BỘ Y TẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC DƯỢC HÀ NỘI
ĐỖ THÙY LINH
NGHIÊNCỨU ĐIỀU CHẾ CAO ĐẶC
TESTIN VÀ ỨNG DỤNG VÀO BÀO
CHẾ VIÊN NANG CỨNG
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP DƯỢC SĨ
HÀ NỘI – 2014
BỘ Y TẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC DƯỢC HÀ NỘI
ĐỖ THÙY LINH
NGHIÊNCỨU ĐIỀU CHẾ CAO ĐẶC
TESTIN VÀ ỨNG DỤNG VÀO BÀO
CHẾ VIÊN NANG CỨNG
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP DƯỢC SĨ
Người hướng dẫn:
1. PGS.TS. Vũ Văn Điền
2. DS. Nguyễn Văn Thắng
Nơi thực hiện:
1. Bộ môn Dược học cổ truyền
2. Bộ môn Công nghiệp Dược
HÀ NỘI – 2014
LỜI CẢM ƠN
Với lòng kính trọng và biếtơn sâu sắc, em xin chân thành cảmơn PGS.TS Vũ
VănĐiền, người thầyđã trực tiếp tận tình hướng dẫnem trong suốt quá trình nghiên
cứu và hoàn thành khóa luận này.
Em xin bày tỏ lời cámơn chân thành tới TS. Nguyễn Thị Thanh Duyên, côđã
giúp đỡ vàđóng góp nhữngý kiến quý báu cho em trong phần bào chế viên nang
cứng.
Nhân dịp này em xin trân trọng gửi lời cảmơn tới:
Các thầy cô giáo, các chị kỹ thuật viên của bộ môn Dược cổ truyền và tổ Bào chế
công nghiệp thuộc Bộ môn Công nghiệp Dượcđã tạođiều kiện giúp đỡ em trong
suốt quá trình nghiên cứu và thực hiệnkhóaluận tốt nghiệp.
Các thầy cô và bạn bè trong trườngĐại học Dược Hà Nội, đã trang bị cho em
đầyđủ kiến thức và động viên giúp đỡ em trong suốt những năm học tập và nghiên
cứu tại trường.
Trong quá trình thực hiện khóaluận không thể tránh khỏi những thiếu sót, em rất
mong có được sựcảm thông vàgópý quý báu của thầy cô và các bạn.
Hà Nội, ngày 09 tháng 05 năm 2014
Đỗ Thùy Linh
MỤC LỤC
ĐẶT VẤN ĐỀ 1
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN 2
1. Bài thuốc Testin: 2
2. Tóm tắt đặc điểm các vị thuốc trong bài thuốc: 3
3. Vài nét về cao thuốc từ dược liệu: 10
4. Tóm tắt kỹ thuật bào chế viên nang cứng: 11
CHƯƠNG 2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 15
1. Nguyên liệu và phương tiện nghiên cứu: 16
2. Phương pháp nghiên cứu: 17
2.1. Bào chế cao đặc bài thuốc Testin: 17
2.1.1. Bào chế cao đặc: 17
2.1.2. Xử lý dịch chiết: 19
2.1.3. Tính hiệu suất bào chế: 19
2.1.4. Kiểm tra chất lượng cao đặc: 20
2.2. Bào chế viên nang cứng Testin: 22
2.2.1. Xây dựng công thức và phương pháp bào chế viên nang cứng Testin: 22
2.2.2. Đánh giá chất lượng của bán thành phẩm dạng hạt: 23
2.2.3. Đánh giá chất lượng của viên nang cứng Testin: 24
CHƯƠNG 3. THỰC NGHIỆM, KẾT QUẢ VÀ BÀN LUẬN 26
1. Bào chế cao đặc Testin: 26
1.1. Xác định độ ẩm của dược liệu: 26
1.2. Bào chế cao đặc: 26
1.3. Kiểm tra chất lượng của cao đặc chiết theo phương pháp đun hồi lưu: 28
2. Bào chế viên nang cứng Testin: 29
2.1. Xây dựng công thức: 29
2.1.1. Khảo sát tạo hạt từ cao với từng tá dược độn đơn độc: 29
2.1.2. Khảo sát tạo hạt từ cao với hỗn hợp tá dược độn kết hợp: 33
2.2. Khảo sát phương pháp tạo hạt: 36
2.3. Đánh giá chất lượng của bán thành phẩm dạng hạt: 41
2.3.1. Khảo sát một số chỉ tiêu chất lượng hạt: 41
2.3.2. Đề xuất tiêu chuẩn chất lượng bán thành phẩm dạng hạt: 42
2.4. Đánh giá chất lượng của viên nang cứng Testin: 43
2.4.1. Khảo sát một số chỉ tiêu chất lượng của viên nang cứng Testin: 43
2.4.2. Đề xuất tiêu chuẩn chất lượng của viên nang cứng Testin: 46
3. Bàn luận: 46
4. Kết luận và đề xuất: 48
4.1. Kết luận: 48
4.2. Đề xuất: 48
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC 1: Ảnh các vị thuốc trong bài thuốc Testin
PHỤ LỤC 2: Thành phần và hướng dẫn sử dụng viên nang cứng Testin
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
DĐVN IV : Dược điển Việt Nam IV
kl/tt : Khối lượng/thể tích
TCCS : Tiêu chuẩn cơ sở
TCCL : Tiêu chuẩn chất lượng
PL : Phụ lục
SKLM : Sắc ký lớp mỏng
TB : Trung bình
DANH MỤC BẢNG
B
ả
ng
1.
Cỡ số vỏ nang và thể tích của chúng
12
B
ả
ng
2.
