Tải bản đầy đủ (.pdf) (95 trang)

Phân tích hoạt động sử dụng thuốc tại bệnh viện nội tiết trung ương năm 2013

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.15 MB, 95 trang )

BỘ Y TẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC DƯỢC HÀ NỘI



NGUYỄN THỊ THU
PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG SỬ DỤNG
THUỐC TẠI BỆNH VIỆN NỘI TIẾT
TRUNG ƯƠNG NĂM 2013

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP DƯỢC SĨ




HÀ NỘI – 2014

BỘ Y TẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC DƯỢC HÀ NỘI




NGUYỄN THỊ THU

PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG SỬ DỤNG
THUỐC TẠI BỆNH VIÊN NỘI TIẾT
TRUNG ƯƠNG NĂM 2013


KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP DƯỢC SĨ





Người hướng dẫn:
PGS. TS. Nguyễn Thị Song Hà

Nơi thực hiện:
Bệnh viện Nội Tiết Trung Ương



HÀ NỘI - 2014





LỜI CẢM ƠN
Đầu tiên, với lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc nhất, tôi xin được gửi
lời cảm ơn chân thành tới PGS. TS. NGUYỄN THỊ SONG HÀ, Trưởng
phòng đào tạo Sau đại học, người đã trực tiếp hướng dẫn, chỉ bảo tận tình cho
tôi trong suốt quá trình học tập và thực hiện khóa luận. Đây sẽ là hành trang
quý giá để tôi học tập và làm việc trong tương lai.
Tiếp theo, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới:
- Thạc sĩ Lê Thị Uyển - Trưởng khoa Dược Bệnh viện Nội tiết Trung
Ương và tất cả các anh chị trong khoa Dược đã tận tình giúp đỡ, tạo điều kiện
thuận lợi cho tôi trong thời gian làm đề tài tại bệnh viện.
- Các Thầy cô trong bộ môn Quản lý và Kinh tế Dược, các Thầy cô
trong Trường Đại học Dược Hà Nội, đặc biệt là cô giáo Nguyễn Phương Chi
người đã truyền đạt kiến thức cho tôi và giúp đỡ tôi hoàn thành khóa luận của

mình.
- Dược sĩ Mai Khánh Chi và bạn Nguyễn Thu Thủy đã cùng tôi làm
việc giúp đỡ tôi trong quá trình thực hiện đề tài tại Bệnh viện.
Sau cùng, tôi xin gửi những lời yêu thương nhất tới gia đình, người
thân, bạn bè và đồng nghiệp đã luôn ở bên, cổ vũ, động viên, cho tôi nghị lực
trong cuộc sống và học tập.

Hà Nội, ngày 10 tháng 5 năm 2014

Sinh viên: Nguyễn Thị Thu





MỤC LỤC

LỜI CẢM ƠN
DANH MỤC BẢNG
DANH MỤC HÌNH
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
ĐẶT VẤN ĐỀ 1

Chương 1. TỔNG QUAN 3

1.1. Hoạt động sử dụng thuốc trong bệnh viện 3

1.1.1. Một số khái niệm 3

1.1.2. Các yếu tố ảnh hưởng tới việc sử dụng thuốc 3


1.2.3. Chu trình sử dụng thuốc 5

1.2. Thông tin thuốc và theo dõi phản ứng có hại của thuốc 9

1.2.1. Thông tin thuốc 9

1.2.2. Vị trí của đơn vị thông tin thuốc trong bệnh viện 9

1.2.3. Nhiệm vụ của đơn vị thông tin thuốc 9

1.2.4. Nội dung của thông tin thuốc. 10

1.2.5. Phản ứng có hại của thuốc (ADR). 10

1.2.6. Tương tác thuốc 11

1.3. Thực trạng về sử dụng thuốc tại một số bệnh viện ở Việt Nam
trong những năm gần đây. 12
1.3.1. Về vấn đề kê đơn 12

1.3.2.Về vấn đề giao phát thuốc 14

1.3.3.Về sự tuân thủ sử dụng thuốc của bệnh nhân 14

1.3.4.Về hoạt động thông tin thuốc và theo dõi ADR 15

1.4. Một vài nét về bệnh nội tiết và bệnh viện Nội tiết Trung Ương 16

1.4.1.Vài nét về tình hình bệnh nội tiết 16




1.4.2.Vài nét về bệnh viện Nội tiết Trung Ương 17

1.4.3. Tình hình khám chữa bệnh tại bệnh viện 18

1.4.4. Cơ cấu tổ chức khoa Dược bệnh viện 19

CHƯƠNG 2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
21

2.1. Đối tượng nghiên cứu : 21

2.2. Phương pháp nghiên cứu 21

2.2.1.Thiết kế nghiên cứu. 21
2.2.2. Cỡ mẫu và phương pháp chọn mẫu: 21

2.2.3. Phương pháp thu thập số liệu…………………………… 25
2.2.4. Phương pháp phân tích, trình bày và xử lý số liệu 25

2.3. Các chỉ tiêu nghiên cứu 25

2.3.1. Các chỉ tiêu nghiên cứu việc thực hiện quy chế kê đơn 25

2.3.2. Các biến số nghiên cứu về hoạt động giao phát thuốc và
hướng dẫn sử dụng thuốc. 27

2.3.3. Các biến số nghiên cứu về sự tuân thủ của người bệnh 28


2.3.4. Các biến số nghiên cứu hoạt động thông tin thuốc và theo
dõi ADR 28

CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ BÀN LUẬN 30

3.1. Kết quả nghiên cứu 30

3.1.1. Phân tích một số chỉ số kê đơn và việc thực hiện quy chế
chuyên môn trong kê đơn thuốc ngoại trú tại bệnh viện Nội tiết Trung 30
3.1.1.1. Phân tích việc thực hiện quy chế trong kê đơn thuốc ngoại
trú tại BV Nội tiết Trung Ương…………………………………………… 30
3.1.1.2. Phân tích hoạt động sử dụng thuốc trong điều trị ngoại trú
của bệnh viện NTTW qua một số chỉ số kê đơn 33

