Tải bản đầy đủ (.pdf) (132 trang)

Tổng quan về tác dụng của 20 vị thuốc giải biểu và thuốc phát tán phong thấp

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.86 MB, 132 trang )





















L
L
Ê
Ê


T
T
H
H





Đ
Đ


C
C


H
H


N
N
H
H



TỔNG QUAN VỀ TÁC DỤNG
CỦA 20 VỊ THUỐC GIẢI BIỂU VÀ
THUỐC PHÁT TÁN PHONG THẤP






K
K
H
H
Ó
Ó
A
A


L
L
U
U


N
N


T
T


T
T


N
N

G
G
H
H
I
I


P
P


D
D
Ư
Ư


C
C


S
S
Ĩ
Ĩ











Hà Nội- 2014

B
B




Y
Y


T
T



T
T
R
R
Ư
Ư



N
N
G
G


Đ
Đ


I
I


H
H


C
C


D
D
Ư
Ư


C

C


H
H
À
À


N
N


I
I























L
L
Ê
Ê


T
T
H
H




Đ
Đ


C
C


H

H


N
N
H
H








TỔNG QUAN VỀ TÁC DỤNG
CỦA 20 VỊ THUỐC GIẢI BIỂU VÀ
THUỐC PHÁT TÁN PHONG THẤP

K
K
H
H
Ó
Ó
A
A


L

L
U
U


N
N


T
T


T
T


N
N
G
G
H
H
I
I


P
P



D
D
Ư
Ư


C
C


S
S
Ĩ
Ĩ






N
N
g
g
ư
ư


i

i


h
h
ư
ư


n
n
g
g


d
d


n
n
:
:

























P
P
G
G
S
S
.
.
T
T
S
S
.

.


N
N
g
g
u
u
y
y


n
n


M
M


n
n
h
h


T
T
u

u
y
y


n
n


N
N
ơ
ơ
i
i


t
t
h
h


c
c


h
h
i

i


n
n
:
:




B
B




m
m
ô
ô
n
n


D
D
ư
ư



c
c


h
h


c
c


c
c




t
t
r
r
u
u
y
y


n

n





B
B




Y
Y


T
T



T
T
R
R
Ư
Ư


N

N
G
G


Đ
Đ


I
I


H
H


C
C


D
D
Ư
Ư


C
C



H
H
À
À


N
N


I
I



Hà Nội- 2014





LỜI CẢM ƠN
Trước hết, tôi xin được bày tỏ lòng biết ơn đến PGS.TS. Nguyễn Mạnh
Tuyển – Phó trưởng bộ môn Dược học cổ truyền, người đã tận tình hướng
dẫn và giúp đỡ tôi trong suốt quá trình thực hiện khóa luận này.
Đồng thời tôi xin chân thành cảm ơn các thầy cô, anh chị Bộ môn Dược
học cổ truyền, Thư viện đại học Dược Hà Nội đã tạo mọi điều kiện thuận lợi
để tôi thực hiện khóa luận này.
Cuối cùng, tôi xin gửi lời cảm ơn đến gia đình và bạn bè tôi, những

người đã luôn sát cánh bên tôi, động viên và khích lệ tôi vượt qua những lúc
khó khăn trong cuộc sống và công việc học tập.
Trong quá trình thực hiện đề tài này, do hạn chế về mặt thời gian cũng
như trình độ chuyên môn của bản thân còn non kém. Vì vậy, không tránh khỏi
những sai sót. Tôi rất mong nhận được ý kiến đóng góp của thầy cô và các
bạn để khóa luận được hoàn thiện hơn.
Tôi xin chân thành cảm ơn!


Hà Nội, ngày 14 tháng 5 năm 2014
Sinh viên

Lê Thị Đức Hạnh







MỤC LỤC

ĐẶT VẤN ĐỀ 1
Chương 1: ĐẠI CƯƠNG VỀ THUỐC GIẢI BIỂU VÀ THUỐC PHÁT
TÁN PHONG THẤP 2
1.1. THUỐC GIẢI BIỂU 2
1.1.1. Khái niệm 2
1.1.2. Phân loại 2
1.2. THUỐC PHÁT TÁN PHONG THẤP 8
Chương 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 12

2.1. ĐỐI TƯỢNG THU THẬP THÔNG TIN 12
2.2. NỘI DUNG THU THẬP THÔNG TIN 12
2.3. PHƯƠNG PHÁP THU THẬP THÔNG TIN 12
Chương 3: KẾT QUẢ VÀ BÀN LUẬN 13
3.1.THUỐC PHÁT TÁN PHONG HÀN 13
QUẾ CHI 13
MA HOÀNG 17
SINH KHƯƠNG 22
KINH GIỚI 26
TẾ TÂN 28
BẠCH CHỈ 32
PHÒNG PHONG 36
3.2. THUỐC PHÁT TÁN PHONG NHIỆT 39




