Tải bản đầy đủ (.pdf) (93 trang)

Nghiên cứu thành phần hóa học của cao thuốc được bào chế từ bài thuốc EZ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.07 MB, 93 trang )






BỘ Y TẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC DƯỢC HÀ NỘI



NGUYỄN THANH TÂM

NGHIÊN CỨU
THÀNH PHẦN HÓA HỌC CỦA CAO
THUỐC ĐƯỢC BÀO CHẾ TỪ BÀI
THUỐC EZ


KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP DƯỢC SĨ





HÀ NỘI - 2013




































BỘ Y TẾ

TRƯỜNG ĐẠI HỌC DƯỢC HÀ NỘI


NGUYỄN THANH TÂM

NGHIÊN CỨU
THÀNH PHẦN HÓA HỌC CỦA CAO
THUỐC ĐƯỢC BÀO CHẾ TỪ BÀI
THUỐC EZ


KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP DƯỢC SĨ


Người hướng dẫn:
1. PGS.TS. Nguyễn Mạnh Tuyển
Nơi thực hiện:
- Bộ môn Dược học cổ truyền
- Bộ môn Hóa phân tích – Độc chất



HÀ NỘI - 2013






LỜI CẢM ƠN

Tôi xin tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến PGS.TS. Nguyễn Mạnh Tuyển
người thầy đã tận tình giúp đỡ, dìu dắt và hướng dẫn tôi hoàn thành tốt khóa
luận này.
Đồng thời tôi cũng xin chân thành cảm ơn các anh chị kỹ thuật viên của
bô môn Dược học cổ truyền và bộ môn Hóa phân tích - Độc chất đã nhiệt tình
giúp đỡ, tạo điều kiện cho tôi hoàn thành khóa luận này.
Tôi xin gửi tới các thầy cô và cán bộ Trường Đại học Dược Hà Nội lời
cảm ơn sâu sắc vì đã tận tình dạy dỗ, chỉ bảo, giúp đỡ tôi trong suốt thời gian
học tập dưới mái trường Đại học Dược Hà Nội.
Cuối cùng tôi xin tỏ lòng biết ơn tới gia đình và bạn bè, những người đã
luôn động viên và khích lệ tôi trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu.
Hà Nội, ngày 21 tháng 5 năm 2013
Sinh viên
Nguyễn Thanh Tâm










MỤC LỤC
ĐẶT VẤN ĐỀ 1
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN
3
1.1. TỔNG QUAN VỀ BỆNH ECZEMA 3
1.2. TỔNG QUAN VỀ BÀI THUỐC 6

1.3. TỔNG QUAN VỀ CAO THUỐC 18
CHƯƠNG 2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
20
2.1. ĐỐI TƯỢNG, PHƯƠNG TIỆN NGHIÊN CỨU 20
2.2. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU 20
2.3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 21
CHƯƠNG 3. THỰC NGHIỆM, KẾT QUẢ VÀ BÀN LUẬN
23
3.1. KIỂM TRA MỘT SỐ CHỈ TIÊU CHẤT LƯỢNG CỦA CÁC VỊ
THUỐC 23
3.2. ĐỊNH TÍNH CAO ĐẶC BÀI THUỐC EZ 24
3.2.1. Định tính các nhóm chất hữu cơ bằng các phản ứng thường
quy 24
3.2.2. Đối chiếu dịch chiết dược liệu và dịch chiết bài thuốc trên
SKLM 34
3.3. ĐỊNH LƯỢNG MỘT SỐ CHẤT, NHÓM CHẤT TRONG CAO
ĐẶC BÀI THUỐC EZ 43
3.3.1. Độ ẩm 43
3.3.2. Định lượng cắn tan trong ethyl acetate 44
3.3.3. Định lượng flavonoid toàn phần bằng phương pháp đo quang 46
3.3.4. pH 49
3.3.5. Xác định độ tro toàn phần 50
3.4. BƯỚC ĐẦU ĐỀ XUẤT TIÊU CHUẨN CAO ĐẶC 52
3.4.1. Cao cồn bài thuốc EZ 52
3.4.2. Cao nước bài thuốc EZ 58



3.5. BÀN LUẬN 65
KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT

68
1.KẾT LUẬN 68
2.ĐỀ XUẤT 70
TÀI LIỆU THAM KHẢO
72
PHỤ LỤC: ẢNH VÀ BỘT DƯỢC LIỆU 75




BẢNG CÁC CHỮ VIẾT TẮT
DĐVN Dược điển Việt Nam
SKLM Sắc ký lớp mỏng
HPLC Sắc ký lỏng hiệu năng cao
kl/tt Khối lượng/thể tích
STT Số thứ tự
KNĐ Kim ngân đằng
TNT Thương nhĩ tử
NN Núc nác
HH Hòe hoa
HB Hoàng bá
ĐLĐ Đơn lá đỏ
BT Bài thuốc
CC Cao cồn
CN Cao nước