Các nguyên liệu sử dụng trong đề tài 16
B
ả
ng
3.
Thiết bị được sử dụng trong đề tài
17
B
ả
ng
4.
Chỉ số nén và khả năng trơn chảy của khối bột 24
B
ả
ng
5.
Độ ẩm của các dược liệu 26
B
ả
ng
6.
Hiệu suấtbào chếtheo phương pháp chiết hồi lưu 26
B
ả
ng
7.
Hiệu suấtbào chếtheo phương pháp ngâm lạnh 2 ngày 26
B
ả
ng
8.
Hiệu suấtbào chếtheo phương pháp ngâm lạnh 3 ngày 27
B
ả
ng 9
.
Kết quảđánh giá chất lượng cao đặc bán thành phẩm 28
B
ả
ng 10
.
Các thông số của hạt thu được khi phối hợp cao đặc với Avicel
PH 101
30
B
ả
ng 11
.
Sự thay đổi độ ẩm theo thời gian sấy của hạtCT
1
, CT
2
và CT
3
30
B
ả
ng 12
.
Các thông số của hạt thu được khi phối hợp cao đặc với tinh bột 31
B
ả
ng
13.
Sự thay đổi độ ẩm theo thời gian sấy của hạt CT
5
32
B
ả
ng
14.
Các thông số của hạt thu được khi phối hợp cao đặc với hỗn hợp
tá dược A
1
34
B
ả
ng
15
.
Sự thay đổi độ ẩm theo thời gian sấy của hạt CT
7
và CT
8
34
B
ả
ng
16.
Các thông số của hạt thu được khi phối hợp cao đặc với hỗn hợp
tá dược A
2
35
B
ả
ng 17
.
Sự thay đổi độ ẩm theo thời gian sấy của hạt CT
10
và CT
11
35
B
ả
n
g 18.
Các thông số của hạt CT
13
, CT
14
và CT
15
theo phương pháp tạo
hạt 2
37
B
ả
ng
19
.
Sự thay đổi độ ẩm theo thời gian sấy của hạt CT
13
, CT
14
và CT
15
theo phương pháp tạo hạt 2
38
B
ả
n
g 20.
Các thông số của hạt CT
16
, CT
17
và CT
18
theo phương pháp tạo
hạt 2
38
B
ả
ng
21
.
Sự thay đổi độ ẩm theo thời gian sấy của hạt CT
16
, CT
17
và 39
CT
18
theo phương pháp tạo hạt 2
.
B
ả
n
g 22.
Sự thay đổi độ ẩm theo thời gian sấycủa bán thành phẩm dạng hạt
41
B
ả
ng
23
.
Kết quả khảo sát các chỉ tiêu chất lượng của bán thành phẩm dạng
hạt
42
B
ả
n
g 24.
Độ ẩm của hạt trong nang 43
B
ả
ng
25
.
Bảng theo dõi độ rã của viên nang thành phẩm
43
B
ả
ng 2
6
.
Giá trị R
f
của 3 vết tương đương trên sắc ký đồ của Ba kích (BK),
cao và chế phẩm (CP)
44
B
ả
ng
27.
Giá trị R
f
của 4 vết tương đương trên sắc ký đồ của Bábệnh (BB),
caođặc và chế phẩm (CP)
44
B
ả
ng
28.
Giá trị R
f
của 4 vết tương đương trên sắc ký đồ của Bạch tật lê
(BTL), cao đặcvà chế phẩm (CP)
45
B
ả
ng
29
.
Giá trị R
f
của 4 vết tương đương trên sắc ký đồ của Xà sàng tử
(XST), cao đặcvà chế phẩm (CP)
45
B
ả
ng
30
.
Hàm lượngcắn ethylacetat trong viên nang
46
DANH MỤC HÌNH
H
ình
1.
Quy trình bào chế cao đặc 28
Hình
2
.
Biểu đồ độ ẩmtheo thời gian sấy của hạt CT
1
, CT
2
và CT
3
(sấy
tĩnhở 60°C)
31
Hình 3
.
Biểu đồ độ ẩm theo thời gian sấy củahạt CT
5
(sấy tĩnhở 60°C). 32
Hình 4
.
Biểu đồ độ ẩm theo thời gian sấy của hạt CT
7
và CT
8
(sấy tĩnhở
60°C)
34
Hình 5
.
Biểu đồ độ ẩm theo thời gian sấy của hạt CT
10
và CT
11
(sấy tĩnhở
60°C)
36
Hình
6
.
Biểu đồ độ ẩm theo thời gian sấy của hạt CT
13
, CT
14
và CT
15
theo
phương pháp tạo hạt 2 (sấy tĩnhở 60°C)
38
Hình
7
.
Biểu đồ độ ẩm theo thời gian sấy của hạt CT
16
, CT
17
và CT
18
theo
phương pháp tạo hạt 2 (sấy tĩnhở 60°C)
40
H
ình
8.
Quy trình bào chế viên nang cứng Testin 41
H
ình
9
.
Biểu đồ độẩm theo thời gian sấy của 3 mẻ hạt (sấy tĩnhở 60°C) 42
Hình 10.
Sắc ký đồ của Ba kích (BK), cao đặc và chế phẩm(CP)
44
Hình 1
1
.
Sắc ký đồ của Bá bệnh (BB), cao đặc và chế phẩm (CP)
44
Hình 1
2
.
Sắc ký đồ của Bạch tật lê (BTL), cao đặc và chế phẩm (CP)
45
Hình 1
3
.
