Tải bản đầy đủ (.docx) (112 trang)

Hoàn thiện quy chế trả lương của công ty cổ phần sơn nhật bản

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (727.76 KB, 112 trang )

MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU

3
CHƯƠNG 1: TÌNH HÌNH CHUNG VÀ CÁC ĐIỀU KIỆN SẢN XUẤT KINH
DOANH CHỦ YẾU CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN SƠN NHẬT
BẢN
1.1. Khái quát lịch sử hình thành và phát triển của Công ty Cổ phần sơn Nhật
Bản

1.2. Điều kiện kinh tế, xã hội, nhân văn của Công
ty
1.2.1. Điều kiện địa lý, tự
nhiên
1.2.2. Điều kiện về lao
động
1.2.3. Điều kiện về kinh
tế
1.3. Công nghệ sản xuất của Công ty Cổ phần sơn Nhật
Bản
1.4. Tình hình tổ chức quản lý sản xuất và kinh doanh của Công
ty
1.4.1. Cơ cấu quản lý của Công
ty
1.4.2. Tổ chức sản
xuất
1.4.3. Tổ chức lao
động
1.5. Phương hướng phát triển trong tương
lai
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1



CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH KINH TẾ HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH
DOANH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN SƠN NHẬT BẢN NĂM 2014

5
6
9
9
10
10
10
10
10
20
21
22
23
24
2.1. Đánh giá chung hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty CP Sơn Nhật
Bản năm 2014

2.2. Phân tích tình hình sản xuất và tiêu thụ sản phẩm

2.3. Phân tích tình hình sử dụng tài sản cố
định
2.3.1. Phân tích tình hình sử dụng tài sản cố
định
2.3.2. Phân Kết cấu tài sản cố
định
2.3.3. Phân tích tình hình tăng giảm

TSCĐ
21
25
38
38
40
41
42
42
43
44
45
45
2.3.4. Phân tích mức độ hao mòn của tài sản cố
định
2.4. Phân tích tình hình lao động và tiền lương
2.4.1. Phân tích mức độ đảm bảo về số lượng lao động và cơ cấu lao động
2.4.2. Phân tích chất lượng lao
động
2.4.3. Phân tích tình hình năng suất lao
động
2.4.4. Phân tích tình hình sử dụng quỹ lương và tiền lương bình
quân
2.5. Phân tích giá thành sản phẩm,/chi phí sản
xuất
2.5.1. Phân tích chung về giá thành sản
phẩm
2.5.2. Phân tích kết cấu giá thành sản
phẩm
2.5.3. Tình hình quản lý chi phí sản

xuất
2.6. Tình hình tài chính của Công
ty
2.6.1. Phân tích chung tình hình tài chính của Công ty
2.6.2. Phân tích chung tình hình tài chính qua báo cáo kết quả SX – KD
2.6.3. Phân tích tình hình đảm bảo nguồn vốn cho sản xuất kinh doanh
2.6.4. Phân tích khả năng thanh toán của Công ty
2.6.5. Phân tích hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty
KẾT LUẬN CHƯƠNG
2
46
46
47
48
49
49
52
53
56
61
65
CHƯƠNG 3: HOÀN THIỆN QUY CHẾ TRẢ LƯƠNG CỦA CÔNG TY CỔ
PHẦN SƠN NHẬT
BẢN
3.1. Sự cần thiết của công tác hoàn thiện quy chế lương của Công ty Cổ phần
sơn Nhật
Bản
3.1.1. Vai trò của quy chế trả lương
3.1.2. Sự cần thiết của công tác hoàn thiện quy chế lương của Công ty Cổ phần sơn Nhật
Bản