3.1.2. Phân tích hoạt động giao phát thuốc ngoại trú tại BVNTTW
……………………………………………………………… 40


3.1.2.1. Mô tả hoạt động giao phát thuốc ngoại trú tại BV Nội tiết
TW………………………………………………………………………… 40
3.1.2.2. Các chỉ số phân tích hoạt động giao phát thuốc…………… 41
3.1.3. Phân tích sự tuân thủ sử dụng thuốc của bệnh nhân tại
BVNTTW 42

3.1.4. Phân tích hoạt động thông tin thuốc và theo dõi phản ứng có
hại của thuốc tại BVNTTW 48
3.1.4.1. Hoạt động thông tin thuốc tại BVNTTW……………….48
3.1.4.2. Hoạt động theo dõi phản ứng có hại của thuốc…………49
3.2. BÀN LUẬN 51


3.2.1. Về việc thực hiện quy chế kê đơn ngoại trú và một số chỉ số
kê đơn ……………………………………………………………… 51

3.2.2. Về hoạt động giao phát thuốc tại BVNTTW 54

3.2.3. Về hoạt động tuân thủ sử dụng thuốc của bệnh nhân 56

3.5.4. Về hoạt động thông tin thuốc và theo dõi phản ứng có hại
của thuốc 58

KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT 60

KẾT LUẬN 60

Ý KIẾN ĐỀ XUẤT 62

TÀI LIỆU THAM KHẢO

PHỤ LỤC 1. Phiếu phỏng vấn bệnh nhân điều trị ngoại trú
PHỤ LỤC 2. Phiếu thu thập thông tin về kê đơn
PHỤ LỤC 3. Các cặp tương tác thuốc có trong đơn


DANH MỤC BẢNG
Bảng 1.1. Các yếu tố dẫn đến sử dụng thuốc không hợp lý 4

Bảng 1.2. Số bệnh nhân điều trị tại bệnh viện Nội tiết TW 18

Bảng 2.1. Nhóm biến số phân tích các chỉ tiêu thực hiện quy chế kê

đơn ngoại trú 26

Bảng 2.2. Nhóm biến số phân tích các chỉ số sử dụng thuốc 26

Bảng 2.4. Biến số nghiên cứu hoạt động giao phát thuốc 28

Bảng 2.5. Nhóm biến số nghiên cứu sự tuân thủ của bệnh nhân 28

Bảng 2.6. Nhóm biến số về thông tin thuốc 29

Bảng 3.1. Tỉ lệ phân bố bệnh trong số lượng đơn khảo sát tại Bệnh viện
Nội Tiết Trung Ương năm 2013 30

Bảng 3.2. Tình hình thực hiện quy chế kê đơn ngoại trú tại BV 32

Bảng 3.3. Số thuốc trung bình cho mỗi đơn 34

Bảng 3.4. Tỷ lệ thuốc nội tiết được kê trong đơn 34

Bảng 3.5. Tỷ lệ đơn có kê thuốc tiêm, vitamin, thuốc bổ và TPCN 35

Bảng 3.6. Tỷ lệ thuốc nội, ngoại và thuốc nằm ngoài DMTSD có trong
đơn 36

Bảng 3.7. Tương tác thuốc có trong đơn 38

Bảng 3.8. Một số tương tác phổ biến trong đơn thuốc. 39

Bảng 3.9. Thực hiện quy trình giao phát thuốc 41


Bảng 3.10. Thời gian phát thuốc trung bình tại bệnh viện NTTW 41

Bảng 3.11. Tỉ lệ thuốc được cấp phát thực tế tại bệnh viện 42

Bảng 3.12. Thông tin bệnh nhân 43

Bảng 3.13. Tỷ lệ bệnh nhân mắc bệnh 43

Bảng 3.14. Tình trạng cung cấp thông tin của bác sĩ và người giao phát
44



Bảng 3.15. Hiểu biết của bệnh nhân về sử dụng thuốc 45

Bảng 3.16. Hiểu biết của bệnh nhân về bảo quản thuốc. 46

Bảng 3.17. Tỷ lệ bệnh nhân quên uống thuốc. 47

Bảng 3.18. Cách xử lý khi bệnh nhân quên uống thuốc 47

Bảng 3.19. Sự hài lòng của bệnh nhân với thông tin tư vấn 48

Bảng 3.20. Hoạt động thông tin thuốc tại BV Nội tiết TW Năm 2013 49

Bảng 3.21. Số báo cáo ADR năm 2013 tại BVNTTW 49














DANH MỤC HÌNH
Hình 1.1. Chu trình sử dụng thuốc………………………………………… 5
Hình 1.2. Quy trình giao phát thuốc cho người bệnh ……………………….6
Hình 1.3. Một số biện pháp cải thiện việc tuân thủ của người bệnh…… 7
Hình 1.4. Mối quan hệ giữa bác sĩ, dược sĩ, điều dưỡng, bệnh nhân……… 8
Hình 1.5. Sơ đồ tổ chức khoa Dược…………………………………………19
Hình 2.1.Sơ đồ thiết kế nghiên cứu………………………………………….22
Hình 3.1. Tỷ lệ các thuốc có trong đơn…………………………………… 35
Hình 3.2. Xu hướng kê đơn trong điều trị ngoại trú tại BVNTTW…… 37
Hình 3.3. Quy Trình giao phát thuốc bảo hiểm ngoại trú tại BVNTTW
………… 4