BẠC HÀ 39
THĂNG MA 42
CÚC HOA 45
NGƯU BÀNG TỬ 49
SÀI HỒ 53
TANG DIỆP 58
3.3. THUỐC PHÁT TÁN PHONG THẤP 62
HY THIÊM 63
KÉ ĐẦU NGỰA 66
THIÊN NIÊN KIỆN 70
MÃ TIỀN TỬ 72
ĐỘC HOẠT 77
KHƯƠNG HOẠT 80

UY LINH TIÊN 84
3.4. BÀN LUẬN 87
3.4.1. Tóm tắt các thuốc giải biểu, thuốc phát tán phong thấp 87
3.4.2. Tác dụng chính của thuốc giải biểu 92
3.4.3. Tác dụng chính của thuốc phát tán phong thấp 93
3.4.4. Thuốc giải biểu: sự liên quan giữa công năng YHCT và tác dụng
sinh học 94
3.4.5. Thuốc phát tán phong thấp: sự liên quan giữa công năng YHCT và
tác dụng sinh học 95
3.4.6. Kiêng kỵ 95

KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT 97





DANH MỤC KÍ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT
AAPH
2,2'-Azobis (2-amidinopropane) dihydrochloride
ABTS
2,2'-azino-bis(3-ethyl benzothiazoline-6-sulphonic acid)
ALP
Alkaline phosphatase
AMPK
5′-AMP-activated protein kinase
CCl
4
Cacbon tetraclorua
CIA

Collagen-induced arthritis
COX-1
Cyclooxygenase-1
COX-2
Cyclooxygenase-2
DPPH
2,2-diphenyl-1-picrylhydrazyl
FST
Forced swimming test
GM-CFS
Granulocyte-macrophage colony-stimulating factor
GOT (AST)
Transaminase glutamic oxaloacetic (Aspartate transaminase)
GPT (ALT)
Transaminase glutamic pyruvic (Alanine transaminase)
GSH
Glutathione
IC
50
Nồng độ ức chế 50% (inhibition concentration at 50%)
IL-1β
Interleukin-1β
IL-4
Interleukin-4
IL-6
Interleukin-6
IL-8
Interleukin-8
iNOS
Nitric oxide synthase

LPS
Lipopolysaccharide
MIC
Nồng độ ức chế tối thiểu
MTT
Microculture tetrazolium
NF-κB
Nuclear factor kappa-light-chain-enhancer of activated B cells
NO
Nitric oxid
PCA
Passive cutaneous anaphylaxis test




PGE2
Prostaglandin E2
PPARα
Peroxisome proliferator-activated receptor alpha
PPARγ
Peroxisome proliferator-activated receptor gamma
TNF-α
Tumor necrosis factor alpha (yếu tố hoại tử khối u alpha)
TNF-β
Tumor necrosis factor beta (yếu tố hoại tử khối u beta)
TPA
12-O-tetradecanoyl-phorbol-13-acetat
TST
Tail suspension test

YHCT
Y học cổ truyền





















1

ĐẶT VẤN ĐỀ
Trong xu hướng trở lại với thiên nhiên, việc sử dụng các thảo dược
trong phòng và trị bệnh ngày càng trở nên phổ biến không chỉ ở các nước
phương Đông mà còn ở nhiều nước có nền công nghiệp phát triển như Mỹ,
Anh, Đức… Thuốc cổ truyền không những có tác dụng tốt, ít tác dụng phụ so

với thuốc tân dược mà còn có tác dụng điều hòa, cân bằng hoạt động các cơ
quan, bộ phận của cơ thể để duy trì sức khỏe, bảo vệ, kéo dài cuộc sống.
Thuốc cổ truyền thường được phân loại vào các nhóm thuốc khác nhau
dựa theo tính vị, công năng. Các vị thuốc trong nhóm thuốc giải biểu và thuốc
phát tán phong thấp thường có vị cay, có tác dụng phát tán, gây ra mồ hôi,
đưa ngoại tà ra ngoài, chữa những bệnh còn ở biểu cho bệnh không xâm nhập
vào trong.
Y học hiện đại không chỉ nghiên cứu làm sáng tỏ các tác dụng y học cổ
truyền của 2 nhóm thuốc mà còn phát hiện tác dụng mới, hoạt chất mới nhằm
ứng dụng trong điều trị. Để tìm hiểu sự liên quan tác dụng y học cổ truyền
với tác dụng theo y học hiện đại, chúng tôi thực hiện đề tài: “Tổng quan về
tác dụng 20 vị thuốc giải biểu và thuốc phát tán phong thấp” nhằm mục tiêu:
1. Thu thập, tổng hợp thông tin về thành phần hóa học, tác dụng sinh
học, ứng dụng trong y học cổ truyền của các vị thuốc giải biểu và thuốc phát
tán phong thấp.
2. Đánh giá sự tương đồng giữa quan điểm YHCT với tác dụng sinh
học.