Sắc ký đồ của Xà sàng tử (XST), cao đặc và chế phẩm (CP)
45
1
ĐẶT VẤN ĐỀ
Suy giảm chức năng sinh dục nam mặc dù không ảnh hưởng đến tính mạng
nhưng làm giảm chất lượng cuộc sống của người bệnh vàảnh hưởng tiêu cực đến sự
phát triển xã hội. Các rối loạn về sinh dục thường xuất hiện cùng với quá trình lão
hóa, cũng như sử dụng thuốc trong các quá trình điều trị nội khoa khác (cao huyết
áp, loét dạ dày, tá tràng). Ngoài ra, tình trạngstress trong xã hội phát triển cũng góp
phần làm gia tăng suy giảm chức năngsuy dục, sinh sản nam. Hội chứng bệnh này
trong Y học cổ truyền chủ yếu thuộc phạm vi chứng thận hư và cũngcó nhiều vị
thuốc và bài thuốc đểđiều trị hội chứng bệnh này.
Bài thuốc Testin là bài thuốc do PGS.TS Vũ Văn Điền xây dựng nên, với mục
đích hỗ trợ điều trị suy giảm chức năng sinh dục nam. Với mong muốn góp phần
từng bước hiệnđại hóa dược học cổ truyền nói chung và bài thuốc Testin nói riêng,
chúng tôi tiến hành đề tài: “Nghiên cứu điều chếcao đặc Testin vàứng dụng vào
bào chế viên nang cứng”vớinhữngmục tiêu sau:
1. Xây dựng quy trình bào chế cao đặc từ bài thuốc Testin.
2. Xây dựng quy trình bào chế viên nang cứng Testin trong quy mô phòng thí
nghiệm.
2
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN
1. Bài thuốc Testin:
1.1. Công thức bài thuốc:
Bá bệnh 10g Bạch tật lê 12g
Xà sàng tử 12g Hoàng kỳ 14g
Cốt khí củ 10g Câu kỉ tử 16g
Đương quy 14g Ba kích 10g
(Hình ảnh của các vị trong bài thuốc Testin xem trong phần phụ lục)
1.2. Cơ sở thiết kế bài thuốc:
- Dựa vào lý luận Y học cổ truyền về các bệnh do thận hư gây ra, trong đó đi
sâu vào các chứng liên quan đến suy giảm sinh sản, sinh dục nam.
- Dựa vào tính năng của các vị thuốc để kê đơn cho phù hợp để điều trị bệnh
suy giảm chức năng sinh sản nam.
- Dựa vào tác dụng dược lý và thành phần hóa học của các vị thuốc đã được
chứng minh có tác dụng điều trị suy giảm chức năng sinh dục, sinh sản.
- Trong bài thuốc có 4 vị thuốc là Bá bệnh, Bạch tật lê, Xà sàng tử và Ba kích
đã chứng minh có tác dụng cải thiện sự suy giảm chức năng sinh sản, sinh dục
nam, phối hợp thêm Hoàng kỳ, Đương quy và Câu kỉ tử để bổ khí huyết, bổ
can thận, thêm Cốt khí củ làm tăng cường lưu thông máu và có tác dụng dược
lý hướng sinh dục. Như vậy, khi kết hợpcácvị thuốc cải thiện chức năng sinh
dục vớicácvị thuốc bồi bổ cơ thể và tăng cường lưu thông huyết thì tác dụng
cải thiện suy giảm chức năng sinh sản, sinh dục hy vọngsẽ tốt hơn.
1.3. Công năng, chủ trị:
Bổ thận sinh tinh, ích khí huyết, giúphỗ trợ điều trị suy giảm chức năng sinh
dục nam.
1.4. Cách dùng:
Ngày uống 1 thang, sắc 3 lần, cô còn 3 bát thuốc, chia 3 lần uống trong ngày.
1.5. Kiêng kỵ:
3
Thận trọng với người tiêu chảy, không dùng cho phụ nữ và trẻ em dưới 16
tuổi[11].
2. Tóm tắt đặcđiểm các vị thuốc trong bài thuốc:
2.1. Ba kích:
Dược liệu là rễ của cây Ba kíchMorinda officinalis How., họ Cà phê
Rubiaceae.
2.1.1. Tác dụng dược lý:
- Tác dụng liên quan đến suy giảm sinh dục nam:
Thí nghiệm trên chuột cống trắng đực cho thấy ba kích không có tác dụng
giống androgen, nhưng có khả năng tăng cường hiệu lực của androgen.
Điều trị thử nghiệm trên người cho thấy: đối với nam giới có hoạt động sinh
dục yếu, ba kích có tác dụng làm tăng khả năng giao hợp, đặc biệt đối với
các trường hợp khả năng giao hợp yếu và thưa. Tuy không làm tăng đòi hỏi
tình dục, nhưng ba kích có tác dụng tăng cường sức dẻo dai; không thấy có
tác dụng giống androgen trên lâm sàng. Ba kích không làm thay đổi tinh
dịch đồ nhưng trên thực tế có tác dụng hỗ trợ và cải thiện hoạt động sinh
dục cũng nhưđiều trị vô sinh cho những nam giới có trạng thái vô sinh
tương đối nhẹ và suy nhược thể lực. Còn các trường hợp tinh dịchít, tinh
trùng chết nhiều, không có tinh trùng, không xuất tinh khi giao hợp, sử
dụng ba kích chưa thấy kết quả.
- Một số tác dụng khác:Tác dụng tăng lực, chống độc, chống viêm.Ngoài ra
nước sắc ba kích còn có tác dụng hạ huyết áp, tăng sự co bóp của ruột[10],
[14].
