Tải bản đầy đủ (.pdf) (63 trang)

Hiệu chỉnh mô hình gây sỏi tiết niệu in vivo và áp dụng để đánh giá tác dụng của các dược liệu ý dĩ, bồ đề, xấu hổ và lâm vồ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.14 MB, 63 trang )




BỘ Y TẾ
TRƢỜNG ĐẠI HỌC DƢỢC HÀ NỘI








NGUYỄN VĂN CHIẾN

HIỆU CHỈNH MÔ HÌNH GÂY SỎI TIẾT
NIỆU IN VIVO VÀ ÁP DỤNG ĐỂ ĐÁNH
GIÁ TÁC DỤNG CỦA CÁC DƢỢC LIỆU
Ý DĨ, BỒ ĐỀ, XẤU HỔ VÀ LÂM VỒ






KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP DƢỢC SĨ




HÀ NỘI - 2014



















BỘ Y TẾ
TRƢỜNG ĐẠI HỌC DƢỢC HÀ NỘI




NGUYỄN VĂN CHIẾN



HIỆU CHỈNH MÔ HÌNH GÂY SỎI TIẾT
NIỆU IN VIVO VÀ ÁP DỤNG ĐỂ ĐÁNH
GIÁ TÁC DỤNG CỦA CÁC DƢỢC LIỆU

Ý DĨ, BỒ ĐỀ, XẤU HỔ VÀ LÂM VỒ




KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP DƢỢC SĨ


Ngƣời hƣớng dẫn:
TS. Nguyễn Thùy Dương
DS. Phạm Đức Vịnh
Nơi thực hiện:
Bộ môn Dược lực


HÀ NỘI – 2014



































LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình thực hiện đề tài, tôi đã nhận được sự giúp đỡ rất quý báu và
tận tình của các thầy cô, gia đình và bạn bè. Và đó thực sự là nguồn động lực,
nguồn động viên và khích lệ tôi trong suốt quá trình thực hiện đề tài.
Tôi xin bày tỏ lời cám ơn chân thành và lòng biết ơn sâu sắc đến:
o TS. Nguyễn Thùy Dương và TS. Nguyễn Hoàng Anh – những người
thầy, người cô đã chỉ bảo và định hướng tôi thực hiện đề tài này.
o DS. Phạm Đức Vịnh – người thầy đã trực tiếp hướng dẫn tận tình
cho tôi, giúp đỡ tôi hoàn thành đề tài.
Tôi cũng xin chân thành cảm ơn đến:

o Các thầy cô, anh chị kĩ thuật viên Bộ môn Dược lực đã nhiệt tình giúp
đỡ tôi trong suốt quá trình làm thực nghiệm.
o TS. Nguyễn Quỳnh Chi, Ths. Lê Thanh Bình và các anh chị kĩ thuật
viên Bộ môn Dược liệu, bộ môn Công nghiệp Dược và các anh chị cán bộ Viện
Dược liệu, viện Hóa sinh biển – Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam đã
hỗ trợ tôi trong thời gian thực hiện đề tài.
o Sở Khoa học công nghệ tỉnh Hải Dương đã cấp kinh phí thông qua đề
tài Khoa học công nghệ cấp tỉnh giai đoạn 2012 – 2013 để tôi thực hiện đề tài.
o Ban giám hiệu cùng toàn thể các thầy cô trường đại học Dược Hà Nội
đã tạo điều kiện cho tôi học tập và tích lũy những kiến thức bổ ích trong suốt 5 năm
học vừa qua.
Lời cuối cùng, tôi xin cảm ơn đến những người thân trong gia đình, những
người bạn, anh em đã tận tình giúp đỡ, hỗ trợ và luôn bên cạnh tôi trong suốt thời
gian học tập và nghiên cứu.
Hà Nội, tháng 5 năm 2014
Sinh viên

Nguyễn Văn Chiến



MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN
DANH MỤC CÁC KÍ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT
DANH MỤC CÁC BẢNG
DANH MỤC CÁC HÌNH
ĐẶT VẤN ĐỀ 1
CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN 2
1.1. Sinh lý bệnh của sỏi tiết niệu 2
1.2. Dự phòng và điều trị bệnh lý sỏi tiết niệu 4

1.2.1. Điều trị ngoại khoa 4
1.2.2. Điều trị nội khoa 4
1.2.3. Dự phòng tái phát 4
1.3. Một số mô hình gây sỏi tiết niệu in vivo 5
1.3.1. Mô hình gây quá bão hòa oxalat niệu 5
1.3.2. Mô hình gây sỏi calci oxalat trên chuột tăng bài tiết calci do di truyền . 7
1.3.3. Sử dụng chế độ ăn thiếu hụt pyridoxin 8
1.3.4. Cấy sỏi vào bàng quang 8
1.4. Vài nét về các dƣợc liệu sử dụng trong nghiên cứu 9
1.4.1. Ý dĩ 9
1.4.2. Bồ đề 10
1.4.3. Xấu hổ 12
1.4.4. Lâm vồ 14
CHƢƠNG 2. ĐỐI TƢỢNG, PHƢƠNG TIỆN VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN
CỨU 16


2.1. Nguyên liệu nghiên cứu 16
2.2. Phƣơng tiện nghiên cứu 16
2.2.1. Động vật thí nghiệm 16
2.2.2. Hóa chất và thuốc thử 16
2.2.3. Thiết bị và dụng cụ 17
2.3. Nội dung nghiên cứu 17
2.4. Phƣơng pháp nghiên cứu 17
2.4.1. Gây sỏi tiết niệu in vivo trên thực nghiệm và đánh giá tác dụng của
chứng dƣơng natri citrat 17
2.4.2. Áp dụng mô hình gây sỏi tiết niệu in vivo đã hiệu chỉnh để đánh giá tác
dụng ức chế hình thành sỏi tiết niệu của các dƣợc liệu Ý dĩ, Bồ Đề, Xấu hổ và
Lâm vồ. 21
2.4.3. Phƣơng pháp xử lý số liệu 22

CHƢƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 23
3.1. Kết quả phƣơng pháp gây sỏi tiết niệu in vivo trên động vật thực nghiệm 23
3.1.1. Ảnh hƣởng của mô hình gây sỏi tiết niệu in vivo đến thể trạng chuột 23
3.1.2. Ảnh hƣởng của mô hình gây sỏi tiết niệu in vivo đến khối lƣợng cơ thể
chuột. 23
3.1.3. Ảnh hƣởng của mô hình gây sỏi tiết niệu in vivo đến một số chỉ số huyết
học của động vật thí nghiệm 24
3.1.4. Ảnh hƣởng của mô hình gây sỏi tiết niệu in vivo đến một số chỉ số hóa
sinh máu của động vật thực nghiệm 25
3.1.5. Ảnh hƣởng của mô hình gây sỏi tiết niệu in vivo đến thể tích nƣớc tiểu
25
3.1.6. Ảnh hƣởng của mô hình gây sỏi tiết niệu in vivo đến pH nƣớc tiểu 26