2

Chương 1: ĐẠI CƯƠNG VỀ THUỐC GIẢI BIỂU
VÀ THUỐC PHÁT TÁN PHONG THẤP

1.1. THUỐC GIẢI BIỂU
1.1.1. Khái niệm

Thuốc giải biểu là những thuốc có tác dụng phát tán, phát hãn (làm ra
mồ hôi) giải biểu, giảm đau đầu, thúc đẩy ban chẩn, sởi đậu mọc [12].
Các vị thuốc này đa số có vị cay. Cay có tác dụng phát tán, gây ra mồ
hôi và qua đường này đưa tà khí ra ngoài, vì vậy còn gọi là thuốc phát tán
phát hãn hay phát tán giải biểu [12], [13].
1.1.2. Phân loại
Thuốc giải biểu được chia làm 2 loại để điều trị 2 loại cảm mạo có triệu
chứng khác nhau [4], [12].
- Tân ôn giải biểu: đa số có vị cay (tân), tính ấm (ôn) nên còn được gọi
là phát tán phong hàn, giải biểu cay ấm.
- Tân lương giải biểu: đa số có vị cay (tân), tính mát (lương) nên còn
được gọi là thuốc phát tán phong nhiệt, giải biểu cay mát.
1.1.2.1. Thuốc phát tán phong hàn
Thuốc phát tán phong hàn được dùng trong điều trị:
- Cảm mạo do lạnh: sợ lạnh, sốt ít, đau đầu, đau mình, ngạt mũi, chảy
nước mũi, khản tiếng, rêu lưỡi trắng, mạch phù.
- Ho hen, một số bệnh dị ứng do lạnh.
- Đau các cơ, đầu dây thần kinh do lạnh.
Tuy nhiên một số vị thuốc trong đó mang tính đặc hiệu cần phải nắm
vững như quế chi trục thai chết lưu, ma hoàng chữa hen, tế tân chữa đau răng,
bạch chỉ chữa đau đầu phần trán và trừ mủ [12], [13].
Danh mục thuốc phát tán phong hàn được trình bày ở bảng 1.1.


3

Bảng 1.1. Danh mục thuốc phát tán phong hàn
TT
Vị thuốc
Tên khoa học cây thuốc

Tính, vị
Quy kinh
Tác dụng chính
1
Quế chi
(Ramulus Cinnamomi)
Cinnamomum cassia Rresl., C.
loureirii, C. zeylanicum
Vị cay ngọt,
tính ấm
Phế, tâm, bàng
quang
- Giải biểu, tán hàn
- Hành huyết giảm đau
2
Ma hoàng
(Herba Ephedrae)
Ephedra sinica Staff., E. esquisetina
Bunge., E. intermedia
Vị cay đắng,
tính ấm
Phế, bàng quang,
tâm, đại tràng
- Giải biểu tán hàn
- Thông khí bình suyễn
3
Sinh khương
(Rhizoma Zingiberis)
Zingiber officinale Rosc. Vị cay, tính ấm Phế, tỳ, vị
- Giải biểu tán hàn

- Hóa đờm, chỉ ho
4
Kinh giới
(Herba Elsholtziae)
Elsholtzia ciliata (Thunb.) Hyland. Vị cay, tính ấm Phế, can
- Giải biểu tán hàn
- Giải độc
5
Bạch chỉ
(Radix Angelicae
dahuricae)
Angelica dahurica (Fisch. ex
Hoffm.) Benth. et Hook.f.
Vị cay, tính ấm Phế, vị, đại tràng
- Giải biểu tán hàn
- Trừ phong giảm đau
6
Tế tân
(Herba Asari)
Asarum sieboldii, A. heterotropoides
F.Chum var. mandshuricum
(Maxim.) Kitag.
Vị cay, tính ấm Thận, phế, tâm
- Giải biểu tán hàn
- Chỉ thống
7
Phòng phong
(Radix Ledebouriellae
seseloidis)
Ledebouriella seseloides Wolff.

Vị cay ngọt,
tính hơi ấm
Bàng quang, can
- Giải biểu tán hàn
- Trừ phong giảm đau
8
Hương nhu
(Herba Ocimi)
Ocimum sanctum L., O. gratissimum
L.
Vị cay, tính ấm Phế, vị
- Giải biểu tán hàn
- Hóa thấp kiện vị
9
Tô diệp
(Folium Perillae)
Perilla frutescens (L.) Britt. Vị cay, tính ấm Tỳ, phế
- Giải biểu tán hàn
- Khử đờm chỉ ho
10
Hành
(Herba Allii fistulosi)
Allium fistulosum L. Vị cay, tính ấm Vị, phế
- Giải biểu tán hàn
- Hoạt huyết thông
dương khí
11
Rau mùi
(Herba Coriandri)
Coriandrum sativum L. Vị cay, tính ấm Phế, vị

- Làm cho sởi mọc
- Kiện vị tiêu thực


4




1.1. Quế chi
1.2. Ma hoàng
1.3. Sinh khương



1.4. Kinh giới
1.5. Bạch chỉ
1.6. Tế tân



1.7. Phòng phong
1.8. Hương nhu
1.9. Tô diệp



1.10. Hành
1.11. Rau mùi



Hình ảnh một số vị thuốc phát tán phong hàn
Nguồn: Duoclieu.net (1.1, 1.2,1.5)
Yhoccotruyen.org (1.3,1.4,1.6,1.7,1.8)
Thuocdongduoc.vn (1.11)
Duoclieudonghan.com.vn (1.9)
Baophuyen.com.vn (1.10)