2.1.2. Tác dụng theo Y học cổ truyền:
- Tính vị: vị cay, ngọt, tínhấm.
- Quy kinh: vào kinh thận.
- Công năng, chủ trị:
Bổ thận dương, mạnh gân cốt, hạáp,trịthận dương suy nhược dẫn đến di
tinh, liệt dương, xuất tinh sớm, trị cao huyếtáp, phong thấp.
4
- Kiêng kỵ: ngườiâm hư hỏa vượng[2].
2.2. Bá bệnh:
Dược liệu là rễ, vỏ cây, gỗ thân của cây Bá bệnhEurycoma longifolia J., họ
Thanh thất Simaroubaceae. Dược liệu này mới được sử dụng trong dân gian nên
chưa có trong các tài liệu thuốc cổ truyền và dượcđiển
2.2.1. Tác dụng dược lý:
- Tác dụng liên quan đến suy giảm sinh dục nam: Bá bệnh có tác dụng tăng dục,
có mối tương quan giữa hoạt tính kích thích sinh dục nam và lượng nội tiết tố
sinh dục nam trong huyết thanh. Thân và rễ bá bệnh làm tăng lượng
testosteron trong huyết thanh động vật, rễ làm tăng testosteron nhiều hơn thân
cây.
- Một số tác dụng khác:
Một chế phẩm thuốc gồm 3 dược liệu bá bệnh, trâm bầu và xấu hổ có tác
dụng lợi mật rõ rệtmà không làm thay đổi thành phần của mật, chậm quá
trình hư biến của gan do CCl
4,
tăng sự tái tạo của tế bào gan trong các thí
nghiệm trên chuột.
2.2.2. Công dụng:
- Vỏ dùng chữa các trường hợpăn uống không tiêu, nôn mửa đầy bụng tiêu
chảy, còn dùng chữa sốt rét, giải độc do uống nhiều rượu vàđau mỏi lưng do
thấp.
- Quả dùng chữa lỵ, tại Campuchia người ta dùng rễ chữa ngộ độc và say rượu,
trị giun.
- Lá còn được dùng tắm ghẻ, lở ngứa[10], [14].
2.3. Bạch tật lê:
Dược liệu là quả chín phơi khô, sao, bỏ gai của cây Thích tật lêTribulus
terrestris L., họ Tật lê Zygophyllaceae.
2.3.1. Tác dụng dược lý:
- Tác dụng liên quan đến suy giảm sinh dục nam:
5
Thử nghiệm cho chuột nhắt trắng uống dịch chiết nước đông khô từ Bạch
tật lê thấy có sựgia tăng các hành vi tình dục theo liều (50mg/kg và
100mg/kg), sử dụng trong thời gian dài làm tăng nồng độ testosteron trong
huyết thanh song không có ảnh hưởng đến lượng tinh trùng[18].
Thử nghiệm lâm sàng trên các bệnh nhân nam mắc chứng suy giảm số
lượng tinh trùng, uống bột Bạch tật lêvới liều 6g/ngàytrong 60 ngày thấy
cải thiệnđáng kể trong triệu chứng bệnh cũng như số lượng tinh trùng so với
giả dược[17].
- Một số tác dụng khác:
Cao bạch tật lê còn biểu hiện tính giảmđau rõ rệt trong thử nghiệm với
phương pháp gây đau do nhiệt.
Có trong thành phần của chế phẩm Albana của Ấn Độ có tác dụng bảo vệ
tim và hạ lipid máu, trong một số bài thuốc dân gian Ấn Độ điều trị sỏi
bàng quang[14].
2.3.2. Tác dụng theo Y học cổ truyền:
- Tính vị: vị cay, đắng, tínhấm.
- Quy kinh: vào kinh can.
- Công năng, chủ trị:
Bổ thận: chữa thận dương hư, di tinh liệt dương, tinh tủy kém.
Sơ can giải uất: dùng trong các trường hợp can khí uất kết, dẫn đếnđau sườn
ngực, đau dây thần kinh liên sườn.
Bình can sáng mắt: dùng trong các trường hợp đau đầu, hoa mắt, chóng mặt
do can dương thượng cường[2].
2.4. Câu kỉ tử:
Dược liệu là quả chín phơi khô của cây Khởi tử (Khủ khởi) Lycium chinense
Mill., họ Cà Solanaceae.
2.4.1. Tác dụng dược lý:
- Tác dụng liên quan đến suy giảm sinh dục nam:
6
Thành phần polysaccharid trong câu kỷ tử có tác dụng bảo vệ chống lại tổn
thương tinh hoàn gây ra bởi nhiệt, tổn thương ADN tế bào tinh hoàn gây ra
bởi H
2
O
2
trên chuột, cải thiện hành vi tình dục và chức năng sinh sảnở
chuột bị cắt một bên tinh hoàn[15].
- Một số tác dụng khác:
Tăng cường miễn dịch, hạ cholesterol huyết, bảo vệ gan, làm chậm sự lão
suy.
Tác dụng đối với hệ thống máu: Người bình thường hay bệnh nhân ung thư
ăn quả khô câu kỷ tử 5g/ngày liên tục trong 10 ngày thì số lượng bạch cầu
tăng lên rõ rệt[14].
2.4.2. Tác dụng theo Y học cổ truyền:
- Tính vị: vị ngọt, đắng, tính bình, không độc.
- Quy kinh: vào kinh phế, thận kiêm can, tỳ.
- Công năng, chủ trị:
Bổ can thận, ích tinh tủy, trị di tinh, hoạt mộng tinh, liệt dương, tinh tủy
kém, đau lưng mỏi gối.
