TRƯỜNG THPT KHOÁI CHÂU
ĐỀ CHÍNH THỨC
(Đề thi có 02 trang)
ĐỀ THI THỬ ĐẠI HỌC LẦN 3, NĂM HỌC 2013-2014
Môn: Ngữ văn ; Khối: C, D
Thời gian làm bài: 180 phút, không kể thời gian phát đề
Họ và tên HS: …………………………………….; Lớp ………
I. PHẦN CHUNG CHO TẤT CẢ CÁC THÍ SINH (5 ĐIỂM)
Câu 1: ( 2,0 điểm):
Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi phía dưới:
Tôi được tặng một chiếc xe đạp leo núi rất đẹp nhân dịp sinh nhật của mình. Trong
một lần tôi đạp xe ra công viên chơi, một cậu bé cứ quẩn quanh ngắm nhìn chiếc xe với vẻ
thích thú và ngưỡng mộ thực sự.
- Chiếc xe này của bạn đấy à? – Cậu bé hỏi.
- Anh mình đã tặng nhân dịp sinh nhật của mình đấy. – Tôi trả lời, không giấu vẻ tự
hào và mãn nguyện.
- Ồ, ước gì tôi – Cậu bé ngập ngừng.
Dĩ nhiên là tôi biết cậu bé đang nghĩ gì rồi. Chắc chắn cậu ấy ước ao có được một
người anh như thế. Nhưng câu nói tiếp theo của cậu bé hoàn toàn nằm ngoài dự đoán của
tôi.
- Ước gì tôi có thể trở thành một người anh như thế! – Cậu ấy nói chậm rãi và
gương mặt lộ rõ vẻ quyết tâm. Sau đó, cậu đi về phía chiếc ghế đá sau lưng tôi, nơi một đứa
em trai nhỏ tật nguyền đang ngồi và nói:
- Đến sinh nhật nào đó của em, anh sẽ mua tặng em chiếc xe lăn lắc tay nhé.
( “Hạt giống tâm hồn”, tập 4, nhiều tác giả. NXB tổng hợp TP Hồ Chí Minh, 2006).
Câu 1a. Cậu bé ước trở thành người anh thế nào? ( 0,5 điểm):
Câu 1b. Điểm khác biệt giữa điều ước của cậu bé với dự đoán của nhân vật tôi về điều ước
của cậu bé? ( 0,5 điểm):
Câu 1c. Theo anh (chị) câu “ – Cậu ấy nói chậm rãi và gương mặt lộ rõ vẻ quyết tâm.”có ý
nghĩa gì ? ( 0,5 điểm):
Câu 1d. Viết ba câu ngắn gọn nhận xét về hình thức của văn bản trên. ( 0,5 điểm):
Câu 2: ( 3,0 điểm):
Hãy viết bài nghị luận trình bày suy nghĩ của anh (chị) về vấn đề đặt ra trong câu
chuyện trên.
II. PHẦN RIÊNG (5 ĐIỂM)
Thí sinh chọn một trong hai câu sau:
Câu 2a( 5 điểm)
Thơ Tố Hữu mang tính trữ tình – chính trị. Anh (chị) hãy phân tích bài thơ “Từ ấy”
của Tố Hữu để làm sáng tỏ điều này.
Từ ấy trong tôi bừng nắng hạ
Mặt trời chân lý chói qua tim
Hồn tôi là một vườn hoa lá
Rất đậm hương và rộn tiếng chim
Tôi buộc lòng tôi với mọi người
Để tình trang trải với trăm nơi
Để hồn tôi với bao hồn khổ
Gần gũi nhau thêm mạnh khối đời.
Tôi đã là con của vạn nhà
Là em của vạn kiếp phôi pha
Là anh của vạn đầu em nhỏ
Không áo cơm, cù bất cù bơ
Tháng 7 – 1938
(Tố Hữu, Thơ, NXB Giáo dục, Hà Nội, 2002)
Câu 2b (5điểm)
Trình bày cảm nhận của anh (chị) về vẻ đẹp của chủ nghĩa anh hùng cách mạng qua
hai nhân vật Tnú (trong “Rừng xà nu” của Nguyễn Trung Thành) và Việt (trong “Những đứa
con trong gia đình” của Nguyễn Thi) .