3.1.7. Tinh thể calci oxalat trong nƣớc tiểu khi sử dụng mô hình gây sỏi tiết
niệu in vivo 27
3.1.8. Sự lắng đọng tinh thể trong thận khi sử dụng mô hình gây sỏi tiết niệu
in vivo bằng ethylen glycol 0,75%. 29
3.2. Kết quả của phƣơng pháp đánh giá tác dụng ức chế tạo sỏi của các dƣợc liệu
Ý dĩ, Bồ Đề, Xấu hổ và Lâm vồ 31
3.2.1. Ảnh hƣởng của các dƣợc liệu đến thể tích nƣớc tiểu 31
3.2.2. Ảnh hƣởng của các dƣợc liệu đến pH nƣớc tiểu 31
3.2.3. Ảnh hƣởng của các dƣợc liệu đến số lƣợng tinh thể calci oxalat trong
nƣớc tiểu 32
3.2.4. Tác dụng ức chế sự lắng đọng tinh thể calci oxalat trong thận trên mô
hình gây sỏi tiết niệu bằng ethylen glycol 0,75% 35
CHƢƠNG 4: BÀN LUẬN 39
4.1. Bàn luận về việc hiệu chỉnh mô hình gây sỏi tiết niệu trên thực nghiệm
bằng EG 0,75%. 39
4.1.1. Về những thay đổi trong mô hình gây sỏi tiết niệu in vivo 39

4.1.2. Về kết quả hiệu chỉnh mô hình gây sỏi tiết niệu in vivo bằng EG 0,75%
41
4.2. Bàn luận về tác dụng của các dƣợc liệu 44
4.2.1. Về tác dụng của dƣợc liệu Ý dĩ 44
4.2.2. Về tác dụng của các dƣợc liêu khác 45
KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT 47





DANH MỤC CÁC KÍ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT

AC: Amoni clorid
ALT: Alanin aminotransferase
AST: Aspartat aminotransferase
CaOx: Calci oxalat
COD: Calci oxalat monohydrat
COM: Calci oxalat dihydrat
EG: Ethylen glycol






















DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 2.1: Thang điểm phản ánh số lƣợng tinh thể CaOx trung bình 20
Bảng 3.1: Một số chỉ số huyết học của động vật thực nghiệm của 3 nhóm nghiên
cứu trong 4 tuần thí nghiệm 24
Bảng 3.2: Một số chỉ số hóa sinh của động vật thực nghiệm của 3 nhóm nghiên cứu
trong 4 tuần thí nghiệm 25
Bảng 3.3: Điểm đánh giá về số lƣợng tinh thể calci oxalat trong nƣớc tiểu 27
Bảng 3.4: Điểm đánh giá về số lƣợng ống thận có kết tập sỏi 29
Bảng 3.5: Ảnh hƣởng của mô hình nghiên cứu đến thể tích nƣớc tiểu (ml) 31
Bảng 3.6: Ảnh hƣởng của các dƣợc liệu đến số lƣợng tinh thể calci oxalat trong
nƣớc tiểu 33
Bảng 3.7: Điểm phản ánh mức độ kết tập sỏi tại thận 35



















DANH MỤC CÁC HÌNH

Hình 1.1: Cây Ý Dĩ (Coix lachryma-jobi L. Poaceae). 10
Hình 1.2: Lá cây bồ đề (Ficus religiosa L.Moraceae). 11
Hình 1.3: Cây xấu hổ (Mimosa pudica L.Mimosaceae). 13
Hình 1.4: Lá cây Lâm vồ (Ficus Rumphii B. Moraceae). 14
Hình 2.1: Quy trình gây sỏi tiết niệu 18
Hình 2.2: Quy trình thí nghiệm đánh giá tác dụng của các dƣợc liệu trên mô hình
gây sỏi tiết niệu 22
Hình 3.1: Khối lƣợng cơ thể của chuột của 3 nhóm nghiên cứu trong 28 ngày thí
nghiệm 23
Hình 3.2: Ảnh hƣởng của mô hình nghiên cứu đến thể tích nƣớc tiểu 26
Hình 3.3: Ảnh hƣởng của mô hình nghiên cứu đến pH nƣớc tiểu chuột 26
Hình 3.4: Hình ảnh tinh thể calci oxalat trong nƣớc tiểu ở độ phóng đại x400 28
Hình 3.5: Hình ảnh vi thể thận chuột ở độ phóng đại x100 30
Hình 3.6: Hình ảnh vi thể thận chuột ở độ phóng đại x400 30
Hình 3.7: Ảnh hƣởng của từng loại dƣợc liệu đến pH nƣớc tiểu chuột 32
Hình 3.8: Hình ảnh tinh thể calci oxalat trong nƣớc tiểu của 6 lô chuột ở độ phóng

đại x400 34
Hình 3.9: Hình ảnh vi thể thận của 6 lô chuột ở độ phóng đại x100 36
Hình 3.10: Hình ảnh vi thể thận của 6 lô chuột ở độ phóng đại x400 37