DANH MỤC BẢNG

Bảng 3.1.1. Kết quả kiểm tra một số chỉ tiêu chất lượng của các vị thuốc 23

Bảng 3.2.1.1. Kết quả định tính các nhóm chất hữu cơ 34
Bảng 3.3.1.1. Kết quả xác định độ ẩm của cao cồn 44
Bảng 3.3.1.2. Kết quả xác định độ ẩm của cao nước 44
Bảng 3.3.2.1. Kết quả định lượng cắn tan trong ethyl acetat trong cao cồn tính
trên cao khô tuyệt đối 45

Bảng 3.3.2.2. Kết quả đinh lượng cắn tan trong ethyl acetat trong cao nước
tính trên cao khô tuyệt đối 45

Bảng 3.3.3.1. Kết quả đo mật độ quang và nồng độ dãy chuẩn 47
Bảng 3.3.3.2. Kết quả định lượng flavonoid toàn phần trong cao cồn 48
Bảng 3.3.3.3. Kết quả định lượng flavonoid toàn phần trong cao nước 49
Bảng 3.3.4.1. Kết quả đo pH của cao cồn 50
Bảng 3.3.4.2. Kết quả đo pH của cao nước 50
Bảng 3.3.5.1. Kết quả độ tro toàn phần trong mẫu cao cồn 51
Bảng 3.3.5.2. Kết quả độ tro toàn phần cao nước tính trên cao khô tuyệt đối 52




DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 3.2.2.1. Sắc ký đồ dịch chiết kim ngân đằng và bài thuốc 35

Hình 3.2.2.2. Sắc ký đồ dịch chiết thương nhĩ tử và bài thuốc 37
Hình 3.2.2.3. Sắc ký đồ dịch chiết núc nác và bài thuốc 38
Hình 3.2.2.4. Sắc ký đồ dịch chiết hòe hoa, bài thuốc và rutin 40
Hình 3.2.2.5. Sắc ký đồ dịch chiết hoàng bá và cao đặc bài thuốc 41
Hình 3.2.2.6. Sắc ký đồ dịch chiết hoàng bá, bài thuốc, berberin 41

Hình 3.2.2.7. Sắc ký đồ dịch chiết đơn lá đỏ và bài thuốc 43
Hình 3.3.3.1. Đồ thị đường chuẩn 48





1


ĐẶT VẤN ĐỀ
Bệnh Eczema hay còn được gọi là bệnh chàm là một bệnh khá phổ biến
hiện nay. Có nhiều giả thuyết về nguyên nhân gây bệnh, do các yếu tố ngoại
cảnh như hóa chất, môi trường sống, dị nguyên kết hợp với các yếu tố cơ địa
như rối loạn về chức năng nội tạng, nội tiết, thần kinh, cơ địa dị ứng mà hình
thành nên bệnh. Bệnh có đặc tính là kéo dài, khó điều trị, thường gây ảnh
hưởng rất lớn đến chất lượng sống của bệnh nhân. Cùng với sự phát triển kinh
tế, xã hội, sự phát triển của công nghiệp kèm theo là sự gia tăng khí thải, ô
nhiễm môi trường thì tần suất và tỷ lệ xuất hiện bệnh ngày càng gia tăng.
Các thuốc điều trị theo Tây y hiện nay chủ yếu là điều trị triệu chứng.
Liệu pháp điều trị bằng corticoid thường được sử dụng trong phần lớn các
trường hợp, tuy nhiên giá thành cao, nhiều tác dụng phụ và không thích hợp
để điều trị kéo dài. Bên cạnh đó, giải pháp sử dụng các thuốc Đông dược có
nguồn gốc thiên nhiên, được tổ hợp xây dựng dựa trên lý luận y học cổ truyền
với lợi thế ít hoặc không có tác dụng phụ, an toàn nên thích hợp để điều trị
kéo dài. Bài thuốc EZ là một trong số những giải pháp điều trị Eczema bằng
thảo dược được sử dụng khá hiệu quả trên lâm sàng. Tuy nhiên việc sử dụng
ở dạng thuốc thang thường bất tiện, hạn chế việc phát huy hiệu quả và tính
phổ cập của bài thuốc, không đáp ứng đ
ủ nhu cầu người bệnh. Do vậy vấn đề

chuyển dạng bào chế cho bài thuốc đã được chúng tôi đặt ra. Cao đặc là một
dạng chế phẩm trung gian thường được dùng để bào chế các dạng chế phẩm
rắn khác. Vì vậy chúng tôi đã tiến hành bào chế cao đặc bài thuốc EZ và đặt
vấn đề: “Nghiên cứu thành phần hóa học của cao thuốc được bào chế từ bài
thuốc EZ” với các mục tiêu sau:
1. Định tính các nhóm chất chính và đối chiếu dịch chiết dược liệu với
dịch chiết bài thuốc trên SKLM.

