Tải bản đầy đủ (.pdf) (65 trang)

Nghiên cứu điều chế và chuẩn hóa cao đặc bài thuốc testin

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (502.65 KB, 65 trang )

BỘ Y TẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC DƯỢC HÀ NỘI
DOÃN THỊ PHƯỢNG
NGHIÊN CỨU ĐIỀU CHẾ VÀ CHUẨN
HÓA CAO ĐẶC BÀI THUỐC TESTIN
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP DƯỢC SĨ
HÀ NỘI – 2013
BỘ Y TẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC DƯỢC HÀ NỘI
DOÃN THỊ PHƯỢNG
NGHIÊN CỨU ĐIỀU CHẾ VÀ CHUẨN
HÓA CAO ĐẶC BÀI THUỐC TESTIN
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP DƯỢC SĨ
Người hướng dẫn: PGS.TS Vũ Văn Điền
Nơi thực hiện: Bộ môn Dược học cổ truyền
HÀ NỘI – 2013
LỜI CẢM ƠN
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới PGS.TS Vũ Văn Điền,
người thầy đã tận tình dìu dắt và hướng dẫn tôi hoàn thành tốt
khóa luận này.
Đồng thời tôi cũng xin chân thành cảm ơn các anh chị kỹ
thuật viên bộ môn Dược học cổ truyền và bộ môn Hóa phân tích –
Độc chất đã tạo điều kiện giúp đỡ tôi hoàn thành khóa luận này.
Tôi xin gửi tới các thầy cô và cán bộ Trường đại học Dược
Hà Nội lời cảm ơn chân thành vì đã dạy dỗ, chỉ bảo, giúp đỡ tôi
trong suốt thời gian học tập dưới mái trường Đại học Dược Hà
Nội.
Cuối cùng tôi xin bày tỏ lòng biết ơn tới gia đình và bạn bè,
những người đã luôn động viên, khích lệ tôi trong suốt quá trình
học tập và nghiên cứu.
Hà Nội ngày 21 tháng 5 năm 2013


Sinh viên
DOÃN THỊ PHƯỢNG
MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
DANH MỤC BẢNG
DANH MỤC HÌNH
ĐẶT VẤN ĐỀ 1
Chương 1: TỔNG QUAN 2
1.1. Vài nét về bài thuốc 2
1.2. Tóm tắt đặc điểm các vị thuốc 3
Chương 2. NGUYÊN LIỆU, PHƯƠNG TIỆN, PHƯƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU 15
2.1. Nguyên liệu, phương tiện nghiên cứu 15
2.2. Phương pháp nghiên cứu 15
2.2.1. Bào chế cao đặc 15
2.2.2. Nghiên cứu xây dựng tiêu chuẩn cao đặc 16
2.2.3. Dự kiến tiêu chuẩn cao đặc 17
Chương 3. THỰC NGHIỆM, KẾT QUẢ, BÀN LUẬN VÀ KẾT
LUẬN 18
3.1. Bào chế cao đặc 18
3.1.1. Bào chế cao đặc từ nước sắc 18
3.1.2. Bào chế cao đặc chiết ethanol 40%: 19
3.1.3. Bào chế cao đặc chiết ethanol 70%: 20
3.2. Nghiên cứu xây dựng tiêu chuẩn cao đặc 21
3.2.1. Định tính các nhóm chất hữu cơ trong cao đặc 21
3.2.2. Kiểm tra các vị thuốc trong cao đặc bằng SKLM: 31
3.2.3. Định lượng flavonoid toàn phần 36
3.2.4. Xác định các chỉ tiêu hóa lý 37
3.3. Dự kiến tiêu chuẩn cơ sở cao đặc 41
3.3.1. Yêu cầu kỹ thuật 41

3.3.2. Phương pháp thử 42
3.4. Bàn luận 44
3.5. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT 46
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC 1. Tiêu chuẩn cơ sở của cao đặc chiết ethanol 70% bài
thuốc Testin
PHỤ LỤC 2. Tiêu chuẩn cơ sở của cao đặc chiết ethanol 40% bài
thuốc Testin
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
STT
Chữ viết tắt
Chữ dầy đủ
1
SKLM
Sắc ký lớp mỏng
2
C40
Cao đặc chiết ethanol 40%
3
C70
Cao đặc chiết ethanol 70%
4
Đ
Đương quy
5
H
Hoàng kỳ
6
BK
Ba kích

7
CKC
Cốt khí củ
8
XS
Xà sàng tử
9
CKT
Câu kỷ tử
10
TL
Bạch tật lê
11
BB
Bá bệnh
12
DĐVN
Dược điển Việt Nam
13
NXB
Nhà xuất bản
DANH MỤC BẢNG
STT
Tên bảng
Số trang
Bảng 1
Kết quả xác định hiệu suất bào chế cao đặc từ nước sắc
19
Bảng 2
Kết quả xác định hiệu suất bào chế cao đặc chiết ethanol 40%

