SỞ GD&ĐT ĐIỆN BIÊN
Đề thi chính thức
KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI CẤP CƠ SỞ
LỚP 12 THPT - NĂM HỌC 2009 -2010
Môn: Địa lí
Thời gian làm bài 180 phút, không kể thời gian giao đề
Ngày thi: 07/01/2010
Đề thi gồm có 2 trang
ĐỀ BÀI
Câu 1 (3 điểm).
a) Vẽ sơ đồ vị trí của Trái Đất trên quỹ đạo chuyển động quanh Mặt Trời vào các
ngày xuân phân, thu phân, đông chí, hạ chí.
b) Giải thích hiện tượng ngày, đêm dài ngắn theo mùa.
Câu 2 (3 điểm).
a) Xác định tọa độ địa lý thành phố A, biết rằng: Mặt Trời lên thiên đỉnh ở thành phố
này vào ngày 14/6 và vào thời điểm đó giờ của kinh tuyến gốc (GMT) là 5 giờ 8 phút.
b) Tính giờ khu vực tại thời điểm trên của thành phố A.
c) Theo anh (chị) toạ độ trên là địa điểm thành phố nào của nước ta?
Câu 3 (2 điểm).
Căn cứ vào Át lát địa lí Việt Nam, giải thích tại sao ở Phan Rang tuy giáp biển
nhưng lượng mưa trung bình năm lại thấp nhất nước ta?
Câu 4 (4 điểm).
a) Dựa vào tháp dân số Việt Nam năm 1999 và 2004, anh (chị) hãy nhận xét biến
động cơ cấu dân số Việt Nam theo nhóm tuổi và giới thời kỳ 1999 – 2004.
1
8 6 4 2 0 0 2 4 6 8
0-4
5-9
10-14
15-19
20-24
25-29
30-34
35-39
40-44
45-49
50-54
55-59
60-64
65-69
70-74
75-79
80+
Nam
Nữ
Tháp dân số Việt Nam, 1999
8 6 4 2 0 0 2 4 6 8
Nam
Nữ
Tháp dân số Việt Nam, 2004
0-4
5-9
10-14
15-19
20-24
25-29
30-34
35-39
40-44
45-49
50-54
55-59
60-64
65-69
70-74
75-79
80+
b) Tính mật độ dân số của cả nước và một số địa phương theo bảng số liệu
dưới đây:
(Số liệu của Tổng cục thống kê tính đến 0 giờ ngày 1/4/2009)
Số dân (nghìn người) Diện tích ( km
2
)
Cả nước 85.789,573 331.212
Bình Thuận 1.169,450 7.828
Điện Biên 491,046 9.560
Hà Nội 6.448,837 3.334,47
Long An 1.436,914 4.491
Thái Bình 1.780,954 1.545
Câu 5 (5 điểm).
Biến động diện tích rừng và độ che phủ ở nước ta giai đoạn 1943 - 2005.
Năm
Tổng diện
tích rừng
Trong đó Độ che
phủ
Diện tích
rừng tự nhiên
(triệu ha)
Diện tích
rừng trồng
(triệu ha)
1943 14,3 14,3 0,0 43,8
1976 11,1 11,0 0,1 33,8
1983 7,2 6,8 0,4 22,0
2000 10,9 9,4 1,5 33,1
2005 12,7 10,2 2,5 38,0
a) Vẽ biểu đồ thích hợp nhất thể hiện sự biến động diện tích rừng và độ che
phủ ở nước ta giai đoạn 1943-2005.
b) Từ bảng số liệu và biểu đồ đã vẽ, hãy nhận xét về sự biến động diện tích
rừng và độ che phủ ở nước ta giai đoạn 1943-2005.
Câu 6 (3 điểm).
Căn cứ vào Át lát địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, hãy:
- Lập bảng số liệu về diện tích, sản lượng và năng suất lúa của cả nước.
- Trình bày và giải thích sự phân bố của ngành trồng lúa nước ta.
Thí sinh được sử dụng Át lát Địa lí Việt Nam khi làm bài
Hết
2
SỞ GD & ĐT ĐIỆN BIÊN KÌ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI CẤP CƠ SỞ
ĐÁP ÁN ĐỀ CHÍNH THỨC
LỚP 12 THPT - NĂM HỌC 2009 – 2010
Môn: Địa Lí
Ngày thi: 07 - 01 - 2010
Câu Nội dung Điểm
1
(3đ)
a) Hãy vẽ sơ đồ vị trí của Trái Đất trên quỹ đạo chuyển động quanh Mặt Trời
vào các ngày xuân phân, thu phân, đông chí, hạ chí.