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
ADE Biến cố bất lợi trong sử dụng thuốc (Adverse drug event)
ADR Phản ứng có hại của thuốc (Adverse drug reaction)
BHYT Bảo hiểm y tế
BN Bệnh nhân
BVĐK Bệnh viện đa khoa
BVNTTW


Bệnh viện Nội Tiết Trung Ương
BYT Bộ Y tế
DLS Dược lâm sàng
DMT Danh mục thuốc
DMTSD Danh mục thuốc sử dụng
ĐTĐ Đái tháo đường
HĐT&ĐT

Hội đồng thuốc và điều trị
IDF Liên đoàn đái tháo đường quốc tế
TDP Tác dụng phụ
TPCN Thực phẩm chức năng
TTT Thông tin thuốc
WHO Tổ chức y tế thế giới
1

ĐẶT VẤN ĐỀ
Sử dụng thuốc chưa hiệu quả và bất hợp lý đã và đang là vấn đề bất
cập của nhiều quốc gia. Tình trạng bác sĩ kê đơn thuốc chưa hợp lý, bệnh
nhân chưa tuân thủ điều trị, theo dõi thông tin thuốc và hướng dẫn sử dụng
thuốc cho bệnh nhân chưa đầy đủ còn phổ biến ở hầu hết các bệnh viện. Điều
đó không chỉ làm gia tăng chi phí cho người bệnh mà còn làm giảm chất
lượng chăm sóc sức khoẻ và uy tín của các cơ sở khám chữa bệnh. Đặc biệt,
sử dụng thuốc không hợp lý đang có chiều hướng ngày càng gia tăng ở các
nước đang phát triển, trong đó có Việt Nam, gây ra rất nhiều khó khăn trong
công tác chăm sóc sức khỏe cho nhân dân.
Ngày nay, tỷ lệ bệnh nội tiết và rối loạn chuyển hóa như đái tháo
đường, basedow tăng nhanh chóng. Theo WHO “Thế kỉ 21 là thế kỉ của các
bệnh nội tiết và rối loạn chuyển hóa, đặc biệt đái tháo đường là bệnh phát
triển nhanh nhất” [27]. Liên đoàn ĐTĐ thế giới (IDF) đánh giá Việt Nam là

một trong những nước có tỷ lệ gia tăng bệnh ĐTĐ nhanh nhất thế giới
(khoảng 8-10%/năm) [35]. Các bệnh nội tiết chủ yếu là các bệnh mạn tính yêu
cầu phải dùng nhiều thuốc trong một thời gian dài, thậm chí dùng thuốc cả
đời và phải kết hợp nhiều thuốc để điều trị. Vì vậy, vấn đề sử dụng thuốc hợp
lý cho các bệnh nhân này cần phải được chú trọng.
Bệnh viện Nội tiết Trung Ương là bệnh viện tuyến cuối về điều trị
các bệnh nội tiết và rối loạn chuyển hóa. Số lượng bệnh nhân đến khám và
điều trị bệnh ngày càng đông đặt ra yêu cầu nâng cao chất lượng hoạt động sử
dụng thuốc tại bệnh viện. Để có các biện pháp khắc phục những hạn chế trong
dùng thuốc cần có các nghiên cứu về vấn đề này để đánh giá thực trạng hoạt
động sử dụng thuốc trong bệnh viện. Tuy nhiên cho tới nay, chưa có nghiên
cứu nào được thực hiện. Do đó chúng tôi tiến hành đề tài: “Phân tích hoạt
2

động sử dụng thuốc tại Bệnh viện Nội tiết Trung Ương Năm 2013” với hai
mục tiêu:
- Phân tích hoạt động kê đơn thuốc ngoại trú tại
bệnh viện Nội Tiết Trung Ương năm 2013.
- Phân tích hoạt động giao phát, sự tuân thủ sử dụng
thuốc của người bệnh và hoạt động thông tin thuốc tại bệnh viện Nội
Tiết Trung Ương năm 2013.
Chúng tôi hy vọng kết quả nghiên cứu của đề tài sẽ cung cấp được
những thông tin hữu ích về hoạt động sử dụng thuốc cho bệnh viện Nội
tiết Trung Ương để bệnh viện có thể có những biện pháp thúc đẩy hoạt
động sử dụng thuốc an toàn và hợp lý hơn trong những năm tới. Ngoài ra,
đề tài hy vọng sẽ đóng góp một phần trong việc mô tả thực trạng sử dụng
thuốc tại các bệnh viện ở Việt Nam.