21
Bảng 3
Kết quả xác định hiệu suất bào chế cao đặc chiết ethanol 70%
21
Bảng 4
Kết quả định tính các nhóm chất hữu cơ trong cao đặc chiết
ethanol 70% và cao đặc chiết ethanol 40%
30
Bảng 5
Kết quả định lượng flavonoid trong cao đặc chiết ethanol 70%
37
Bảng 6
Kết quả định lượng flavonoid trong cao đặc chiết ethanol 40%
37
Bảng 7
Kết quả xác định độ ẩm của cao đặc chiết ethanol 70%
38
Bảng 8
Kết quả xác định độ ẩm của cao đặc chiết ethanol 40%
38
Bảng 9
Độ pH của cao đặc chiết ethanol 70%
39
Bảng 10
Độ pH của cao đặc chiết ethanol 40%
39
Bảng 11
Hàm lượng chất chiết được bằng nước trong cao đặc chiết
ethanol 70%
39

Bảng 12
Hàm lượng chất chiết được bằng nước trong cao đặc chiết
ethanol 40%.
40
Bảng 13
Kết quả xác định tro toàn phần của cao đặc chiết ethanol 70%
40
Bảng 14
Kết quả xác định tro toàn phần của cao đặc chiết ethanol 40%
41
DANH MỤC HÌNH
STT
Tên hình
Số trang
Hình 3.1
Sơ đồ bào chế cao đặc nước sắc 3 : 1
19
Hình 3.2
Sơ đồ bào chế cao đặc chiết ethanol 40% 4 : 1
25
Hình 3.3
Sắc ký đồ đương quy và cao đặc
32
Hình 3.4
Sắc ký đồ hoàng kỳ và cao đặc
32
Hình 3.5
Sắc ký đồ cốt khí củ và cao đặc
33
Hình 3.6

Sắc ký đồ ba kích và cao đặc
33
Hình 3.7
Sắc ký đồ xà sàng tử và cao đặc
34
Hình 3.8
Sắc ký đồ câu kỷ tử và cao đặc
34
Hình 3.9
Sắc ký đồ bạch tật lê và cao đặc
35
Hình 3.10
Sắc ký đồ bá bệnh và cao đặc
35
1
ĐẶT VẤN ĐỀ
Bài thuốc Testin là bài thuốc do PGS.TS Văn Điền xây dựng nên, với mục đích
làm thuốc hỗ trợ điều trị suy giảm chức năng sinh dục nam. Để có thể đưa bài thuốc
vào sử dụng được, cần phải tiến hành nghiên cứu đánh giá tác dụng dược lí, độc
tính trên thực nghiệm và nghiên cứu dạng bào chế hiện đại để tiện sử dụng và đánh
giá tác dụng trên lâm sàng. Cao đặc là một sản phẩm trung gian quan trọng trong
quá trình nghiên cứu, dùng cao đặc để đánh giá tác dụng, độc tính trên thực nghiệm
và nghiên cứu dạng bào chế hiện đại. Cao điều chế theo các phương pháp khác
nhau, mức độ tác dụng khác nhau, để chọn được phương pháp điều chế có tác dụng
chúng tôi tiến hành điều chế cao qua nhiều phương pháp và thử tác dụng sơ bộ để
chọn phương pháp điều chế có tác dụng cao nhất, dùng cao đó để nghiên cứu tiếp
theo và cao đó phải được chuẩn hóa, để làm cơ sở cho kiểm soát chất lượng cao
điều chế lần sau và các kết quả nghiên cứu mới có ý nghĩa. Chính vì vậy mà chúng
tôi tiến hành đề tài: Nghiên cứu điều chế và chuẩn hóa cao đặc bài thuốc Testin
với các mục tiêu:

1. Bào chế cao đặc bài thuốc.
2. Sơ bộ xây dựng tiêu chuẩn cao đặc bài thuốc.
2
Chương 1: TỔNG QUAN
1.1. Vài nét về bài thuốc
+ Công thức bài thuốc
Bá bệnh 14g Bạch tật lê 14g
Xà sàng tử 12g Hoàng kì 16g
Cốt khí củ 10g Câu kỉ tử 16g
Đương quy 12g Ba kích 12g
+ Xuất xứ bài thuốc: Bài thuốc do chúng tôi thiết kế, đã được sử dụng trên một số
bênh nhân tự nguyện biểu hiện suy giảm chức năng sinh lý, sử dụng có kết quả khả
quan
+ Cơ sở thiết kế bài thuốc:
- Dựa vào lý luận của Y học cổ truyền về các bệnh do thận hư gây ra, trong đó đi
sâu vào các chứng liên quan đến suy giảm sinh sản, sinh dục nam.
- Dựa vào tính năng của các vị thuốc để chọn vị thuốc kê đơn cho phù hợp với điều
trị bệnh suy giảm chức năng sinh sản nam.
- Dựa vào tác dụng dược lý và thành phần hoá học của các vị thuốc đã được chứng
minh có tác dụng điều trị bệnh suy giảm chức năng sinh dục, sinh sản.
- Trong bài thuốc có 4 vị thuốc là Bá bệnh, Bạch tật lê, Xà sàng tử và Ba kích đã
chứng minh có tác dụng cải thiện sự suy giảm chức năng sinh sản, sinh dục nam,
phối hợp thêm Hoàng kì, Đương quy và Câu kỉ tử để bổ khí huyết, bổ can thận,
thêm Cốt khí củ làm tăng cường lưu thông máu và có tác dụng dược lí hướng sinh
dục. Như vậy khi có cả thuốc cải thiện chức năng sinh dục lẫn thuốc bồi bổ cơ thể
và thuốc tăng cường lưu thông huyết thì tác dụng cải thiện sự suy giảm chức năng
sinh sản, sinh dục sẽ tốt hơn.
+ Tác dụng của bài thuốc: Bổ thận sinh tinh, ích khí huyết.
+ Công dụng: Chữa suy giảm sinh dục nam.
+ Cách dùng: Ngày uống 1 thang, sắc 3 lần, cô còn 3 bát thuốc, chia 3 lần uống