2

2. Định lượng một số chất, nhóm chất trong cao đặc bài thuốc.
Từ đó đề xuất dự thảo tiêu chuẩn chất lượng cho cao đặc bào chế được
ở dạng thuốc thang.

3


CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN
1.1. TỔNG QUAN VỀ BỆNH ECZEMA
1.1.1. Theo YHHĐ
Nguyên nhân gây bệnh: yếu tố bên ngoài và cơ địa kết hợp với nhau
chặt chẽ, tạo nên cơ chế dị ứng là cơ sở chủ yếu trong phát sinh và phát triển
bệnh chàm.
Các yếu tố bên ngoài như các hóa chất trong các ngành công, nông
nghiệp; các loại thuốc dùng rộng rãi trong y học kết hợp với những yếu tố
thuận lợi về cơ địa như rối loạn chức năng về nội tạng, nội tiết, thần kinh hoặc
do nhiễm độc mạn tính, nhất là nhiễm độc rượu.
Triệu chứng: tổn thương căn bản là mụn nước tập trung thành đám
trên nền da bị viêm. Các mụn nước vỡ ra tạo thành các vết trợt đóng vảy tiết,
rồi bong vảy và da trở lại bình thường. Kèm theo đó là triệu chứng ngứa và

hay tái phát.
Trên một mảng chàm mới phát, cấp tính, mỗi đợt phát bệnh tiến triển
theo 5 giai đoạn phản ảnh sự tiến triển của mụn nước.
+ Giai đoạn đỏ da: Bắt đầu ngứa hay cảm giác nóng da rồi trở nên nóng
và phù.
+ Giai đoạn mụn nước: xuất hiện sau vài giờ hoặc sau vài ngày trên mảng
da đỏ. Với chàm khô thì bệnh chàm chỉ dừng lại ở giai đoạn mụn nước.
+ Giai đoạn chảy nước: : các mụn nước vỡ ra, chảy nước trong hơi vàng,
dính ướt cộm quần áo. Nước chảy ra liên tục, khi thì chảy thành từng giọt, khi
thì chảy giàn giụa, mặt da sũng nước. Đến giai đoạn này mảng chàm lỗ chỗ
nhiều vết trợt hình tròn, gọi là giếng chàm.

4

+ Giai đoạn đóng vảy tiết: Khi nước vàng bớt chảy, huyết thanh đọng
trên mặt da tạo thành từng mảng vảy tiết màu vàng hoặc một vỏ bọc đồng
đều, màu vàng trong suốt.
+ Giai đoạn bong vảy: giai đoạn phục hồi.
Điều trị:
 Điều trị không dùng thuốc: phát hiện những dị nguyên trong sinh hoạt
và trong lao động. Với những bệnh nhân bị chàm kèm theo sang chấn về thần
kinh và tâm thần thì cần thay đổi chế độ sinh hoạt, chế độ làm việc, ổn định
về thần kinh. Thay đổi chế độ ăn, hạn chế ăn uống những chất kích thích
mạnh như gia vị, mỡ, rượu mạnh, café, chè đặc. Nên tránh ánh sáng và không
điều trị bằng tia tử ngoại. Những trường hợp bội nhiễm, chàm do vi khuẩn,
cần điều trị nhiễm khuẩn và nhiễm nấm trước.
 Điều trị dùng thuốc:
• Điều trị tại chỗ: càng sớm càng có kết quả tốt
− Giai đoạn sớm: khi da mới đỏ và ít chảy nước; Hồ nước: kẽm oxyd +
bột hoạt thạch (talc) + glycerin + nước cất: lượng bằng nhau, lắc mạnh khi

dùng
− Giai đoạn cấp tính: khi nước chảy nhiều
+ Dung dịch Jarish: acid boric 10g + glycerin 20g + nước cất 1000ml.
+ Dung dịch Burow: nhôm acetat 5% trong nước. Tiếp tục pha loãng lần
2 tỷ lệ 1/40 trong nước trước khi dùng.
+ Nước muối sinh lý 0,9%.
+ Dung dịch Vioform 1%.
+ Dung dịch thuốc tím 1/10000.
− Giai đoạn bán cấp: khi thương tổn bớt chảy nước, bớt viêm, có thể lần
lượt áp dụng các loại thuốc hồ hoặc các thuốc kem có kẽm oxid hoặc có thêm
các chất khử oxy như ichtyon, goudron tỷ lệ 2 - 5%.