5

1.1.2.2. Thuốc phát tán phong nhiệt
Thuốc phát tán phong nhiệt được dùng trong điều trị:
- Cảm mạo phong nhiệt và thời kỳ viêm họng, khởi phát các bệnh
truyền nhiễm (phần vệ thuộc ôn bệnh): sợ nóng, phát sốt nhiều, nhức đầu, mắt
đỏ, họng đỏ, miệng khô, rêu lưỡi vàng hay trắng dày, chất lưỡi đỏ, mạch phù
sác.
- Làm mọc các nốt ban chẩn (sởi, thủy đậu).
- Ho, viêm phế quản thể hen.
- Một số ít có tác dụng giải dị ứng, lợi niệu.
- Đều có tác dụng hạ sốt [12], [13].
Danh mục thuốc phát tán phong nhiệt được trình bày ở bảng 1.2.


6

Bảng 1.2. Danh mục thuốc phát tán phong nhiệt
TT
Vị thuốc

Tên khoa học cây thuốc
Tính vị
Quy kinh
Tác dụng chính
1
Bạc hà
(Herba Menthae arvensis)
Mentha arvensis L.
Vị cay, tính
mát
Phế, can
- Giải biểu nhiệt
- Trừ phong, giảm đau
2
Ngưu bàng tử
(Fructus Arctii)
Arctium lappa L.
Vị cay đắng,
tính hàn
Phế, vị
- Giải biểu nhiệt
- Thông phế, thanh nhiệt
giải độc
3
Thuyền thoái
(Periostracum Cicadae)
Cryptotympana pustulata F.
Vị mặn, tính
hàn
Phế, can

- Giải biểu nhiệt
- Giải độc

4
Tang diệp
(Folium Mori albae)
Morus alba L.
Vị ngọt đắng,
tính hàn
Can, phế, thận
- Giải biểu nhiệt
- Cố biểu liễm hãn
5
Cúc hoa
(Flos Chrysanthemi indici)
Chrysanthemum indicum L.
Vị ngọt đắng,
tính bình
Phế, can, tâm,
đởm, vị, tỳ, đại
tràng, tiểu tràng
- Giải biểu nhiệt
- Thanh can sáng mắt
6
Cát căn
(Radix Puerariae)
Pueraria thomsonii Benth.
Vị ngọt cay,
tính bình
Tỳ, vị

- Giải biểu nhiệt
- Sinh tân chỉ khát
7
Mạn kinh tử
(Fructus Viticis trifoliate)
Vitex trifolia L., V. rotundifolia
L.
Vị cay đắng,
tính hơi hàn
Can, phế, bàng
quang
- Giải biểu nhiệt
- Chỉ thống

8
Sài hồ bắc
(Radix Bupleuri)
Buplerum chinensis DC., B.
scorzonerifolium Willd.
Vị đắng, tính
hơi hàn
Can, đởm, tâm
bào lạc, tam tiêu
- Giải biểu nhiệt
- Sơ can giải uất
9
Phù bình
(Herba Pistiae)
Pistia stratiotes L.
Vị cay, tính

hàn
Phế, thận
- Làm sởi mọc, giải độc
- Lợi niệu tiêu phù
10
Thanh cao
(Herba Aretemisia apiaceae)
Artemisia apiaceae Hance.
Vị đắng, tính
hàn
Can, đởm
- Thanh nhiệt giải thử
- Trừ hư nhiệt
11
Thăng ma
(Rhizoma Cimicifugae)
Cimicifuga heracleifolia Kom.,
C. dahurica (Turcz.) Maxim.,
C. foetida L.
Vị ngọt cay,
hơi đắng, tính
hàn
Phế, vị, đại tràng
- Giải biểu nhiệt
-Thăng dương khí


7





1.12. Bạc hà
1.13. Ngưu bàng tử
1.14. Thuyền thoái



1.15. Tang diệp
1.16. Cúc hoa
1.17. Cát căn



1.18. Mạn kinh tử
1.19. Sài hồ bắc
1.20. Phù bình



1.21. Thanh cao
1.22. Thăng ma


Hình ảnh một số vị thuốc phát tán phong nhiệt

Nguồn: Duoclieu.net (1.13, 1.17, 1.18, 1.19)
Yhoccotruyen.org (1.12, 1.14, 1.15, 1.16, 1.20, 1.21, 1.22)





8

1.2. THUỐC PHÁT TÁN PHONG THẤP
Thuốc phát tán phong thấp là thuốc chữa các bệnh do phong thấp xâm
phạm vào da, kinh lạc, gân xương mà y học dân tộc gọi là chứng tý.
Trên lâm sàng thường dùng để chữa bệnh về khớp, đặc biệt là viêm
khớp dạng thấp, thoái khớp, đau dây thần kinh ngoại biên, bệnh dị ứng nổi
ban.
Khi sử dụng những thuốc này cần chú ý những điểm sau:
- Cần phân biệt được chứng hàn nhiệt của các vị thuốc để chữa các
chứng bệnh do phong hàn thấp (viêm đa khớp tiến triển mạn tính, thoái khớp),
do phong thấp nhiệt (viêm khớp có sưng nóng đỏ đau, viêm khớp cấp) khác
nhau.
- Muốn đẩy mạnh tác dụng của thuốc chữa phong thấp cần phối ngũ với
thuốc hoạt huyết, thuốc lợi niệu, thuốc kiện tỳ vị [13].
Danh mục thuốc phát tán phong thấp được trình bày ở bảng 1.3.