trong ngày.
3
+ Kiêng kị: Thận trọng người tiêu chảy, không dùng cho phụ nữ có thai, trẻ em
dưới 16 tuổi.
1.2. Tóm tắt đặc điểm các vị thuốc
1. 2.1. Đương quy
+ Tên khoa học vị thuốc: Radix angelicae sinensis [2], [8], [12], [16].
+ Bộ phận dùng: Rễ đã phơi hay sấy khô của cây Đương quy [ Angelica sinensis
(Oliv.) Diels.], họ Hoa tán (Appiaceae) [2], [8], [12], [14], [16].
1.2.1.1. Thành phần hóa học
- Tinh dầu: 0,2 – 0,4% , là chất lỏng màu vàng sẫm, tỷ trọng ở 15
0
C là 0,955 [4],
[5]. Tinh dầu có: các terpen, các hợp chất phenolic, các dẫn chất phtalid (n-
butylphtalid, ligustilid, n- butylidenphtalid…) [14].
- Coumarin: umbeliferon, scopoletin, xanthotoxin….[14]
- Acid hữu cơ: acid vanilic, acid palmitic, acid linoleic, acid nicotinic, acid succinic
[14].
- Polysaccharid: khi thủy phân cho L-arabinose, D-galactose, D-glucose, L-
rhamnose [14].
- Acid amin: alanin, valin, isoleucin, serin,threonin….[14].
- Vitamin: vitamin B
1
, B
12
, E [14].
- Polyacetylen: falcarinol, falcarindiol, falcarinolon [14].
- Sterol: β-sitosterol, stigmasterol, β-stigmasteryl-β-D-glucosid [14].
- Nguyên tố vi lượng: Mg 48, 10 ppm, Ca 60, 50 ppm, Al 12, 50 ppm, Cr
0,214ppm…[14].

1.2.1.2. Tác dụng sinh học
a. Tác dụng dược lý
- Tác dụng trên cơ trơn
Đương quy có tác dụng ức chế sự co thắt cơ trơn ruột cô lập gây bởi acetylcholin và
histamin [2], [9], [12], [14].
- Tác dụng tăng cường miễn dịch
4
Làm tăng cường hệ thống miễn dịch đối với bệnh nhân ung thư vòm họng đang điều
trị bằng tia xạ, làm tăng số lượng tế bào lympho T nói chung và số lượng tế bào
lympho T hoạt động; làm phục hồi khả năng tạo hoa hồng của tế bào lympho T bị
ức chế bởi theophylin; làm tăng họat tính thực bào của đại thực bào trên thực
nghiệm [14].
- Tác dụng trên tử cung
Tinh dầu có tác dụng ức chế sự co bóp tử cung
Thành phần tan trong nước và trong ethanol có tác dụng kích thích sự co bóp tử
cung
Tăng sinh tử cung: Chuột nhắt được nuôi với chế độ ăn có 5% đương quy trong tuần
thấy năng lực sử dụng glycogen của tử cung tăng, lượng DNA tăng rõ rệt, chứng tỏ
có sự tăng sinh tử cung [2], [9], [12], [14].
- Tác dụng trên tim, huyết áp
Cao chiết nước hoặc ether có tác dụng đối kháng với chứng cuồng động tâm nhĩ gây
bởi acetylcholin hoặc kích thích điện và đối kháng với hoạt tính gây tăng nhịp của
cà độc dược; có thể dùng để điều trị chứng loạn nhip. Ligustilid có tác dụng chống
co thắt được dùng để điều trị cơn đau thắt ngực do co thắt mạch vành.
Nước sắc hoặc cao ethanol tiêm tĩnh mạch đông vật gây mê có tác dụng gây hạ áp
[2], [12], [14].
- Tác dung gây trấn tĩnh
Dịch chiết nước, chiết bằng ether có tác dụng gây trấn tĩnh trên đông vật thí nghiệm
[2], [12], [14].
- Tác dụng hướng sinh dục theo kiểu vitamin E