5

− Giai đoạn mạn tính: dạng thuốc thích hợp thường dùng là thuốc mỡ, tỷ
lệ hoạt chất dưới 20%. Thuốc mỡ thường dùng trong chàm mạn tính như mỡ
ichtyon, mỡ goudron tỷ lệ 5-10%.
− Sử dụng các dạng thuốc bôi corticoide: Kem (dạng nhũ dịch có nước)
áp dụng cho trường hợp chàm không chảy nước cấp hoặc bán cấp. Thuốc mỡ
dùng trong chàm mạn tính khi da khô, ráp, da dày có vảy. Dung dịch cồn và
nước trong chàm mạn tính, khu trú ở da đầu.
• Điều trị toàn thân: thuốc an thần, chống ngứa, thuốc ngủ nếu cần thiết.
1.1.2. Theo YHCT
Bệnh chàm theo y học cổ truyền, chia làm 2 loại cấp tính và mạn tính,
còn gặp ở trẻ em còn bú và tùy theo vị trí cơ thể còn có các tên khác nhau.
Nguyên nhân do phong, nhiệt và thấp kết hợp ra bệnh, nhưng do phong
là chủ yếu, ở thể mạn tính thường do phong gây ra huyết táo rồi phối hợp với
nhau mà gây ra bệnh.
1.1.2.1. Thể cấp tính
• Nguyên nhân: do phong phối hợp với nhiệt và thấp, lúc đầu thấy da

hơi đỏ, ngứa và sau một thời gian ngắn nổi cục, mụn nước, loét, chảy nước,
đóng vảy và khỏi.
• Chia làm 2 thể nhỏ
a) Thể thấp nhiệt: da hồng đỏ, nóng rát, có mụn nước, loét chảy nước vàng.
− Phương pháp chữa: thanh nhiệt hóa thấp.
− Châm cứu:
+ Tùy theo vị trí cơ thể, chọn huyệt tại chỗ và lân cận.
+ Tay: khúc trì, hợp cốc.
+ Chân: tam âm giao, dương lăng truyền.
+ Toàn thân: trừ phong (hợp cốc), trừ thấp (túc tam lý), hoạt huyết (huyết
hải).

6

b) Thể phong nhiệt: da hơi đỏ, có mụn nước, phát ra toàn thân, ngứa gãi chảy
nước, ít loét.
− Phương pháp chữa: sơ phong thanh nhiệt, trừ thấp.
1.1.2.2. Thể mạn tính
− Nguyên nhân: do phong và huyết táo gây nên bệnh.
− Triệu chứng: da dày, thô, khô, ngứa, nổi cục có mụn nước hay gặp ở
đầu mặt, cổ chân, cổ tay, khuỷu tay đầu gối.
− Phương pháp chữa: Khu phong, dưỡng huyết nhuận táo.
1.1.2.3. Chàm bừu
− Nguyên nhân: do thấp nhiệt ở kinh can. Có khi ở thể cấp và mạn.
− Phương pháp chữa: thanh nhiệt trừ thấp ở kinh can. Cấp tính dùng
thuốc sắc, mạn tính dùng thuốc hoàn.
1.1.2.4. Chàm ở trẻ em còn bú
− Có 2 thể khô và ướt.
− Phương pháp chữa: sơ phong, lợi thấp, thanh nhiệt (liều dùng ít).
1.2. TỔNG QUAN VỀ BÀI THUỐC

1.2.1. Công thức bài thuốc
Kim ngân đằng 20g
Thương nhĩ tử 7g
Núc nác 15g
Hòe hoa 10g
Hoàng bá bắc 3g
Đơn lá đỏ 5g
Theo lý luận y học cổ truyền, bệnh Eczema do phong, nhiệt và thấp kết
hợp mà ra bệnh, nhưng do phong là chủ yếu, ở thể mạn tính thường do phong
gây ra huyết táo rồi phối hợp với nhau mà gây ra bệnh [9].