9

Bảng 1.3. Danh mục thuốc phát tán phong thấp
TT
Tên vị thuốc
Tên khoa học cây thuốc
Tính vị
Quy kinh
Tác dụng chính
1

Hy thiêm
(Herba Siegesbeckiae)
Siegesbeckia orientalis L.
Vị đắng cay,
tính ấm
Can, thận
- Trừ phong thấp
- Bình can tiềm dương
2
Tang ký sinh
(Herba Loranthi)
Loranthus parasiticus (L.)
Merr., L. gracilifolius Schult.,
Taxillus gracilifolins Schult.
Vị đắng, tính
bình
Can, thận
- Trừ phong thấp, mạnh
gân cốt
3
Ngũ gia bì gai
(Cortex Acanthopanacis
trifoliati)
Acanthopanax trifoliatus (L.)
Merr.
Vị cay, tính ấm Can, thận
- Trừ phong thấp
- Bổ dưỡng khí huyết
4
Phòng kỷ

(Radix Stephaniae
tetrandrae)
Stephania tetrandra S.Moore.
Vị đắng cay,
tính hàn
Bàng
quang
- Trừ phong thấp, giảm
đau
- Lợi niệu tiêu phù
5
Ké đầu ngựa
(Fructus Xanthii strumarii)
Xanthium strumarium L.
Vị đắng cay,
tính ấm
Phế, thận, tỳ
- Trừ phong thấp, giảm
đau
- Tiêu độc sát khuẩn
6
Uy linh tiên
(Radix Clematidis)
Clematis chinensis L.
Vị cay mặn,
tính ấm
Bàng quang
- Trừ phong thấp
- Thanh thấp nhiệt can
đởm

7
Mã tiền tử
(Semen Strychni)
Strychnos nux-vomica L.
Vị đắng, tính
hàn
Can, tỳ
- Khứ phong chỉ thống,
chỉ kinh
8
Độc hoạt
(Radix Angelicae
pubescentis)
Angelica pubescens Maxim.
Vị đắng cay,
tính ấm
Can, thận - Khứ phong chỉ thống
9
Tần giao
(Radix Gentianae)
Gentiana macrophylla Pall.,
G. straminea Maxim., G.
dahurica Fisch.
Vị đắng cay,
tính hơi hàn
Vị, đại tràng, can,
đởm
- Khứ phong chỉ thống
- Thanh hư nhiệt trừ
phiền

10
Thiên niên kiện
(Rhizoma Homalomenae)
Homalomena occulta (Lour)
Schott.
Vị cay ngọt,
tính ôn
Can, thận
- Trừ phong chỉ thống
- Thông kinh hoạt lạc


10


11
Khương hoạt
(Rhizoma et radix
Notopterygii)
Notopterygium incisum Ting
ex H.T.Chang, N. forbesii
Boiss.
Vị đắng cay,
tính ấm
Bàng quang, can,
thận
- Trừ phong chỉ thống
- Giải biểu tán hàn
12
Hổ cốt

(Os Tigris)
Panther tigris L.
Vị mặn cay,
tính hơi ấm
Can, thận
- Hoạt lạc trừ phong thấp
- Bổ khí huyết
13
Rắn
Nhiều loại rắn: Naja-naja L.,
Bungarus fasciatus L.,
Bungarus candidus L.,
Zamenis mucosus L.
Vị ngọt mặn,
tính ấm
Can
- Trừ phong thấp, thông
kinh lạc
- Chỉ kinh
14
Tang chi
(Ramulus Mori)
Morus alba L.
Vị đắng, tính
bình
Phế, thận
- Trừ phong thấp, thông
kinh lạc
- Chỉ ho, lợi thủy











11




1.23. Hy thiêm
1.24. Tang ký sinh
1.25. Ngũ gia bì gai

1.26. Phòng kỷ
1.27. Ké đầu ngựa
1.28. Uy linh tiên


1.29. Mã tiền tử
1.30. Độc hoạt
1.31. Tần giao

1.32. Thiên niên kiện
1.33. Khương hoạt
1.34. Hổ cốt


1.35. Rắn


1.36. Tang chi


Hình ảnh một số vị thuốc phát tán phong thấp
Nguồn: Duoclieu.net (1.27, 1.35)
Yhoccotruyen.org (1.23, 1.24, 1.25, 1.26, 1.28, 1.30, 1.31, 1.32, 1.33, 1.34,
1.36)
Nguyentampharma.com.vn (1.29)