Cho chuột cống đực ăn chế độ có 5-6% đương quy có tác dụng phục hồi tinh hoàn
bị thoái hoá do thiếu vitamin E gây nên [2], [14].
- Tác dụng chống thiếu máu
Thiếu máu ác tính do thiếu vitamin B12 và thiếu acid flolic, vì thành phần của
đương quy có hai yếu tố này nhiều [2], [14].
- Tác dụng kháng khuẩn
5
Đương quy ức chế vi khuẩn dịch hạch, trực khuẩn thương hàn, phó thương hàn,
phảy khuẩn tả, phế cầu khuẩn [2], [14].
- Ức chế ngưng tập tiểu cầu
Cao nứơc ức chế kết tập tiểu cầu invitro và invivo trên chuột cống trắng và ức chế
sự giải phóng serotonin từ tiểu cầu chuột cống trắng gây bởi thrombin
Tác dụng này để chống nghẽn mạch máu não, tĩnh mạch do huyết khối gây nên [2],
[14].
- Tác dụng chống hen
Chất Ligustilid có tác dụng ức chế phản ứng hen, chống co thắt khí quản gây bởi
acetylcholin và histamin hoặc bari clorid [14].
Chất Phtalid có tác dụng ức chế co thắt khí quản gây bởi acetylcholin và histamin,
ức chế co thắt cơ trơn phế quản gây bởi bari clorid nhanh và mạnh [14].
b. Tác dụng theo y học cổ truyền
- Tính vị quy kinh: Vị hơi cam, tân, mùi thơm, tính ôn, quy vào kinh Tâm, Can, Tỳ
[2], [8], [14].
- Công năng: Bổ huyết, hoạt huyết, nhuận tràng [2], [8], [10], [14].
1.2.1.3. Công dụng, cách dùng [2], [8], [10], [14].
+ Công dụng
- Điều kinh: Chữa kinh nguyệt không đều, đau bụng khi có kinh, kinh rối loạn bất
thường.
- Chữa huyết hư biểu hiện người mệt mỏi, gầy yếu xanh xao, ăn uống kém, ngủ
kém. Tâm huyết hư, can huyết hư.
- Mụn nhọt kéo dài khó phát ra( nhọt bọc), vết thương lâu liền miệng

- Chữa táo bón do huyết hư tân dịch giảm gây ra( Huyết hư trường táo)
- Bệnh về tim mạch( RL nhịp tim, xơ cứng mạch máu não đau đầu, viêm tắc động
mạch, mất ngủ hay quên, tâm phiền bứt rứt).
- Chữa huyết ứ gây đau nhức ( tán ứ chỉ thống) như sang chấn bầm tím sưng
đau, đau bụng sau khi sinh
- Trừ phong thấp mạn tính.
6
- Chữa hen suyễn.
- Bệnh viêm gan, thận cấp và mạn tính.
- Rụng tóc trọc đầu.
- U xơ tiền liệt tuyến, tiểu dầm.
+ Cách dùng, liều dùng: 5-15g/ ngày sắc uống.
+ Kiêng kị: Tỳ thấp ỉa chảy, thận trọng với phụ nữ có thai (quy vĩ ).
1.2.2. Hoàng kỳ
+ Tên khoa học vị thuốc: Radix Astragali membranacei [2], [8], [12].
+ Bộ phận dùng: Rễ phơi hay sấy khô của cây Hoàng kỳ Mông Cổ [Astragalus
membranaceus (Fisch.) Bge. var. mongholicus (Bge.) Hsiao, hoặc cây Hoàng Kỳ
Mạc Giáp ( Astragalus membranaceus (Fisch.) Bge.], họ Đậu (Fabaceae) [2], [8],
[12], [14].
1.2.2.1. Thành phần hóa học
- Polysaccharid: tinh bột, gôm, chất nhầy, glucose, saccharose [14]
- Saponin: gồm 9 astragalosid và isoastragalosid và 2 saponin kiểu olean [14].
- Ngoài ra còn có: Acid amin, cholin betain, hơi có phản ứng alkaloid, mới đây phát
hiện trong hoàng kỳ có chất selenium [12].
1.2.2.2. Tác dụng sinh học
a. Tác dụng dược lý
- Gây hưng phấn sự co bóp tử cung cô lập của chuột cống có thai [14].
- Có tác dụng làm thời kỳ động dục của chuột bạch thông thường là 1 ngày kéo dài
thành 10 ngày [12], [14].
- Tác dụng trên tim: làm tăng co bóp của tim bình thường [12], [14].

- Tác dụng giãn mạch hạ huyết áp: hoàng kỳ làm giãn mạch, làm cho máu tới các cơ
quan nhiều hơn, sự dinh dưỡng tốt hơn, đồng thời làm huyết áp giảm [12], [14].
- Tác dụng kích thích phát triển cơ thể [14];
- Tác dụng lợi niệu [12], [14]; tác dụng bảo vệ gan [14]; tác dụng chống viêm,
kháng khuẩn [14]; tác dụng ức chế aldose reductase [14].
7
- Độc tính: Hoàng kỳ có độc tính cấp thấp. Cho chuột nhắt trắng uống liều 100g/kg,
là liều gấp 500 lần liều thường dùng cho người, không có chuột chết và không thấy
có biểu hiện tác dụng phụ có hại [14].
b. Tác dụng theo YHCT
- Tính vị, quy kinh: vị ngọt, tính ấm; quy kinh : vào 2 kinh phế, tỳ [2], [8], [14].
- Công năng: Bổ khí, ích khí sinh huyết, Cố biểu liễm hãn, Thăng dương khí, Giải
độc sinh cơ, Lợi thuỷ [2], [8], [9], [10].
1.2.2.3. Công dụng, cách dùng
+ Công dụng
- Điều tri cơ thể suy nhược, chân tay vô lực, yếu hơi, chóng mặt,kém ăn, các bệnh
sa giáng tạng phủ, tử cung, tả lị lâu ngày, băng lậu của phụ nữ [2].
- Chữa huyết hư, thiếu máu [2].
- Chữa bệnh ra nhiều mồ hôi, mồ hôi trộm [2], [8], [10].
- Chữa phù thũng: khi tỳ hư, vận hóa nước kém, tâm thận dương hư, tay chân, mặt
mắt phù thũng [2], [8], [10].
- Chữa mụn nhọt ở thể hư[2], [8], [9], [10].
+ Cách dùng, liều dùng : Liều 4 – 20g, dưới dạng thuốc săc và các dạng bào chế
khác [ 2].
1.2.3. Cốt khí củ
+ Tên khoa học vị thuốc: Radix polygoni cuspidate [2], [8], [12].
+ Bộ phận dùng: Rễ củ phơi hay sấy khô của cây Cốt khí (Polygonum cuspidatum
Sieb. et Zucc.), họ Rau răm (Polygonaceae) [2], [8], [12], [14].
1.2.3.1. Thành phần hóa học
- Anthranoid: physcion, emodin, emodin - 8 - O - β – glucosid… [4], [14].