3

Chương 1. TỔNG QUAN
1.1. Hoạt động sử dụng thuốc trong bệnh viện
1.1.1. Một số khái niệm
Tổ chức Y tế thế giới đưa ra khái niệm về sử dụng thuốc hợp lý và
không hợp lý như sau:
* Sử dụng thuốc hợp lý:
“Sử dụng thuốc hợp lý là bệnh nhân phải nhận được thuốc điều trị phù
hợp với yêu cầu lâm sàng của họ, với liều dùng đúng với từng cá nhân, với
thời gian sử dụng đầy đủ và với mức giá thấp nhất cho bệnh nhân và cộng
đồng” [30].
* Sử dụng thuốc không hợp lý:
“ Sử dụng thuốc không hợp lý bao gồm các trường hợp kê đơn thuốc
không cần thiết, kê sai thuốc điều trị, kê và cấp phát các thuốc không hiệu
quả và an toàn, không kê các thuốc có hiệu quả và sẵn có, bệnh nhân dùng
thuốc sai”[30].
Thuốc không được sử dụng hợp lý dẫn đến giảm chất lượng điều trị và
chăm sóc y tế, tăng nguy cơ xảy ra các phản ứng có hại của thuốc, trực tiếp
hoặc gián tiếp làm ảnh hưởng đến cuộc sống của bệnh nhân. Ngoài ra, nó còn
tác động đến chi phí chăm sóc sức khỏe, làm lãng phí nguồn lực tài chính và
tạo ra nhu cầu sử dụng thuốc không hợp lý trong cộng đồng, làm cho bệnh
nhân lệ thuộc quá mức vào thuốc [30].
1.1.2. Các yếu tố ảnh hưởng tới việc sử dụng thuốc
Việc sử dụng thuốc của người bệnh bị ảnh hưởng bởi rất nhiều yếu tố
như hệ thống cung cấp y tế, người kê đơn,… Các yếu tố dẫn tới việc sử dụng

thuốc không hợp lý được tóm tắt qua bảng 1.1:

4

Bảng 1.1. Các yếu tố dẫn đến sử dụng thuốc không hợp lý [30]
STT

Yếu tố Nội dung
1
Hệ thống cung
cấp y tế
Hệ thống y tế hoạt động chưa hiệu quả, có các
tình trạng như: cung cấp nhầm thuốc, cung cấp
thuốc quá hạn, cung cấp thiếu thuốc, cung cấp
thuốc không đảm bảo chất lượng.
2
Người kê đơn
Người kê đơn không được đào tạo đầy đủ, không
cập nhật được các thông tin mới về thuốc, thiếu
trách nhiệm trong công việc, kê những thuốc không
cần thiết trong đơn thuốc và thu nhập của người kê
đơn phụ thuộc vào doanh số bán thuốc.
3
Người cấp phát
thuốc
Người cấp phát thuốc thường ít được đào tạo,
thiếu thông tin, không có người giám sát hoạt động
cấp phát thuốc, thời gian cấp phát ngắn do quá tải
bệnh nhân dẫn tới không đủ cung cấp thông tin cho
người bệnh.

4
Bệnh nhân và
cộng đồng
Do văn hoá, tín ngưỡng và thói quen sử dụng
thuốc của chính bệnh nhân, kỹ năng giao tiếp và
thái độ của người kê đơn cũng tác động lên người
bệnh. Thời gian tư vấn sử dụng thuốc quá ngắn dẫn
tới người bệnh thiếu thông tin hoặc không nắm
được những thông tin cơ bản dẫn tới những sai lầm
trong sử dụng thuốc.
5

1.2.3. Chu trình sử dụng thuốc
Chu trình sử dụng thuốc trong bệnh viện được sơ đồ hóa như hình 1.1

Hình 1.1. Chu trình hoạt động sử dụng thuốc [30]
 Kê đơn
Kê đơn là hoạt động của bác sĩ xác định xem người bệnh cần dùng
những thuốc gì, liều dùng cùng với liệu trình điều trị phù hợp. Luật khám
chữa bệnh có hiệu lực từ ngày 01/01/2011 quy định: khi kê đơn thuốc, người
thầy thuốc phải ghi đầy đủ, rõ ràng vào đơn thuốc thông tin về thuốc, hàm
lượng, liều dùng, cách dùng và thời gian dùng thuốc. Việc kê đơn thuốc phải
phù hợp với chẩn đoán bệnh, tình trạng bệnh của người bệnh [19].
Một đơn thuốc tốt phải đạt được các yêu cầu: hiệu quả chữa bệnh cao,
an toàn trong dùng thuốc và tiết kiệm. Nhưng trên thực tế vẫn còn nhiều sai
sót trong kê đơn như kê sai tên thuốc, nhầm lẫn liều lượng, kê quá nhiều
thuốc gây tương tác và tăng gánh nặng chi phí y tế,… Trên thế giới, WHO và
Hội y khoa các nước đã ban hành và áp dụng “ Hướng dẫn kê đơn tốt” [33].
Tại Việt Nam, Bộ y tế đã ban hành “Quy chế kê đơn thuốc trong điều trị
Chẩn đoán

Giao phát
Sự tuân thủ của
người bệnh
Kê đơn
6

ngoại trú” để tăng cường sự an toàn, hiệu quả và hợp lý trong công tác kê đơn
tại các bệnh viện trên cả nước [7].
Kê đơn hợp lý thông qua việc kê những thuốc hiệu quả, an toàn cho
bệnh nhân không những giúp cải thiện chất lượng chăm sóc sức khỏe cho
bệnh nhân tại các cơ sở y tế mà còn góp phần giảm chi phí điều trị [30].
 Giao phát thuốc
Giao phát thuốc là quá trình chuẩn bị và đưa thuốc cho bệnh nhân dựa
trên đơn kê bao gồm chuẩn bị thuốc, tư vấn sử dụng thuốc và ghi nhãn. Đảm
bảo giao phát thuốc đúng là một yếu tố thiết yếu trong sử dụng thuốc hợp lý
an toàn [30].
Thuốc sau khi được đóng gói, ghi nhãn sẽ được giao phát cho bệnh
nhân. Quy trình giao phát thuốc tốt phải đảm bảo rằng cuối cùng thuốc được
đưa cho đúng bệnh nhân, với liều dùng và chất lượng thuốc tốt, có hướng dẫn
rõ ràng và thuốc được đựng trong bao bì đảm bảo được điều kiện bảo quản
của thuốc. Bất kỳ sai sót trong quá trình giao phát đều có thể ảnh hưởng đến
sự an toàn của người bệnh. Quy trình giao phát thuốc được sơ đồ hóa như
hình 1.2:

Hình 1.2. Quy trình giao phát thuốc cho người bệnh [30]
5. Ghi lại các
hoạt động vào
sổ theo dõi
1. Nhận và xác
nhận đơn thuốc


4. Kiểm tra lại
thuốc
3. Chuẩn bị thuốc
có bao bì và nhãn
2. Kiểm tra
đơn thuốc
6. Phát thuốc và
hướng dẫn cách
dùng cho BN
7

Chỉ số dùng để phân tích hoạt động giao phát thuốc là thời gian phát
thuốc trung bình và tỉ lệ % thuốc được phân phát thực tế. Thời gian những
người phân phát thuốc dành cho mỗi bệnh nhân phản ánh mức độ quan trọng
về chất lượng điều trị bệnh. Đây là quá trình giúp bệnh nhân hiểu cách dùng
mỗi loại thuốc như thế nào. Tỉ lệ % thuốc được phân phát thực tế phản ánh
khả năng cung cấp các thuốc đã kê của cơ sở y tế [20].
 Sự tuân thủ của người bệnh
Sự tuân thủ của người bệnh là sự hợp tác tự nguyện của bệnh nhân sử
dụng thuốc theo đơn đã được kê bao gồm thời gian sử dụng thuốc, liều dùng
và số lần dùng. Các lí do dẫn tới bệnh nhân không tuân thủ sử dụng thuốc là
lịch làm việc của người bệnh ảnh hưởng tới việc dùng thuốc, thiếu sự hướng
dẫn của nhân viên y tế, tương tác giữa người cung cấp dịch vụ y tế và người
bệnh kém, thiếu tiền để mua thuốc và điều trị bệnh, thiếu phương tiện cung
cấp thông tin, phác đồ điều trị bệnh phức tạp phải dùng nhiều thuốc, thời gian
điều trị dài. Để cải thiện sự tuân thủ sử dụng thuốc của người bệnh, thường áp
dụng các biện pháp sau [30]:

Hình 1.3. Một số biện pháp cải thiện sự tuân thủ của người bệnh [30]

Biện pháp
Kê đơn phù hợp

với văn hóa và
thói quen sống
Bệnh nhân biết
về tác dụng phụ
của thuốc
Liều dùng được
viết rõ ràng trên
hộp thuốc
Bác sĩ thân thiện
,
nhiệt tình
,
giải thích
cụ thể cho BN

Viết hoặc dùng
biểu tượng chỉ thời
gian dùng thuốc
8

Trong bệnh viện, để người bệnh tuân thủ cần xây dựng mối quan
hệ chặt chẽ giữa bác sỹ - dược sỹ - điều dưỡng - bệnh nhân. Mối quan
hệ này được sơ đồ
hóa trong hình 1.4: .

Hình 1.4. Mối quan hệ giữa bác sĩ, dược sĩ, điều dưỡng, bệnh nhân
Vai trò của từng người trong sơ đồ như sau:

 Với dược sĩ:
Người dược sĩ có trách nhiệm cung cấp thông tin và tư vấn về sử dụng
thuốc cho bác sĩ, bệnh nhân đồng thời giám sát việc thực hiện các quy chế
dược trong toàn bệnh viện.
 Với bác sĩ:
Bác sĩ là người chịu trách nhiệm thăm khám, kê đơn cho bệnh nhân,
đồng thời theo dõi hiệu quả điều trị để có những điều chỉnh kịp thời. Khi có
nghi ngờ và chưa rõ về thuốc định kê đơn, bác sĩ cần trao đổi với dược sĩ.
 Với điều dưỡng:
Điều dưỡng là người trực tiếp thực hiện y lệnh của bác sĩ nhưng cần
chủ động phát hiện những nhầm lẫn trong y lệnh điều trị hoặc tác dụng có hại
của thuốc đối với bệnh nhân và thông báo kịp thời với bác sĩ.
Bác sĩ
Bệnh nhân
Điều dưỡng Dược sĩ
9

 Với bệnh nhân:
Cần tuân thủ theo sự hướng dẫn của bác sĩ, dược sĩ, y tá, điều dưỡng.
1.2. Thông tin thuốc và theo dõi phản ứng có hại của thuốc
1.2.1. Thông tin thuốc
Thông tin thuốc là một hoạt động thiết yếu, là chìa khóa để sử dụng
thuốc an toàn, hợp lý và hiệu quả. Một sản phẩm thuốc được coi là thuốc
dùng để chữa bệnh cho người khi nó đảm bảo đủ hai yếu tố cấu thành, đó là
phải có hoạt tính dược lý lâm sàng và thông tin đi kèm về công dụng, cách sử
dụng. TTT được cung cấp chính xác kịp thời sẽ giúp việc sử dụng thuốc an
toàn, hiệu quả và hợp lý [26].
1.2.2. Vị trí của đơn vị thông tin thuốc trong bệnh viện
Đơn vị thông tin thuốc trong bệnh viện thường trực thuộc khoa Dược
hoạt động dưới sự giám sát của Hội đồng thuốc và điều trị và Ban giám đốc