Sơ đồ vị trí của Trái Đất trên quỹ đạo
chuyển động quanh Mặt Trời vào các ngày xuân phân, thu phân, đông chí, hạ chí
Yêu cầu: Thí sinh vẽ và ghi tên sơ đồ như hình trên.
Lưu ý:
- Thể hiện vị trí của Trái Đất tại 4 thời điểm: xuân phân, thu phân, đông chí, hạ
chí; phần diện tích được chiếu sáng và bị che khuất ở mỗi thời điểm.
- Trục của Trái Đất ở 4 thời điểm phải song song với nhau.
- Tia sáng Mặt Trời phải chiếu vuông góc với chí tuyến Bắc vào ngày hạ chí (22-
6) và phải vuông góc với chí tuyến Nam vào ngày đông chí (22-12)
b) Giải thích hiện tượng ngày, đêm dài ngắn theo mùa.
- Từ ngày 21-3 đến 23-9 Mặt Trời chuyển động biểu kiến lên bán cầu Bắc, Bắc
bán cầu nghiêng về phía Mặt Trời và nhận được năng lượng từ ánh sáng Mặt Trời
nhiều hơn Nam bán cầu. Bắc bán cầu là mùa nóng, Nam bán cầu là mùa lạnh.
Đồng thời lúc này phần diện tích ở Bắc bán cầu được Mặt Trời chiếu sáng nhiều
hơn phần diện tích bị che khuất nên có ngày dài hơn đêm.
- Tương tự ở Nam bán cầu xảy ra hiện tượng ngược lại với Bắc bán cầu, nên có
đêm dài hơn ngày.
1,5
1,5
0,5
0,25
3
23-9
Mặt Trời
21-3
Xuân phân
Thu phân
22-12
Đông chí
22-6
Hạ chí
23
0
27'
23
0
27'
0
0
23
0
27'
23
0
27'
0
0
- Từ ngày 23-9 đến 21-3 Mặt Trời chuyển động biểu kiến xuống bán cầu Nam,
Nam bán cầu nghiêng về phía Mặt Trời và nhận được năng lượng từ ánh sáng
Mặt Trời nhiều hơn Bắc bán cầu. Nam bán cầu là mùa nóng, Bắc bán cầu là mùa
lạnh. Đồng thời lúc này phần diện tích Nam bán cầu được Mặt Trời chiếu sáng
nhiều hơn phần diện tích bị che khuất nên có ngày dài hơn đêm.
- Tương tự ở Bắc bán cầu xảy ra hiện tượng ngược lại với Nam bán cầu, nên có
đêm dài hơn ngày.
0,5
0,25
2
(3đ)
a) Xác định tọa độ địa lý thành phố A, biết rằng: Mặt Trời lên thiên đỉnh ở thành
phố này vào ngày 14/6 và vào thời điểm đó giờ của kinh tuyến gốc (GMT) là 5
giờ 8 phút.
* Kinh độ:
- Khi tại điểm A là 12 giờ nhưng giờ của kinh tuyến gốc (GMT) là 5 giờ 08 phút
tức là điểm A nằm ở phía đông kinh tuyến gốc và sớm hơn giờ GMT 6 giờ 52
phút.
- Mặt Trời chuyển động biểu kiến hết 360
0
trong 24 giờ, suy ra cứ 4 phút Mặt
Trời chuyển động biểu kiến trên 1
0
kinh tuyến.
- Giờ của điểm A và giờ GMT cách nhau 412 phút => điểm A có kinh độ là:
412: 4 = 103
0
Đ
* Vĩ độ:
- Mặt Trời chuyển động biểu kiến từ Xích đạo (21/3) đến chí tuyến Bắc (22/6)
mất 93 ngày => góc đi được 1 ngày là 15
’
8
”
- Mặt Trời lên thiên đỉnh tại điểm A vào ngày 14/6 cách ngày Mặt Trời lên thiên
đỉnh tại Xích đạo (21/3) là 85 ngày => điểm A có vĩ độ là 21
0
16
’
B.
* Tọa độ địa lý của thành phố A là (103
0
Đ; 21
0
16
’
B)
(Học sinh có thể dùng cách tính khác mà kết quả đúng thì vẫn cho điểm tối đa;
kết quả vĩ độ cho phép sai số 15
’
)
b) Tính giờ khu vực tại thời điểm trên của thành phố A.
- Kinh tuyến 103
0
nằm ở múi giờ số 7.
- Múi số 7 có thời gian đến trước múi số 0 (giờ GMT) là 7 giờ, vậy giờ của khu
vực của thành phố A là 5giờ 8 phút + 7 giờ = 12 giờ 8 phút.
c) Theo em toạ độ trên là địa điểm thành phố nào của nước ta?