- Stilben: resveratrol, polydatin [14].
- Quinon: 2 – methoxy – 6 – acetyl – 7 – methyljuglon [14].
- Phenol: acid protocatechuic [14].
- Các thành phần khác: catechin, 7 – hydroxyl – 4 – methoxy – 5 – methyl –
coumarin…Ngoài ra có các nguyên tố Cu, Fe, Mn, Zn, K [14].
8
1.2.3.2. Tác dụng sinh học
a. Tác dụng dược lý
- Tác dụng hạ cholesterol, cầm máu [2].
- Tác dụng chống viêm [2], [14].
- Tác dụng chống oxy hóa, chống lão hóa [2].
- Tác dụng kháng khuẩn: có tác dụng ức chế trực khuẩn mủ xanh, trực khuẩn phó
thương hàn, trực khuẩn lỵ [2].
b. Tác dụng theo YHCT
- Tính vị, quy kinh: vị đắng, tính ấm; quy kinh: can, tâm bào [2].
- Công năng: Trừ thấp, chỉ ho, hóa đờm, hoạt huyết [2].
1.2.3.3. Công dụng, cách dùng
+ Công dụng
- Điều trị rối loạn kinh nguyệt: có kinh đau bụng, hoặc bế kinh [2].
- Điều bệnh viêm khớp, đau nhức lưng gối [2].
- Điều trị bệnh viêm gan, viêm túi mật, sỏi mật, sỏi tiết niệu [2].
- Điều trị bệnh viêm phổi, viêm phế quản mạn tính, viêm âm đạo [2].
+ Cách dùng, liều dùng: 12 – 20g, dạng thuốc sắc hoặc các dạng bào chế khác [2].
+ Kiêng kị: Phụ nữ có thai.
1. 2.4. Ba kích
+ Tên khoa học vị thuốc: Radix Morindae officinalis [2], [8], [12], [1].
+ Bộ phận dùng: Rễ đã phơi hay sấy khô của cây Ba kích (Morinda officinalis
How), họ Cà phê (Rubiaceae) [2], [8], [12], [14].
1.2.4.1. Thành phần hóa học
- Anthraglucosid: tectoquinon, alizarin - 1- methyl ether…[14].

- Iridoid glucosid: asperulosid, monotropein, morindolid…[14].
- Các sterol: β – sitosterol, oxositosterol, 1 triterpen loại ursan [14].
- Lacton: (4R, 5S) 5 – hydroxyl hexan – 4 – olid [14].
- Các chất vô cơ: K, Na, Mg, …[14].
- Đường, nhựa, acid hữu cơ, ít tinh dầu [10], [12], [14].
9
1.2.4.2. Tác dụng sinh học
a. Tác dụng dược lý
- Tác dụng tăng lực: bằng phương pháp chuột bơi thực hiện trên chuột nhắt trắng,
ba kích với liều 5 – 10g/kg dùng liên tiếp 7 ngày trước lúc thí nghiệm có tác dụng
kéo dài thời gian chuột bơi.[10], [14].
- Tác dụng chống độc: có tác dụng tăng cường sức đề kháng chung của cơ thể đối
với yếu tố độc hại [10], [14].
- Tác dụng chống viêm [10], [14].
- Tác dụng trên hệ nội tiết: có khả năng tăng cường hiệu lực của androgen [10],
[14].
- Tác dụng tăng cường co bóp ruột, hạ huyết áp [10], [12], [14].
- Độc tính: Ba kích có độ độc rất thấp [14].
b. Tác dụng theo YHCT
- Tính vị, quy kinh: vị cay, ngọt, tính ấm; quy kinh thận, can [1], [2], [8], [10], [12],
[14].
- Công năng: Bổ thận dương, mạnh gân cốt, khứ phong thấp.
1.2.4.3. Công dụng, cách dùng
+ Công dụng
- Điều trị chứng thận dương hư gây liệt dương [1], [2], [8], [10].
- Chứng lạnh đau bụng dưới, rối loạn kinh nguyệt [1], [2], [8], [10].
- Chứng can thận bất túc gây gân cốt mềm yếu, đau lưng [1], [10].
+ Cách dùng, liều dùng: 4 – 12g [2], dạng thuốc sắc, ngâm rượu.
+ Kiêng kỵ: những người âm hư hỏa thịnh [2].
1.2.5. Xà sàng tử