bệnh viện nhằm tư vấn, cung cấp thông tin thuốc cho Hội đồng thuốc và điều
trị, cán bộ y tế trong khoa Dược, các khoa lâm sàng và cận lâm sàng.
1.2.3. Nhiệm vụ của đơn vị thông tin thuốc
Thông tư 21/2013-TTBYT quy định Hội đồng thuốc và điều trị
quản lý công tác thông tin thuốc trong bệnh viện. Đơn vị thông tin thuốc trong
bệnh viện cần cập nhật thông tin về thuốc, cung cấp thông tin về thuốc nhằm
đảm bảo sử dụng thuốc hợp lý, an toàn trong phạm vi bệnh viện [11].
Thông tư 13/2009-TTBYT quy định nhiệm vụ của đơn vị thông tin
thuốc. Theo đó, đơn vị thông tin thuốc trong bệnh viện có nhiệm vụ chính là:
- Thu thập, tiếp nhận thông tin thuốc.
- Cung cấp thông tin thuốc nhằm đảm bảo sử dụng thuốc an toàn, hợp
lý trong phạm vi bệnh viện. Cung cấp các thông tin phản hồi đã
được xử lý tới bệnh viện tuyến dưới.
10

- Hướng dẫn, chỉ đạo, kiểm tra đơn vị thông tin thuốc bệnh viện tuyến
dưới.
- Thu thập, tổng hợp, báo cáo phản ứng có hại của thuốc tới Hội đồng
thuốc và điều trị của bệnh viện, Trung tâm Quốc gia/ Trung tâm khu
vực về thông tin thuốc và theo dõi phản ứng có hại của thuốc.
- Các vấn đề khác có liên quan đến thông tin thuốc [8].
1.2.4. Nội dung của thông tin thuốc.
Đơn vị thông tin thuốc cung cấp thông tin thuốc cho bác sĩ, điều dưỡng
và bệnh nhân. Nội dung của thông tin thuốc thường là các nội dung như các
phản ứng có hại của thuốc, các khuyến cáo về: liều dùng, dược động học, sinh
khả dụng của các biệt dược, thông tin về tương tác thuốc, chống chỉ định của
các thuốc, đặc biệt đối với các trường hợp phụ nữ mang thai, cho con bú,
người bệnh suy giảm chức năng gan, thận, các thông báo về : những thuốc
được phép lưu hành tại Việt Nam, những thuốc đã bị thu hồi và bị cấm ở Việt
Nam và các nước khác,… [8]

1.2.5. Phản ứng có hại của thuốc (ADR).
“ Phản ứng có hại của thuốc là phản ứng độc hại, không được định
trước và xuất hiện ở liều thường dùng, không nhất thiết phải có quan hệ nhân
quả với việc điều trị và tính chất dược lý của thuốc”. Định nghĩa này không
bao gồm những phản ứng do dùng sai thuốc, dùng sai liều, dùng liều cao có
chủ đích hay vô tình [28].
Khi bệnh nhân điều trị bằng nhiều thuốc thì tần suất xuất hiện ADR
tăng lên theo cấp số nhân với số lượng thuốc trong mỗi lần điều trị. Nguyên
nhân gây ra ADR có thể do phối hợp cùng lúc nhiều loại thuốc, cơ địa bệnh
nhân, bản chất dược lý tự nhiên của thuốc chưa nhận biết được trong quá trình
nghiên cứu lâm sàng, sư khác thường của người được dùng thuốc,… Theo
11

dõi, phát hiện các phản ứng có hại trong sử dụng thuốc góp phần nâng cao
tính an toàn trong sử dụng thuốc trong bệnh viện và cộng đồng [28].
Thông tư 22/2011/TT-BYT và Thông tư 21/2013/TT-BYT quy định
hoạt động của khoa Dược và Hội đồng thuốc và điều trị về việc theo dõi phản
ứng có hại của thuốc. Theo đó cần có quy trình phát hiện, đánh giá, xử trí,
giám sát và dự phòng ADR và các sai sót trong chu trình sử dụng thuốc tại
bệnh viện [9].
Khi gặp các tác dụng bất lợi của thuốc, bệnh nhân rất dễ tự ý bỏ thuốc
trong điều trị. Điều này có thể ảnh hưởng tới hiệu quả của việc điều trị nếu
thuốc đó là thuốc chính. Vì vậy, theo dõi các phản ứng có hại của thuốc góp
phần phát hiện vấn đề và có những biện pháp xử lý để việc sử dụng thuốc
hiệu quả hơn.
1.2.6. Tương tác thuốc
Tương tác thuốc là hiện tượng xảy ra khi sử dụng đồng thời hai hay
nhiều thuốc, thuốc này làm thay đổi tác dụng hoặc độc tính của thuốc kia dẫn
tới hậu quả có lợi hoặc bất lợi đối với cơ thể người dùng thuốc [5].
Mục đích của việc sử dụng nhiều thuốc trên một bệnh nhân trong cùng

một thời gian là để đạt mục tiêu điều trị mong muốn hoặc để chữa nhiều bệnh
cùng một lúc. Tuy nhiên, trong nhiều trường hợp thuốc được phối hợp quá
nhiều và không cần thiết. Khi dùng đồng thời nhiều thuốc, người thầy thuốc
đứng trước vấn đề phối hợp thuốc như vậy có thể dẫn đến tương tác thuốc hay
không. Nhiệm vụ của người thầy thuốc là phải hiểu những nguyên lý cơ bản
của tương tác thuốc trong việc xây dựng phác đồ điều trị, đảm bảo đơn không
có nguy cơ tương tác bất lợi đã biết. Dược sĩ có trách nhiệm phát hiện các
tương tác thuốc nghiêm trọng khi đọc đơn thuốc. Điều dưỡng phải nhận biết
những dấu hiệu lâm sàng của tác dụng nguy hại khi người bệnh dùng thuốc
[5].
12