7

Kim ngân đằng, núc nác, hòe hoa có công năng thanh nhiệt giải độc, có
tác dụng chống viêm, chống dị ứng, dùng để giải quyết triệu chứng chính của
bệnh là da đỏ, nóng rát, thường do nhiệt độc mà ra [2], [9].
Các nốt phỏng nước, phù nề, thấm dịch nước màu vàng thường do thấp
gây ra, kết hợp với nhiệt gây mủ, chảy nước màu vàng.Nên kết hợp giữa các
vị thuốc thanh nhiệt giải độc với thanh nhiệt táo thấp là hoàng bá [2],[9].
Ngứa phần nhiều do phong gây ra, nên dùng thuốc trừ phong là đơn lá
đỏ, ké đầu ngựa [2], [9].
1.2.2. Tóm tắt đặc điểm các vị thuốc trong bài thuốc
1.2.2.1. Kim ngân đằng
• Tên khoa học vị thuốc: Caulis cum folium Lonicerae[7]
• Nguồn gốc: Dây cành lá phơi khô của cây kim ngân Lonicera
japonicavà một số loài khác cùng chi như L. dasystylaRehd.;L. confusa DC.
VàL. cambodiana Pierre ex Danguy, họ Kim ngân (Caprifoliaceae) [2], [7],
[15].
• Thành phần hóa học:
Hơn 140 hợp chất đã được phân lập và xác định từ Lonicera japonica

cho tới nay.Lonicera japonica có chứa rất nhiều tinh dầu, flavone, acid
organic, saponin triterpenoid, và iridoid [15], [18].
+ Tinh dầu [18]
+ Acid organic: các acid organic cũng là thành phần chủ yếu của
Lonicera japonica và chủ yếu gồm acid chlorogenic, acid isochloro-genic,
acid caffeic, acid hexadecanoic. Acid Chlorogenic có trong hoa, rễ, thân và lá
với hàm lượng theo thứ tự 6%, 1,4%, 0,9%, và 2,6% [18].
+ Flavone: Cho tới nay, có khoảng 30 flavone được phân lập từ Lonicera
japonica. Các flavone đã được phân lập là quercetin-3-O-β-D-glucoside ,
luteolin-7-O-α-D-glucoside, luteolin-7-O-β-D-galactoside, hyperoside,

8

Corymbosin, 5-hydroxy-3’,4’,7-trimethoxylflavone, 3’-O-methyl loni-
flavone [5,5”,7,7”-tetrahydroxy 3’-methoxy 4’,4”’-biflavonyl ether], và
loniflavone [5,5”,7,7”,3’-pentahydroxy 4’,4”’-biflavonyl ether]. Kết quả các
nghiên cứu chỉ ra rằng, hàm lượng flavone trong lá là cao nhất, tiếp đến là hoa
và thân cây [18].
+ Iridoid: Hơn 30 iridoid đã được tìm thấy từ lonicera japonica bằng
HPLC. Trong năm 2008, 9 iridoid được phân lập từ hoa là loganin, sweroside,
sec-oxyloganin, secologanin, kingiside, ketologanin, 7-α-morroniside, 7-β-
morroniside và secologanoside. Sau đó 4 iridoid được phân lập từ thân và lá
là L-phenylalaninosecologanin, 7-O-(4-β-D-glucopyranosyloxy-3-methoxy-
benzoyl) secologano-lic acid, 6’-O-(7α-hydroxyswerosyloxy) loganin và
(Z)-aldsecologanin [18].
+ Saponin: Phần trên mặt đất chứa saponin, trong đó hầu hết aglycon là
acid oleanolic và hederagenic [15], [18].
+ Các hợp chất khác: từ Lonicera japonica, 15 nguyên tố đã được phát
hiện như Fe, Mn, Cu, Zn, Ti, Sr, Mo, Ba, Ni, Cr, Pb, V, Co, Li, Ca
[18].

• Tác dụng và sử dụng trong y học
 Tác dụng dược lý
+ Tác dụng chống viêm: gần đây, càng nhiều thí nghiệm invivo và invitro
đã chỉ ra rằng các dịch chiết khác nhau của Lonicera japonica có thể ức chế
nhiều phản ứng viêm khác nhau và ngăn chặn nhiều tác nhân gây viêm [18].
+ Tác dụng chống virus: Từ năm 1980, tác dụng chống virus của
Lonicera japonica đã được nghiên cứu và chứng minh, ví dụ như virus hợp
bào hô hấp (RSV), HIV, virus herpes (HSV)… Được dùng như một vị thuốc
quan trọng ở Trung Quốc để chống H9N2, khống chế dịch SARS vào năm