Bổ can dưỡng huyết sáng mắt: dùng đểđiều trị can huyết hư, dẫn đếngiảm
thị lực, quáng gà.
Bổ phếâm: dùng trị bệnh lao, bệnh ho khan.
Ích khí huyết: dùng cho người già khí hư, huyết kém, người âm hư, huyết
hư, háo khát, thiếu máu xanh xao.
- Kiêng kỵ: người tỳ vị hư hàn, ỉa chảy không dùng[2].
2.5. Cốt khí củ:
Dược liệu là rễ của cây Cốt khí củPolygonum cuspidatum Sieb et Zucc., họ
Rau răm Polygonaceae.
2.5.1. Tác dụng dược lý:
- Cốt khí củ có tác dụng hạ cholesterol, cầm máu, tác dụng chống viêm (đặc biệt
viêm khớp), tác dụng làm giảm tính thấm thành mạch, tác dụng chốngoxy hóa,
chống lão hóa.
7
- Tác dụng kháng khuẩn: ức chế trực khuẩn mủ xanh, trực khuẩn phó thương
hàn, trực khuẩn lỵ[2], [10], [14].
2.5.2. Tác dụng theo Y học cổ truyền:
- Tính vị: vị đắng, tínhấm.
- Quy kinh: vào 2 kinh can, tâm bào.
- Công năng, chủ trị:
Hoạt huyết thông kinh, chỉ thống: dùng trong các trường hợp phụ nữ có
kinh hoặc bế kinh.
Trừ phong hàn thấp tỳ: dùng trong các bệnh viêm xương khớp, đau nhức
lưng gối, phối hợp với cẩu tích, uy linh tiên.
Thanh thấp nhiệt can đởm, bàng quang: dùng trong bệnh viêm gan, viêm túi
mật; sỏi mật, sỏi tiết niệu; phối hợp với kim tiền thảo, xa tiền tử, tỳ giải.
Tiêu viêm sát khuẩn: dùng trong bệnh viêm phổi, viêm phế quản mạn tính,
viêm âm đạo. [2].
2.6. Đương quy:
Dược liệu là rễ của cây Đương quy Angelica sinensis (Oliv) Diels., họ Hoa
tán Apiaceae.
2.6.1. Tác dụng dược lý:
- Tác dụng liên quan đến suy giảm sinh dục nam: Đương quy cho vào thức ăn
của chuột với tỷ lệ 5-6% có tác dụng phục hồi đối với chuột đực mà tinh hoàn
bị thoái hóa do thiếu vitamin E.
- Một số tác dụng khác:
Có hoạt tính trên chức năng nội tiết sinh dục động vật cái, gây tác dụng kiểu
oestrogen và progesteron yếu.
Tác dụng chống viêm, chống thiếu máu, ức chế ngưng tập tiểu cầu, chống
hen[10], [14].
2.6.2. Tác dụng theo Y học cổ truyền:
- Tính vị: vị ngọt, hơi đắng, tínhấm.
- Quy kinh: vào 3 kinh tâm, can, tỳ.
8
- Công năng chủ trị:
Bổ huyết, bổ ngũ tạng, đểđiều trị các trường hợp thiếu máu dẫn đến hoa mắt
chóng mặt, da dẻ xanh xao, người gầy yếu.
Hoạt huyết đượcdùngđiều trịcác trường hợphuyếtứ gây rối loạn kinh
nguyệt, đau bụng khi có kinh
Hoạt tràng thông tiện dùng với chứnghuyết hư huyết táo gây táo bón.
Giải độc dùng trong các trường hợp mụn nhọt, đinh độc, vết loét lâu liền
miệng.
- Kiêng kỵ: người tỳ vị thấp nhiệt, đại tiện lỏng không nên dùng; để tránh hiện
tượng gây hoạt tràng, đại tiện lỏng khi dùng cần qua sao chế để giảm tính
nhuận hoạt của vị thuốc[2].
2.7. Hoàng kỳ:
Dược liệu là rễ phơi khô của cây Hoàng kỳAstragalus membranaceus
Fisch,họĐậu Fabaceae.
2.7.1. Tác dụng dược lý:
- Tác dụng trên hệ sinh dục: Hoàng kỳ có tác dụngkéo dài kỳđộng tình của
chuột bạch, thông thường là 1 ngày kéo dài thành 10 ngày.
- Một số tác dụng khác:
Tác dụng kích thích phát triển cơ thể, chống viêm.
Tăng sự co bóp của tim, làm giãn mạch khiến máu tới ngoại vi nhiều hơn,
hạ huyết áp, mạch tim và mạch thận giãn nở nên cũng làm thông tiểu tiện
Tác dụng bảo vệ gan, ngăn ngừa giảm hàm lượng glycogen gan và tăng
hàm lượng protein, albumin toàn phần trong huyết thanh ở chuột nhắt gây
tổn thương gan bằng CCl
4
[2], [10], [14].
2.7.2. Tác dụng Y học cổ truyền:
- Tính vị: vị ngọt, tínhấm.
- Quy kinh: vào kinh phế, tỳ.
- Công năng chủ trị:
9
Bổ khí trung tiêu dùng đối với trạng thái cơ thể suy nhược, chân tay vô lực,
chóng mặt, kémăn, các bệnh sa giáng tạng phủ, tử cung, lòi dom, lỵ tả lâu
ngày, băng lậu của phụ nữ.
Ích huyết: dùng đối với bệnh huyết hư, thiếu máu, đặc biệt thiếu máu sau
bệnh sốt rét; hoặc sau khi bị mất máu nhiều.
Cổ biểu, liễm hãn: dùng chữa các bệnh ra mồ hôi nhiều, mồ hôi trộm.