12

Chương 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1. ĐỐI TƯỢNG THU THẬP THÔNG TIN
Vị thuốc thuộc nhóm thuốc giải biểu và thuốc phát tán phong thấp.
2.2. NỘI DUNG THU THẬP THÔNG TIN
- Thông tin vị thuốc: tên khoa học, tính vị, quy kinh, công năng, chủ trị.
- Thành phần hóa học
- Tác dụng sinh học
- Cách dùng và liều dùng
- Kiêng kỵ
2.3. PHƯƠNG PHÁP THU THẬP THÔNG TIN
- Thu thập, tổng hợp thông tin: Về nhóm thuốc giải biểu, thuốc phát tán
phong thấp (khái niệm, phân loại, tác dụng theo y học cổ truyền, tác dụng sinh

học, kiêng kỵ) và vị thuốc giải biểu, phát tán phong thấp (thông tin vị thuốc,
thành phần hóa học, tác dụng theo y học cổ truyền, tác dụng sinh học…) từ
các tài liệu tham khảo: sách, tạp chí, trang web khoa học chuyên ngành.
- Xử lý thông tin: lập cơ sở dữ liệu.
- Phân tích sự tương đồng giữa YHCT với y học hiện đại.











13

Chương 3: KẾT QUẢ VÀ BÀN LUẬN

3.1.THUỐC PHÁT TÁN PHONG HÀN

QUẾ CHI
(Ramulus Cinnamomi)
Vị thuốc là cành của cây quế Cinnamomum cassia Presl. hoặc một số
loài quế khác (Cinnamomum zeylanicum Blume., Cinnamomum loureirii
Nees), họ Long não (Lauraceae).
- Vị cay ngọt, tính ấm; quy kinh phế, tâm, bàng quang [3], [12], [13].
- Công năng: giải biểu hàn, thông dương khí, ôn thông kinh mạch, hóa
khí [3].

- Chủ trị: cảm mạo phong hàn, khí huyết ứ trệ, phù, tiểu tiện không
thông lợi [3].
Thành phần hóa học
Tinh dầu (aldehyd cinamic, salicylaldehyd, methylsalicylaldehyd,
eugenol methyleugenol,…), tanin, đường, coumarin [5], [9], [27], [31].
Catechin và proanthocyanin, phenylglycosid, cinnacassiol, các hợp chất
flavonoid, dầu béo, chất nhựa, chất nhày, gôm, calci oxalate, 2 hợp chất có
tác dụng diệt côn trùng (cinnzelanin và cinnzelanol), tinh bột, protein, chất vô
cơ [5], [8].
Tác dụng sinh học
- Kích thích tuyến mồ hôi bài tiết, hạ sốt, giảm đau: Aldehyd cinnamic
trong tinh dầu quế chi có tác dụng mở lỗ chân lông, làm ra mồ hôi, hạ sốt [4].
Cinnamaldehyd hoặc natri cinnamate trong dịch chiết quế làm giảm nhiệt độ
ở chuột bình thường và ở thỏ được gây sốt. Cinnamaldehyd cho thấy tác dụng
giảm đau nhẹ trong thử nghiệm gây đau ở chuột bằng acid acetic [222].


14

- Tác dụng chống viêm: Dịch chiết ethanol C. cassia giảm sản sinh NO,
TNF-α, PGE2 kích hoạt bởi LPS trong tế bào RAW264.7 và đại thực bào
trong phúc mạc. Ngoài ra, dịch chiết ethanol quế cũng ức chế sự biểu hiện của
mRNA của enzyme sản sinh chất trung gian gây viêm như iNOS, COX-2,
TNF-α do ức chế hoạt hóa yếu tố NF-κB, đồng thời ức chế Src/Syk ở lách
[210]. Dịch chiết C. cassia có tác dụng giảm số điểm viêm da, mức độ IgE
huyết thanh, histamin, TNF-α; ức chế sự dày lên của lớp biểu bì/ lớp hạ bì,
giảm xâm nhập vào da của các tế bào viên da ở chuột. Ngoài ra, dịch chiết
quế còn ức chế sự biểu hiện mRNA của IL-4, TNF-α [262].
- Tác dụng an thần: Cinnamaldehyd làm giảm hoạt động tự nhiên của
chuột nhắt và có tác dụng đối kháng với hoạt động gây ra bởi apomorphin

hoặc methamphetamine ở chuột nhắt, có tác dụng kéo dài giấc ngủ gây bởi
hexobarbital, tác dụng hạ nhiệt và chống sốt ở chuột nhắt. Tác dụng ức chế và
kích thích trung tâm của cinnamaldehyd có thể do tương tác với các nơron
đáp ứng với monoamine ở hệ thần kinh trung ương, có vai trò trong tác dụng
điều trị của vỏ thân hoặc cành quế [5].
- Tác dụng kháng khuẩn, kháng nấm: Tinh dầu quế chứa
cinnamaldehyd có tác dụng kháng khuẩn đối với các vi khuẩn: Salmonella
typhi, tụ cầu vàng, Bacillus mycoides, Candida albicans, Shigella flexneri,
liên cầu khuẩn tan máu, trực khuẩn lao, Shigella dysenteriae, phế cầu khuẩn,
Sh. shigae, Sh. sonnei, trực khuẩn coli, trực khuẩn mủ xanh, phẩy khuẩn tả
[60], [93], [185], [198]. Tinh dầu quế có tác dụng diệt n
ấm với Trichophyton
mentagrophytes. Hoạt chất cinnamaldehyd có tác dụng với Microsporum
audouini, Aspergillus nidurans, Cryptococcus neoformans, Penicillium
rugulosum, Sporothrix schenckii, Trichophyton rubrum, T. violaceum,
Microsporum gypseum, Histoplasma capsulatum [5], [41], [162], [185].