9

2003, nghiên cứu điều trị cúm A H1N1 ở một bệnh viện ở Bắc Kinh với 113
ca bệnh [18].
+ Tác dụng kháng khuẩn: Nước sắc lá kim ngân với nồng độ 20-1,2% ức
chế trực khuẩn Shiga, với nồng độ 20-5% ức chế trực khuẩn cận thương hàn,
nồng độ 100% có tác dụng đối với tụ cầu khuẩn [15], [18].
+ Tác dụng chống oxy hóa: dịch chiết ethylacetat có tác dụng ức chế gốc
DPPH, gốc oxy hoạt động (ROS), gốc hydroxyl ( ̄ OH) và gốc peroxynitrite
(ONOO ̄ ) [18].
+ Tác dụng hỗ trợ chức năng gan [18].
+ Tác dụng chống khối u [18].
+ Tác dụng tránh thai: tác dụng tránh thai của dịch chiết Lonicera
japonica đã được phát hiện trên chuột, chó và khỉ. Những nghiên cứu này chỉ
ra rằng tác dụng này có liên quan đến sự giảm nồng độ progesterone huyết
tương và hoặc tăng tính hoạt động của prostaglandin [18].
+ Tác dụng chống lipid máu và chống huyết khối: được nghiên cứu trên
chuột. làm giảm đường huyết, tăng HDL-C, giảm nồng độ cholesterol trong
huyết tương và giảm các mảng xơ vữa [18].
+ Tác dụng trên chuyển hóa chất béo: Kim ngân có tác dụng tăng cường

chuyển hóa chất béo [15], [18].
+ Tác dụng chống choáng phản vệ: Nước sắc kim ngân cho uống có tác
dụng ngăn chặn choáng phản vệ trên chuột lang. Ở chuột lang uống kim ngân,
số lượng và tính chất các dưỡng bào ở mạc treo ruột ít thay đổi. Lượng
Histamin ở phổi chuột lang bị choáng phản vệ cao gấp rưỡi so với chuột lang
bình thường và chuột lang uống kim ngân trước khi gây choáng [15].
+ Độc tính: Chuột nhắt trắng, sau khi được cho uống nước sắc kim ngân
liên tục 7 ngày với liều gấp 150 lần liều điều trị cho người, vẫn sống bình
thường, giải phẫu các bộ phận không có thay đổi gì đặc biệt [15].

10

 Tác dụng theo y học cổ truyền
+ Tính vị, quy kinh: Kim ngân đằng vị đắng, tính hàn, quy kinh tâm, phế,
vị và tỳ [2], [9], [10], [15].
+ Công năng chủ trị:
Thanh nhiệt giải độc (yếu hơn hoa kim ngân): được dùng trong các trường
hợp nhiệt độc sinh mụn nhọt, đinh độc, nhọt vú, nhọt trong ruột, dị ứng, mẩn
ngứa. Ho do phế nhiệt, lỵ [2], [9], [10].
Thư kinh hoạt lạc: dùng trong các bệnh về gân, lạc, đau nhức; có thể phối
hợp với ty qua lạc (xơ mướp), ý dĩ [2], [9], [10].
+ Kiêng kỵ: người thể hư hàn, hoặc những trường hợp mụn nhọt có mủ
vỡ loét, không nên dùng [9], [10].
+ Liều dùng: 15 – 30g dạng thuốc sắc [9].
1.2.2.2. Thương nhĩ tử
• Tên khoa học vị thuốc: Fructus Xanthii strumarii [7]
• Nguồn gốc: Dùng quả chín phơi khô của cây ké đầu ngựa Xanthium
japonicum L, họ Cúc (Asteraceae) [7], [14].
• Thành phần hóa học:
Toàn cây ké đầu ngựa mọc ở miền núi, đồng bằng gần biển hay xa biển

đều chứa iod với hàm lượng khá cao: 1g quả chứa 220-230µg iod [14].
Quả chứa nhiều sesquiterpen lacton: xanthinin, xanthumin, xanthatin,
xanthol, isoxanthol [14].
Quả ké đầu ngựa non chứa nhiều vitamin C và các glucose, fructose
(7,2%), sucrose (4,9%), acid hữu cơ, phosphatid, kali nitrat, β-sitosterol, γ-
sitosterol, β-D glucosid của β-sitosterol gọi là strucmarosid (β-sitosterol β-D
glucosid có tác dụng chống viêm) [14].
Quả còn chứa tetrahydroxyflavon và stigmasterol [14].
Hạt ké đầu ngựa có chất béo 30 – 35% [14].

11

Thành phần các acid béo không no gồm acid oleic 22,4-30,7, linoleic
51,9-67,1%. Mẫu dầu điển hình có các thành phần acid oleic 22,4, linoleic
67,1, palmitic 4,2, stearic 5,2 và behenic 0,7%. Trong dầu còn có khoảng
1,94% các phosphatide có thể so sánh tương tự như dầu ngô [14].
Hạt còn chứa một số chất gây độc cho gia súc, trong đó có
hydroquinone, choline và một số chất độc hơn chưa xác định.Ngoài ra còn có
xanthostrumarin và acid oxalic và một lượng iod đáng kể [14].
• Tác dụng và sử dụng trong y học
 Tác dụng dược lý
+ Tác dụng giảm cường độ co bóp tim, giảm thân nhiệt và lợi tiểu [14].
+ Tác dụng chống dị ứng: tác dụng kháng histamine [14].
+ Tác dụng ức chế thần kinh trung ương: hoạt chất xanthumin [14].
+ Kháng khuẩn: xanthinin nồng độ 0,01 – 0,1% có hoạt tính kháng khuẩn
mạnh với các vi khuẩn gram âm và nấm [14].
+ Chống viêm: β – sitosterol β-D glucosid [14].
 Tác dụng theo y học cổ truyền
+ Tính vị, quy kinh: Quả ké đầu ngựa có vị ngọt, tính nhạt, hơi đắng, tính
ấm; quy 3 kinh phế, thận, tỳ [9], [10], [14].