3.1.3. Mục đích, đối tượng, phạm vi nghiên cứu
3.2. Cơ sở lý thuyết và thực tiễn của công tác hoàn thiện quy chế trả lương của
Công ty cổ phần Sơn Nhật
Bản
3.2.1. Cơ sở lý thyết
3.2.2. Thực trạng quy chế trả lương của Công ty Cổ phần sơn Nhật Bản
3.3. Một số biện pháp nhằm hoàn thiện quy chế trả lương của Công ty Cổ
phần Sơn Nhật
Bản
3.3.1. Các biện pháp hoàn thiện quy chế trả lương và tổ chức thực hiện
các biện pháp
3.3.2. Một số kiến
nghị
KẾT LUẬN CHƯƠNG 3

KẾT LUẬN CHUNG LUẬN VĂN

TÀI LIỆU THAM
KHẢO
66
67
67
68
69
69
69
72
91
91
10

6
10
8
10
9
11
0
MỞ ĐẦU
Khi Việt Nam ra nhập tổ chức thương mại thế giới WTO tạo ra một nền kinh
tế mở năng động cho các doanh nghiệp trong nước, Công ty cổ phần Sơn Nhật Bản
cũng từ đó tham gia sân chơi rộng lớn này. Xuất phát với sự nhỏ hẹp về quy mô và
thương hiệu, Công ty đã có rất nhiều cố gắng để đạt được kết quả như hiện nay, đó
là mở rộng thị ở Việt Nam, gia tăng mối liên kết và phát triển giữa thị trường trong
nước và thị trường Nhật Bản Tuy nhiên, với tham vọng mở rộng thị trường của
mình ra thế giới thì sự cố gắng này là chưa đủ khi đối thủ cạnh tranh càng nhiều và
cũng ngày càng lớn mạnh Trước những nhận định đó, Công ty đã không ngừng
nâng cao chất lượng sản phẩm cũng như đầu tư mở rộng quy mô sản xuất nhằm
không ngừng phát triển trở thành một doanh nghiệp lớn mạnh trong ngành sơn.
Để làm quen với công tác sản xuất kinh doanh; hiểu biết rõ cách thức quản lí –
tổ chức sản xuất, tổ chức lao động, tổ chức tiền lương; việc thực hiện kế hoạch tổ
chức tài chính của Công ty; trực tiếp thực hành các nghiệp vụ kinh tế và thu thập số
liệu cần thiết để làm luận văn tốt nghiệp, em đã được Nhà trường và Bộ môn bố trí
đi thực tập nghiệp tại Công ty cổ phần Sơn Nhật Bản. Đây là một hoạt động rất cần
thiết và bổ ích, giúp em tiếp cận được với thực tế nhằm nắm chắc hơn những kiến
thức đã được học trên lớp và rất cần thiết cho công việc sau này.
Tiền lương là phần cơ bản nhất trong thu nhập của người lao động, giúp cho
họ và gia đình có thể đảm bảo cuộc sống và tái sản xuất sức lao động. Tiền lương
kiếm được còn ảnh hưởng đến địa vị của người lao động trong gia đình và ngoài xã
hội. Vì thế tiền lương được coi là yếu tố tạo động lực cho người lao động, thúc đẩy
họ ra sức học tập, làm việc, nâng cao trình độ để đóng góp cho tổ chức.

