Tải bản đầy đủ (.doc) (3 trang)

Đề thi học sinh giỏi Lịch sử lớp 8 số 19

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (124.53 KB, 3 trang )

UBND HUYỆN THUỶ NGUYÊN
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI
M«n : lÞch sö 8
Thời gian: 45 phút (Không kể thời gian giao đề)
Câu 1 (2 điểm):
Bằng kiến thức đã học trong chương trình Lịch sử lớp 8. Em hiểu thế nào
là Cách mạng tư sản, Cách mạng vô sản?
Câu 2 (4 điểm):
Hãy trình bày hiểu biết của mình về sự phát triển của khoa học – kĩ thuật
thế giới nửa đầu thế kỉ XX ? Em hiểu như thế nào về câu nói của nhà khoa học
A-Nô- ben: “Tôi hi vọng rằng nhân loại sẽ rút ra được từ những phát minh khoa
học nhiều điều tốt hơn là điều xấu”?
Câu 4 (3 điểm):
Khởi nghĩa Yên Thế có những đặc điểm gì khác so với các cuộc khởi
nghĩa khác trong phong trào Cần Vương? Cuộc khởi nghĩa nào tiêu biểu nhất
trong phong trào Cần Vương ?
Câu 5 (1 điểm):
Đóng góp to lớn của nhân dân Hải Phòng trong cuộc kháng chiến chống
thực dân Pháp cuối thế kỉ XIX ?
HẾT
UBND HUYỆN THUỶ NGUYÊN
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

Híng dÉn chÊm CHỌN HSG
M«n lÞch sö 8
Câu Đáp án Điểm
Câu 1
(2 điểm)
- Cách mạng tư sản là cuộc cách mạng do giai cấp tư sản


lãnh đạo,nhằm đánh đổ chế độ phong kiến lỗi thời mở
đường cho chủ nghĩa tư bản phát triển,xác lập sự thống trị
của giai cấp tư sản.
- Cách mạng vô sản là cuộc cách mạng do giai cấp vô sản
lãnh đạo,nhằm dùng bạo lực cách mạng lật đổ ách thống trị
của giai cấp tư sản lập nên chế độ XHCN.
1,0
1,0
Câu 3
(4 điểm)
*Sự phát triển của khoa học –kĩ thuật thế giới nửa đầu
thế kỉ XX:
Bước vào thế kỉ XX,trên đà tiến của cuộc cách mạng
công nghiệp,nhân loại tiếp tục đạt được những thành tựu
rực rỡ về khoa học-kĩ thuật:
- Trong lĩnh vực vật lí,sự ra đời của lí thuyết nguyên tử
hiện đại,đặc biệt là thuyết tương đối của nhà bác học Đức
An-be Anh-xtanh đó mang lại một dấu ấn sâu sắc cho khoa
học hiện đại khi xét lại các khái niệm vật lí về không gian
và thời gian.Có thể nói,các phát minh lớn về vật lí học của
thế kỉ XX,từ năng lượng nguyên tử đến la de,bán dẫn…
đều có liên quan đến thuyết này.
- Trong các lĩnh vực khác như Hoá học,Sinh học,các
khoa học về Trái Đất (Hải dương học,Khí tượng học…)đều
đạt được những thành tựu to lớn.
- Nhiều phát minh khoa học cuối thế kỉ XIX –đầu thế kỉ
XX đã được đưa vào sử dụng như điện tín,điện thoại,ra
đa,hàng không với phim có tiếng nói và phim màu…
*Câu nói của nhà khoa học A.Nô- ben: “Tôi hi vọng
rằng nhân loại sẽ rút ra được từ những phát minh khoa

học nhiều điều tốt hơn là điều xấu”:
-Điều mà A.Nô-ben nói chính là :Khoa học-kĩ thuật phát
triển đã mạng lại cuộc sống vật chất và tinh thần tốt đẹp
cho con người,cuộc sống con người văn minh hơn,con
người phải biết phát huy những thành tựu rực rỡ của khoa
học-kĩ thuật vào trong cuộc sống.
-Đồng thời con người cũng phải khắc phục những hạn chế
của nó với phương châm: “Khoa học-kĩ thuật phát triển
phải phục vụ đời sống con người, làm cho cuộc sống của
chúng ta ngày càng tốt đẹp hơn,chứ không phải là huỷ diệt
con người”(bởi vì Khoa học kĩ thuật phát triển cũng được
sử dụng để trở thành phương tiện chiến tranh gây thảm hoạ
cho nhân loại qua hai cuộc chiến tranh thế giới)
1,0
0,5
0,5

1,0
1,0
Câu 4:(3 điểm)
Khởi nghĩa Yên Thế có những đặc điểm khác so với các cuộc khởi nghĩa
trong phong trào Cần vương :
Sự khác biệt Khởi nghĩa Yên Thế
(1,0 đ)
Phong trào Cần vương (1,0 đ)
Địa bàn hoạt động Huyện Yên Thế -
Tỉnh Bắc Giang
Các tỉnh: Thanh Hóa, Hưng Yên,
Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình.
Bộ phận lãnh đạo Thủ lĩnh nông dân:

Đề Nắm, Đề Thám
Văn thân, sĩ phu yêu nước:
Lực lượng Nông dân. Văn thân sĩ phu yêu nước, nhân
dân
Thời gian hoạt động 29 năm (1884-1913) 11 năm (1885-1896)
Mục đích Chống thực dân Pháp và
chống lại triều đình.
Ủng hộ phong trào Cần Vương
để chống Pháp và khôi phục lại
triều đình.
* Cuộc khởi nghĩa tiêu biểu nhất trong phong trào Cần Vương là :Cuộc khởi nghĩa
Hương Khê (1885-1895),lãnh đạo là Phan Đình Phùng và Cao Thắng (1 đ)
Câu 5
(1 điểm)
*Đóng góp to lớn của nhân dân Hải Phòng trong cuộc kháng
chiến chống thực dân Pháp cuối thế kỉ XIX
-Nhân dân Hải Phòng là những người đầu tiên chống thực dân
Pháp xâm lược ở miền Bắc: Nhân dân đứng lên chống Pháp bằng
mọi hình thức như tập kích các toán quân tuần tiễu của địch,chặn
đánh các tàu giặc trên sông Cấm,phá các kho hàng của chúng …
Ở Cát Bà,nhân dân đã đánh trả quyết liệt những trận đổ bộ của
địch ở trên đảo.
- Tại Hải Phòng,các thủ lĩnh nghĩa quân như Đốc Trịch ở Sái
Nghi,Lãnh Tư ở Khúc Giản,Cử Bình ở Liễu Dinh(An Lão) đã
phối hợp với nghĩa quân của Đốc Tít ở căn cứ Trại Sơn(Thuỷ
Nguyên) gây cho địch nhiều thiệt hại.
0,5
0,5
HẾT


×