Tải bản đầy đủ (.doc) (4 trang)

TRƯỜNG THPT SỐ 1 TUY PHƯỚC Bình Định ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP TRUNG HỌC PHỔ THÔNG NĂM 2013 2014 MÔN VĂN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (206.89 KB, 4 trang )

ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP NĂM HỌC 2013 – 2014
TRƯỜNG THPT SỐ 1 TUY PHƯỚC
Giáo viên: Ngô Thị Thu Hương, Trường THPT số 1 Tuy Phước
I. PHẦN ĐỌC HIỂU ( 3 điểm)
Câu a: ( 1 điểm)
Đọc bài thơ sau đây và trả lời các câu hỏi bên dưới:
THỜI GIAN
Thời gian qua kẽ tay
Là khô những chiếc lá
Kỉ niệm trong tôi
Rơi
như tiếng sỏi
trong lòng giếng cạn
Riêng những câu thơ
còn xanh
Riêng những bài hát
còn xanh
Và đôi mắt em
như hai giếng nước
( Văn Cao)
1. Những từ ngữ nào trong bài thơ gợi cho em liên tưởng đến sự tàn phá của thời gian? Vì sao?
2. Tác giả sử dụng biện pháp tu từ nào qua từ xanh? Tác dụng của nó?
3. Em hiểu thế nào về những câu thơ:
Riêng những câu thơ
còn xanh
Riêng những bài hát
còn xanh
Và đôi mắt em
như hai giếng nước
4. Phát biểu chủ đề của bài thơ?
Câu b: ( 1 điểm)


Phát hiện những lỗi sai trong đoạn văn sau đây:
“…Hình dáng rừng xà nu có ý nghĩa tượng trưng cho vẻ đẹp tâm hồn con người Tây Nguyên anh dũng. Dù ở
trong hoàng cảnh chịu nhiều đau thương, mất mác, nhưng người dân Xô Man vẫn căm thù giặc sâu sắc. Tnú –
người con cùa làng Xô man, cây xà nu cường tráng trải qua nhiều thử thách…"
Câu c: ( 1 điểm)
Chỉ ra biện pháp nghệ thuật và tác dụng của nó trong đoạn văn sau đây:
Hai chữ sáng lòng của tiếng Việt ta rất hay, trong lòng có sáng thì mắt mới sáng. Mắt sáng nhờ lòng sáng, lòng
càng sáng, mắt càng sáng thì càng nhìn rõ cái mới. ( Phạm Văn Đồng)
II. PHẦN VIẾT ( 7 điểm)
Câu1 (3 điểm): Trong bài phát biểu của Phó thủ tướng kiêm Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Việt Nam Phạm Bình
Minh tại phiên khai mạc Hội nghị Bộ trưởng Văn hóa ASEAN lần thứ 6 (AMCA-6) diễn ra tại TP.Huế (Thừa
Thiên-Huế) sáng ngày 19-4-2014, ông đã cho rằng cần phải: “Xây dựng một cộng đồng ASEAN đặc sắc về văn
hóa, đoàn kết trong đa dạng để cùng phát triển và cùng thịnh vượng sẽ tạo nền tảng để xây dựng bản sắc, tinh
thần và đoàn kết ASEAN.”
Là một thanh niên Việt Nam trong giai đoạn hiện nay, anh/ chị có suy nghĩ gì về quan điểm trên đây?
Câu 2( 4 điểm): Suy nghĩ của anh/chị về hình ảnh Tổ quốc qua đoạn trích Đất Nước ( trích trường ca Mặt
đường khát vọng của Nguyễn Khoa Điềm).
MA TRẬN
Mc
độ

Chủ đề
Nhận bit Thông hiểu Vận dụng thấp Vận dụng cao Cộng
Đọc hiểu
Hiểu được vì sao
các từ ngữ tìm được
lại liên tưởng đến
sự tàn phá của thời
gian
- Vận dụng kiến thức

phân môn Tiếng Việt
để tìm và phân tích tác
dụng của từ xanh.
- Vận dụng kĩ năng đọc
hiểu để hiểu các câu
thơ cuối.
- Bao quát được chủ đề
của bài thơ
- Vận dụng kĩ năng
tiếng Việt để sửa đoạn
văn sai.
- Chỉ ra và phân tích
được tác dụng của biện
pháp tu từ hoán dụ
Số câu
Số điểm
Tỉ lệ
1( ca1) 5(ca2, ca3, ca4,cb, cc) 6
0,25=2,5% 2,75=27,5% 3=30%
Nghị luận xã
hội
Vận dụng kiến thức xã hội và kĩ năng tiếng Việt,
làm văn để viết bài nghị luận xã hội bàn về ý
kiến của Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Việt Nam
Phạm Bình Minh
Số câu
Số điểm
Tỉ lệ
1( NLXH) 1
3=30% 3=30%

Nghị luận
văn học
Vận dụng kiến thức về tác giả, tác phẩm; kĩ
năng làm văn, tiếng Việt để viết bài văn
NLVH về hình ảnh Tổ quốc qua đoạn trích
Đất Nước ( Nguyễn Khoa Điềm).
Số câu
Số điểm
Tỉ lệ
1( NLVH) 1
4=40% 4=40%
Số câu
Số điểm
Tỉ lệ
1
0,25=2,5%
7
9,75= 97,5%
8
10=100
%

ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP NĂM HỌC 2013 – 2014
TRƯỜNG THPT SỐ 1 TUY PHƯỚC
Giáo viên: Ngô Thị Thu Hương, Trường THPT số 1 Tuy Phước
I. ĐỌC HIỂU ( 3 điểm):
1. Đoạn văn nháp sau còn mắc phải một số lỗi về ngữ pháp, chính tả, dùng từ, diễn đạt… Anh, chị hãy chỉ ra
những sai sót đó ( 1 điểm):
“Không có máu, trái tim của muôn loài sẽ ngừng đập. Thế giới hoan vu, lạnh cóng vì cái chết hãi hùng
sẽ ngự trị muôn đời. Vì thế, máu và sự sống là sự thật không thể tách dời. Từ ngàn xưa đã coi máu là biểu tượng

của sự sống, bởi máu có khả năng phục hồi một cơ thể đã bị kiệt quệ vì mất máu quá nhiều, máu có thể đem lại
sức mạnh và tuổi xuân cho những người già, máu sẽ đưa trẻ thơ lớn lên cả thể xác, chí tuệ lẫn tâm hồn…” .
2. Đọc bài thơ sau đây và trả lời các câu hỏi bên dưới ( 1 điểm):
HƠI ẤM Ổ RƠM
Tôi gõ cửa ngôi nhà tranh nhỏ bé ven đồng chiêm
Bà mẹ đón tôi trong gió đêm:
- Nhà mẹ hẹp, nhưng còn mê chỗ ngủ
Mẹ chỉ phàn nàn chiếu chăn chả đủ
Rồi mẹ ôm rơm lót ổ tôi nằm
Rơm vàng bọc tôi như kén bọc tằm
Tôi thao thức trong hương mật ong của ruộng
Trong hơi ấm hơn nhiều chăn đệm
Của những cọng rơm xơ xác gầy gò
Hạt gạo nuôi hết thảy chúng ta no
Riêng cái ấm nồng nàn như lửa
Cái mộc mạc lên hương của lúa
Đâu dễ chia cho tất cả mọi người.
Bình Lục, một đêm lỡ đường 1971
NGUYỄN DUY
a/ Anh/ chị hãy xác định nội dung trữ tình của khổ thơ thứ nhất? ( 0,25đ)
b/ Anh/ chị hãy phát hiện những “tín hiệu thẩm mĩ” trong khổ thơ thứ hai góp phần làm nên nội dung trữ tình
của bài thơ? ( 0,25đ)
c/ Anh/ chị có cảm nhận gì về ý kết của bài thơ?(0,5đ)
3. Xác định biện pháp nghệ thuật đặc sắc và tác dụng của nó trong câu thơ sau:
Dòng sông mới điệu làm sao
Nắng lên mặc áo lụa đào thướt tha. ( Dòng sông mặc áo – Nguyễn Trọng Tạo)
II. VIẾT ( 7 điểm):
Câu 1 ( 3 điểm):
Trong những tháng đầu năm 2014, thế giới chứng kiến liên tiếp một loạt những vụ tai nạn giao thông
trên cả đường bộ, đường hàng không và đường biển, cướp đi sinh mạng của hàng trăm người. Cụ thể: vụ lật cầu

treo Chu Va 6 (Lai Châu – Việt Nam) ngày 24/02, khiến 8 người chết và 38 người bị thương; vụ biến mất đầy bí
ẩn của máy bay MH370 (Malaysia) ngày 8/3, chở theo 239 người đến nay chưa rõ tung tích; vụ chìm phà Sewol
(Hàn Quốc) ngày 16/04 làm cho 302 người chết và mất tích.
Anh chị suy nghĩ gì về sự an toàn cho tính mạng con người khi tham gia giao thông?
Câu 2 ( 4 điểm):
…“ không ai chôn cất tiếng đàn
tiếng đàn như cỏ mọc hoang
giọt nước mắt vầng trăng
long lanh trong đáy giếng”
( Đàn ghi-ta của Lor-ca – Thanh Thảo)
Từ cảm nhận đoạn thơ trên, anh (chị) hãy làm nổi bật phong cách, kiểu tư duy nghệ thuật của thơ Thanh
Thảo.
MA TRẬN
Mc
độ

Chủ đề
Nhận bit Thông hiểu Vận dụng thấp Vận dụng cao Cộng
Đọc hiểu - Vận dụng kĩ năng
tiếng Việt để phát hiện
chỗ sai của đoạn văn.
- Vận dụng các kĩ năng
đọc hiểu văn bản để
phát hiện các tín hiệu
thẩm mĩ và nội dung
của bài thơ Hơi ấm ổ
rơm ( Nguyễn Duy).
- Chỉ ra và phân tích
được tác dụng của biện
pháp tu từ nhân hóa.

Số câu
Số điểm
Tỉ lệ
5 (c1, c2abc, c3) 5
3 = 30% 3 = 30%
Nghị luận xã
hội
Vận dụng kiến thức xã hội và kĩ năng tiếng Việt,
làm văn để viết bài nghị luận xã hội bàn về về
sự an toàn cho tính mạng con người khi
tham gia giao thông
Số câu
Số điểm
Tỉ lệ
1( NLXH) 1
3=30% 3=30%
Nghị luận
văn học
Vận dụng kiến thức về tác giả, tác
phẩm; kĩ năng làm văn, tiếng Việt để viết
bài văn NLVH cảm nhận đoạn thơ trong bài
Đàn ghi ta của Lorca, qua đó làm nổi bật
phong cách, kiểu tư duy nghệ thuật của thơ
Thanh Thảo.
Số câu
Số điểm
Tỉ lệ
1( NLVH) 1
4=40% 4=40%
Số câu

Số điểm
Tỉ lệ
7
10= 100%
7
10=100
%

×