Đối với bất kỳ tổ chức hay doanh nghiệp nào thì nguồn nhân lực là một trong
những nguồn lực quan trọng nhất cần phải được bảo toàn, giữ gìn và phát triển. Để
người lao động có thể an tâm làm việc, có thể cống hiến lâu dài cho tổ chức hay
doanh nghiệp thì cần có một chính sách tiền lương hợp lý. Các chính sách, quy định
về tiền lương của doanh nghiệp sẽ tác động trực tiếp đến đời sống của người lao
động. Nếu một doanh nghiệp có một chính sách tiền lương hợp lý thì không những
đảm bảo được đời sống của người lao động mà còn tạo động lực giúp người lao
động hăng say với công việc, giúp tăng năng suất lao động, từ đó góp phần vào sự
phát triển của doanh nghiệp đồng thời góp phần vào sự phát triển của xã hội. Trong
đó xây dựng quy chế trả lương cho người lao động là một việc làm hết sức cần thiết
đối với mọi tổ chức, doanh nghiệp.
Công ty cổ phần sơn Nhật Bản là một doanh nghiệp mới được thành lập, Công
ty cũng đã xây dựng quy chế trả lương tuy nhiên những nội dung trong đó còn có
những hạn chế, chưa thực sự phù hợp. Chính vì thế mà em đã chọn đề tài “Hoàn
thiện quy chế trả lương tại công ty cổ phần sơn Nhật Bản làm đề tài tốt nghiệp
sau thời gian thực tập tại công ty. Nội dung luận văngồm ba chương:
Chương 1: Tình hình chung và các điều kiện sản xuất của Công ty cổ phần
Sơn Nhật Bản.
Chương 2: Phân tích kinh tế hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty cổ
phần Sơn Nhật Bản năm 2014
Chương 3: Hoàn thiện quy chế trả lương của Công ty Công ty cổ phần Sơn
Nhật Bản.

CHƯƠNG 1
TÌNH HÌNH CHUNG VÀ CÁC ĐIỀU KIỆN
SẢN XUẤT KINH DOANH CHỦ YẾU CỦA
CÔNG TY CỔ PHẦN SƠN NHẬT BẢN
1.1. Khái quát lịch sử hình thành và phát triển của Công ty
Công ty Cổ phần Sơn Nhật Bản được thành lập trên cơ sở sáp nhập, hợp tác
giữa công ty Hóa chất Công nghiệp Nhật Bản (Nhật Bản) và công ty TNHH Hà

Minh Anh (Việt Nam). Khởi đầu từ một công ty chuyên phân phối các ngành hàng
về hóa chất và vật liệu xây dựng, là nhà phân phối độc quyền các sản phẩm sơn,
chất chống thấm cho Công ty Hóa chất công nghiệp Nhật Bản mang thương hiệu
Jica bắt đầu từ năm 2001.
Sau thời gian tìm hiểu về thị trường sơn, chất chống thấm tại Việt Nam. Công
ty Hóa chất công nghiệp Nhật Bản đã quyết định đầu tư dây chuyền máy móc, công
nghệ sản xuất sơn và chất chống thấm để sản xuất tại Việt Nam theo quy trình, tiêu
chuẩn toàn cầu.
Tên công ty: Công ty Cổ phần Sơn Nhật Bản (Việt Nam)
Tên giao dịch quốc tế: Japanese Painting Company JSC (Vietnam).
Địa chỉ văn phòng giao dịch tại Hà Nội: Toà nhà số 17/172 Nguyễn Tuân,
Thanh Xuân, Hà Nội
Mã số thuế: 0105885695
Mã số doanh nghiệp: 0105885695
Số tài khoản: 0491000005747 Tại ngân hàng Ngoại thương Việt Nam.
Vốn điều lệ: 29.700.000.000 đồng. ( Bằng chữ: Hai mươi chn tỷ by trăm
triu đồng).
Điện thoại: 04. 62931246 Fax: 04. 62926696
Website: Jicapaint.com Email: hoặc

Slogan: SƠN NHẬT CHO NGÔI NHÀ VIỆT.
 Sứ mệnh:
Luôn tìm ra những giải pháp hiệu quả nhất về chất phủ bề mặt cho các công
trình dân dụng và công cộng phù hợp với mọi yêu cầu của khách hàng.
Gia tăng giá trị bền vững và thẩm mỹ cho các công trình, làm đẹp cho cuộc
đời thông qua mỗi cm
2
bề mặt công trình hoàn thiện.
Nâng cao hiệu quả sử dụng đồng tiền cho mỗi người dân dùng sản phẩm sơn
và chất chống thấm.