Lợi niệu tiêu phù thũng: dùng khi tỳ hư, vận hóa nước kém, tâm thận dương
hư, tay chân, mặt mắt phù thũng, đặc biệt phù bụng do báng bĩ.
Giải độc trừ mủ: dùng trong bệnh mụn nhọtở thời kỳ đầu, vết loét lâu liền
miệng.
Trừ tiêu khát sinh tân: dùng trong bệnhđái tháo đường, người khô, háo khát.
- Chúý: khi dùng với tính chất bổ, hoàng kỳ thường được trích với mật ong[2].
2.8. Xà sàng tử:
Dược liệu là quả phơi hay sấy khô của cây Xà sàngCnidium monnieri (L.)
Cuss., họ Hoa tán Apiaceae.
2.8.1. Tác dụng dược lý:
- Tác dụng liên quan đến sinh dục nam: dịch chiết ethanol của xà sàng tử làm
tăng trọng lượng tuyến tiền liệt, túi tinh và cơ nâng hậu môn ở chuột đực.
Dạng coumarin toàn phần có tác dụng đối kháng với biểu hiện của chứng
“dương hư” do hydrocortison acetat gây nên.
- Một số tác dụng khác: tác dụng chống loạn nhịp, chống dị ứng, lợi đờm bình
suyễn, kháng loãng xương[14].
2.8.2. Tác dụng theo Y học cổ truyền:
- Tính vị: vị cay, đắng, tínhôn.
- Quy kinh: vào kinh thận.
- Công năng chủ trị:
Ôn thận tráng dương: dùng trong các trường hợp liệt dương phối hợp với
nhục thung dung, dâm dương hoắc, thỏ ty tử (minh mạng thang).
10
Sát khuẩn chỉ ngứa: ngứa ngoài da, ngứa do côn trùng (mạt, dĩn…) cắn
hoặc phụ nữ ngứa do trùng roi âm đạo, hoặcâm nang rất ngứa[2].
3. Vài nét về cao thuốc từ dược liệu:
3.1. Định nghĩa:
Cao thuốc là chế phẩm được chế bằng cách cô hoặc sấy đến thể chất quy định các
dịch chiết thu được từ dược liệu thực vật hay động vật với các dung môi thích hợp.
Các dược liệu trước khi chiết xuất được xử lý đạt tiêu chuẩn DĐVN IV và được
phân chia đến kích thước thích hợp.
Cao thuốc được chia làm 3 loại:
- Cao lỏng: Là chất lỏng hơi sánh, có mùi vị đặc trưng của dược liệu sử dụng. Nếu
không có chỉ dẫn khác, thườngquy ước 1ml cao lỏng tương ứng với 1g dược liệu
dùng để điều chế cao thuốc.
- Cao đặc: Là khối đặc quánh. Độẩm của cao không quá 20%.
- Cao khô: Là khối hoặc bột khô, đồng nhất, rất dễ hút ẩm. Cao khô có độ ẩm
không quá 5%[5], [8].
3.2. Phương pháp điều chế cao đặc:
Quá trình điều chế cao thuốc thường có 2 giai đoạn:
- Giai đoạn I: Chiết xuất.
Chiết xuất dược liệu bằng các dung môi thích hợp. Tùy theo bản chất của dược
liệu, dung môi, tiêu chuẩn chất lượng của thành phẩm cũng như điều kiện, quy mô
sản xuất và trang thiết bị, có thể sử dụng các phương pháp chiết xuất: Ngâm, hầm,
hãm, sắc, ngâm nhỏ giọt, chiết xuất ngược dòng, chiết xuất bằng thiết bị siêu âm,
chiết xuất bằng phương pháp sử dụng điện trường và các phương pháp khác.
- Giai đoạn II: Cô cao.
Cao đặc: Dịch chiết được cô đặc đến khi dung môi dùng để chiết xuất còn lại
không quá 20% được cao đặc. Để đạt đến thể chất quy định, quá trình cô đặc và sấy
khô dịch chiết thường được tiến hành trong các thiết bị cô dưới áp suất giảm ở nhiệt
độ không quá 60
o
C. Nếu không có các thiết bị cô đặc và sấy dưới áp suất giảm thì
11
được phép cô cách thủy (không được cô trực tiếp trên lửa) và sấy ở nhiệt độ không
quá 80
o
C.
Trường hợp muốn thu được cao thuốc có tỷ lệ tạp chất thấp, phải tiến hành loại
tạp chất bằng các phương pháp thích hợp tùy thuộc vào bản chất của dược liệu,
dung môi và phương pháp chiết xuất.Có thể cho thêm chất bảo quản hoặc các chất
trơ để làm chất mang hay để cải thiện các tính chất vật lý[5], [8].
4. Tóm tắt kỹ thuật bào chế viên nang cứng:
4.1. Khái niệm:
Viên nang cứng là dạng thuốc phân liều gồm:
- Dược chất được bào chế ở dạng thích hợp.
- Vỏ nang gồm hai nửa hình trụ lồng khít vào nhau (mỗi nửa có một đầu kín và
một đầu hở).
4.2. Ưu nhược điểm của viên nang cứng:
4.2.1. Ưu điểm:
- Sinh khả dụng cao hơn viên nén quy ước, có khả năng giải phóng dược chất
nhanh do vỏ nang dễ rã và tiểu phân dược chất chưa bị nén hoặc bị nén ít.
- Đa dạng trong việc phối hợp các thành phầnđóng vào nang, có thể là các dạng
bào chế khác nhau, có thể giúp cách ly các thành phần tương kỵ hoặc điều chế
viên nang phóng thích kéo dài bằng cách phối hợp các vi hạt khác nhau trong
đường tiêu hóa dễ dàng.