1.3. Thực trạng về sử dụng thuốc tại một số bệnh viện ở Việt Nam trong
những năm gần đây.
Kinh tế phát triển, chất lượng cuộc sống của người dân đang ngày càng
được cải thiện làm tăng nhu cầu chăm sóc sức khỏe, kéo theo làm tăng nhu
cầu sử dụng thuốc. Theo báo cáo của Cục quản lý Dược, tiền thuốc bình quân
đầu người tại Việt Nam tăng lên nhanh chóng trong các năm gần đây. Năm
2007, tiền thuốc bình quân đầu người là 13,39 USD/năm. Sau 5 năm, vào năm
2012 tiền thuốc bình quân đầu người đã tăng lên mức 29,5 USD/năm và dự
báo năm 2014, tiền thuốc bình quân đầu người sẽ nâng lên mức 33,8
USD/năm. Nhu cầu tiêu dùng thuốc bình quân đầu người tăng lên giúp cải
thiện công tác chăm sóc sức khỏe cho người dân và thúc đấy ngành Dược
phát triển. Tuy nhiên, bên cạnh những lợi ích đó, chúng ta đang gặp phải
nhiều bất cập trong vấn đề sử dụng thuốc hiện nay [36].
1.3.1. Về vấn đề kê đơn
Hiện nay, mô hình bệnh tật của nước ta đang thay đổi với gánh nặng
bệnh tật kép của các bệnh truyền nhiễm cùng với các bệnh mạn tính và các
bệnh không lây ngày một gia tăng. Thực trạng này kéo theo một loạt các vấn
đề về sử dụng thuốc như lạm dụng kháng sinh, thuốc bổ, vitamin và kê quá

nhiều thuốc trong 1 đơn. Tỷ lệ đơn ngoại trú có kháng sinh ở BVĐK tỉnh
Vĩnh Phúc là 59,5% và nội trú là 61,8%. Cục Quản lý khám chữa bệnh vừa
công bố về tình hình sử dụng thuốc tại một số bệnh viện tuyến trung ương có
41% bệnh án sử dụng kháng sinh kết hợp, chủ yếu là kết hợp hai kháng sinh,
7,7% bệnh án chỉ định kết hợp ba kháng sinh. Số thuốc trong từng bệnh án rất
cao, theo khảo sát có tới 85% đơn kê từ 6 - 10 thuốc/bệnh án, trên 10% bệnh
án sử dụng 11 - 15 thuốc và 1,7% bệnh án sử dụng trên 16 thuốc. Việc kê quá
nhiều thuốc cho người bệnh dẫn đến làm tăng chi phí điều trị và tăng nguy cơ
13

xuất hiện tương tác thuốc và có thể ảnh hưởng tới sức khỏe của bệnh nhân
[13],[24].
Theo đánh giá của BYT việc chấp hành thực hiện quy chế kê đơn và
bán thuốc theo đơn chưa nghiêm, một bộ phận thầy thuốc ghi đơn thuốc theo
tên biệt dược , không kê đơn theo tên gốc, kê các thuốc đắt tiền, hoặc kê đơn
các thuốc được tiếp thị để hưởng hoa hồng. Theo nghiên cứu tại bệnh viện E
cho thấy tỷ lệ thuốc theo tên generic trong đơn chỉ chiếm 30,9%. Tại bệnh
viện Tim Hà Nội số lượng thuốc được ghi bằng tên gốc chiếm tỷ lệ 19,95%.
Một nghiên cứu tại BVĐK tỉnh Vĩnh Phúc vào năm 2011 chỉ ra rằng tỷ lệ
thuốc được kê bằng tên gốc chỉ đạt 8,5%, còn lại hầu hết các thuốc được kê
theo tên biệt dược. Kê đơn thuốc theo quảng cáo đồng nghĩa với việc bán
thuốc đắt cho bệnh nhân vì giá thuốc kê theo tên biệt dược đắt gấp 2-3 lần trở
lên so với thuốc kê tên gốc dẫn tới làm tăng chi phí điều trị bệnh. Qua kết quả
điều tra cho thấy, tỷ lệ cơ sở y tế tư nhân có hoạt động của trình dược viên
của các công ty dược chiếm tỷ lệ 43,3%. Trong đó, đáng chú ý là số cơ sở
thực hiện kê đơn thuốc để hưởng hoa hồng chiếm tỷ lệ 26,6% [12],[13], [21],
[22].
Trong kê đơn, việc lạm dụng vitamin và thuốc bổ còn xảy ra phổ biến.
Theo nghiên cứu tại bệnh viện Tim Hà Nội, số đơn có kê vitamin chiếm tỷ lệ
35% tổng số đơn. Ngoài ra, việc người bệnh có thể dễ dàng mua các thuốc

bán theo đơn tại các nhà thuốc làm gia tăng đáng kể tình trạng dùng thuốc
theo kinh nghiệm, tự ý hiệu chỉnh liều thuốc… gây nguy hại đến sức khỏe
người bệnh. Trong một nghiên cứu cộng đồng về việc tiêu thụ kháng sinh, các
nhà nghiên cứu đã báo cáo rằng có tới 78% kháng sinh được mua tại các hiệu
thuốc tư nhân mà không có đơn thuốc. Thực trạng về việc bán thuốc không
đơn đã chỉ ra rõ ràng có sự thất bại trong việc tuân thủ các quy định đề ra và
ảnh hưởng tới tính an toàn hợp lý trong sử dụng thuốc [12].
14