Là toạ độ địa lí của thành phố Điện Biên Phủ
2,0
0,25
0,25
0,5
0,25
0,25
0,5
0,5
0,25
0,25
0,5
3
(2đ)
Căn cứ vào Át lát địa lí Việt Nam, giải thích tại sao ở Phan Rang tuy giáp biển
nhưng lượng mưa trung bình năm lại thấp nhất nước ta?
Tuy là địa phương giáp biển, nhưng lượng mưa TB năm của Phan Rang lại thấp
nhất nước ta là do:
- Phan Rang có địa hình lòng máng vì phía Bắc có Đèo Cả, phía Tây có dãy
2,0
4
Trường Sơn, phía Nam có Mũi Dinh; ba mặt bị núi chắn, chỉ còn một phía hướng
ra biển.
- Về mùa hè:
+ Gió Tây Nam thổi đến khu vực này nhưng ở phía Tây thì bị dãy Trường Sơn
Nam chắn hết hơi nước.
+ Phía Đông tuy giáp biển nhưng gió Tây Nam qua phần biển phía Nam nước ta
và đồng bằng sông Cửu Long lên đến Phan Thiết thì chuyển hướng (gần như
hướng Nam Bắc) song song với bờ biển nên không gây mưa, vì thế ở đây thường
có hiện tượng "phơn".
- Về mùa đông, gió Đông Bắc qua biển lại bị Đèo Cả chắn nên không gây mưa.
Vì thế ở đây có lượng mưa TB năm và số ngày mưa trong năm vào loại thấp nhất
cả nước
0,5
0,5
0,5
0,5
4
(4đ)
a) Dựa vào tháp dân số Việt Nam năm 1999 và 2004, hãy nhận xét xu hướng biến
động cơ cấu dân số Việt Nam theo nhóm tuổi và giới thời kỳ 1999 – 2004.
So sánh tháp dân số đã thu thập trong cuộc tổng điều tra dân số 1/4/1999 với số
liệu của cuộc điều tra biến động dân số 1/4/2004 (cách nhau 5 năm) cho thấy:
- Sự thu hẹp tương đối nhanh của ba thanh ở đáy tháp đối với cả nam và nữ, đặc
biệt là của nhóm 0-4 tuổi và nhóm 5-9 tuổi, nói lên rằng mức sinh giảm liên tục
và nhanh trong suốt 5 năm qua.
- Sự mở rộng khá nhanh của các thanh trên đỉnh tháp đối với cả nam và nữ cho
thấy dân số nước ta đã bắt đầu có xu hướng lão hoá với tỷ trọng người già ngày
càng tăng.
- Sự mở rộng khá đều của các thanh từ 15-49 tuổi và 15-54 tuổi đối với cả nam và
nữ cho thấy:
+ Số phụ nữ bước vào các độ tuổi có khả năng sinh đẻ ngày càng tăng, đặc biệt là
nhóm phụ nữ 20-24 tuổi có tỷ suất mắn đẻ cao nhất
+ Số người bước vào độ tuổi lao động cũng ngày càng tăng nhanh, đây là một lợi
thế nhưng cũng là một sức ép đối với công tác giải quyết việc làm ở nước ta.
+ Mức độ chết ngày càng giảm và tuổi thọ của dân số đang tăng khá nhanh.
- Số lượng nam ở độ tuổi dưới 35 ngày càng nhiều hơn nữ.
- Tình trạng mất cân bằng giới ngày càng lớn.
b)
Tính mật độ dân số của cả nước và một số địa phương theo bảng số liệu dưới
đây:
Số dân (nghìn người) Diện tích ( km
2
) Mật độ (người/km
2
)
Cả nước 85.789,573 331.212 259
Bình
Thuận
1.169,450 7.828
149
Điện Biên 491,046 9.560 51
2,5
0,5
0,5
0,75
0,25
0,5
1,5
5
Hà Nội 6.448,837 3.334,47 1934
Long An 1.436,914 4.491 320
Thái Bình 1.780,954 1.545 1153
(Mỗi kết quả tính đúng được 0,25 điểm)
5
(5đ)
6
(3đ)
a. Vẽ biểu đồ thích hợp nhất thể hiện sự biến động diện tích rừng và độ che phủ ở
nước ta giai đoạn 1943-2005.
- Vẽ biểu đồ kết hợp giữa cột và đường (đồ thị) thể hiện sự biến động về quy mô
tổng diện tích rừng, rừng tự nhiên, rừng trồng và độ che phủ rừng ở nước ta giai
đoạn 1943-2005.