1

ĐẶT VẤN ĐỀ
Sỏi tiết niệu là tình trạng sỏi đƣợc hình thành trong đƣờng tiết niệu gây tắc
nghẽn đƣờng tiết niệu. Việt Nam nằm trong vùng vành đai sỏi của thế giới, tỷ lệ
mắc sỏi thận từ 2 – 12 % tùy theo từng vùng [9], trong đó tỷ lệ suy thận mạn tiến
triển từ bệnh lý sỏi thận chiếm 31 – 44 % [13]. Phác đồ điều trị đƣợc áp dụng cho
từng trƣờng hợp dựa vào vị trí, kích thƣớc của sỏi, chức năng thận và sức khỏe của
bệnh nhân. Trong khi các thuốc hóa dƣợc còn nhiều hạn chế về hiệu quả, điều trị
ngoại khoa mặc dù cho hiệu quả cao nhƣng có khả năng gây tai biến và tỷ lệ tái phát
sỏi cao.
Việt Nam có nguồn dƣợc liệu đa dạng, phong phú với nhiều cây thuốc, bài
thuốc đã đƣợc sử dụng để điều trị sỏi tiết niệu. Qua một số nghiên cứu sàng lọc in
vitro, đã phát hiện đƣợc các dƣợc liệu có tác dụng ức chế hình thành tinh thể sỏi
CaOx. Trong đó Ý dĩ, Bồ đề, Xấu hổ và Lâm vồ là các dƣợc liệu có tiềm năng [4],
[6], [7], [12], [16]. Các dƣợc liệu trên đã đƣợc phối hợp trong một bài thuốc dân
gian đã đƣợc tác giả Nguyễn Thị Hải đánh giá tác dụng ức chế sỏi tiết niệu in vivo
và đã cho kết quả bƣớc đầu [5]. Tuy nhiên, bài thuốc đƣợc đánh giá trên mô hình
thực nghiệm tác giả Phạm Đức Vịnh đã triển khai tại bộ môn Dƣợc lực, Trƣờng đại
học Dƣợc Hà Nội vẫn còn một số hạn chế do sử dụng chứng dƣơng chƣa phù hợp
và độc tính của tác nhân gây sỏi trên động vật thực nghiệm [15]. Với mong muốn
khắc phục đƣợc những nhƣợc điểm trên để xây dựng một mô hình gây sỏi tiết niệu
ổn định, phù hợp cho phép đánh giá chính xác tác dụng của các dƣợc liệu Ý dĩ, Bồ
đề, Xấu hổ và Lâm vồ, chúng tôi thực hiện đề tài: “Hiệu chỉnh mô hình gây sỏi tiết
niệu in vivo và áp dụng để đánh giá tác dụng của các dược liệu Ý dĩ, Bồ đề, Xấu
hổ và Lâm vồ” với hai mục tiêu:

1. Hiệu chỉnh mô hình gây sỏi tiết niệu trên động vật thực nghiệm bằng
ethylen glycol.
2. Đánh giá tác dụng của các dƣợc liệu Ý Dĩ, Bồ Đề, Xấu hổ và Lâm vồ
trên mô hình gây sỏi tiết niệu bằng ethylen glycol đã hiệu chỉnh.
2

CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN
1.1. Sinh lý bệnh của sỏi tiết niệu
Sỏi tiết niệu là tình trạng bệnh lý thƣờng gặp trong các bệnh lý đƣờng tiết
niệu. Mặc dù đã đƣợc đề cập đến từ rất lâu trong các y văn, nhƣng quá trình hình
thành sỏi tiết niệu hiện chƣa đƣợc hiểu biết đầy đủ. Sỏi tiết niệu do nhiều nguyên
nhân và nhiều quá trình phức tạp gây nên [13]. Hai thuyết chính đƣợc đƣa ra hiện
nay để giải thích quá trình hình thành sỏi là: thuyết “hạt tự do” (free partical) và
thuyết “hạt cố định” (fixed partical) [9].
- Thuyết “hạt tự do” cho rằng: hạt khởi đầu đƣợc hình thành ở ngoài tế bào
(trong lòng ống thận) do hiện tƣợng tăng bài tiết các chất hòa tan vào nƣớc tiểu tới
mức quá bão hòa, gây kết tinh thành các tinh thể. Các tinh thể trong nƣớc tiểu sẽ
dính vào nhau để tạo thành nhân, các nhân mới tiếp tục kết tập để tạo thành hạt lớn
hơn. Các hạt sỏi này trôi theo dòng nƣớc tiểu và bị “bẫy” lại ở các vị trí hẹp của
đƣờng tiết niệu. Tại các vị trí này, chúng tiếp tục kết tập thêm các tinh thể và lớn
dần lên để tạo thành sỏi.
- Thuyết “hạt cố định” cho rằng: quá trình hình thành sỏi khởi đầu bằng sự
lắng đọng các muối trong các mô kẽ thận hoặc trong các tế bào ống thận. Các mô và
các tế bào này bị phá hủy và làm bộc lộ ra các tinh thể. Các tinh thể này trở thành
nhân gắn với một vị trí ở ống thận hoặc mô thận. Các nhân này lớn dần lên do sự
kết tập liên tục các tinh thể, rồi sau đó bong ra theo dòng nƣớc tiểu. Các hạt sỏi này
bị “bẫy” lại ở các vị trí hẹp ở đƣờng tiết niệu và tiếp tục lớn lên để trở thành sỏi.
Tuy mỗi thuyết nhấn mạnh đến vị trí và cơ chế khởi đầu của quá trình tạo sỏi
khác nhau, nhƣng quá trình hình thành sỏi tiết niệu có thể tóm lại thành 3 giai đoạn
chính:

Giai đoạn 1: Quá trình quá bão hòa các chất hòa tan trong nước tiểu
Nƣớc tiểu trở nên quá bão hòa khi nồng độ các ion hòa tan của một chất
trong nƣớc tiểu vƣợt quá giới hạn hòa tan của chất đó. Sự quá bão hòa các chất hòa
tan trong nƣớc tiểu là động lực cho sự kết tinh của tinh thể. Việc tăng bài tiết một số
chất hòa tan nhƣ calci, oxalat, phosphat …trong nƣớc tiểu gây quá bão hòa và các
3

chất hòa tan này sẽ kết tinh lại thành các tinh thể trong nƣớc tiểu [9], [33], [53].
Trong nƣớc tiểu bình thƣờng có các chất ức chế nhƣ citrat, magnesi …có thể làm
tăng mức độ bão hòa của các muối calci trong nƣớc tiểu [9], [17]. Khi các chất này
không hoạt động hoặc nồng độ các chất này giảm xuống trong nƣớc tiểu sẽ dẫn đến
sự bão hòa các chất hòa tan trong nƣớc tiểu và hình thành nên các tinh thể.
Giai đoạn 2: Quá trình hình thành các hạt sỏi tiết niệu
Sự tạo nhân: Quá trình này bắt đầu khi các tinh thể muối kết hợp với nhau
trong nƣớc tiểu tạo thành nhân. Sự kết tập tiếp tục diễn ra ngay cả khi nồng độ các
chất hòa tan thấp hơn nồng độ xảy ra quá trình kết tinh ban đầu [17]. Các hạt nhân
có thể hình thành trong ống thận, trên tế bào hoặc bên ngoài tế bào [17], [53]. Nhân
đƣợc hình thành trên một bề mặt gọi là nhân hỗn tạp [17]. Tổn thƣơng tế bào ống
thận cũng thúc đẩy quá trình kết tinh và hình thành hạt nhân do đã tạo ra những
trung tâm để hình thành nên các hạt nhân hỗn tạp này [17].
Sự lớn lên của nhân: Hạt nhân lớn dần lên do 2 quá trình: các ion từ dung
dịch gắn trực tiếp vào hạt nhân và sự kết tập của những tinh thể hoặc các hạt nhân
tự do trong nƣớc tiểu với các hạt nhân hỗn tạp [9], [17], [53]. Quá trình này bị ảnh
hƣởng bởi nhiều chất có trong nƣớc tiểu. Sự tồn tại của “chất kết dính sinh học” nhƣ
các mucoid không đặc hiệu, các mucoprotein đặc hiệu, và dạng polymer của
mucoprotein Tamm-Horsfall, các chất kết dính này làm chậm di chuyển của các
tinh thể và các nhân con gây kết tập chúng vào nhau và vào nhân hỗn tạp [9], [17].
Giai đoạn 3: Quá trình gắn các tinh thể sỏi vào mô thận
Cơ chế tƣơng tác giữa tế bào và tinh thể sỏi rất phức tạp, hiện chƣa đƣợc
hiểu biết đầy đủ. Quá trình gắn của các hạt đƣợc hình thành trƣớc đó vào các tế bào