 Mục tiêu:
Không ngừng cải tiến công nghệ, nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm
ở mức cao nhất theo tiêu chuẩn Châu Âu, phù hợp với tính nhiệt đới hóa ở Châu Á.
Trở thành một đơn vị hàng đầu về những sản phẩm sơn và chất chống thấm
thông minh, luôn tìm tòi những giải pháp mới mang tính đột phá để sản xuất ra
những sản phẩm đa năng.
Luôn hướng tới khách hàng: Đặt lợi ích của khách hàng và những đối tác lên
hàng đầu thông qua các chính sách mềm dẻo, linh hoạt, hài hòa.
Hợp tác, chia sẻ, tin cậy: Xây dựng môi trường làm việc chuyên nghiệp, biết
lắng nghe và thấu hiểu khách hàng.
 Giá trị cốt lõi:
Hướng tới khách hàng là nền tảng của mọi hoạt động.
Hài hòa lợi ích đối với các bên liên quan.
Xây dựng văn hóa Jica theo phương châm: chuyên nghiệp, hiệu quả, đoàn kết
và phát triển.
Bảng 1.1: Danh sách số lượng cổ đông của công ty
ST Tên cổ Nơi đăng ký hộ Loại cổ Số cổ Giá trị cổ Tỷ Số CMND Ghi
T đông khẩu thường chú
đối với cá nhân;
địa chỉ trụ sở đối
với tổ chức
phần phần phần (VNĐ) lệ
(%)
(hoặc
chứng thực
cá nhân
hợp pháp
khác)
đối với cá
nhân;

MSDN đối
với doanh
Nghiệp; Số
quyết định
thành lập
đối với tổ
chức
chú
1 PHẠM
VĂN HÀ
Tổ 20, Cầu Diễn,
Xã Phú
Diễn,Huyện Từ
Liêm, Thành Phố
Hà Nội, Việt Nam
Cổ phần
phổ
thông
1.000.0
00
10.000.000.
000
33,6
7
013243238
Tổng số 1.000.0
00
10.000.000.
000
33,6

7
2 NGUYỄ
N XUÂN
HÒA
Số nhà 17 ngách
172/1, đường
Nguyễn Tuân,
Phường Nhân
Chính, Quận
Thanh Xuân,
Thành Phố Hà Nội,
Việt Nam
Cổ phần
phổ
thông
540.243 5.402.430.0
00
18,1
9
011033810
Tổng số 300.000 3.000.000.0
00
10,1
3 NGUYỄ
N THỊ
ÁNH
Số Nhà 24, đường
K3, Cầu Diễn, Xã
Phú Diễn, Huyện
Từ Liêm, Thành

Phố Hà Nội, Việt
Nam
Cổ phần
phổ
thông
240.000 2.400.000.0
00
8,08 127533682
Tổng số 240.000 2.400.000.0
00
8,08
4 MAI
THU
PHƯƠN
G
Tổ 20, Cầu Diễn,
Xã Phú Diễn,
Huyện Từ Liêm,
Thành Phố Hà Nội,
Việt Nam
Cổ phần
phổ
thông
180.000 1.800.000.0
00
6,06 12723963
Tổng số 180.000 1.800.000.0
00
6,06
5 NGUYỄ

N VĂN
SƠN
Thôn Đông Du, xã
Đào Viên, huyện
Quế Võ, tỉnh Bắc
Ninh, Việt Nam
Cổ phần
phổ
thông
170.000 1.700.000.0
00
5,72 125276615
Tổng số 170.000 1.700.000.0
00
5,72
6 HOÀNG
VAN
TUÂN
Thôn Đông Du, xã
Đào Viên, huyện
Quế Võ, tỉnh Bắc
Ninh, Việt Nam
Cổ phần
phổ
thông
160.000 1.600.000.0
00
5,39 125055870
Tổng số 160.000 1.600.000.0
00