1.3.2.Về vấn đề giao phát thuốc
Công tác cấp phát của bệnh viện hiện nay vẫn còn nhiều khó khăn do
thiếu nhân lực, trang thiết bị chưa đầy đủ, diện tích kho chưa đạt yêu cầu.
Việc cấp phát còn chậm trễ, thủ công. Thực hành cấp phát thuốc không đúng
là nguyên nhân dẫn tới các lỗi điều trị , hạn chế nhận thức và thiếu kiến thức
của người bệnh về chế độ liều lượng và khoảng cách dùng thuốc. Tại BVĐK
Vĩnh Phúc, khoa Dược áp dụng phần mềm tổng hợp thuốc theo y lệnh của
từng bệnh nhân và tổng hợp thuốc lĩnh trong ngày, giúp hoạt động cấp phát
thuốc được nhanh chóng, thuận tiện. Tuy nhiên khi cấp phát cho bệnh nhân
tại các khoa lâm sàng, khay thuốc chỉ ghi tên, tuổi bệnh nhân và số giường,
còn số lượng thuốc và tên thuốc thì không được ghi [13], [16].
1.3.3.Về sự tuân thủ sử dụng thuốc của bệnh nhân
Thực trạng hướng dẫn sử dụng thuốc tại các cơ sở y tế của cán bộ y tế
cho người bệnh còn rất nhiều hạn chế. Theo kết quả nghiên cứu tại bệnh viện
nhân dân 115, thời gian phát thuốc trung bình cho bệnh nhân là 19,02 giây.
Thời gian hướng dẫn quá ít, chỉ tính bằng giây thì việc người bệnh sử dụng
thuốc sai là không tránh khỏi, dễ gây ra những tác dụng không mong muốn.
Khi người bệnh gặp phải những tác dụng không mong muốn của thuốc mà
không được sự nhắc nhở trước của các cán bộ y tế thì có thể gây tâm lý hoang
mang cho người bệnh và việc tự ý ngừng thuốc rất có thể xảy ra. Thêm vào
đó, những tương tác giữa các loại thuốc khi sử dụng cùng nhau hoặc tương

tác giữa thuốc và đồ uống, thức ăn có thể gây nguy hiểm cho người bệnh nếu
họ không có sự hướng dẫn của những nhà chuyên môn. Đặc biệt với các bệnh
mạn tính, sự hướng dẫn của nhà chuyên môn đóng vai trò rất quan trọng trong
việc tuân thủ sử dụng thuốc. Bệnh nhân mạn tính thường phải dùng thuốc lâu
dài và dùng nhiều loại thuốc nên việc tuân thủ điều trị có xu hướng giảm dần
15

theo thời gian. Vì vậy công tác hướng dẫn, theo dõi sự tuân thủ thuốc của
bệnh nhân đóng vai trò rất quan trọng [23].
1.3.4.Về hoạt động thông tin thuốc và theo dõi ADR
Đến năm 2008, 100% các bệnh viện công lập đã thành lập Hội đồng
thuốc và điều trị. Tuy nhiên hoạt động của Hội đồng cũng chỉ mang tính hình
thức, chủ yếu tập trung vào việc mua sắm, cấp phát thuốc trong khi hoạt động
giám sát sử dụng thuốc còn hạn chế. HĐT & ĐT đã được thành lập ở các
bệnh viện và đi vào hoạt động trong mấy năm trở lại đây, tuy nhiên chưa phát
huy được vai trò của mình. Thông tin thuốc chưa được cập nhật thường
xuyên. Ở các bệnh viện đã thành lập tổ Dược lâm sàng (DLS) và thông tin
thuốc, thực hiện công tác quản lý sử dụng thuốc an toàn, hợp lý và cập nhật
thông tin cho bác sĩ điều trị. Cho đến nay trừ một số bệnh viện trung ương và
một số bệnh viện lớn ở Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh, khoa dược đã triển
khai công tác DLS phát huy nhiệm vụ hướng dẫn sử dụng thuốc, còn lại hầu
hết các nơi khác chức năng này còn khá mờ nhạt. Nghiên cứu tại BV Vân
Đồn Quảng Ninh, Tổ DLS-TTT đã được thành lập từ lâu nhưng DS lâm
sàng, thông tin thuốc vẫn nằm trong thế bị động, chỉ trả lời thông tin thuốc khi
có yêu cầu của bác sĩ, y tá [23]. Hơn 90% khoa Dược có đơn vị TTT nhưng
đa số các bệnh viện đều không có phần mềm tra cứu thông tin, hoặc nếu có
chỉ là phần mềm tương tác thuốc. Tỷ lệ này ở các bệnh viện tuyến Trung
ương, tuyến tỉnh, tuyến huyện là 20%; 70,1%; 85% [18]. Nghiên cứu hoạt
động cung ứng thuốc tại bệnh viện trường đại học Y Dược Huế chỉ ra rằng tại
bệnh viện, Dược sĩ lâm sàng mới chỉ thực hiện được những bước đầu nhiệm

vụ của mình trong vấn đề giám sát thực hiện kê đơn của bác sĩ thông qua đơn
BHYT, và các phiếu lĩnh, chưa thể hiện vai trò thực sự trong tư vấn sử dụng
thuốc [14].

×