Tải bản đầy đủ (.doc) (3 trang)

Đề thi học sinh giỏi Ngữ văn 9 cấp huyện số 1

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (111.07 KB, 3 trang )


PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO
TẠO HUYỆN HÒA AN
ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI CẤP HUYỆN
NĂM HỌC 2011-2012
Môn: Ngữ văn - Lớp 9
Thời gian làm bài: 150 phút
(Không kể thời gian giao đề)

ĐỀ BÀI

Câu 1: (4,0 điểm)
Nhà thơ Nguyễn Duy kết thúc bài thơ “Ánh trăng” bằng hình ảnh:
“Ánh trăng im phăng phắc
Đủ cho ta giật mình”.
Theo em, cái “Giật mình” ấy cho ta hiểu gì về nhân vật trữ tình trong
bài thơ? Em nhận thức được điều gì từ hai câu thơ trên?
Câu 2: (2,0 điểm)
Đạo lý “Tôn sư trọng đạo” luôn là nét đẹp văn hoá của dân tộc Việt
Nam ta. Em hãy viết một đoạn văn ngắn diễn tả điều đó.
Câu 3: (14,0 điểm)
Từ cuộc đời của Vũ Nương - nhân vật trong Chuyện người con gái
Nam Xương của Nguyễn Dữ, Thúy Kiều - nhân vật trong Truyện Kiều của
Nguyễn Du, em cảm nhận được điều gì về thân phận và vẻ đẹp của người phụ
nữ Việt Nam dưới chế độ phong kiến?
HẾT
ĐỀ CHÍNH THỨC
HƯỚNG DẪN CHẤM
Môn: Ngữ văn- Lớp 9
Câu 1. (4.0 điểm)
Yêu cầu: Học sinh biết viết một đoạn văn hoàn chỉnh:


- Hiểu được ý nghĩa tượng trưng của hình ảnh vầng trăng trong bài thơ.
Khổ thơ cuối có tính chất triết lý nhẹ nhàng mà sâu sắc là nơi cô đọng ý nghĩa
và vẻ đẹp của hình ảnh vầng trăng và chủ đề của tác phẩm.
- Từ sự đối lập “Trăng cứ tròn vành vạnh - kể chi người vô tình”,
Nguyễn Duy kết thúc: “Ánh trăng im phăng phắc - đủ cho ta ta giật mình”,
học sinh cần chỉ ra:
+ Tâm trạng của nhà thơ trước vầng trăng hiền dịu và trang nghiêm
xuất hiện đột ngột;
( 1,0đ)
+ Tình cảm và thái độ của nhà thơ trong cái “Giật mình” cuối bài thơ:
Giật mình trước sự vô tình dễ có ở mình, ở một thế hệ từng trải qua chiến
tranh nay được sống trong hòa bình có thể lãng quên nghĩa tình quá khứ
( 1,0đ)
- Nêu suy nghĩ về tình cảm, thái độ của nhân vật trữ tình (trân trọng
trước sự thức tỉnh) và bài học của bản thân (thái độ sống “Uống nước nhớ
nguồn”, ân nghĩa thủy chung cùng quá khứ.
( 1,0đ)
Câu 2: ( 2,0 điểm)
Yêu cầu:
- Học sinh viết được 1 đoạn văn có đủ 3 phần : Mở đoạn, phát triển
đoạn, kết đoạn ( 0,5đ)
- Nội dung :
+ Nói được nét đẹp truyền thống “Tôn sư trọng đạo” của dân
tộc Việt nam ( 1,0đ)
+ Suy nghĩ, thái độ của bản thân đôí với thầy giáo, cô giáo
( 0,5đ)
Câu 3: (14,0 điểm)
1. Yêu cầu:
a. Về kỹ năng: Vận dụng kiểu bài nghị luận về nhân vật văn học để
phân tích, bình luận, tổng hợp, khái quát vấn đề. Cụ thể: phân tích, nhận xét,