5,39
7 NGUYỄ
N SỸ
HẢI
Số nhà 15,
ThônQuang Lãm ,
Phú Lâm , Quận
Hà Đông, Thành
Phố Hà Nội, Việt
Nam
Cổ phần
phổ
thông
150.000 1.500.000.0
00
5,05 125608913
Tổng số 150.000 1.500.000.0
00
5,05
8 TRẦN
MINH
THỐNG
Số nhà 17, Thôn
Quang Lãm , Phú
Lâm , Quận Hà
Cổ phần
phổ
thông
150.000 1.500.000.0
00

5,05 12780645
Đông, Thành Phố
Hà Nội, Việt Nam
Tổng số 150.000 150 5,05
9 NGUYỄ
N
HOÀNG
DUNG
Tổ 18, Cầu Diễn,
Xã Phú
Diễn,Huyện Từ
Liêm, Thành Phố
Hà Nội, Việt Nam
Cổ phần
phổ
thông
140.000 1.400.000.0
00
4,71 125678021
Tổng số 140.000 1.400.000.0
00
4,71
10 NGUYỄ
N MINH
HOÀNG
Thôn Đông Du, xã
Đào Viên, huyện
Quế Võ, tỉnh Bắc
Ninh, Việt Nam
Cổ phần

phổ
thông
135.000 1.350.000.0
00
4,54 125478921
Tổng số 135.000 1.350.000.0
00
4,54
11 TRANG
NGỌC
LINH
Tổ 15, Cầu Diễn,
Xã Phú
Diễn,Huyện Từ
Liêm, Thành Phố
Hà Nội, Việt Nam
Cổ phần
phổ
thông
130.000 1.300.000.0
00
4,38 124567821
Tổng số 130.000 1.300.000.0
00
4,38
12 MAI
PHƯƠN
G LAN
Số nhà 109, Thôn
Quang Lãm , Phú

Lâm , Quận Hà
Đông, Thành Phố
Hà Nội, Việt Nam
Cổ phần
phổ
thông
125.000 1.250.000.0
00
4,21 126789324
Tổng số 125.000 1.250.000.0
00
4,21
 Mục tiêu:
Không ngừng cải tiến công nghệ, nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm
ở mức cao nhất theo tiêu chuẩn Châu Âu, phù hợp với tính nhiệt đới hóa ở Châu Á.
Trở thành một đơn vị hàng đầu về những sản phẩm sơn và chất chống thấm
thông minh, luôn tìm tòi những giải pháp mới mang tính đột phá để sản xuất ra
những sản phẩm đa năng.
Luôn hướng tới khách hàng: Đặt lợi ích của khách hàng và những đối tác lên
hàng đầu thông qua các chính sách mềm dẻo, linh hoạt, hài hòa.
Hợp tác, chia sẻ, tin cậy: Xây dựng môi trường làm việc chuyên nghiệp, biết
lắng nghe và thấu hiểu khách hàng.
 Giá trị cốt lõi:
Hướng tới khách hàng là nền tảng của mọi hoạt động.
Hài hòa lợi ích đối với các bên liên quan.
Xây dựng văn hóa Jica theo phương châm: chuyên nghiệp, hiệu quả, đoàn kết
và phát triển.
1.2. Điều kiện kinh tế , xã hội nhân văn của công ty.
1.2.1. Điều kiện địa lý, tự nhiên
- Điều kiện địa lý.

