Tải bản đầy đủ (.doc) (6 trang)

Đề kiểm tra giữa học kỳ II Tiếng Việt lớp 5 số 5

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.03 MB, 6 trang )

Trường: ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ II
Lớp: MÔN:TIẾNG VIỆT – KHỐI 5
Họ và tên: Năm học: 2012 – 2013
Thời gian: 60 phút
(Không tính thời gian phần đọc thầm)

Điểm
Đọc thành tiếng:……
Đọc thầm: ……………
Viết:…………………
Lời phê
GV coi kiểm tra: …………………
GV chấm kiểm tra: …………………
I/ Kiểm tra đọc: (10 điểm)
* Đọc thầm và làm bài tập: (5 điểm)
Đọc thầm bài “Trí dũng song toàn” (SGK Tiếng Việt 5, tập 2 trang 25-26)
và khoanh tròn vào chữ cái đặt trước câu trả lời đúng nhất.
Câu 1/ Sứ thần Giang Văn Minh làm cách nào để vua nhà Minh bãi bỏ lệ “
góp giỗ Liễu Thăng”?
a. Lừa vua nhà Minh.
b. Lấy việc quân đội cả ba triều đại Nam Hán, Tống và Nguyên đều thảm bại
trên sông Bạch Đằng.
c. Vờ khóc than vì không có mặt ở nhà để góp giỗ cụ tổ năm đời.
d. Lấy việc Liễu Thăng tử trận mấy trăm năm.
Câu 2/ Câu đối của ông Giang Văn Minh đối lại đại thần nhà Minh nhắc
đến trận đánh nào ?
a. Trên sông Như Nguyệt.
b. Trên sông Bạch Đằng.
c. Cả hai sông trên.
Câu 3/ Vì sao vua nhà Minh sai người ám hại ông Giang Văn Minh?
a. Ông dùng mưu để vua nhà Minh phải bãi bỏ lệ góp giỗ Liễu Thăng và là


người biết giữ thể diện, danh dự cho đất nước.
b. Ông là người biết giữ thể diện danh dự cho đất nước.
c. Ông là người mưu trí, dũng cảm, bất khuất.
d. Ông không chịu nhún nhường trước câu đối của đại thần trong triều.
Câu 4/ Vì sao có thể nói ông Giang văn Minh là người trí dũng song toàn ?
a. Vì ông là người giỏi thơ văn. Ông dám vạch tội vua nhà Minh.
b. Vì ông làm văn hay đánh giặc giỏi. Ông dũng cảm không sợ chết.
c. Vì ông vừa mưu trí, vừa bất khuất, dũng cảm không sợ chết. Ông biết
dùng mưu dám đối lại một vế đối có nội dung tràn đầy lòng tự hào dân tộc.
Câu 5/ Em hãy nêu nội dung của bài?
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
1
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………
Câu 6/ Dòng nào dưới đây nêu đúng nghĩa của từ “công dân”:
a. Người lao động chân tay làm công ăn lương.
b. Người làm việc trong cơ quan nhà nước.
c. Người dân của một nước, có quyền lợi và nghĩa vụ với đất nước.
Câu 7/ Trong câu: Vì trời mưa to nên đường rất lầy lội.
Nêu cặp quan hệ từ: ……………………………………………………………
Câu 8/ Chọn cặp quan hệ từ phù hợp điền vào chỗ chấm để dòng sau thành
câu ghép?
………………chủ nhật này trời không mưa ………….chúng ta sẽ đi tắm biển.
a. Nếu - thì b. Tuy - nhưng.
c. Vì - nên d. Chẳng những - mà còn
Câu 9/ Các vế câu ghép được nối với nhau bằng cách nào?
a. Nối trực tiếp với nhau, giữa các vế câu ghép có dấu phẩy.

b. Nối bằng những từ có tác dụng nối.
c. Cả hai cách trên.
Câu 10: Tìm quan hệ từ thích hợp điền vào chỗ chấm.
………hoa sen đẹp …….nó còn tượng trưng cho sự thanh khiết của tâm hồn
Việt Nam.
II/ Kiểm tra viết
1/ Chính tả (5 điểm)
Giáo viên đọc cho học sinh viết bài: “Tiếng rao đêm” SGK Tiếng Việt 5 tập
2 trang 30-31 (Đoạn từ Người ta lần tìm tung tích …chở nạn nhân đi).
2
2/ Tập làm văn: (5 điểm)
Đề bài:
Em hãy tả một đồ vật trong nhà mà em yêu thích.
Bài làm
3
4
ĐÁP ÁN VÀ BIỂU ĐIỂM
Môn : Tiếng Việt - Khối 5
Năm học 2012 - 2013
I/ Kiểm tra đọc: (10 điểm)
* Đọc thầm (5 điểm)
Mỗi câu đúng được 0,5 điểm.
Câu 1/ Ý d. (0,5 điểm)
Lấy việc Liễu Thăng tử trận mấy trăm năm.
Câu 2/ Ý b.(0,5 điểm)
Trên sông Bạch Đằng.
Câu 3/ Ý a. ( 0,5 điểm)
Ông dùng mưu để vua nhà Minh phải bãi bỏ lệ góp giỗ Liễu Thăng và là người
biết giữ thể diện, danh dự cho đất nước.
Câu 4/ Ý c. (0,5 điểm)

Vì ông vừa mưu trí, vừa bất khuất, dũng cảm không sợ chết. Ông biết dùng mưu
dám đối lại một vế đối có nội dung tràn đầy lòng tự hào dân tộc.( 0,5 điểm)
Câu 5/ HS nêu đúng nội dung được ( 0,5 điểm)
Ca ngợi Giang Văn Minh trí dũng song toàn, bảo vệ được danh dự, quyền
lợi đất nước.
Câu 6/ Ý d. (0,5 điểm)
Người dân của một nước, có quyền lợi và nghĩa vụ với đất nước.
Câu 7/ (0,5 điểm)
Cặp quan hệ từ: Vì – nên
Câu 8/ Ý a. ( 0,5 điểm )
Nếu – thì
Câu 9/ Ý c. (0,5 điểm)
Cả hai cách trên.
Câu 10/ Cặp quan hệ từ có thể là: Không những… mà. Không chỉ…… mà.
Chẳng những… mà ( 0,5 điểm )
II/ Kiểm tra viết (10 điểm)
1/ Chính tả (5 điểm)
Bài viết không mắc lỗi chính tả, chữ viết rõ ràng, trình bày đúng đoạn văn:
(5điểm)
Mỗi lỗi chính tả trong bài viết sai - lẫn phụ âm đầu hoặc vần, thanh; không
viết hoa đúng quy định,… trừ 0,5 điểm.
* Lưu ý : Nếu chữ viết không rõ ràng, sai độ cao, khoảng cách, kiểu chữ hoặc
trình bày bẩn, … bị trừ 1 điểm toàn bài.
2/ Tập làm văn (5 điểm)
HS viết hoàn chỉnh bài văn (đủ 3 phần: Mở bài, thân bài, kết bài). ( 1,5 điểm)
- Câu văn trong bài văn dùng đúng từ, không sai ngữ pháp, chữ viết rõ ràng trình
bày sạch đẹp (3,5 điểm).
5
- Tùy vào mức độ sai sót về ý, về diễn đạt và chữ viết có thể cho theo mức điểm
sau: 4,5 - 4 - 3,5 - 3; 2,5 - 2 - 1,5 - 1 - 0,5.

6

×