biểu mô ống thận có thể do tƣơng tác vật lý, trong đó, các hạt sỏi trong nƣớc tiểu bị
“bẫy” lại tại các vị trí hẹp ở đƣờng tiết niệu, gắn và tiếp tục phát triển lớn lên [9],
[53]. Quá trình gắn đƣợc thúc đẩy bởi một số phân tử nhƣ hyaluronan, nucleolin,
annexin II, và osteopontin [53].
4

1.2. Dự phòng và điều trị bệnh lý sỏi tiết niệu
1.2.1. Điều trị ngoại khoa
Việc chỉ định điều trị ngoại khoa và phƣơng pháp ngoại khoa áp dụng phụ
thuộc vào vị trí, kích thƣớc của sỏi, tình trạng chức năng thận và thể trạng của bệnh
nhân [9], [13], [37]. Đối với những sỏi có đƣờng kính > 5mm khó lọt qua niệu quản
và/hoặc bất kì dấu hiệu nào của sự tắc nghẽn đƣờng tiết niệu do sỏi, nhất là sỏi đã
gây tắc nghẽn làm giãn đài bể thận độ 2 trở lên thì cần phải can thiệp ngoại khoa
[9]. Một số phƣơng pháp ngoại khoa có thể sử dụng là tán sỏi ngoài cơ thể, nội soi
lấy sỏi, loại sỏi bằng laze, hoặc tán sỏi qua da… [9], [37], [52].
1.2.2. Điều trị nội khoa
- Thuốc tống sỏi ra ngoài cơ thể: các nghiên cứu gần đây đã cho thấy thuốc
chẹn kênh calci và thuốc chẹn β giao cảm là những thuốc có tiềm năng trong điều trị
sỏi tiết niệu. Trong đó, thuốc chẹn kênh calci có tác dụng làm giãn cơ trơn, chống
co thắt niệu quản. Một số thuốc giãn cơ trơn khác đƣợc sử dụng nhƣ thuốc chẹn α
giao cảm, kích thích chọn lọc α1 [9], [37], [47]. Bên cạnh đó, có thể sử dụng một số
thuốc có nguồn gốc dƣợc liệu nhƣ nƣớc nụ vối. Hiệu quả của nƣớc nụ vối đã đƣợc
chứng minh trong một số nghiên cứu in vitro và in vivo [9].
- Thuốc giảm đau đƣợc sử dụng làm giảm các triệu chứng của bệnh nhân.
Trong đó, các thuốc giảm đau chống viêm không steroid (NSAIDs) nhƣ meloxicam,
diclofenac…. đƣợc sử dụng là lựa chọn đầu tay để giảm đau cho bệnh nhân. Các
thuốc giảm đau trung ƣơng nhƣ morphin, codein…cũng có thể đƣợc sử dụng khi
các NSAIDs không hiệu quả [13], [67].
- Kháng sinh: đƣợc sử dụng khi có sỏi struvit hoặc sỏi tiết niệu kèm theo
nhiễm khuẩn [9], [67].

- Các thuốc điều trị biến chứng (nếu có) nhƣ đái máu, suy thận… [9], [13].
1.2.3. Dự phòng tái phát
Chế độ ăn, uống
Ở những bệnh nhân không có nguy cơ cao, kiểm soát chế độ ăn và lƣợng
nƣớc uống hàng ngày có thể là đủ để dự phòng tái phát sỏi tiết niệu [9], [37], [67].
5

- Uống nhiều nƣớc để đảm bảo thể tích nƣớc tiểu 24 giờ tối thiểu là 2 lít.
- Chế độ ăn nhiều rau và chất xơ, hạn chế protein (0,8 - 1g/kg), muối
(<3g/ngày), các thức ăn giàu oxalat nhƣ bột mì, cacao và chè xanh.
- Đối với bệnh nhân sỏi urat, hạn chế thức ăn giàu acid uric (gan, thận, một
số loại cá…. ).
Chế độ dùng thuốc
Trong trƣờng hợp đã điều chỉnh chế độ ăn và lƣợng nƣớc uống thích hợp
nhƣng chƣa đủ để kiểm soát sự tái phát sỏi tiết niệu, hoặc những bệnh nhân có
nguy cơ tái phát cao, cần kết hợp sử dụng thêm các thuốc nhƣ: lợi tiểu
thiazid, natri citrat, orthophosphat …[9], [37], [67]. Có thể dự phòng tái phát bằng
việc sử dụng một số dƣợc liệu hoặc bài thuốc cổ truyền nhƣ bài thuốc thạch kim
thang [14].
1.3. Một số mô hình gây sỏi tiết niệu in vivo
Đã có rất nhiều mô hình nghiên cứu gây sỏi tiết niệu thực nghiệm đƣợc thực
hiện trên thế giới. Các mô hình này cho phép tìm hiểu sâu hơn về cơ chế bệnh sinh
cũng nhƣ các thuốc và các phƣơng pháp trong điều trị bệnh lý sỏi tiết niệu. Mặc dù
thỏ và chó đã đƣợc sử dụng trong một số nghiên cứu [54], [70], song chuột là động
vật đƣợc sử dụng phổ biến nhất trong các mô hình gây sỏi tiết niệu in vivo [21],
[30], [46], [51], [57], [58], [66]. Kết quả các nghiên cứu cho thấy rất giống nhau về
bản chất và thành phần của sỏi tiết niệu giữa ngƣời và chuột. Hơn nữa, quá trình
lắng đọng sỏi trong thận cũng tƣơng tự giữa ngƣời và chuột khi đƣợc gây tăng nhẹ
oxalat niệu [41]. Nhƣ vậy, các mô hình gây sỏi tiết niệu thực nghiệm bằng việc gây
tăng oxalat niệu trên chuột là phù hợp để cho phép tìm hiểu sâu hơn về bệnh lý sỏi

tiết niệu in vivo.
1.3.1. Mô hình gây quá bão hòa oxalat niệu
Đây là mô hình gây sỏi tiết niệu thực nghiệm trên động vật hay đƣợc sử dụng
nhất hiện nay.
6