Hết
TRƯỜNG THPT KHOÁI CHÂU
ĐỀ CHÍNH THỨC
(Hướng dẫn chấm có 09 trang)
HƯỚNG DẪN CHẤM THI THỬ ĐẠI HỌC LẦN 3,
NĂM HỌC 2013 - 2014
Môn: Ngữ văn ; Khối: C, D
Thời gian làm bài: 180 phút, không kể thời gian phát đề
Câu 1:
a. Cậu bé ước trở thành người anh thế nào? ( 0,5 điểm):
- Mục đích hỏi: Nhận biết ý nghĩa của điều ước.
- Mức tối đa: Thí sinh trả lời đúng ý của câu hỏi. Có thể theo một trong các hướng
sau:
+ Cậu bé ước trở thành người anh mang lại niềm vui, niềm tự hào cho người em.
+ Cậu bé ước trở thành người anh có tình thương em, mang lại niềm hạnh phúc cho
em.
+ Cậu bé ước trở thành người anh nhân hậu, được bù đắp, chia sẻ, yêu thương.
+ Các câu trả lời tương tự
- Mức 50% số điểm: Thí sinh trả lời đúng ý của câu hỏi nhưng chưa sâu sắc (chỉ hiểu
được nghĩa cụ thể chưa nêu được ý nghĩa khái quát). Có thể theo một trong các hướng sau:
+ Cậu bé ước trở thành người anh có chiếc xe lăn lắc tay để tặng người em tật
nguyền của mình.
+ Cậu bé ước trở thành người anh giống như người anh của nhân vật tôi.
+ Các câu trả lời tương tự
Mức không đạt: Thí sinh trả lời không đúng ý của câu hỏi. Có thể theo một trong các
hướng sau:
+ Cậu bé ước có được một người anh như thế.
+ Cậu bé ước có một chiếc xe đạp leo núi đẹp như thế.
+
b: Điểm khác biệt giữa điều ước của cậu bé với dự đoán của nhân vật tôi về điều ước của
cậu bé? ( 0,5 điểm)
- Mục đích hỏi: Nhận biết điểm khác biệt giữa hai ý nghĩ chính là sự khác nhau giữa
hai lối sống: cho và nhận được gủi gắm trong câu chuyện.
- Mức tối đa: Thí sinh trả lời đúng ý của câu hỏi. Có thể theo một trong các hướng
sau:
+ Cậu bé không ước mơ được nhận, được hưởng mà ước mơ được cho, được chia sẻ,
bù đắp yêu thương.
+ Cậu bé không ước mơ được nhận quà tặng mà ước mơ được tặng quà cho người mà
mình yêu thương.
+ Cậu bé không ước mơ viển vông mà ước sống vì người thân yêu bằng những việc
làm cụ thể, thiết thực.
+ Cậu bé không ước mơ được dựa vào người khác mà ước trở thành người mạnh mẽ
cho người em tật nguyền của mình dựa vào.
+ Các câu trả lời tương tự
- Mức 50% số điểm: Thí sinh trả lời đúng ý của câu hỏi nhưng chưa sâu sắc (chỉ hiểu
được nghĩa cụ thể chưa nêu được ý nghĩa khái quát). Có thể theo một trong các hướng sau:
+ Cậu bé ước có chiếc xe để tặng người em tật nguyền của mình, không giống như
dự đoán của nhân vật tôi: cậu bé ước có được người anh như thế.
+ Cậu bé không ước có được người anh tặng quà cho mình mà ước trở thành người
anh có quà tặng cho em.
+ Các câu trả lời tương tự
Mức không đạt: Thí sinh trả lời không đúng ý của câu hỏi. Có thể theo một trong các
hướng sau:
+ Cậu bé ước có được một người anh như thế.
+ Cậu bé ước có một chiếc xe đạp leo núi đẹp như thế.
+
c: Theo anh (chị) câu “ – Cậu ấy nói chậm rãi và gương mặt lộ rõ vẻ quyết tâm.” có ý
nghĩa gì ? ( 0,5 điểm):
- Mục đích hỏi: Nhận biết về ý nghĩa của chi tiết trong văn bản tự sự ( Kể rõ hơn về
thái độ lòng quyết tâm của câu bé khi nói về điều ước của mình)
- Mức tối đa: Thí sinh trả lời đúng ý của câu hỏi. Có thể theo một trong các hướng
sau:
+ Câu văn cho ta biết rõ hơn về sự trăn trở và lòng quyết tâm thực hiện ước mơ của
cậu bé: trở thành người anh đáng tự hào.