- Hình thức, màu sắc của sản phẩm đẹp.
- Che dấu được mùi vị của dược chất, dễ nuốt do có hình dạng thuôn, bề mặt trơn.
- Dễ đóng gói, vận chuyển, bảo quản.
- Có thể kiểm soát giải phóng dược chất theo mong muốn.
4.2.2. Nhược điểm:
- Năng suất sản xuất thấp hơn so với viên nén.
- Chi phí sản xuất thường cao hơn so với viên nén.
- Không áp dụng được với các dược chất hút ẩm mạnh.
12
- Khi uống, có thể kích ứng đường tiêu hóa, do tập trung nồng độ dược chất cao tại
chỗ nhanh khi mở vỏ.
So với viên nén, viên nang là dạng thuốc tương đối dễ nghiên cứu để xây dựng
công thức. Dễ triển khai sản xuất ở các quy mô khác nhau, có thể sử dụng các máy
đóng nang thủ công trong quy mô nhỏ hoặc các máy đóng nang bán tự động và tự
động trong quy mô sản xuất lớn. Chính vì vậy trong đề tài này, chúng tôi lựa chọn
dạng bào chế viên nang cứng cho cao đặc Testin.
4.3. Thành phần viên nang:
4.3.1. Vỏ nang:
- Thành phần của vỏ nang: Thành phần chính của vỏ nang là gelatin (gelatin loại A
hay loại B), ngoài ra còn có các thành phần khác như: Chất màu, cản quang, chất
bảo quản … Các polyme khác cũng có thể được sử dụng để thay thế gelatin làm
vỏ nang, (ví dụ hydroxypropyl methylcellulose (HPMC) gel hóa ở nhiệt độ cao).
- Hình dạng của vỏ nang: Vỏ nang cứng gồm hai nửa hình trụ lồng khít vào nhau
(mỗi nửa có một đầu kín và một đầu hở). Thân và nắp nang có hai khớp khóa;
khớp sơ bộ và khớp chính. Vỏ nang có nhiều cỡ, thể tích khác nhau và được đánh
số tương ứng với thể tích.
- Kích cỡ vỏ nang: Vỏ nang rỗng được sản xuất theo kích cỡ đường kính thống
nhất, gồm các loại được đánh số từ 000 đến 5. Trên thực tế, sử dụng phổ biến ba
loại vỏ nang là nang số 0; số 1 và số 2, thể tích của mỗi loại vỏ nang được trình
bày trên bảng 1 dưới đây:
Bảng 1. Cỡ số vỏ nang và thể tích của chúng[9]
Cỡ nang
000 00 0 1 2 3 4 5
Thể tích nang (ml)
1,37 0,91 0,68 0,50 0,37 0,30 0,21 0,10
4.3.2. Hỗn hợp nạp trong vỏ nang:
Cao dược liệu thường được phối hợp với các tá dược thích hợp, bào chế thành
dạng hạt để nạp vào nang. Việc lựa chọn tá dược tủy thuộc vào bản chất của cao
dược liệu. Đối với cao dược liệu, các loại tá dược thường được lựa chọn để khảo sát
bao gồm:
13
- Tá dược độn: Các loại tá dược độn dùng trong viên nén như tinh bột, lactose,
dicalciphosphat đều có thể dùng trong viên nang. Calci carbonat và magnesi
carbonat là những tá dược có khả năng hút, cho nên có thể dùng cho viên nén
chứa cao mềm dược liệu.
- Tá dược dính: Cao dược liệu có thể chất dẻo dính nên bản thân cao có thể đóng
vai trò tá dược dính trong công thức. Ethanol cũng được dùng làm tá dược dính
trong công thức chứa cao dược liệu, giúp cho việc phân tán cao và khối bột dễ
dàng hơn, cho hạt dễ sấy khô. Ngoài ra còn dùng hồ tinh bột, dịch thể gelatin,
dịch gôm arabic, dung dịch PVP…
- Tá dược trơn: Tá dược trơn giúp hạt trơn chảy đều, đảm bảo hạt được phân bố
đồng đều vào nang. Các tá dược trơn thường dùng là Magnesi stearat, Talc,
Aerosil
- Tá dược rã: Trong trường hợp có xát hạt hay có nén ép (máy có đĩa phân liều
hoặc vít phân liều) thì nên có tá dược rã để giúp thuốc phóng thích nhanh. Nên sử
dụng các tá dược siêu rã (tinh bột biến tính, cellulose biến tính, crospovidon) để
giảm khối lượng hạt đóng vào nang[1], [6], [13], [16].
4.4. Quy trình bào chế viên nang cứng:
4.4.1. Quy trình tạo hạt:
Cao dược liệu có thể chất dẻo dính, hàm lượng nước cao, do đó chúng tôi lựa
chọn phương pháp xát hạt ướt để tạo hạt. Đây cũng là phương pháp tạo hạt thông
dụng nhất hiện nay do có nhiều ưu điểm như dễ phân phối dược chất đồng đều hơn,
quy trình và thiết bị đơn giản, dễ thực hiện.
Các bước của quá trình tạo hạt ướt bao gồm:
- Nghiền và trộn hỗn hợp bột khô: Các thành phần ban đầu cần phải được trộn kỹ
để đảm bảo sự phân bố đồng đều của hoạt chất trong hạt. Đây là quá trình trộn
rắn - rắn, thường được tiến hành qua bước nghiền mịn trước để đảm bảo đồng
nhất hỗn hợp.