1.3.1.1. Nguyên tắc
Sử dụng các hóa chất (các tiền chất của oxalat) để gây tăng nồng độ oxalat
trong nƣớc tiểu nhƣ EG [19], [21], [45], [48], [51], [56], [58], [66], natri oxalat [46],
amoni oxalat [46], hydroxy-L-prolin [42], acid glycolic và muối glyoxylat [49] qua
thức ăn, nƣớc uống, cho uống bằng ống thông vào dạ dày hoặc tiêm màng bụng.
Các tiền chất của oxalat khi vào cơ thể bị chuyển hóa tại gan tạo thành oxalat.
Oxalat bài tiết ra nƣớc tiểu gây quá bão hòa oxalat nƣớc tiểu và tạo ra các tinh thể
calci oxalat (CaOx) niệu - đây là bƣớc quan trọng cho sự hình thành tinh thể CaOx
ở động vật thực nghiệm.
Trong số các tiền chất của oxalat, ethylen glycol (EG) đƣợc sử dụng phổ biến
nhất trong các mô hình thực nghiệm gây sỏi tiết niệu [57].
Các tiền chất trên có thể sử dụng đơn độc hoặc kết hợp thêm phƣơng pháp
khác để thúc đẩy quá trình hình thành và lắng đọng sỏi trong thận. Ví dụ:
- Kết hợp với vitamin D [35], [46]: vitamin D làm tăng nồng độ calci trong
nƣớc tiểu, do đó thúc đẩy quá trình hình thành và lớn lên của các tinh thể CaOx.
- Kết hợp với amoni clorid (AC) [46], [59]: AC làm giảm pH nƣớc tiểu và
làm tăng khả năng kết tập sỏi CaOx vào mô thận.
- Kết hợp với gentamicin [46]: kháng sinh gentamicin làm tăng bài tiết calci
niệu và có thể gây tổn thƣơng biểu mô ống thận, do đó làm tăng khả năng gắn các
tinh thể sỏi vào thận.
- Kết hợp với chế độ ăn thiếu hụt magnesi [55], [61]: các nghiên cứu cho
thấy, chế độ ăn thiết hụt magnesi có tác dụng làm tăng lắng đọng sỏi trong thận. Khi
có mặt của magnesi oxyd (MgO), mức độ lắng đọng sỏi trong thận giảm đi rõ rệt so
với chế độ ăn không có MgO.

1.3.1.2. Thiết kế thí nghiệm
Thời gian gây sỏi kéo dài từ 1 - 4 tuần tùy thuộc loại, nồng độ và cách đƣa
hóa chất gây sỏi vào cơ thể động vật thực nghiệm. Trong thời gian thí nghiệm, định
kì lấy mẫu nƣớc tiểu chuột để xác định pH nƣớc tiểu, số lƣợng và loại tinh thể
7

CaOx, các chỉ số hóa sinh nƣớc tiểu. Kết thúc thí nghiệm, thu tất cả thận để làm tiêu
bản mô bệnh học nhằm đánh giá mức độ kết tập sỏi CaOx tại thận.
Để nghiên cứu tác dụng dự phòng của thuốc, chuột đƣợc chia thành lô chứng
trắng, lô chứng bệnh và lô điều trị. Cả lô chứng bệnh và lô điều trị đều đƣợc gây sỏi
bằng cách cho chuột uống hóa chất gây sỏi, lô điều trị đƣợc uống thêm thuốc cần
nghiên cứu. So sánh lô điều trị và lô chứng bệnh để đánh giá hiệu quả của thuốc
trong dự phòng sỏi tiết niệu. Mô hình này đã đƣợc áp dụng để nghiên cứu tác dụng
dự phòng sỏi tiết niệu của dịch chiết các dƣợc liệu nhƣ Cynodon dactylon [39],
Flos carthami [45], Solanum xanthocarpum [51]….
Để nghiên cứu tác dụng hòa tan sỏi tiết niệu của thuốc, chuột đƣợc chia
thành 3 lô nhƣ trên, tuy nhiên, lô điều trị đƣợc sử dụng hóa chất gây sỏi để gây sỏi
tiết niệu trƣớc, sau đó mới cho sử dụng thuốc cần nghiên cứu trong thời gian thích
hợp. Mô hình này đã đƣợc áp dụng để nghiên cứu tác dụng hòa tan sỏi tiết niệu của
dịch chiết các dƣợc liệu Cynodon dactylon [39], Petroselinum sativum [56]….
1.3.2. Mô hình gây sỏi calci oxalat trên chuột tăng bài tiết calci do di truyền
1.3.2.1. Nguyên tắc
Bằng việc lai tạo qua nhiều thế hệ chuột, Bushinsky và các cộng sự đã lai tạo
thành công một chủng chuột bài tiết calci niệu với số lƣợng gấp từ 8 – 10 lần so với
chủng chuột bình thƣờng. Giống chuột này đƣợc sử dụng trong các mô hình để đánh
giá tác dụng một số thuốc điều trị sỏi thận do tăng calci niệu và sinh lý bệnh tăng
calci niệu di truyền [28], [29].
1.3.2.2. Thiết kế thí nghiệm
Để gây sỏi CaOx, nhóm chuột tăng bài tiết calci niệu đƣợc cho ăn thức ăn
chứa thêm hydroxy L - prolin trong vòng 18 tuần để gây sỏi calci oxalat. Mẫu nƣớc

tiểu đƣợc thu gom 2 tuần một lần để làm các xét nghiệm hóa sinh. Kết thúc thí
nghiệm, thu thận để làm xét nghiệm mô bệnh học nhằm đánh giá sự kết tập sỏi
CaOx tại thận.
Mô hình này đã đƣợc áp dụng để nghiên cứu tác dụng của một số thuốc điều
trị sỏi tiết niệu nhƣ cinacalcet [30], thiosulfat [22], thiazid [28].
8