đánh giá 2 nhân vật: Vũ Nương (Chuyện người con gái Nam Xương), Thúy
Kiều (Truyện Kiều) để tổng hợp khái quát vấn đề: thân phận và vẻ đẹp người
phụ nữ Việt Nam trong xã hội Phong Kiến. Bài viết có luận điểm rõ ràng, lập
luận chặt chẽ; biết sử dụng các yếu tố tự sự, miêu tả, biểu cảm; văn viết trong
sáng, mạch lạc, giàu cảm xúc.
b. Về hình thức: Yêu cầu bài viết có đủ 3 phần: Mở bài, thân bài, kết
bài.
c. Về nội dung:
A. Mở bài: ( 2,0đ)
+ Dẫn dắt và đặt vấn đề về thân phận người phụ nữ Việt Nam trong xã
hội phong kiến; giới thiệu một cách khái quát về 2 nhân vật: Vũ Nương và
Thúy Kiều.
B. Thân bài: ( 10,0đ)
+ Nêu và phân tích được những đặc điểm chung nhất của hai nhân vật
về thân phận và vẻ đẹp:
* Thân phận: Thân phận của những con người chịu nhiều bất công, oan
ức và bị chà đạp về nhân phẩm ( dẫn chứng )
* Vẻ đẹp: Vẻ đẹp của nhan sắc, tâm hồn; vẻ đẹp của khát vọng tình
yêu, hạnh phúc và quyền sống ( dẫn chứng )
+ Tổng hợp khái quát:
- Số phận Vũ Nương, Thúy Kiều hội đủ những bi kịch của người phụ
nữ trong xã hội Phong kiến
- Vẻ đẹp của Vũ Nương, Thúy Kiều là vẻ đẹp truyền thống của người
phụ nữ Việt Nam
C. Kết bài: ( 2,0đ)
- Nêu giá trị nhân đạo toát lên từ hình tượng nhân vật: Tiếng nói cảm
thương sâu sắc trước số phận bi kịch;
- Khẳng định, ngợi ca con người và những khát vọng chân chính của
con người.( Liên hệ hình ảnh người Phụ nữ ngày nay)
2. Biểu điểm:

- Điểm 14: Bài làm đạt được những yêu cầu trên và có tính sáng tạo.
- Điểm 10-12: Bài viết phân tích được những đặc điểm chung nhất của hai
nhân vật; biết nhận xét, đánh giá nhân vật; biết tổng hợp khái quát làm nổi rõ
vấn đề; nêu được giá trị nhân đạo từ hình tượng nhân vật. Bài viết có kết cấu
chặt chẽ, lời văn mạch lạc, trong sáng, giàu cảm xúc; hạn chế được lỗi diễn
đạt.
- Điểm 6-8: Bài viết phân tích được những đặc điểm chung nhất của hai
nhân vật; biết nhận xét, đánh giá nhân vật; biết tổng hợp khái quát làm nổi rõ
vấn đề song không nêu nêu được giá trị nhân đạo từ hình tượng nhân vật. Bài
viết có kết cấu tương đối chặt chẽ, rõ ý, dễ theo dõi; mắc không quá mươi lỗi
diễn đạt.
- Điểm 2-4: Bài viết giới thiệu một cách chung chung về nhân vật; phân
tích không sâu; không biết tổng hợp, khái quát làm nổi rõ vấn đề; bố cục lỏng
lẻo; văn viết lủng củng; mắc lỗi diễn đạt nhiều.
- Điểm 0: Bài viết quá sơ sài hoặc sai nghiêm trọng về nội dung, phương
pháp.
Trên đây là những định hướng, trong quá trình chấm bài giáo viên
cần linh hoạt vận dụng hướng dẫn chấm để định điểm bài làm học sinh
sao cho chính xác, hợp lý; cần trân trọng những bài viết có nhiều ý
tưởng, giàu chất văn và sáng tạo.

×