- Tạo khối ẩm của hỗn hợp bột: Thêm tá dược dính lỏng vào khối bột, trộn cho
đến lúc tá dược thấm đều vào khối bột, tạo ra sự liên kết các tiểu phân bột vừa đủ
14
để tạo hạt. Để tá dược dễ thấm vào khối bột, nên dùng tá dược nóng, nhất là với
những tá dược có độ nhớt cao như dịch thể gelatin, hồ tinh bột. Lượng tá dược và
thời gian trộn quyết định đến khả năng liên kết của hạt. Thường phải qua thực
nghiệm để xác định các thông số cụ thể cho từng công thức.
- Xát hạt: Khối ẩm sau khi trộn đều, để ổn định trong một khoảng thời gian nhất
định rồi xát qua cỡ rây quy định. Kiểu rây xát hạt và cách xát ảnh hưởng đến
hình dạng và mức độ liên kết của hạt. Nếu khối ẩm quá ẩm mà lực xát lại lớn thì
dễ tạo thành các sợi dài. Để thu được hạt có hình dạng gần với hình cầu, tốt nhất
là xát hạt qua rây đục lỗ với lực xát hạt vừa phải. Với dược chất khó tạo hạt hoặc
hạt có màu, có thể xát hạt hai lần để thu được hạt đạt yêu cầu và có màu sắc đồng
nhất.
- Sấy hạt: Hạt sau khi xát, tải thành lớp mỏng và sấy ở nhiệt độ quy định. Trước
khi sấy, có thể để thoáng gió cho hạt se mặt, sau đó đưa vào buồng sấy và nâng
nhiệt độ từ từ cho hạt dễ khô đều. Trong quá trình sấy, thỉnh thoảng đảo hạt, tách
các cục vón và kiểm tra nhiệt độ sấy. Hạt thường được sấy cho đến độ ẩm từ 1 –
7% tùy từng loại dược chất.
- Sửa hạt: Hạt sau khi sấy, phải xát hạt lại nhẹ nhàng qua cỡ rây quy định để phá
vỡ các cục vón, tạo ra được khối hạt có kích thước đồng nhất hơn[1], [9].
4.4.2. Quy trình đóng hạt vào nang:
Quy trình đóng hạt vào nang gồm 3 giai đoạn:
- Mở vỏ nang: Việc mở vỏ nang có thể thực hiện bằng tay ở các thiết bị thủ công
hoặc mở bằng chân không đối với các thiết bị tự động hoặc bán tự động. Do hai
nửa vỏ nang được lắp với nhau bằng khớp sơ bộ nên dùng chân không có thể mở
ra được. Sau khi mở, hai phần nắp và thân được phân riêng. Phần thân nang nằm
trên bàn đóng nang hay mâm quay của thiết bị để đóng thuốc vào. Nếu đóng thủ
công thì bột thuốc được đổ lên bàn đóng nang, dùng dụng cụ gạt đầy vào thân
nang.
- Đóng thuốc vào nang: Trong công nghiệp có nhiều phương pháp đóng thuốc vào
nang phụ thuộc vào thiết bị đóng nang. Có thể chia thành hai phương pháp chính:
15
Phương pháp đong theo thể tích: Thể tích biểu kiến của một đơn vị phân liều ở
dạng hạt bằng thể tích của nang. Lựa chọn cỡ nang dựa theo công thức:
V =
với V là thể tích nang
M là khối lượng chất đóng nang
d
bk
là tỷ trọng biểu kiến của chất đóng nang, được xác định bằng cách cân
một lượng bột nhất định (m), chuyển vào ống đong, gõ nhẹ nhàng cho đến
khi thể tích không thay đổi (V
bk
), tỷ trọng biểu kiến bằng m/V
bk
.
Phương pháp đóng bằng piston: Khối bột trước khi đóng vào nang được nén
lại bằng piston, tạo thành “thỏi” trước khi đóng vào nang. Lượng bột đóng vào
nang được tính dựa trên áp lực nén của piston, thể tích buồng piston, khả năng
chịu nén của khối bột.
- Đóng nắp nang: Sau khi đóng thuốc vào nang, nắp nang được lắp vào thân nang
bằng khớp chính. Nang sau đó được làm sạch bột, đánh bóng và đóng gói[1], [9].
CHƯƠNG 2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
16
1. Nguyên liệu và phương tiện nghiên cứu:
1.1. Nguyên liệu:
Bảng 2. Các nguyên liệusử dụng trong đề tài
STT
Nguyên liệu TCCL Nguồn gốc
Dược liệu
1
Ba kích
- Radix Morindae officinalis -
DĐVN IV Việt Nam
2
Bá bệnh
- Eurycoma longifolia J. -
TCCS Việt Nam
3
Bạch tật lê
- Fructus Tribuli terrestris -
DĐVN IV Việt Nam
4
Câu kỷ tử
- Fructus Lycii -
DĐVN IV Việt Nam
5
Cốt khí củ
- Radix Polygoni cuspidae -
DĐVN IV Việt Nam
6
Đương quy
- Radix Angelica sinensis -
DĐVN IV Việt Nam
7
Hoàng kỳ
- Radix Astragali membranacei -
DĐVN IV Việt Nam
8
Xà sàng tử
- Fructus cnidii -
DĐVN IV Việt Nam
Tá dược
9 Avicel PH 101 TCCS Đài Loan
10 Calci carbonat DĐVN IV Trung Quốc
11 Magnesi carbanat DĐVN IV Trung Quốc
12 Tinh bột DĐVN IV Việt Nam
Hóa chất
13 Acid formic DĐVN IV Trung Quốc