-Yêu cầu của biểu đồ:
+ Cột chồng thể hiện tổng diện tích rừng trong đó có diện tích rừng tự nhiên và
diện tích rừng trồng (mỗi năm 1 cột).
+ Đường biểu diễn thể hiện độ che phủ rừng.
+ Biểu đồ đảm bảo chính xác, thẩm mĩ; có số liệu, có biểu thị đơn vị trên các trục
toạ độ; có biểu hiện khoảng cách thời gian và tên biểu đồ, chú giải. (Nếu thiếu 1
yêu cầu trừ 0,5 điểm)
- Lưu ý: Nếu vẽ biểu đồ dạng khác thì không cho điểm.
b. Từ bảng số liệu và biểu đồ đã vẽ, hãy nhận xét về sự biến động diện tích rừng
và độ che phủ ở nước ta giai đoạn 1943-2005.
b. Nhận xét:
- Từ năm 1943-2005 tổng diện tích rừng, rừng tự nhiên, rừng trồng cũng như độ
che phủ rừng nước ta có sự biến động khá rõ nhưng không đều nhau giữa các giai
đoạn, các loại rừng:
+ Tổng diện tích rừng giảm nhanh thời kỳ 1943-1983 sau đó tăng mạnh thời kỳ
1983-2005 (dẫn chứng).
+ Diện tích rừng tự nhiên thời kỳ 1943-1983 giảm nhưng giai đoạn 1983-2005 lại
tăng lên (dẫn chứng).
+ Diện tích rừng trồng tăng nhanh, liên tục và ổn định (dẫn chứng).
+ Độ che phủ rừng cũng có sự thay đổi không đều theo từng thời kỳ (dẫn chứng).
- Gần đây, diện tích rừng và độ che phủ đang tăng dần lên, nhưng cả diện tích, độ
che phủ và chất lượng rừng vẫn chưa bằng năm 1943.
- Lập bảng số liệu về diện tích, sản lượng và năng suất lúa của nước ta.
Năm 2000 2005 2007
Diện tích (nghìn ha) 7666 7329 7207
Sản lượng (nghìn tấn) 32530 35832 35942
Năng suất (tạ/ha) 42,4 48,9 49,9
3,5
1,5
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
0,75
6
Mỗi kết quả đúng(của cả 3 năm) được 0,25điểm. Nếu thí sinh không ghi đơn vị
thì không cho điểm
- Trình bày và giải thích sự phân bố của ngành trồng lúa nước ta.
- Cây lúa được trồng ở tất cả các địa phương trong cả nước.
- Tỉ lệ diện tích cây lúa so với diện tích cây lương thực ở các địa phương có sự
khác nhau.
+ Những khu vực có tỉ lệ diện tích cây lúa so với diện tích cây lương thực lớn
(trên 90%) tập trung chủ yếu ở Đồng bằng Sông Hồng và Đồng bằng sông Cửu
Long, điển hình là các tỉnh: Thái Bình, Nam Định, Hưng Yên, Hải Dương
(Đồng bằng Sông Hồng) và tất cả các tỉnh thuộc Đồng bằng sông Cửu Long
+ Những khu vực có tỉ lệ diện tích cây lúa so với diện tích cây lương thực thấp
(dưới 60%) tập trung tại các tỉnh Trung du và miền núi Bắc Bộ (Lai Châu, Điện
Biên, Sơn La, Hà Giang, Cao Bằng, Bắc Cạn ) và Tây Nguyên ( Kon Tum, Gia
Lai, Đắk Lắc, Đắk Nông, Lâm Đồng).
* Giải thích
- Sản phẩm cây lúa là nguồn lương thực chính của nước ta và là loại cây nhiệt đới
sinh trưởng và phát triển được trên nhiều loại đất, đặc biệt là đất phù sa, vì vậy
lúa được trồng ở hầu khắp các địa phương trên cả nước.
- Ở đồng bằng tỉ lệ diện tích cây lúa so với cây lương thực rất cao vì phần lớn
diện tích đất nông nghiệp phù hợp với việc phát triển cây lúa, mặt khác cây lúa có
hiệu quả kinh tế cao hơn hoa màu nên đại bộ phận diện tích được ưu tiên trồng
lúa.
- Ở trung du và miền núi đại bộ phận diện tích đất nông nghiệp không thích hợp
với việc trồng lúa vì vậy tỉ lệ diện tích cây lúa so với diện tích trồng cây lương
thực thường thấp.
1,5
0,25
0,25
0,5
0,5
0,75
0,25
0,25
0,25
7