+ Câu văn cho thấy lòng quyết tâm cao độ của cậu bé muốn biến thực hiện ước mơ
của mình thành hiện thực.
+ Cậu bé đang nung nấu quyết tâm thực hiện ước mơ của mình là tặng xe lăn cho
người em tật nguyền.
+ Các câu trả lời tương tự
- Mức 50% số điểm: Thí sinh trả lời đúng ý của câu hỏi nhưng chưa sâu sắc. Có thể
theo một trong các hướng sau:
+ Câu văn nói thái độ của cậu bé.
+ Cậu bé tỏ rõ quyết tâm.
+ Các câu trả lời tương tự
Mức không đạt: Thí sinh trả lời không đúng ý của câu hỏi. Có thể theo một trong các
hướng sau:
+ Câu văn tả cách nói của cậu bé.
+ Câu văn kể ngữ điệu nói của câu bé.
+
d: Viết ba câu ngắn gọn nhận xét về hình thức của văn bản trên. ( 0,5 điểm):
- Mục đích hỏi: Nhận biết những dấu hiệu về hình thức của một văn bản và ý nghĩa
của chúng trong việc thể hiện nội dung.( thể loại, kết cấu, ngôn ngữ, giọng điệu )
- Mức tối đa: Thí sinh trả lời đúng ý của câu hỏi. Có thể theo một trong các hướng
sau:
+ Đây là văn bản tự sự. Lời kể ngắn gọn, giàu ý nghĩa mang thông điệp về lối sống
tình thương. Ngôn ngữ giản dị, dễ hiểu.
+ Văn bản là một câu chuyện ngắn gọn mà cảm động về tình yêu thương. Người kể là
người chứng kiến (xưng tôi) khiến cho câu chuyện kể vừa mang màu sắc khách quan, vừa
bộc lộ suy nghĩ mang tính chủ quan của người kể. Cách chọn lời thoại giản dị mà giàu ý
nghĩa.
+ Văn bản có kết cấu mạch lạc, chặt chẽ. Lời kể ngắn gọn, giản dị, hấp dẫn. Giọng
điệu tự sự, khách quan mà không kém phần sâu sắc bởi lẽ nó gửi gắm thông điệp giàu ý
nghĩa nhân văn: Ca ngợi tình yêu thương.
+ Các câu trả lời tương tự
- Mức 50% số điểm: Thí sinh trả lời đúng ý của câu hỏi nhưng chưa đủ, chưa sâu sắc
(chỉ nêu dấu hiệu của hình thức mà chưa nói rõ tác dụng của nó trong việc thể hiện nội
dung). Hoặc nêu không đủ 3 dấu hiệu của hình thức. Hoặc trình bày không đủ 3 câu
Có thể theo một trong các hướng sau:
+ Đây là văn bản tự sự. Lời kể ngắn gọn. Ngôn ngữ giản dị, dễ hiểu.
+ Văn bản là một câu chuyện ngắn gọn mà cảm động. Người kể là người chứng kiến
(xưng tôi). Cách chọn lời thoại giản dị.
+ Văn bản có kết cấu mạch lạc, chặt chẽ. Lời kể ngắn gọn, giản dị, hấp dẫn. Giọng
điệu tự sự, khách quan.
+ Văn bản kể chuyện ngắn gọn, bất ngờ. Kết cấu chặt chẽ.
+ Văn bản có lời kể giản dị, dễ hiểu. Ngôn ngữ bình dị. Kết thúc bất ngờ.
+ Các câu trả lời tương tự
Mức không đạt: Thí sinh trả lời không đúng ý của câu hỏi (hỏi về hình thức của văn
bản). Có thể theo một trong các hướng sau:
+ Câu chuyện về tình thương của anh với em.
+ Câu chuyện về điều ước.
Câu 2: ( 3,0 điểm):
Hãy viết bài nghị luận trình bày suy nghĩ của anh (chị) về vấn đề đặt ra trong câu
chuyện trên.
- Mục đích : Đây là bài văn đánh giá năng lực nhận thức và hiểu biết xã hội của học
sinh, đồng thời kiểm tra kĩ năng làm văn nghị luận. Học sinh phải tổ chức được bài văn, diễn
đạt mạch lạc, không mắc lỗi dùng từ, lỗi câu và lỗi diễn đạt. Thí sinh có thể trình bày theo
nhiều cách, nhưng phải đảm bảo được những ý cơ bản về ước mơ giản dị mà cao đẹp của cậu
bé chính là biểu hiện của lối sống chia sẻ, bù đắp, yêu thương.