1.3.3. Sử dụng chế độ ăn thiếu hụt pyridoxin
1.3.3.1. Nguyên tắc
Vitamin B6 (pyridoxin) ức chế enzym oxy hóa các tiền chất oxalat nhƣ
glycin, glyoxylat thành oxalat. Khi thiếu vitamin B6, quá trình tổng hợp oxalat nội
sinh tăng lên, oxalat tăng bài tiết ra nƣớc tiểu kết hợp với calci hình thành các tinh
thể calci oxalat [68].
1.3.3.2. Thiết kế thí nghiệm
Động vật đƣợc chia thành 3 lô: lô chứng trắng, lô chứng bệnh và lô thử. Cả 3
lô đƣợc cho ăn với chế độ hoàn toàn thiếu hụt vitamin B6. Lô chứng trắng đƣợc bổ
sung thêm 6mg/kg vitamin B6 vào thức ăn hàng ngày. Lô thử đƣợc sử dụng thêm
thuốc cần nghiên cứu. Thời gian thí nghiệm kéo dài 12 tuần. Tiến hành lấy mẫu
nƣớc tiểu và mẫu thận ở cuối thí nghiệm để xét nghiệm các chỉ số hóa sinh nƣớc
tiểu, đánh giá sự kết tập sỏi calci oxalat trong thận [68].
Mô hình gây sỏi tiết niệu bằng chế độ ăn thiếu hụt vitamin B6 đã đƣợc áp
dụng trong nghiên cứu tác dụng dự phòng sỏi tiết niệu của pentosan polysulfat [68].
1.3.4. Cấy sỏi vào bàng quang
1.3.4.1. Nguyên tắc
Tạo hạt sỏi calci oxalat in vivo rồi đƣa vào bàng quang của chuột thông qua
phẫu thuật để gây sỏi bàng quang [32].
1.3.4.2. Thiết kế thí nghiệm
Tạo hạt sỏi calci oxalat in vitro bằng phản ứng kết tủa giữa dung dịch natri
oxalat và calci clorid ở nồng độ thích hợp. Những tinh thể nhỏ đƣợc tách khỏi dung
dịch và tạo quá trình kết tập bằng cách duy trì trạng thái ổn định ở 37

o
C trong vòng
2 tuần. Hạt sỏi CaOx đƣợc tạo ra có đƣờng kính khoảng 4 mm. Cấy hạt sỏi CaOx
vào bàng quang của chuột thông qua phẫu thuật mở bàng quang. Tất cả chuột sau
phẫu thuật cấy sỏi đƣợc chia thành hai lô: lô chứng bệnh và lô thử. Sau thời gian
thí nghiệm, lấy mẫu máu và mẫu nƣớc tiểu để xét nghiệm các chỉ số hóa sinh, đồng
thời lấy sỏi ra từ bàng quang để phân tích kích thƣớc, hình thái và thành phần cấu
9

tạo. So sánh lô thử với lô chứng bệnh để đánh giá tác dụng hòa tan sỏi tiết niệu của
thuốc [32].
Mô hình gây sỏi tiết niệu bằng cách cấy sỏi trực tiếp vào bàng quang của
chuột cống trắng đƣợc áp dụng để nghiên cứu tác dụng hòa tan sỏi tiết niệu của dịch
chiết dƣợc liệu chó đẻ răng cƣa (Phyllanthus niruri) [32].
1.4. Vài nét về các dƣợc liệu sử dụng trong nghiên cứu
1.4.1. Ý dĩ
Tên khác: Cƣờm – gạo, tên tiếng anh là Job’tears.
- Tên khoa học: Coix lachryma-jobi L. họ lúa, Poaceae.
- Đặc điểm thực vật và phân bố:
Ý dĩ là một loại cây sống hàng năm, mọc thành bụi, cao 1-2m. Thân cây
thẳng, to 8 – 10 mm, ít phân cành, nhẵn bóng không có lông, có vạch dọc, ruột xốp.
Lá mọc so le, hình phiến, dài 40 – 50cm, rộng đến 5cm, gốc tròn hoặc hình tim, đầu
thuôn nhọn, mép uốn lƣợn, gân giữa to nổi rất rõ ở mặt dƣới; bẹ lá dài và rộng, bẹ
chia nhỏ. Hoa đơn tính, cùng gốc, mọc thẳng đứng thành bông ở kẽ lá; Hoa đực
mọc ở trên, xanh, gié hoa dài 6 – 7 mm, tiểu nhụy vàng, 2-3 cái xếp lợp; Hoa cái ở
phía dƣới hình trứng, cao 8 – 9 mm, rộng 6 mm, đƣợc bao bọc bởi một lá bắc rất
dày. Quả có mày cứng bao bọc, nhẵn bóng, kích thƣớc 7 – 11 x 6 – 10 mm. Hạt có
nội nhũ bột [3], [8].
Ý dĩ mọc tự nhiên, phân bố rải rác ở một số tỉnh vùng núi phía bắc nhƣ Lào
Cai, Hà Giang, Lai Châu… Cây thƣờng mọc gần nguồn nƣớc, dọc bờ khe suối ở

cửa rừng hay trong thung lũng [3], [8].
- Thành phần hóa học:
Theo Đỗ Tất Lợi, hạt Ý dĩ chứa 65% hydratcarbon, 13,7% protid, 5,4% chất
béo và một số loại acid amin nhƣ leucin, arginin, histidin [11].
Trong thân cây Ý dĩ có chứa đƣờng khử, acid hữu cơ, acid amin, hợp chất
phenol và acid p-coumaric [2] [16].