15

- Tác dụng chống loét dạ dày: Trên chuột cống trắng tiêm phúc mạc
cao nước quế với liều 100 mg/kg có tác dụng dự phòng loét do stress khi để
chuột trong môi trường không khí lạnh (3-5
0
C) hoặc ngâm trong nước lạnh.
Cao này cũng ức chế mạnh loét dạ dày do tiêm dưới da serotonin cho chuột
cống trắng, và làm tăng lưu lượng máu ở niêm mạc dạ dày, cho thấy tác dụng
chống loét của quế là do ức chế những yếu tố tấn công và tăng cường yếu tố
bảo vệ [5].
- Tác dụng hạ đường huyết: Dịch chiết nước quế làm tăng sự hấp thu

glucose in vitro, tổng hợp glycogen và tăng phosphoryl hóa thụ thể insulin
[89], [96]. Sau 40 ngày sử dụng 1, 3 hoặc 6g quế cho thấy quế giảm trung
bình nồng độ glucose huyết thanh (18-27%), triglyceride (23-30%), LDL-
cholesterol (7-27%) và cholesterol toàn phần (12-26%) ở bệnh nhân đái tháo
đường type 2 [116]. Sử dụng bột quế trong 4 tháng giảm đáng kể nồng độ
glucose huyết tương lúc đói, triglyceride và LDL-cholesterol [114]. Quế cải
thiện nồng độ đường trong máu lúc đói và sự nhạy cảm insulin ở bệnh nhân
tiểu đường [43], [147].
- Tác dụng hạ huyết áp: Ở chó và chuột lang gây mê, cinnamaldehyd có
tác dụng hạ áp, có thể chủ yếu do giãn mạch ngoại biên. Sự giãn mạch này
vẫn tồn tại ở chó sau khi huyết áp hồi phục [5]. Quế có tác dụng giảm huyết
áp tâm trương và huyết áp tâm thu tương ứng là 5,39 mmHg và 2,6 mmHg
trên bệnh nhân đái tháo đường type 2 [15]. Sau 12 tuần sử dụng quế làm giảm
đáng kể chỉ số HbA1c (P<0,005), huyết áp tâm thu, huyết áp tâm trương ở
nhóm đái tháo đường type 2 so với nhóm dùng giả dược [16].
- Tác dụng chống oxy hóa: Aldehyd cinnamic (CA) và acid cinnamic
(CD) phân lập từ Cinnamomum cassia giảm độ cao đoạn ST trên mô hình
thiếu máu cục bộ cơ tim cấp ở chuột, giảm nồng độ creatinin kinase, lactate
dehydrogenase, TNF-α và IL-6 huyết thanh; tăng hoạt động của NO huyết


16

thanh. CA và CD tăng hoạt động của superoxide dismutase và giảm nồng độ
của malondialdehyd trong mô cơ tim [51].
- Tác dụng lên acid uric máu: Tinh dầu quế làm giảm nồng độ urat
huyết thanh và gan chuột trên mô hình gây tăng acid uric bằng kali oxonat
phụ thuộc thời gian và liều; giảm nồng độ urat trong gan phụ thuộc liều trên
chuột bình thường. Tinh dầu quế với liều 600 mg/kg có tác dụng tương tự như
allopurinol, còn ở mức liều 450 mg/kg hoặc cao hơn nồng độ urat huyết thanh

không khác nhau giữa chuột gây tăng acid uric và chuột bình thường [234].
Dịch chiết methanol của cành quế có tác dụng ức chế enzyme xanthin oxidase
(IC
50
18mg/ml). Enzym oxidase xúc tác quá trình oxy hóa hypoxanthin thành
xanthin và sau đó thành acid uric, đóng vai trò quan trọng trong bệnh gút
[129].
- Tác dụng gây độc tế bào: Tinh dầu C. zeylanicum (2,5-50 µg/ml) ức
chế tăng trưởng của 2 dòng tế bào 5RPH và F2408 (nguyên bào sợi chuột
bình thường) sau 24 giờ, 48 giờ tiếp xúc với tinh dầu phụ thuộc vào nồng độ.
Tác dụng gây độc tế bào của tinh dầu quế mạnh với giá trị IC
50
dưới 20 50
µg/ml ở cả hai dòng tế bào, nhưng trên tế bào 5RPH mạnh hơn [156].
- Tác dụng khác: Dịch chiết quế làm giảm sự oligome hóa β-amyloid
và suy giảm trí nhớ [56], [178] và ngăn ngừa glutamate – gây ra chết tế bào
thần kinh trong nuôi cấy tế bào hạt tiểu não [181]. Acid cinnamic,
cinnamaldehyd phân lập từ dịch chiết methanol của C. cassia thúc đẩy sự tạo
mỡ trong hAT-MSCs (tế bào gốc trung mô từ mô mỡ) [80]. Cao nước quế cho
chuột cống trắng bị viên thận uống có tác dụng dự phòng sự tăng nồng độ
protein trong nước tiểu nhưng không ảnh hưởng trên sự phục hồi của thiếu
máu gây bởi mất máu cấp tính và trên số lượng bạch cầu, tế bào lympho. Tác
dụng chống huyết khối, chống viêm, chống dị ứng, làm tăng lượng protein
toàn phần và gamma-globulin trong máu, giảm tỷ lệ vỡ dưỡng bào do nhỏ