- Mức tối đa: Thí sinh phải tổ chức được bài văn, diễn đạt mạch lạc, không mắc lỗi
dùng từ, lỗi câu và lỗi diễn đạt. Thí sinh có thể trình bày theo nhiều cách, nhưng phải đảm
bảo được những ý cơ bản về ước mơ giản dị mà cao đẹp của cậu bé chính là biểu hiện của lối
sống chia sẻ, bù đắp, yêu thương. Sau đây là một số gợi ý về nội dung cần đạt. Giám khảo
tham khảo và linh hoạt trong quá trình đánh giá bài viết của thí sinh:
Ý Nội dung cần đạt Điểm
MB Giới thiệu câu chuyện và vấn đề gửi gắm trong câu chuyện:
(Câu chuyện gủi gắm thông điệp về lối sống yêu thương.)
0,5
TB
1. Tóm tắt nội dung câu chuyện và nêu ý nghĩa của câu chuyện:
- Chuyện kể về một cậu bé ước mơ có một chiếc xe lăn lắc tay để tặng cho
người em tật nguyền của mình với lòng quyết tâm cao độ.
Ước mơ của cậu bé bình thường mà cao đẹp: không phải ước mơ được
đón nhận, hưởng thụ mà là được chia sẻ, bù đắp yêu thương.
- Câu chuyện giản dị mà cảm động giàu ý nghĩa nhân văn, ca ngợi tình yêu
thương, sự sẻ chia trong cuộc sống đối với những người mà mình yêu
thương.)
0,5
2. Bàn luận về ý nghĩa của sự quan tâm, bù đắp, yêu thương:
- Đối với người được đón nhận:
+ Tình yêu, sự quan tâm phần nào bù đắp những thiệt thòi và mang lại
niềm vui, niềm hạnh phúc cho những người có hoàn cảnh éo le. (cậu bé
muốn bù đắp cho người em bị tật nguyền trong văn bản)
+ Tình yêu góp phần an ủi, động viên con người, giúp con người nỗ lực
vươn lên chiến thắng hoàn cảnh, có thêm niềm lạc quan, sự tự tin và nghị
lực sống
- Đối với người chia sẻ:
+ Biết yêu thương, sẻ chia, biết cho đi cũng sẽ được nhận lại niềm vui,
niềm hạnh phúc, tình yêu, sự kính trọng. (Thái độ tự hào về người anh của
mình của nhân vật tôi trong câu chuyện )
+ Con người có ước mơ thiết thực và nỗ lực biến ước mơ đó trở thành hiện
thực sẽ thấy cuộc sống có ý nghĩa. Đó là người có lẽ sống đẹp, có văn hóa,
đáng tự hào.
- Con người nếu thiếu tình yêu, sự sẻ chia là biểu hiện của thói vô cảm,
nếu xa lánh, kỳ thị với người thua thiệt, tật nguyền con người sẽ trở nên
ích kỉ, tàn nhẫn
0,5
0,5
0,25
3 Bài học nhận thức và hành động
- Phê phán lối sống ích kỷ, thiếu tình thương.
- Bồi dưỡng tâm hồn, biết bao dung, nhân ái, vị tha.
0,5
- Quan tâm, sẻ chia, tạo cơ hội cho những người bất hạnh, tật nguyền có
được sự bình đẳng như mọi người
- Thể hiện tình yêu thương bằng những việc làm cụ thể, thiết thực, trước
hết là đối với những người thân yêu của mình
KB Khẳng định ý nghĩa của câu chuyện 0,25
- Mức 50% số điểm:
Thí sinh hiểu ý nghĩa của câu chuyện, có hướng làm bài đúng nhưng triển khai chưa
đủ ý, trình bày chưa sâu sắc, còn mắc lỗi về từ ngữ, diến đạt
- Mức không đạt: Sai lạc về nội dung và phương pháp.
Lưu ý: Giám khảo linh hoạt trong quá trình đánh giá bài viết của thí sinh.
Ý Nội dung Điểm
Yêu cầu về kiến thức :
1 Giới thiệu vấn đề cần nghị luận :
- Tố Hữu là nhà thơ cách mạng xuất sắc của nền văn học hiệnđại Việt Nam.