Công ty cổ phần sơn Nhật Bản có trụ sở chính đóng tại Thanh Xuân, Hà Nội,
nằm ở vị trí có tọa độ: 2100’00.6” vĩ độ Bắc.10548’08.4” kinh độ Đông.
Công ty nằm ở Thanh Xuân – Hà Nội, thuộc trung tâm Đồng bằng Bắc Bộ, là
trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa và khoa học lớn, đầu mối giao thông quan
trong ở Việt Nam
- Điều kiện khí hậu:
Khí hậu nhiệt đới gió mùa, ẩm, mùa hè nóng mưa nhiều và mùa đông lạnh
mưa ít
Nằm trong khu vực nhiệt đới Hà Nội quanh năm tiếp nhận được lượng bức xạ
mặt trời rất dồi dào và có nhiệt độ cao. Lượng bức xạ tổng cộng trung bình hằng
năm là 122,8 kcal/. Với1641 giờ nắng và nhiệt độ không khí trung bình hàng năm là
23,6, cao nhất là tháng 6 (29.8 ), thấp nhất là tháng 1 (17.2 . Độ ẩm và lượng mưa
khá lơn.Độ ẩm tương đối trung bình hàng năm là 79 %.Lượng mưa trung bình
1800mm và mỗi năm có khoảng 114 ngày mưa. Đặc biệt tại các cơ sở đóng tại miền
Bắc các hoạt động sản xuất, kinh doanh bị chi phối mạnh bởi điều kiện khí hậu do
đặc trưng của ngành và sự biến đổi theo mùa của khí hậu.
1.2.2. Điều kiện về lao động
Việt Nam là nước có cơ cấu dân số trẻ, đang trong thời kì cơ cấu dân số vàng
với tỉ lệ dân số trong độ tuổi lao động chiếm tỉ trọng lớn, tạo điều kiện thuận lợi về
nguồn lao động cho các doanh nghiệp trong đó có Công ty.
1.2.3. Điều kiện về kinh tế
- Tình hình kinh tế chung:
Hà Nội là thành phố nằm trong vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ có hệ thống
giao thông đường sắt đường bộ rất thuận lợi, tạo điều kiện giao lưu kinh tế với các
tỉnh thành phố trong nước và quốc tế rất thuận lợi.
Ngoài ra môi trường kinh doanh tại Hà Nội còn rất hấp dẫn do: Hà Nội là
trung tâm kinh tế chính trị của cả nước, nên thu hút nhiều sự quan tâm của nước
ngoài từ đầu tư phát triển đến mở rộng quan hệ, vì vậy tạo nhiều cơ hội cho đầu tư
thuận lợi và phát triển.
- Giao thông và cơ sở hạ tầng:

Thành phố Hà Nội có cơ sở hạ tầng khá hoàn chỉnh tạo điều kiện thuận lợi cho
kinh tế xã hội phát triển,
H thống giao thông :gồm đường bộ, đường sắt, phân bố hợp lý giao lưu
thuận lợi với các tỉnh thành trong cả nước và quốc tế
1.3. Trình độ công nghệ của Công ty cổ phần Sơn Nhật Bản
Sản phẩm sơn nội, ngoại thất cao cấp của Công ty được sản xuất trên dây
truyền ngoại nhập bậc nhất hiện nay. Đến tháng 02/2009 Công ty đã phát triển mở
rộng hoạt động sản xuất vào khu vực miền Trung với việc thành lập và xây dựng
nhà máy tại chi nhánh Đà Nẵng. Tiếp tục đến tháng 05/2009 Công ty đã xây dựng
nhà máy và thành lập chi nhánh tại Thành phố Hồ Chí Minh với mục tiêu phân phối
và tiếp thị sản phẩm của Công ty cho thị trường miền Trung và miền Nam tiến tới
việc cung cấp sản phẩm của Công ty phủ kín trên toàn quốc.
Hiện nay Công ty đang sản xuất với công nghệ ưu việt nhất bao gồm:
- 02 máy nghiền bi dùng để nghiền nguyên liệu và sản xuất màu.
- 02 máy sản xuất bột bả trét tường.
- 01 máy in mã sản phẩm.
- 01 dây chuyền đóng nắp thùng tự động.
Toàn thể cán bộ của Bộ phận Kỹ thuật đều có trình độ từ đại học trở lên, các
công nhân kỹ thuật trực tiếp vận hành dây chuyền sản xuất được chính chuyên gia
nước ngoài hướng dẫn và đào tạo về cách thức vận hành dây chuyền sản xuất.
Ngoài ra, hàng tháng Công ty mời chuyên gia về đào tạo để nâng cao nghiệp vụ cho
cán bộ của Bộ phận Kỹ thuật.
1.4. Tình hình tổ chức, quản lý, sản xuất và lao động của Công ty
1.4.1. Cơ cấu tổ chức quản lý của công ty
ĐẠI HỘI ĐỒNG CỔ ĐÔNG
THƯ KÍ
HĐQT
HỘI ĐỒNG
QUẢN TRỊ
BAN