17

dung dịch nọc rắn lên mạc treo ruột hoặc do tiêm tĩnh mạch nọc độc rắn cho
chuột lang [5].

Cách dùng, liều dùng: Ngày dùng 6-12g, dạng thuốc sắc. Thường phối
hợp với các vị thuốc khác [3].
Kiêng kỵ: Người có chứng thấp nhiệt, âm hư hỏa vượng, đau bụng, các
chứng xuất huyết, phụ nữ có thai [12], [13].
Nhận xét
Cinnamaldehyd kích thích tuyến mồ hôi, hạ sốt, giảm đau chứng minh
cho tính phát hãn, giải biểu của vị thuốc. Tác dụng giảm đau, chống viêm,
chống oxy hóa liên quan đến công năng thông dương khí, ôn thông kinh
mạch.
Ngoài ra quế chi còn có tác dụng hạ huyết áp, hạ đường huyết, hạ acid
uric, an thần, chống loét dạ dày, kháng khuẩn, an thần, gây độc tế bào.
Hoạt chất chính: cinnamaldehyd, acid cinnamic…

MA HOÀNG
(Herba Ephedrae)
Vị thuốc là phần trên mặt đất của cây thảo ma hoàng (Ephedra sinica
Staff.) hoặc mộc tặc ma hoàng (E. equisetina Bunge.) hoặc trung gian ma
hoàng (E. intermedia Schrenk. et C.A. Meyer.), họ Ma hoàng (Ephedraceae).
- Vị cay đắng, tính ấm; quy kinh phế, bàng quang [3], [12], [13].
- Công năng: phát hãn giải biểu hàn, chỉ ho, bình suyễn, lợi thủy [3].
- Chủ trị: cảm mạo phong hàn; ngực tức, ho suyễn, hen phế quản, phù
thũng [3].





18

Thành phần hóa học

Alkaloid ( (-) ephedrine, (+) pseudoephedrine, một số alkaloid khác với
hàm lượng nhỏ như: (-) N-methylephedrin, (-) norephedrin, (+) N-
methylpseudoephedrin, (+) N-norpseudoephedrin…) [5], [222], [226].
Tanin catechic, một số ít cholin, các chất vô cơ 10% [5].
Ngoài ra còn chứa tanin, saponin, flavonin, dầu bay hơi, acid hữu cơ
[1], [222].
Xác định được 99 chất trong tinh dầu, thành phần chính gồm: α-
terpineol, p-vinylanisole, 3-methyl-2-buten-1-ol, tetramethylpyrazine, terpine-
4-ol, α-linalool, phytol, γ-eudesmol, eudesm-7(11)-en-4-ol [183].
Flavonoid gồm: (-)-epicatechin, (-)-gallocatechin, (-)-epi gallocatechin,
(+)-catechin. Acid hữu cơ gồm: acid benzoic, acid p-hydroxybenzoic, acid
cinnamic, acid p-coumaric, acid vanillic, acid protocatechuic [222].
Tác dụng sinh học
Hai hoạt chất chính của ma hoàng: ephedrine và pseudoephedrine là
những chất giống thần kinh giao cảm, kích thích các thụ thể của alpha và beta,
chủ yếu nhờ giải phóng noradrenalin hệ thần kinh trung ương [5], [226]. Các
tác dụng của ma hoàng bao gồm:
- Tác dụng trên tim mạch: Ephedrin kích thích hệ thần kinh giao cảm,
gây co mạch và kích thích tim [5], [179], [226]. Ephedrine làm tăng nhịp tim,
hiệu suất tim và tăng sức kháng của mạch ngoại biên, do đó gây tăng huyết áp
kéo dài. Tác dụng tim mạch của của ephedrine kéo dài gấp 10 lần so với
epinephrine. Ephedrine làm tăng cả huyết áp tâm thu, tâm trương và áp suất
mạch. Lưu lượng máu ở thận và nội tạng giảm, trong khi lưu lượng máu ở
động mạch vành, não và cơ tăng [5], [226].
- Tác dụng giãn phế quản và chống ngạt mũi: Ephedrine gây giãn phế
quản mạnh do hoạt hóa thụ thể của adrenalin beta trong phổi. Tác dụng giãn


×