Tải bản đầy đủ (.doc) (2 trang)

Đề thi học sinh giỏi Lịch sử lớp 8 số 25

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (77.78 KB, 2 trang )

UBND HUYỆN THUỶ NGUYÊN
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI
MÔN: LỊCH SỬ 8
Thời gian: 45 phút (Không kể thời gian giao đề)
Câu 1( 2 điểm):
Vì sao cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới 1929- 1933 được gọi là cuộc
khủng hoảng kinh tế “thừa”? Các biện pháp mà các nước tư bản thực hiện nhằm
giải quyết cuộc khủng hoảng đó.
Câu 2(2 điểm):
Tại Gia Định, quân đội triều đình Huế đã mắc sai lầm như thế nào? Sai
lầm đó dẫn đến hậu quả gì?
Câu 3( 3 điểm):
Phân tích nội dung cơ bản của Hiệp ước Hắc-măng?
Câu 4( 3 điểm):
So sánh để thấy được điểm mới và điểm khác trong con đường cứu nước
của Nguyễn Ái Quốc so với các bậc tiền bối.
HẾT
1
UBND HUYỆN THUỶ NGUYÊN
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

HƯỚNG DẪN CHẤM THI CHỌN HSG
MÔN: LỊCH SỬ 8
Câu Đáp án Điểm
1
- Vì đây là cuộc khủng hoảng sản xuất “cung” vượt quá “cầu”,
hàng hóa ế thừa, sức mua của người dân giảm sút đưa đến khủng
hoảng.
- Hai biện pháp để giải quyết cuộc khủng hoảng:


+ Thực hiện chính sách cải cách kinh tế- xã hội( Anh, Pháp, Mĩ)
nơi có chế độ chính trị khá ổn định.
+ Phát xít hóa chế độ thốnh trị và phát động cuộc chiến tranh để
phân chia lại thế giới.
1,0
0,5
0,5
2
- Tại Gia Định, quân đội triều đình Huế đã không kiên quyết
chống giặc ngay từ đầu. Vì vậy, không tận dụng được thời cơ khi
lực lược địch yếu hơn để phản công mà lại chủ trương cố thủ.
- Sai lầm của quân đội triều đình Huế tại Gia Định đã làm cho
Thực dân Pháp có điều kiện củng cố lực lượng. Sau khi kí Hiệp
ước Bắc Kinh( 25/10/1860), tạm thời chiến tranh với Trung
Quốc, Pháp đưa quân thêm vào đánh nước ta.
- Quân triều đình chống cự quyết liệt, nhưng trước hỏa lực mạnh
mẽ của địch nên phải chịu thất bại.
- Hậu quả là quân Pháp chiếm được các tỉnh: Định Tường, Biên
Hòa, Vĩnh Long.
0,5
0,5
0,5
0,5
3 - Triều đình Huế thừa nhận quyền bảo hộ của Pháp ở Bắc Kì,
Trung Kì.
- Triều đình Huế chỉ được cai quản vùng đất Trung Kì nhưng
mọi việc đều phải thông qua viên Khâm sứ Pháp ở Huế.
- Mọi việc giao thiệp với nước ngoài đều do Pháp nắm.
1,0
1,0

1,0
4 - Các nhà yêu nước đó noi theo, hướng về Nhật( một nước
Phương Đông), chủ trương dựa vào sự giúp đỡ của Nhật để
chống lại Pháp( Phan Bội Châu), hoặc dựa vào Pháp để chống lại
triều đình phong kiến hủ bại.
- Nguyễn Tất Thành chủ trương hướng sang Phương Tây, đến
chính các nước đế quốc đang thống trị các dân tộc thuộc địa,
trong đó có đế quốc Pháp đang thống trị dân tộc mình để tìm
hiểu thực tế. Người đã làm rất nhiều nghề để kiếm sống, học tập,
rèn luyện trong phong trào của quần chúng lao động và giai cấp
công nhân để timg hiểu con đường cứu nước đúng đắn.
1,5
1,5
HẾT

2

×