- Bài thơ « Từ ấy » được rút ra từ phần « Máu lửa» của tập thơ cùng tên, là
tuyên ngôn về lẽ sống của người chiến sĩ cách mạng, cũng là tuyên ngôn
nghệ thuật của nhà thơ, tiêu biểu cho tính trữ tình- chính trị của thơ Tố
Hữu.
0.5
2 Giải thích : Thơ Tố Hữu mang tính trữ tình- chính trị
- Thơ Tố Hữu là thơ của lẽ sống lớn, tình cảm lớn, niềm vui lớn. Cái tôi trữ
tình của Tố Hữu ban đầu là cái tôi chiến sĩ, về sau trở thành cái tôi nhân
danh Đảng, nhân danh cộng đồng dân tộc.
- Thơ Tố Hữu đi sâu vào tình cảm lớn : tình yêu lí tưởng, lãnh tụ, tình quân
dân, tình đồng chí đồng bào, tình quốc tế vô sản .
- Niềm vui trong thơ Tố Hữu lớn lao, sôi nổi, hân hoan, tươi sáng.
0,5
3 Phân tích bài thơ để làm sáng tỏ : Thơ Tố Hữu mang tính trữ tình-
chính trị
a Khổ 1 : Niềm vui sướng say mê khi bắt gặp lí tưởng của Đảng
- Hai câu đầu : viết theo bút pháp tự sự, nhà thơ kể về một kỉ niệm không
quên của cuộc đời mình. Từ ấy là mốc thời gian có ý nghĩa đặc biệt trong
đời cách mạng và đời thơ Tố Hữu : được giác ngộ lí tưởng Cộng sản và
được kết nạp vào Đảng .
+ Hình ảnh ẩn dụ : nắng hạ, mặt trời chân lí → khẳng định lí tưởng cách
mạng như một nguồn sáng mới làm bứng sáng tâm hồn nhà thơ.
+ « Mặt trời chân lí » → hình ảnh sáng tạo : Đảng là nguồn sáng kì diệu
1.0
tỏa ra những tư tưởng đúng đắn, hợp lẽ phải, báo hiệu những điều tốt lành
cho cuộc sống.
+ Động từ bừng, chói → nhấn mạnh ánh sáng của lí tưởng đã xua tan màn
sương mù của ý thức tiểu tư sản, mở rộng tâm hồn cho nhà thơ một chân lí
mới của nhận thức, tư tưởng, tình cảm .
- Hai câu sau : bút pháp trữ tình lãng mạn cùng với hình ảnh so sánh đã
diễn tả cụ thể niềm vui sướng vô hạn của nhà thơ trong buổi đầu đến với lí
tưởng cộng sản. Đó là một thế giới đầy sức sống với hương sắc của các loài
hoa, vẻ tươi xanh của cây lá, âm thanh rộn rã của tiếng chim ca hót.
═> Cách mạng không đối lập với nghệ thuật mà khơi dậy sức sống, đem lại
cảm hứng sáng tạo cho hồn thơ.
b Khổ 2 : Nhận thức về lẽ sống
- Khẳng định quan niệm mới về lẽ sống : là sự gắn bó hài hòa « cái tôi » cá
nhân và « cái ta » chung của mọi người.
- Động từ « buộc », « trang trải » : ý thức tự nguyện sâu sắc và quyết tâm
cao độ của nhà thơ muốn vượt qua giới hạn của « cái tôi » cá nhân để hòa
với mọi người → tâm hồn nhà thơ trải rộng với cuộc đời, đòng cảm sâu xa
với hoàn cảnh của từng con người cụ thể.
- Tình yêu thương của Tố Hữu là tình cảm giai cấp, đặc biệt quan tâm đến
quần chúng lao khổ. Khi « cái tôi » hòa trong cái ta, các nhân hòa vào tập
thể cùng lí tưởng thì sức mạnh của mỗi người sẽ nhân lên gấp bội.
═> Tố Hữu tìm thấy niềm vui và sức mạnh bằng nhận thức, bằng tình cảm
yêu mến và bằng sự giao cảm của những trái tim. Qua đó, khẳng định mối
liên hệ sâu sắc giữa văn học và cuộc sống mà chủ yếu là cuộc sống của
quần chúng nhân dân.
