Tải bản đầy đủ (.pdf) (1 trang)

Đề thi thử Đại học môn Ngữ Văn Đợt 2 Tháng 5, năm 2014, trường THPT Chu Văn An, Hà Nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (228.38 KB, 1 trang )




ĐỀ THI THỬ ĐẠI HỌC ĐỢT 2 THÁNG 05/2014
Môn NGỮ VĂN: Khối C, D.
Thời gian làm bài: 180 phút
PHẦN CHUNG CHO TẤT CẢ THÍ SINH (5,0 điểm)
Câu I (2,0 điểm): Đọc đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi
“Nguyễn Tuân có lần nói, ông sở trường về tả gió, còn tả nắng thì nhất Nguyên Hồng. Nắng không thể
thiếu trong phong cảnh thiên nhiên làm nền cho sinh hoạt của nhân vật tiểu thuyết Nguyên Hồng. Một thứ
nắng vùng cửa biển, phấp phới, lồng lộng. Một thứ nắng có sức sống, có linh hồn, cũng hoạt động sôi nổi
như con người, thậm chí có lúc như reo lên, hét lên hòa với nhịp sống tưng bừng náo nhiệt của thành phố
Hải Phòng rực rỡ màu phượng vĩ.”
(Con đường đi vào thế giới nghệ thuật của nhà văn – Nguyễn Đăng Mạnh)
a) Đoạn văn trên có sử dụng phép liên kết gì?
b) Hãy phân tích hiệu quả nghệ thuật của các biện pháp tu từ được sử dụng trong câu văn: “Một thứ
nắng có sức sống, có linh hồn, cũng hoạt động sôi nổi như con người, thậm chí có lúc như reo lên, hét lên
hòa với nhịp sống tưng bừng náo nhiệt của thành phố Hải Phòng rực rỡ màu phượng vĩ.”
Câu II (3,0 điểm)
Doanh nhân Nhật nhặt rác Hồ Gươm
Hàng tuần, sáng chủ nhật, ở Hồ Gươm đoạn đầu phố Đinh Tiên Hoàng, có 5-6 bạn trẻ lúi húi với chiếc kẹp
sắt nhặt rác trên tay. Trong số đó có Ninomiya, giám đốc công ty ISHIGAKI RUBBER có trụ sở tại khu
công nghiệp Hà Nội- Đài Tư (quận Long Biên). Mỗi buổi nhặt rác sáng chủ nhật kéo dài khoảng nửa tiếng,
có chừng 10 người Nhật, 5 người Trung Quốc và vài bạn trẻ Việt Nam tham gia. Ông Ninomiya cho biết,
ông không phải người sáng lập, mà ông biết đến hoạt động này qua một doanh nhân Nhật khác…
(Lược trích báo Tiền phong ngày 26/9/2012)
Anh/chị hãy viết một bài văn ngắn (không quá 600 từ) trình bày suy nghĩ của mình về những thông tin trên.
PHẦN RIÊNG (5,0 điểm)
Thí sinh chỉ được làm một trong hai câu (câu III.a hoặc III.b)
Câu III.a. Theo chương trình Chuẩn (5,0 điểm)
Cảm nhận của anh/chị về vẻ đẹp của nhân vật cụ Mết (Rừng xà nu – Nguyễn Trung Thành) và nhân vật chú


Năm (Những đứa con trong gia đình – Nguyễn Thi)
Câu III.b. Theo chương trình Nâng cao (5,0 điểm)
Cảm nhận của anh/chị về hai đoạn thơ sau:
Người đi Châu Mộc chiều sương ấy
Có thấy hồn lau nẻo bến bờ
Có nhớ dáng người trên độc mộc
Trôi dòng nước lũ hoa đong đưa
(Tây tiến – Quang Dũng, Ngữ văn 12 Nâng cao,
Tập một, NXB Giáo dục, 2008, tr.69)
Mình về rừng núi nhớ ai
Trám bùi để rụng, măng mai để già.
Mình đi, có nhớ những nhà
Hắt hiu lau xám, đậm đà lòng son
(Việt Bắc – Tố Hữu, Ngữ văn 12 Nâng cao,
Tập một, NXB Giáo dục, 2008, tr.83)

×