+ Tên khoa học vị thuốc: Fructus Cnidii [1], [8], [12].
+ Bộ phận dùng: Quả chín đã phơi hay sấy khô của cây Xà sàng (Cnidium monnieri
L.), họ Hoa tán (Apiaceae) [8], [12], [14].
1.2.5.1. Thành phần hóa học
10
- Tinh dầu: chiếm 1,3%, mùi hắc đặc biệt. Thành phần chủ yếu là chất L – pinen,
camphen và bocnylisovalerianat, β – sitosterol, acid coumaric, acid palmitic [12],
[14].
- Chất ostola tinh thể không màu [12].
- Chất dầu màu đen xanh gồm 92,66% acid béo không no, 4,56% acid béo no,
0,38% chất không xà phòng hóa được, 3,27% glyxerin [9], [12].
- Coumarin: Osthol, Umbeliferon, Bergapten…[14].
- Auraptenol, isogosferol, demethyl – auraptenol cniforin A, cniforin B, cnidimol A,
B và diosmetin [14].
1.2.5.2. Tác dụng sinh học
a. Tác dụng dược lý
- Tác dụng chống loạn nhịp tim: dạng chiết nước của xà sàng tử với liều 5,00 g/kg
có thể phòng ngừa được rung thất do chloroform gây nên ở chuột nhắt trắng [14].
- Tác dụng chống dị ứng [14].
- Tác dụng lợi đàm, bình suyễn [14].
- Tác dụng đối với hệ thần kinh: dịch chiết nước quả xà sàng với nồng độ 1g/ml có
tác dụng gây tê cục bộ [14].
- Tác dụng chống loãng xương: coumarin toàn phần có khả năng phòng ngừa loãng
xương giai đoạn đầu thời kỳ mãn kinh của phụ nữ [14].
- Tác dụng giống nội tiết tố sinh dục: dịch chiết bằng ethanol của xà sàng có tác
dụng kéo dài thời gian động dục, làm tăng trọng lượng buồng trứng và tử cung, làm
tăng trọng lượng tuyến tiền liệt, túi tinh và cơ năng hậu môn [14].
- Tác dụng ức chế đối với trùng roi [14].
b. Tác dụng theo YHCT
- Tính vị, quy kinh: vị cay, đắng, tính ôn, mùi thơm hắc, hơi có độc; quy vào 2 kinh

thận, tam tiêu [8], [12], [14].
- Công năng: Cường dương, ôn thận [1], [8], [10], [12], [14].
1.2.5.3. Công dụng, cách dùng
+ Công dụng
11
- Điều trị ngứa bộ phận sinh dục, eczema, ghẻ, hắc lào [1].
- Khứ phong, tán hàn [1], [8].
+ Cách dùng, liều dùng: 3 – 9g, dạng thuốc sắc [8].
+ Kiêng kỵ: người thận suy, hỏa bốc hay cường dương.
1. 2.6. Câu kỷ tử
+ Tên khoa học vị thuốc: Fructus Lycii [1], [2], [8].
+ Bộ phận dùng: Quả chín phơi hay sấy khô của cây Câu kỷ (Lycium barbarum L.),
họ Cà (Solanaceae) [1], [8].
1.2.6.1. Thành phần hóa học
- Tinh dầu: có 36 thành phần trung tính đã được nhận dạng bằng sắc ký khí liên hợp
với phổ khối [14].
- Hai sesquiterpen: dehydro – α – cyperon và solavetivon [14].
- Betain, zeaxanthin, physalien [8], [14].
- Trong 100g quả có 3,96mg carotene, 150mg canxi, 6,7mg P, …[12].
- Lyxin, cholin, 2,2% chất béo và 4,6% chất protein, acid xyanhydric [12].
1.2.6.2. Tác dụng sinh học
a. Tác dụng dược lý
- Tăng cường miễn dịch: tăng cường khả năng thực bào của đại thực bào trong
xoang bụng chuột nhắt, tăng cường khả năng hoạt động của men lysozym trong
huyết thanh và nâng cao hiệu quả kháng thể kháng hồng cầu cừu của huyết thanh,
tăng số lượng tế bào có kháng thể hình thành trong tổ chức lách [1], [14].
- Hạ cholesterol huyết, đường huyết, bảo vệ gan: trên lâm làng, những người trên 60
tuổi uống dạng chiết từ câu kỷ với liều 100mg liên tục trong 4 tuần lễ thì cholesterol
huyết, β – lipoprotein và triglyceride đều giảm [14].
- Tác dụng làm chậm sự suy lão [1], [14].