1.0
c Khổ 3 : Sự chuyển biến sâu sắc trong tình cảm của Tố Hữu
- Điệp từ :là con, là em, là anh kết hợp với số từ ước lệ vạn → nhấn mạnh,
khẳng định một tình cảm gia đình thật đầm ấm, đoàn kết gắn bó thân thiết,
chặt chẽ để làm nên sức mạnh trong đấu tranh cách mạng
- Nhà thơ thương cảm những kiếp người không nơi nương tựa.
═> Nhà thơ đã cảm nhận sâu sắc bản thân mình là một thành viên của đại
gia đình quần chúng lao khổ.
1.0
d Nghệ thuật
- Sử dụng biện pháp tu từ : ẩn dụ ,so sánh , điệp từ
- Thể thơ thất ngôn
- Ngôn ngữ giàu hình ảnh, nhịp diệu
- Sự đa dạng của bút pháp tự sự, lãng mạn, trữ tình…
0.5
4 Đánh giá chung:
- Khái quát lại vấn đề nghị luận
- Khẳng định giá trị của vấn đề
0.5
1. Yêu cầu về kĩ năng :
- Xác định đúng kiểu đề : Nghị luận văn học .
- Cần vận dụng linh hoạt các thao tác lập luận trong văn nghị luận và các
phương thức biểu đạt khi làm bài.
- Kết cấu chặt chẽ, diễn đạt lưu loát ; không mắc lỗi chính tả, dùng từ, câu ;
văn viết có cảm xúc.
2. Yêu cầu về kiến thức :
1 Giới thiệu khái quát vấn đề nghị luận :
- Chủ nghĩa anh hùng cách mạng là nguồn cảm hứng chủ đạo của văn học
Việt Nam, đặc biệt là giai đoạn kháng chiến chống Mĩ cứu nước.
- Truyện ngắn « Rừng xà nu » của Nguyễn Trung Thành và « Những đứa
con trong gia đình » là 2 tác phẩm xuất sắc phản ánh cuộc chiến đấu của
con người Việt Nam trong kháng chiến.
- Qua hai nhân vật Tnú và Việt, tác giả Nguyễn Trung Thành và Nguyễn
Thi đã ca ngợi vẻ đẹp của chủ nghĩa anh hùng cách mạng trong kháng
chiến.
0.5
2 Giải thích :
Chủ nghĩa anh hùng cách mạng trong văn học là sự thể hiện của lòng yêu
nước thiết tha, căm thù giặc sâu sắc, tinh thần chiến đấu bất khuất chống lại
kẻ thù xâm lược để bảo vệ tổ quốc của con người Việt Nam trong kháng
chiến chống Pháp và chống Mỹ, là sự trung thành với lí tưởng cách mạng
được thử thách trong những hoàn cảnh khốc liệt, qua đó bộc lộ được vẻ đẹp
của phẩm chất anh hùng có tính chất tiêu biểu cho cả dân tộc.
0.5
3 Cảm nhận về vẻ đẹp của chủ nghĩa anh hùng cách mạng trong kháng
chiến qua hai nhân vật :
a. Nhân vât Tnú :
- Tnú là đứa con của làng Xôman, nơi từng người dân đều hướng về cách
mạng, bảo vệ cán bộ.
- Tnú rất gắn bó với cách mạng :
+ Từ nhỏ, Tnú là một cậu bé gan góc, dũng cảm, trung thực, được giác ngộ
cách mạng ;
+ Khi thoát ngục Kontum trở về, Tnú đã là một chàng trai cường tráng,
được tôi luyện qua nhiều thử thách, trở thành một chiến sĩ kiên cường, bất
khuất, trung thành với cách mạng.
+ Vẻ đẹp của nhân vật bộc lộ sáng chói qua đoạn cao trào đầy kịch tính của
1,25
truyện khi vợ con bị giặc giết, bản thân anh bị kẻ thù đốt cháy mười đầu
ngón tay bằng chính nhựa xà nu của quê hương, khơi dậy cao độ lòng căm
thù giặc của cả buôn làng.
- Tnú là một con người giàu tình cảm yêu thương: yêu thiết tha bản làng,
gắn bó thân thiết với cảnh và người ở quê hương mình; yêu thương vợ con
tha thiết, ấp ôm một kỉ niệm đớn đau về cái chết của vơ con.
- Câu chuyện của Tnú được cụ Mết kể lại trong một không khí trang
nghiêm của núi rừng. Lối kể như lối kể khan của người Tây Nguyên, lời kể
đan xen lời trần thuật ở ngôi thứ ba như sống lại cái không khí linh thiêng
hào hùng của những thiên sử thi Tây Nguyên và toát lên vẻ đẹp của chủ
nghĩa anh hùng cách mạng thời chống Mĩ .
b. Nhân vật Việt :
- Là đứa con trong một gia đình giàu truyền thống cách mạng ở Nam Bộ.