10


Hình 1.1: Cây Ý Dĩ (Coix lachryma-jobi L. Poaceae).
(chụp tại ngoại thành Hà Nội tháng 7-2011)
- Tác dụng:
Hạt Ý dĩ có tác dụng ức chế tế bào ung thƣ [1], [2].
Lá và rễ có tác dụng chống viêm [1].
Hạt và thân cây có tác dụng điều trị đái tháo đƣờng type 2 [44].
Thân Ý dĩ có tác dụng in vitro làm giảm sự hình thành sỏi calci oxalat, làm
tăng tỷ lệ COD/COM [12], [16].
- Công dụng:
Ý dĩ đã đƣợc sử dụng trong các bài thuốc Y học cổ truyền để chữa tiểu tiện
ra sỏi, chữa bệnh phổi, nôn ra máu, chữa lao lực và chữa tê thấp. Ý dĩ khi dùng chín
có tác dụng lợi tiểu tiện, chữa tả lỵ, chữa gân co quắp không duỗi ra đƣợc, phong
thấp lâu ngày [11].
1.4.2. Bồ đề
Tên khác: Đa hay đa bồ đề
- Tên khoa học: Ficus religiosa L. họ Dâu tằm, Moraceae.
- Đặc điểm thực vật và phân bố:
Bồ đề là cây gỗ lớn, hoàn toàn nhẵn. Lá màu xanh đậm, có kích thƣớc 10 –
18 x 7,5 x 10 cm, hình thoi – tam giác, cụt hay hơi hình tim ở gốc, hầu nhƣ tù và đột
11


nhiên thu hẹp dần ở đuôi có chóp dài 2 – 3 cm, mỏng, giòn. Có khoảng 5 đến 7 gân
lá ở trên mỗi nửa lá. Cuống mảnh, dài 5 – 8 cm. Hoa đực mọc ở kẽ gần đỉnh ngọn
và không cuống, đài hoa gồm 2 – 3 thùy, có 1 nhị nhỏ và ngắn. Hoa cái không
cuống, đài hoa có 4 thùy, bầu nhụy hình cầu. Quả dạng sung, xếp 1 – 2 cái trên các
nhánh có lá, không cuống, hình cầu đƣờng kính 7 - 8mm, lúc chín có màu đỏ đậm
[3], [8], [73].
Mùa hoa quả vào khoảng tháng 1 – 4.
Cây Bồ Đề phân bố ở các nƣớc cận nhiệt đới và nhiệt đới, chủ yếu ở các
nƣớc châu Á nhƣ: Ấn Độ, Trung Quốc, Việt Nam. Cây thƣờng đƣợc trồng ở các
chùa, các chợ và công viên [3], [8], [73].
- Bộ phận dùng: Vỏ cây, quả, lá.
- Thành phần hóa học: phytosterol, amino acid, furanocoumarin, hợp chất
phenol, hydrocarbon, aliphatic alcohol… [60].
Vỏ cây chứa 4% tanin. Mủ chứa nhựa; trong mủ đông khô có chứa 85% nhựa
và 15% cao su [63].

Hình 1.2: Lá cây bồ đề (Ficus religiosa L.Moraceae).
(chụp tại ngoại thành Hà Nội tháng 7-2011)
- Tác dụng:
12

Vỏ làm săn da; Quả có tác dụng nhuận tràng, làm toát mồ hôi, chấn kinh; Hạt
có tác dụng thanh nhiệt; Lá và nhánh non gây xổ. Nƣớc chiết vỏ có tác dụng ngăn
cản hoạt động của các vi khuẩn tụ cầu (Staphylococcus) và Escherichia coli [3].
Một nghiên cứu tổng quan [60] cho thấy Bồ đề có khoảng 50 tác dụng in vivo
hoặc in vitro khác nhau nhƣ chống co giật, hạ đƣờng huyết, chống viêm giảm đau,
làm lành vết thƣơng, kháng khuẩn, kháng virus, chống oxy hóa [62], sỏi tiết niệu
[6], [24]…
- Công dụng:

Vỏ thân đƣợc dùng ở Trung Quốc làm thuốc súc miệng chữa đau răng và làm
chắc răng. Ở Ấn Độ, ngƣời ta dùng vỏ trị bệnh lậu, nƣớc pha vỏ cây dùng đƣờng
uống để trị ghẻ [3], [11]. Ở Việt Nam, ngƣời dân thƣờng dùng vỏ cây nấu thành
nƣớc rửa, chữa lở loét và bệnh ngoài da. Quả (cụm hoa) dùng để giải nhiệt, làm dễ
tiêu hóa; hạt giúp giải khát. Lá và nhánh non gây tẩy, nhƣng dịch lá tƣơi chữa đƣợc
ỉa chảy [3].
Dịch chiết cồn 70
o
của Bồ đề có tác dụng ức chế hình thành tinh thể CaOx và
làm tăng tỷ lệ COD/COM trên in vitro [4], [7], [12].
1.4.3. Xấu hổ
Tên khác: Trinh nữ, Cây mắc cỡ, Cây thẹn.
- Tên khoa học: Mimosa pudica L. họ Trinh nữ, Mimosaceae.
- Đặc điểm thực vật và phân bố:
Cây nhỏ, phân nhiều nhánh, mọc thành bụi, lòa xòa trên mặt đất, cao khoảng
50 cm, thân có nhiều gai hình móc. Lá kép lông chim hai lần, cuống phụ xếp hình
chân vịt, khi đụng chạm nhẹ thì lá cụp xẹp lại, hoặc buổi tối cũng cụp lại. Lá chét
nhỏ gồm 12 – 14 đôi. Hoa nhỏ, màu tím nhạt, tụ lại thành hình đầu. Quả giáp nhỏ,
dài khoảng 2 cm, rộng 2 – 3mm, tụ lại thành hình ngôi sao, có lông cứng, hạt nhỏ,
dẹt dài khoảng 2mm, rộng 1 – 1,5mm [3], [11], [18], [23].
Mùa hoa vào khoảng tháng 6 - 8.
Cây xấu hổ mọc hoang nhiều nơi ở nƣớc ta nhƣ ven đƣờng, bờ ruộng, trên
đồi và ở những nơi có không gian mở [18].
13


Hình 1.3: Cây xấu hổ (Mimosa pudica L.Mimosaceae).
(chụp tại ngoại thành Hà Nội tháng 7-2011)
- Bộ phận dùng: Toàn bộ cả cây, lá hoặc rễ [18], [23].
- Thành phần hóa học:

Các nghiên cứu về các hợp chất hóa học có hoạt tính sinh học trong Bồ đề
cho thấy sự có mặt của các chất: alkaloid, amino acid không protein (mimosin), các
flavonoid C-glycosid, sterol, terpenoid, tanin và các acid béo [18], [23].
Hạt chứa chất nhầy, lá chiết ra một chất tƣơng tự adrenalin. Trong lá và quả
đều có selen.
- Tác dụng:
Theo các nghiên cứu in vivo, Xấu hổ có những tác dụng nhƣ: chữa lành vết
thƣơng, tái sinh lại dây thần kinh hông, chống trầm cảm, chống co giật, lợi tiểu,
tăng đƣờng huyết, cầm máu cổ tử cung, chống oxy hóa và giải độc gan, giải độc,
kháng khuẩn, kháng nấm, kháng virus….[18], [23].
Phần trên mặt đất có tác dụng ức chế hình thành sỏi urat và có tác dụng lợi
tiểu [20, 69].
Tác dụng ức chế thần kinh trung ƣơng, chấn kinh, giảm đau và giải độc acid
asenic [11].
Nghiên cứu in vitro cũng cho thấy, Xấu hổ có tác dụng chuyển dạng tinh thể
CaOx rất mạnh từ dạng COM sang dạng COD, làm tăng tỷ lệ COD/COM [12].
- Công dụng:
14

