Tải bản đầy đủ (.doc) (3 trang)

Đề thi học sinh giỏi Ngữ văn 8 cấp huyện số 1

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (112.93 KB, 3 trang )

PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO
TẠO HUYỆN HÒA AN
ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI CẤP HUYỆN
NĂM HỌC 2011-2012
Môn: Ngữ văn - Lớp 8
Thời gian làm bài: 150 phút
(Không kể thời gian giao đề)
ĐỀ BÀI

Câu 1 (5,0 điểm )
"Khi bờ tre ríu rít tiếng chim kêu
Khi mặt nước chập chờn con cá nhảy
Bạn bè tôi tụm năm tụm bảy
Bầy chim non bơi lội trên sông
Tôi giơ tay ôm nước vào lòng
Sông mở nước ôm tôi vào dạ" .
(Tế Hanh –" Nhớ con sông quê hương" )
Nhận xét của em về nghệ thuật sử dụng từ ngữ, hình ảnh và các biện
pháp tu từ trong đoạn thơ trên.
Câu 2( 3,0 điểm)
Viết một đoạn văn ngắn (khoảng 10 câu) nói lên suy nghĩ của em về
vấn đề bảo vệ môi trường.
Câu 3 (12,0 điểm )
Nỗi đau đớn và vẻ đẹp của người nông dân trước cách mạng tháng Tám
qua hình tượng nhân vật Chị Dậu trong tác phẩm "Tắt đèn" ( Ngô Tất Tố).
ĐỀ CHÍNH THỨC
HƯỚNG DẪN CHẤM
Môn: Ngữ văn
Lớp 8
Câu 1: (5,0 đ)
Yêu cầu học sinh viết một đoạn văn phân tích nghệ thuật sử dụng từ


ngữ, hình ảnh và các biện pháp tu từ trong đoạn thơ:
- Từ tượng hình, tượng thanh: ríu rít, chập chờn ,
- Hình ảnh: tụm năm, tụm bảy; bầy chim non,
- Nghệ thuật ẩn dụ, nhân hóa.
Câu 2: ( 3,0đ)
Câu 3 : (12,0 đ)
*Yêu cầu:
1.Về kỹ năng: Thông qua việc phân tích đặc điểm của hai nhân vật: Chị
Dậu ( Tắt đèn - Ngô Tất ), Lão Hạc (Lão Hạc –Nam Cao) chứng minh một
vấn đề có tính khái quát: Nỗi đau đớn và vẻ đẹp của người nông dân trước
cách mạng tháng Tám
2.Về hình thức:
Yêu cầu bài viết có đủ 3 phần: Mở bài, thân bài, kết bài.
A. Mở bài: ( 1,0 đ)
Giới thiệu nhân vật chị Dậu với tác phẩm "Tắt đèn" của Ngô Tất Tố và
nhân vật Lão Hạc với tác phẩm " Lão Hạc" của Nam Cao.
B. Thân bài: ( 9,0đ)
- Phân tích số phận của của chị Dậu, lão Hạc để thấy được nỗi đau đớn
về thể xác lẫn tinh thần của họ ( Dẫn chứng)
- Phân tích những phẩm chất làm nên vẻ đẹp của người nông dân: Lão
Hạc đôn hậu, giàu lòng tự trọng và rất mực thương yêu con. Chị Dậu thông
minh, đảm đang, tháo vát , yêu chồng, thương con , ( Dẫn chứng)
- Khái quát: Chị Dậu và lão Hạc chính là hình ảnh người nông dân
trước Cách mạng tháng Tám, họ bị xã hội Phong kiến bần cùng hoá, đau đớn
về thể xác lẫn tinh thần nhưng tâm hồn họ vẫn trong sáng, thuỷ chung, giàu
lòng tự trọng Đó là nét đẹp ngàn đời của người nông dân Việt nam
C. Kết bài: ( 2,0đ)
- Suy nghĩ về số phận người nông dân trước Cách mạng tháng Tám.
- Liên hệ hình ảnh người nông dân ngày nay
* Lưu ý:

- Bài viết có thể đưa ra những luận điểm khái quát trước rồi lấy những
dẫn chứng minh họa cho những luận điểm đó. Hoặc có thể thông qua phân
tích đặc điểm nhân vật trong từng tác phẩm rồi rút ra nhận định có tính khái
quát chung .
- Bài làm phải có bố cục rõ ràng , biết phân tích , biết lập luận chặt chẽ
để làm rõ ý cần chứng minh. Dẫn chứng đưa ra phải toàn diện, tiêu biểu. Cảm
nghĩ của người viết phải chân thật , sâu sắc .
TIÊU CHUẨN CHO ĐIỂM :
Điểm 12: Đảm bảo được các yêu cầu đã nêu và có tính sáng tạo.
Điểm 8- 10: Đáp ứng được tương đối những yêu cầu chính. Bố cục
tương đối hợp lý. Đôi khi còn mắc lỗi diễn đạt.
Điểm 4-6 : Bài làm chưa đến mức trung bình Bố cục chưa thật chặt
chẽ, văn chưa gọn, sai lỗi diễn đạt nhiều .
Điểm 1-2: Bài viết có nhiều sai lệch về nội dung và phương pháp .
Điểm 0: Sai nghiêm trọng về nội dung tư tưởng - Hoặc bỏ giấy trắng -
Hoặc chỉ một vài dòng chiếu lệ .

Trên đây là những định hướng, trong quá trình chấm bài giáo viên
cần linh hoạt vận dụng hướng dẫn chấm để định điểm bài làm học sinh sao
cho chính xác, hợp lý; cần trân trọng những bài viết có nhiều ý tưởng, giàu
chất văn và sáng tạo.

×