- Tác dụng đối với hệ thống máu: tăng bạch cầu máu ngoại vi, tăng khả năng tạo
máu [1], [14].
- Các tác dụng khác:
12
Betain làm tăng trọng lượng gà nuôi thịt so với lô đối chứng, làm tăng lượng trứng
đẻ ở gà mẹ [14].
Dịch chiết câu kỷ tử tác dụng trực tiếp lên tuyến yên của chuột cống trắng kích
thích rụng trứng [14].
- Độc tính: có độc tính thấp [14].
b. Tác dụng theo YHCT
- Tính vị, quy kinh: vị ngọt, hơi đắng, tính bình; quy vào các kinh phế, can, thận [2],
[8].
- Công năng: Bổ can thận dưỡng huyết, sáng mắt [1], [2], [8], [14].
1.2.6.3. Công dụng, cách dùng
+ Công dụng
- Điều trị can thận âm hư, huyết hư dẫn đến đau lưng gối mỏi, tai ù, chóng mặt, mắt
mờ [1], [2], [8], [14].
- Trị bệnh tiêu khát, di tinh, hoạt mộng tinh, liệt dương [1], [2].
- Trị phế âm hư, ho khan [2].
- Người già khí hư, huyết kém [2].
+ Cách dùng, liều dùng: 8 – 16g [2].
+ Kiêng kỵ: những người tỳ vị hư hàn, ỉa chảy [2], [8].
1. 2.7. Bạch tật lê
+ Tên khoa học vị thuốc: Fructus Tribuli terrestris [2], [8].
+ Bộ phận dùng: Quả chín phơi khô của cây Bạch tật lê (Tribulus terrestris L.), họ
Tật lê (Zygophyllaceae) [2], [8], [12], [14].
1.2.7.1. Thành phần hóa học
- Saponin sterolic: trong đó genin là diosgenin, ruscogenin…[12].
- β – sitosterol, stigmasterol, kaempferol…[12].
- 5 chất thuộc nhóm lignanamid: tribulusamid A, tribulusamid B, N –

transferuloyltyramin, terestriamid và N – trans – coumaroyl – tyramin và β –
sitosterol [12].
- Alcaloid, tinh dầu, chất nhựa, chất phylloerythrin, tanin, flavonoid [12].
13
1.2.7.2. Tác dụng sinh học
a. Tác dụng dược lý
- Tác dụng giảm đau, hạ lipid máu [12].
- Đối với hệ thống tim mạch: chống lại sự xơ cứng động mạch và huyết dính kết
tiểu cầu [10].
- Tác dụng làm cho thân thể cường tráng, chống lão suy [10].
- Tác dụng hạ huyết áp, lợi niệu, ức chế trực khuẩn tụ cầu vàng, trực khuẩn lỵ [1]
- Tác dụng giãn cơ trơn, hóa đàm, bình suyễn. Gần đây phát hiện bạch tật lê dùng trị
bệnh thận dương kém, sinh lý yếu của nam giới [2].
b. Tác dụng theo YHCT
- Tính vị, quy kinh: vị cay, đắng, tính ấm, hơi độc; quy vào kinh can, phế [8], [12].
- Công năng: : Sơ can giải uất, thanh can minh mục, bổ thận [2].
1.2.7.3. Công dụng, cách dùng
+ Công dụng
- Điều trị can khí uất kết, dẫn đến đau sườn ngực, đau dây thần kinh liên sườn [2].
- Đau đầu, hoa mắt, chóng mặt do can thượng dương cường [2].
- Điều trị chứng phong chẩn gây ngứa ngoài da do can phong [1], [8].
+ Cách dùng, liều dùng: 8 – 16g [2].
1.2.8. Bá bệnh:
+ Tên khoa học cây thuốc: Eurycoma longifolia Jack. [9], [12], [14].
+ Bộ phận dùng: Vỏ thân, rễ, lá phơi hoặc sấy khô [14].
1.2.8.1. Thành phần hóa học:
- Các hợp chất quassinosid: eurycomalacton, longilacton,…[14].
- Các hợp chất triterpen loại tirucalan: niloticin, dihydroniloticin, piscidinol
A…[14].
- Các alcaloid loại canthin – 6 – on, các alkaloid carbolin [14].

- Hai chất đắng: euricomalacton và 2,6 – dimethoxybenzoquinon [14].
1.2.8.2. Tác dụng sinh học
- Tác dụng kháng ký sinh trùng sốt rét trong thử nghiệm nuôi cấy invitro [14].
14
- Tác dụng tăng dục: thân và rễ làm tăng lượng testosterone trong huyết thanh của
động vật [14].
1.2.8.3. Công dụng, cách dùng
+ Công dụng:
- Vỏ thân dùng chữa các trường hợp ăn uống không tiêu, nôn mửa, đầy bụng tiêu
chảy, chữa sốt rét, giải độc do uống nhiều rượu và chữa lưng đau mỏi do thấp [14].
- Quả chữa lỵ [14].
- Rễ chữa ngộ độc và tẩy giun [14].
- Lá nấu nước tắm chữa ghẻ lở [14].
+ Kiêng kỵ: phụ nữ có thai [14].
15
Chương 2. NGUYÊN LIỆU, PHƯƠNG TIỆN, PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN
CỨU
2.1. Nguyên liệu, phương tiện nghiên cứu
+ Nguyên liệu: Bài thuốc nghiên cứu gồm 8 vị: đương quy, hoàng kỳ, cốt khí củ,
ba kích, xà sàng tử, câu kỷ tử, bạch tật lê, bá bệnh. Các vị thuốc mua tại nhà thuốc
HARPHACO số 59 phố Lãn Ông – Hà Nội, đem về sơ chế để nghiên cứu
+ Phương tiện nghiên cứu:
- Thiết bị:
Tủ sấy: Memmert, Shellab
Cân phân tích Sartorius – TE214S, cân kỹ thuật Precisa – XB320C
Kính hiển vy Labomed
Máy cất quay: Buchi R – 200 (Germany)
Đèn tử ngoại Vilber Lourmat
Bếp cách thủy Baths
Các dụng cụ thí nghiệm khác thuộc bộ môn Dược học cổ truyền trường Đại học