Theo Y học cổ truyền, Xấu hổ đƣợc sử dụng để điều trị trĩ, tiêu chảy, táo bón
dai dẳng và điều trị các bệnh phụ khoa [18], [23], dùng làm thuốc ngủ, dịu dây thần
kinh và chữa nhức xƣơng [11].
Trong y học hiện đại: Xấu hổ đƣợc sử dụng trong điều trị các bệnh xuất
huyết, tiêu chảy và các bệnh phụ khoa [18], [23].
Lá cây Xấu hổ kết hợp các lá dƣợc liệu khác điều trị nhiễm khuẩn tiết niệu
và xuất huyết. Rễ cây sắc để điều trị bệnh lỵ, sốt, giang mai, bệnh phong, côn trùng
cắn, mất ngủ, căng thẳng….[18], [23].
1.4.4. Lâm vồ
Tên khác: Lâm vồ hay Đa bồ đề.
- Tên khoa học: Ficus rumphii B. họ Dâu tằm, Moraceae.

- Đặc điểm thực vật:
Cây gỗ lớn, có nhánh to, dày khoảng 5 cm, rất nhẵn, vỏ mốc trắng. Lá hình
tam giác cụt, có khi hơi thót lại ở cuống, có mũi nhọn hình tam giác và sắc dài 1 cm,
màu lục nhạt ở cả hai mặt, dài 8 – 15cm, rộng 6 – 11 cm, gân gốc 5; cuống lá mảnh,
dài 3 – 5 cm, quả sung xếp từng cặp trên những nhánh có lá, không có cuống, hình
cầu, đƣờng kính 7 – 12 mm, khi chín màu đỏ sẫm [3], [73].
Loài phân bố trong vùng Ấn độ - Malaysia, các tỉnh phía Nam từ Quảng Trị
vào Bình Thuận, Ninh Thuận [3], [73].

Hình 1.4: Lá cây Lâm vồ (Ficus Rumphii B. Moraceae).
(
15

- Bộ phận dùng: Cành, nhựa, quả [3].
- Thành phần hóa học:
Trong vỏ cây, ngƣời ta mới phân lập đƣơc đƣợc sự có mặt của 2 chất là β –
sitosterol, 3’ – methoxyflavon – 3 – glucosid [25]. Nghiên cứu mới đây về thành
phần hóa học của cây Lâm vồ cho thấy, lá cây Lâm vồ có chứa triterpenoid,
flavonoid, đƣờng khử và acid amin [10].
- Tác dụng:
Nhựa cây gây nôn, sát trùng; vỏ có tác dụng chống độc [3].
Ở Việt Nam cho đến nay mới có một số đề tài nghiên cứu về tác dụng
in vitro của lá cây Lâm vồ trên sỏi CaOx. Kết quả cho thấy dich chiết nƣớc có tác
dụng ức chế sự hình thành tinh thể CaOx [4], [6].
- Công dụng:
Ở Ấn Độ, nhựa Lâm vồ đƣợc dùng trị giun và làm dịu khi bị hen suyễn, vỏ
cây dùng trị rắn cắn. Ở Indonexia, quả chín dùng chế thuốc bôi trị ghẻ [3].
Vì tên gọi của hai dƣợc liệu Bồ đề và Lâm vồ rất giống nhau (cùng gọi là Bồ
đề), đồng thời, về đặc điểm thực vật cũng khá giống nhau. Do vậy, trong dân gian
rất dễ nhầm hai loài này với nhau.










16

CHƢƠNG 2. ĐỐI TƢỢNG, PHƢƠNG TIỆN VÀ PHƢƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU
2.1. Nguyên liệu nghiên cứu
 Dƣợc liệu nghiên cứu:
− Thân cây Ý dĩ (Coix lachryma-jobi L.Poaceae)
− Lá cây Bồ đề (Ficus religiosa L.Moraceae)
− Bộ phận trên mặt đất của cây Xấu hổ (Mimosa pudica L.Mimosaceae)
− Lá cây Lâm vồ (Ficus rumphii B.Moraceae)
Các dƣợc liệu đƣợc thu hái ở ngoại thành Hà Nội vào tháng 10 năm 2012 và
đƣợc xác định tên khoa học bởi tiến sĩ Trần Thế Bách (Viện Sinh Thái Tài Nguyên
Sinh Vật – Viện Khoa Học Việt Nam). Dƣợc liệu đƣợc rửa sạch, cắt nhỏ, phơi sấy
khô, cắt, tán nhỏ.
 Chuẩn bị dịch chiết dƣợc liệu:
Dịch chiết của từng dƣợc liệu đƣợc chuẩn bị bằng phƣơng pháp ngâm lạnh
với dung môi là ethanol 70
o
. Ngâm lạnh 48 giờ đầu thu đƣợc dịch chiết lần 1. Lần
thứ 2 và thứ 3 cũng ngâm lạnh với cồn 70º và tiến hành rút dịch chiết sau 24 giờ.
Gộp dịch chiết, lọc qua giấy lọc 0,45 µm, cất thu hồi dung môi dƣới áp suất giảm,

tiếp tục tiến hành cô dịch chiết đƣợc cao lỏng 3:1. Các dịch chiết của từng dƣợc liệu
đem thử tác dụng sinh học.
2.2. Phƣơng tiện nghiên cứu
2.2.1. Động vật thí nghiệm
Chuột cống trắng sáu tuần tuổi, giống đực, cân nặng khoảng 110 ± 20 gam,
do Học viện quân y cung cấp.
Động vật đƣợc nuôi ổn định với điều kiện phòng thí nghiệm đến cân nặng
khoảng 140 ± 20 gam trƣớc khi thực hiện nghiên cứu, động vật đƣợc cho ăn bằng
thức ăn tiêu chuẩn do Viện Vệ sinh dịch tễ trung ƣơng cung cấp, uống nƣớc tự do.
2.2.2. Hóa chất thuốc thử
- Ethylen glycol ( 





), 1,111 – 1,115g/ml (Xilong chemical).
- Natri citrat (C6H5Na3O7), 99,9 - 100,1 % (Merck).

×