- Việt có nét riêng dễ mến lộc ngộc, vô tư của cậu con trai mới lớn, nhưng
sự trẻ con vô tư vẫn không ngăn cản Việt trở thành một dũng sĩ giệt Mĩ.
Ngược lại, chính nó càng làm cho phẩm chất anh hùng của Việt ngày thêm
độc đáo. Thù nhà, nợ nước đã nuôi dưỡng Việt trở thành một chiến sĩ giải
phóng gan góc, có ý chí chiến đấu dũng cảm, kiên cường :
+ Khi còn nhỏ dám xông thẳng vào đá thằng giặc vừa giết hại cha mình.
+ Khi chưa đủ tuổi tòng quân, Việt nằng nặc đòi đi cầm súng trả thù cho ba
má.
+ Khi xung trân, Việt chiến đấu rất dũng cảm.
+ Khi bị thương, lạc đồng đội, Việt vẫn trong tư thế chờ tiêu diệt giặc.
- Việt là người rất giàu tình cảm, gắn bó với gia đình : hình ảnh những
người thân trong gia đình lúc nào cũng ở trong tâm trí. Trong hoàn cảnh bi
đát nhất, Việt luôn nghĩ về người thân để tìm điểm tựa cho tâm hồn, tiếp
thêm sức mạnh tinh thần để anh vượt qua khó khăn trở ngại.
- Nhân vật được khắc họa sống động, chân thực nhờ nhà văn chọn lối trần
thuật theo ngôi thứ ba của người kể truyện tự giấu mình nhưng điểm nhìn,
lời kể thì theo giọng điệu của nhân vật. Nói cách khác, Nguyễn Thi đã trao
ngòi bút của mình cho Việt để qua dòng hồi ức, Việt có thể tự viêt về mình
bằng ngôn ngữ, giọng điệu riêng.
1,25
4 So sánh hai nhân vật:
a Nét chung :
- Họ đều là những người con được sinh ra từ truyền thống bất khuất của
gia đình, của quê hương, của dân tộc.
- Họ đã chịu nhiều đau thương, mất mát do kẻ thù gây ra, tiêu biểu cho đau
0.5
thương mất mát của cả dân tộc: Những đau thương đó hun đúc tinh thần
chiến đấu, lòng căm thù giặc sâu sắc của con người Việt Nam.
- Cả hai nhân vật được miêu tả, khắc họa, ngợi ca bằng cảm hứng sử thi và
có ý nghĩa điển hình. Ở họ có sự kết tinh sức mạnh, tình cảm, lí tưởng cao
đẹp của cộng đồng qua các thế hệ .
b Nét riêng:
- Tnú là nhân vật được kết tinh từ vẻ đẹp tiêu biểu nhất của con người
mang đậm dòng máu, tính cách của núi rừng Tây Nguyên với hình ảnh, vóc
dáng vạm vỡ chứa trong đó cái mênh mang, trong sạch, hoang dại của núi
rừng. Qua hình tượng Tnú, Nguyễn Trung Thành còn gợi ra được số phận
và phẩm chất của cả cộng đồng trong cuộc chiến đấu bảo vệ buôn làng thân
yêu
- Việt đậm chất Nam Bộ ở ngôn ngữ, tính cahcs sôi nổi, bộc trực, trọng
nghĩa. Việt là nhân vật tiêu biểu cho lớp trẻ, nòng cốt của thờ đại cách
mạng. Qua nhân vật Việt, nhà văn đã ca ngợi chủ nghĩa anh hùng cách
mạng trong mỗi gia đình.
0.5
3 Khái quát lại vấn đề . Đánh giá, mở rộng vấn đề.
Hai nhân vât trong hai tác phẩm đã góp phần thể hiện phong cách riêng của
mỗi nhà văn, đã làm nổi bật những tấm gương cao đẹp, ca ngợi chủ nghĩa
anh hùng cách mạng, bồi dưỡng khí phách, tâm hồn cho những thế hệ mai
sau.
0.5
-Hết-
Người ra đề và đáp án: Câu 1 và 2: Đỗ Thị Minh Hiếu
Câu 3: Bùi Thị Thanh