+ Công năng chủ trị
Khử phong thấp giảm đau, dùng trong các trường hợp đau khớp, chân
tay tê dại, co quắp, phong hàn dẫn đến đau đầu, phối hợp với tang ký sinh,
ngũ gia bì [9], [10].
Tiêu độc sát khuẩn, dùng trong các trường hợp phong ngứa, dị ứng,
phối hợp với kim ngân hoa hoặc kim ngân cuộng, kinh giới tuệ. Còn dùng để
chữa phong hủi, dùng lá tươi giã nát đắp mụn nhọt, nấu nước rửa vết thương
[9]

12

Chống viêm, dùng trị bệnh viêm xoang hàm, xoang mũi mạn tính, có
thể dùng thương nhĩ tử (sao vàng) 8g, tế tân, bạch chỉ 12g, bạc hà 4g. Hoặc
dùng thương nhĩ tử, bạc hà, tế tân cho vào nước, đun sôi rồi xông hơi vào mũi
[9].
Tán kết: làm mềm các khối rắn, dùng với các bệnh bướu cổ, tràng nhạc
[9].
+ Kiêng kỵ: người bị nhức đầu, tê tay do thiếu máu không được dùng.
Uống quả ké quá liều dễ bị ngộ độc, cần theo dõi [10].
+ Liều dùng: 3-10g sắc uống [10].
1.2.2.3.Núc nác
• Tên khoa học vị thuốc: Cortex Oroxyli [7]
• Nguồn gốc: Vỏ thân đã phơi hoặc sấy khô của cây núc nác Oroxylum
indicum (L.) Vent, họ Chùm ớt (Bignoniaceae) [7], [9], [15].
• Thành phần hóa học:
Vỏ núc nác chứa một số alkaloid, tanin và một số dẫn chất flavonoid
[15], [19].
+ Flavonoid: có 3 flavonoid glycoside mới và 19 hợp chất đã biết tên đã
được phân lập từ vỏ thân Oroxylum indicum. 19 hợp chất đó là chrysin-7-O-
gentiobioside, baicalein-7-O-diglucoside, baicalein-7-O-glucoside,

scutellarein-7-O-glucopyra-noside, chrysin-7-O-glucuronide, baicalin,
chrysin-6-C-β-D-glucopyranosyl-8-C-α-L-arabinopyrano-side, chrysin,
baicalein, oroxylin A, pinocembrin, pinobanksin, 2-methyl-6-phenyl-4H-
pyran-4-one, lupeol, 2α-hydroxyllupeol, echinulin,aden-osine, dimethyl
sulfone, và β-sitosterol [19].
+ Vỏ thân cây núc nác chứa các flavonoid: oroxylin A 0,65%, baicalein
0,5% và chrysin (vỏ cành 0,35%) [15].
+ Tỷ lệ flavonoid khoảng 3-4% [15].

13

+ Vỏ thân còn chứa acid p-coumaric 1,84% [15].
• Tác dụng và sử dụng trong y học
 Tác dụng dược lý
+ Tác dụng chống oxy hóa: bởi các flavonoid có trong vỏ thân núc nác
[19].
+ Tác dụng chống dị ứng và làm tăng sức đề kháng của cơ thể đối với
một số tác nhân độc hại [15].
+ Chống ung thư [17].
+ Kháng khuẩn: chống lại vi khuẩn gram dương (Bacillus subtilis và
Staphylococcus aureus), vi khuẩn gram âm (Escherichia coli và Pseudomonas
aeruginosa) và nấm (Candida albicans). Các hợp chất baicalein, lapachol, và
oroxylin A có tác dụng ức chế vi khuẩn gram dương trong khi chrysin ức chế
Candida albicans và Pseudomonas aeruginosa [16].
+ Chống viêm: dịch chiết của Oroxylum indicum có tác dụng ức chế hoạt
tính của cả 2 enzym 5-lipoxygenase và cyclooxygenase. Kết quả chỉ ra rằng
dịch chiết O. indicum có tác dụng đáng kể khi so sánh với các chất chuẩn
(indomethacin 93,38% và piroxicam 88,24%) trong việc ức chế hoạt tính
cyclooxygenase. Núc nác có tác dụng ức chế giai đoạn cấp tính của phản ứng
viêm, tác dụng này được thể hiện mạnh hơn ở động vật đã được gây mẫn cảm

