.
- Tác dụng chống kết tập tiểu cầu (thí nghiệm trên thỏ)
- Tác dụng đối với tim: trên bản đồ tim ếch cô lập, quercetin thể hiện tác dụng
cường tim.
- Các tác dụng khác: Uống dài hạn quercetin có tác dụng chống tăng huyết áp
trên chuột cống trắng tăng huyết áp tự phát [27]. Quercetin có tác dụng chống
oxy hoá và ức chế sinh tổng hợp cholesterol ở tế bào gan [19].
15
1.2.7. Hoàng bá bắc
1.2.7.L Tên khoa học: Cortex Phellodendri [4,221], [12,372], [43,36].
1.2.7.2. Tính vị, quy kinh: Vị đắng, tính hàn, quy kinh thận, bàng quang, tỳ
[4,221], [18,155].
1.2.7.3. Công năng, chủ trị [4,221], [16,13]
- Tư âm giáng hoả, trị âm hư phát sốt, di tinh do thận hoả [36,933].
- Thanh nhiệt táo thấp, dùng khi thấp nhiệt (viêm gan, viêm mật).
- Giải độc tiêu viêm, chữa lở ngứa, mụn nhọt.
1.2.7.4. Thành phần hoá học [7,94], [12,373], [16,10], [28,197]
- Trong vỏ hoàng bá có khoảng 1 ,6 % berberin, một lượng nhỏ palmatin,
phellodendrin Ngoài ra còn có các chất tinh thể không chứa N, hợp chất

sterolic, chất béo.,.
- DĐ VNIII quy định hàm lượng berberin trong hoàng bá ít nhất là 2,5% tính
theo dược liệu khô.
1.2.7.5. Tác dụng dược lý [7,95], [36,933].
- Tác dụng kháng khuẩn: Hoàng bá có tác dụng kháng khuẩn đối vói nhiều vi
khuẩn gram âm và dưcỉng. So sánh vói hoàng liên, tác dụng kháng khuẩn của
hoàng bá kém hơn.
- Tác dụng kháng nấm: dịch chiết và nước sắc từ hoàng bá thí nghiệm trên ống
kính có tác dụng ức chế một số loại nấm gây bệnh ngoài da.
- Tác dụng kháng roi trùng: có tác dụng ức chế roi trùng âm đạo nhưng không
mạnh.
- Tác dụng hạ huyết áp: trên động vật gây mê, hoàng bá tiêm tĩnh mạch hoặc
tiêm phúc mạc đều có tác dụng hạ huyết áp rõ rệt và kéo dài.
- Các tác dụng khác: phelodendrin có tác dụng ức chế thần kinh trung ương,
sau khi dùng thuốc hoạt động tự nhiên và các phản ứng của chuột đều bị ức
chế.
16
- Cao chiết bằng cồn 80% của các sản phẩm vỏ phellodendri được sao với cồn
có tác dụng quét gốc tự do và chống peroxyd hoá lipid mạnh [23],
NHẬN XÉT CHUNG
Các vị thuốc trong bài đều có tác dụng liên quan đến bệnh viêm gan,
đặc biệt là vị nhân trần. Do đó việc nghiên cứu bài thuốc theo hướng điều trị
viêm gan là rất khả thi.
17
Bảng 1.1. Tác dụng chính của các vị thuốc liên quan đến điều trị viêm gan
STT
Vị thuốc
Tác dụng chính
Theo y học cổ truyền
Theo y học hiện đại (tác

dụng dược lý)
1 Nhân trần - Thanh thấp nhiệt can
đởm.
- Tăng cường chức năng
thải trừ của gan.
- Chống viêm, kháng
khuẩn, tăng tiết mật.
2 Chỉ thực - Phá khí tiêu tích.
- Giảm đau.
3 Hương phụ - Hành khí giảm đau.
- Kiện vị tiêu thực.
- Thanh can hỏa,
- Giảm đau nội tạng.
- Kháng khuẩn.
4 Mộc hương - Hành khí giảm đau.
- Bình can giáng áp.
- Kháng khuẩn, Icd mật.
- Giảm đau, chống viêm.
5 Hòe hoa
- Thanh nhiệt bình can.
- Chống viêm.
- Chống viêm.
- Bảo vệ tế bào gan
6 Đan sâm - Hoạt huyết.
- Bổ can tâm.
- Úc chế vi khuẩn.
- Giảm những biến đổi
bệnh lý trong trường hợp
tổn thương gan cấp tính
gây bởi CCI4.

7 Hoàng bá bắc - Tư âm giáng hỏa.
- Thanh thấp nhiệt can
đởm.
- Kháng khuẩn.
18
1.3. MỘT SỐ PHƯƠNG THUỐC có TÁC DỤNG ĐlỂU TRỊ VIÊM
GAN VIRUS
1. Phương Hoàng liên giải độc thang [40]
Hoàng liên 09g Hoàng cầm 06g
Hoàng bá 06g Chi tử 09g
CN: thanh nhiệt tả hỏa giải độc.
C: chứng viêm gan cấp tính dạng hoàng đản do truyền nhiễm.
2. Phương Đại hoàng thang [40]
Đại hoàng 05g Hoàng liên 05g
Hoàng bá lOg Chi tử lOg
CN: tả hỏa giải độc.
CT; chứng viêm gan truyền nhiễm cấp tính dạng vàng da vàng mắt.
3. Phương Khổ sâm tán [40]
Khổ sâm lOg Hoàng cầm 15g Cam thảo nưófng 05g
CN: thanh nhiệt giải độc,
CT: bệnh viêm gan hoàng đản cấp tính do truyền nhiễm
4. Phương Thanh nhiệt lợi thấp thang [40]
Bản lam căn
30g Liên kiều
15g
Bại tương thảo
15g
Bồ công anh
15g
Uất kim

1 2 g
Sài hồ
lOg
Trạch tả
15g
Phục linh
15g
Long đởm thảo
09g
Cam thảo
06g
CN: thanh nhiệt giải độc, lợi thấp, thư can.
CT: chứng dương hoàng (bệnh viêm gan cấp tính do truyền nhiễm).
19

×