Dược Hà Nội.
+ Hóa chất – dung môi:
Hóa chất dung môi dùng trong nghiên cứu hóa học mua tại công ty TNHH hóa học
ứng dụng số 18A Lê Thánh Tông – Hà Nội.
Bản mỏng sắc ký Silicagel GF254 (MERCK)
2.2. Phương pháp nghiên cứu
2.2.1. Bào chế cao đặc
- Điều chế cao ethanol: Dược liệu đã được kiểm tra chất lượng đạt tiêu chuẩn
DĐVN IV, được bào chế thành thuốc phiến, dùng ethanol 40% và 70% để chiết,
chiết theo phương pháp chiết nóng, chiêt mỗi lần 1h, chiết 3 lần, gộp dịch chiết lại,
lọc, cất thu hồi dung môi, cô cách thủy đến khi thu được cao đặc [3].
- Điều chế cao nước: Bài thuốc được chiết bằng phương pháp sắc, nấu 3 lần với
nước, mỗi lần 1h, gộp dịch chiết, lọc, cô cách thủy đến khi thu được cao đặc [3].
Mỗi loại làm 6 mẫu làm lấy kết quả trung bình
16
2.2.2. Nghiên cứu xây dựng tiêu chuẩn cao đặc
Qua thăm dò tác dụng dược lí của 3 loại cao thấy rằng cao điều chế từ ethanol 40%
và 70% có tác dụng rõ rệt vì vậy chúng tôi tiến hành nghiên cứu xây dựng tiêu
chuẩn 2 loại cao điều chế từ ethanol.
+ Xác định độ ẩm: Bằng phương pháp dung môi theo phụ lục 12.13 DĐVN IV [8].
Nguyên tắc: Qua 2 bước:
- Bước 1: Bão hòa nước vào dung môi toluen.
- Bước 2: Xác định độ ẩm cao
Độ ẩm của cao đặc được tính theo công thức:
H =
100.(V
2
- V
1
)

m
(1)
Trong đó: H: Độ ẩm của cao (%)
V
1
: Thể tích nước cất được sau lần cất đầu tiên (ml).
V
2
: Thể tich nước cất được sau 2 lần cất (ml).
m: Khối lượng cao đem thử (g).
+ Định tính các nhóm chất hữu cơ
Căn cứ vào các nhóm chất có trong các vị thuốc của bài thuốc để định hướng định
tính. Tiến hành các phản ứng định tính với các thuốc chung và thuốc thử đặc hiệu
của từng nhóm chất theo phương pháp thường quy được ghi trong các tài liệu hóa
thực vật [5], [6], [13].
+ Kiểm tra các vị thuốc trong cao đặc bằng SKLM
Quy trình: Chiết riêng từng vị thuốc với lượng tương ứng có trong 1g cao đặc bài
thuốc bằng ethanol 96%, chấm riêng 3 vết ( cao đặc chiết ethanol 70%, cao đặc
chiết ethanol 40% và vị thuốc) trên cùng 1 bản mỏng với thể tích như nhau. Căn cứ
vào số vết tương ứng giữa vị thuốc và cao đặc để đánh giá. Nếu trong cao có các vết
tương đương các vết của vị thuốc cả về màu sắc và R
f
thì sơ bộ xác định vị thuốc đó
có trong bài thuốc.
+ Định lượng flavonoid toàn phần
Tiến hành theo phương pháp cân.
17
+ Xác định chất chiết được bằng nước: Phương pháp chiết lạnh [8].
Nguyên tắc: Xác định khối lượng cắn khô thu được, tính tỷ lệ phần trăm chất chiết
được bằng nước theo khối lượng cao khô tuyệt đối.

Công thức tính: C =
100.100.5.(m
2
- m
1
)
m.(100 - H)
(2)
Trong đó:
C: Hàm lượng chất chiết được bằng nước của cao (%)
m
2
: Tổng khối lượng cốc và cắn (g)
m
1
: Khối lượng cốc (g)
m: Khối lượng cao đem thử (g)
H: Độ ẩm của cao (%)
+ Xác định pH cao
Đo pH dung dịch 1% (kl/tt) cao đặc bằng máy đo pH
+ Tro toàn phần
Tiến hành theo phương pháp ghi trong DĐVN IV [8]
2.2.3. Dự kiến tiêu chuẩn cao đặc
Theo mẫu chung của bộ y tế gồm 2 phần: Yêu cầu chất lượng và phương pháp đánh
giá

×