[16].
 Tác dụng theo y học cổ truyền
+ Tính vị, quy kinh: vị đắng, tính mát [2], [10], [15], [9].
+ Công năng chủ trị [2].
Công năng : thanh can, giải nhiệt, tiêu độc, sát khuẩn, thanh phế.
Chủ trị: vàng da, viêm họng, khô họng, ho, khản tiếng, trẻ em lên sởi,
nổi ban, một số bệnh ngoài da.
+ Kiêng kỵ: thể hư hàn, đầy bụng, ỉa chảy không dùng [2].

14

+ Liều dùng: 6-15g sắc uống [2].
1.2.2.4.Hòe hoa
• Tên khoa học vị thuốc: Flos Styphnolobii japonici imaturi [7]
• Nguồn gốc: Là nụ hoa phơi khô của cây hòe Stypnolobium japonicum
(L.) Schott, họ Đậu(Fabaceae) [14], [7].
• Thành phần hóa học:
Rutin: dược điển Việt Nam II (tập 2 và tập 3) quy định hàm lượng rutin
phải đạt 20%. Qua chế biến, hàm lượng rutin có thể thay đổi, đạt 34,7% ở
dạng sống; 28,9% dạng sao vàng và 18,5% ở dạng sao cháy [14].
Ngoài ra nụ hòe còn chứa botulin, sophoradiol, sophorin A, sophorin B,
sophorin C và sophorose [14].
• Tác dụng và sử dụng trong y học
 Tác dụng dược lý
+ Tăng sức đề kháng và giảm tính thấm của mao mạch: rutin và quercetin
[14].
+ Tác dụng chống viêm: rutin và quecertin. Cơ chế chống viêm của các
flavon dạng rutin hiện có nhiều giả thuyết như kích thích tuyến thượng thận
tiết adrenalin, làm tăng lượng adrenalin trong máu bằng cách ức chế men
catecholamine O – methyltransferase hoặc monoamine, oxidase, hoặc ức chế

men hyaluronidase [14].
+ Tác dụng bảo vệ cơ thể chống chiếu xạ [14].
+ Tác dụng hạ huyết áp, hạ cholesterol máu [14].
+ Tác dụng cầm máu [14].
+ Tác dụng chống kết tập tiểu cầu [14].
+ Tác dụng đối với tim: quercetin thể hiện tác dụng cường tim, giãn mạch
vành, cải thiện tuần hoàn tim. Ngoài ra nụ hòe còn có tác dụng làm giảm
lượng tiêu thụ O
2
của cơ tim [14].

15

+ Các tác dụng khác: tác dụng chống phản ứng phản vệ, tác dụng bảo vệ
gan, tác dụng giảm trương lực cơ đối với hệ cơ trơn của ruột và khí phế quản,
tác dụng gây đột biến: rutin và quercetin [14].
 Tác dụng theo y học cổ truyền
+ Tính vị, quy kinh: vị đắng, tính hơi hàn. Quy kinh can, đại tràng [2],
[14], [9].
+ Công năng chủ trị [2], [14].
Lương huyết chỉ huyết: chảy máu cam, lỵ, trĩ chảy máu, phụ nữ băng
huyết, đại tiểu tiện ra máu.
Thanh nhiệt bình can: dùng trong trường hợp can hỏa thượng viêm, đau
mắt đỏ, đau đầu.
Bình can hạ áp: dùng cho trường hợp cao huyết áp.
Thanh phế chống viêm: dùng trong bệnh viêm thanh đới, nói không ra
tiếng.
+ Kiêng kỵ: không dùng hòe hoa cho phụ nữ có thai, người thể hàn.
+ Liều dùng: 4-12g
1.2.2.5.Hoàng bá bắc

• Tên khoa học vị thuốc: Cortex Phellodendri [7].
• Nguồn gốc: là vỏ thân đã cạo bỏ lớp bần, phơi hoặc sấy khô của Hoàng
Bá(Phellodendron chinense Schneid. hoặc Phellodendron amurense Rupr.),
họ Cam (Rutaceae) [7], [2], [9], [14].
• Thành phần hóa học:
Thành phần chủ yếu là các alkaloid như berberin, palmatin, jatrorrhizin,
phellodedrin, magnoflorin, candicin.Ngoài ra còn có obacunon, obaculacton,
limonin [14].
Các hợp chất phenolic [14].
• Tác dụng và sử dụng trong y học

×