KIỂM
SOÁT
GIÁM ĐỐC
PHÓ GIÁM ĐỐC
KINH DOANH
NHÀ
MÁY
SX
PHÒNG
TC.HC
PHÒNG
TC.KT
PHÒNG
KH. KT
CN
MIỀN
TRUNG
CN
MIỀN
NAM
PHÒNG
KINH
DOANH
Hình 1.1: Sơ đồ cơ cấu bộ máy quản lý của Công ty cổ phần Sơn Nhật
Bản
Chú thích: Chức năng trực tuyến chỉ huy
Chức năng giám sát
 Đại hội đồng cổ đông
Đại hội đồng cổ đông là cơ quan quyền lực cao nhất của Công ty, bao gồm tất
cả các cổ đông có quyền biểu quyết. Đại hội đồng cổ đông quyết định những vấn đề

thuộc quyền hạn theo quy định của pháp luật và điều lệ của Công ty.
 Hội đồng quản trị
Hội đồng quản trị là cơ quan có đầy đủ quyền hạn để thực hiện tất cả các
quyền nhân danh Công ty trừ những thẩm quyền thuộc về Đại hội đồng cổ đông.
Hội đồng quản trị có trách nhiệm giám sát Giám đốc điều hành và các cán bộ quản
lý khác.
Quyền và nghĩa vụ của Hội đồng quản trị do Luật pháp, Điều lệ, các Quy chế
nội bộ của Công ty và Quyết định của Đại hội đồng cổ đông quy định. Hội đồng
quản trị do
Đại hội đồng cổ đông bầu ra gồm 5 thành viên.
 Ban Kiểm soát
Ban kiểm soát gồm 03 thành viên , thay mặt Đại hồi đồng cổ đông kiểm soát
mọi hoạt động quản trị và điều hành sản xuất kinh doanh của Công ty. Ban kiểm
soát hoạt động độc lập với Hội đồng quản trị và Ban giám đốc.
 Giám đốc
 Chức năng:
- Tổ chức thực hiện các quyết định của Hội đồng quản trị.
- Điều hành và chịu trách nhiệm về mọi hoạt động kinh doanh của Công ty
theo nghị quyết, quyết định của Hội đồng quản trị, Nghị quyết của Đại hội đồng cổ
đông, điều lệ Công ty và tuân thủ pháp luật.
- Quyết định về tất cả các vấn đề liên quan đến hoạt động hàng ngày của Công ty.
- Tổ chức thực hiện kế hoạch, kinh doanh và phương án đầu tư của Công ty,
bảo toàn và phát triển vốn.
- Xây dựng và trình Hội đồng quản trị, phê duyệt kế hoạch dài hạn và kế
hoạch hàng năm; các quy chế điều hành quản lý Công ty; quy chế tài chính, quy chế
lao động tiền lương; quy chế sử dụng lao động v.v., kiến nghị phương án bố trí cơ
cấu tổ chức Công ty;
- Quyết định các biện pháp tuyên truyền quảng cáo, tiếp thị, các biện pháp
khuyến khích mở rộng sản xuất.
- Đề nghị Hội đồng quản trị bổ nhiệm và miễn nhiệm, khen thưởng, kỷ luật

các chức danh: Phó giám đốc, Kế toán trưởng.
- Quyết định bổ nhiệm, miễn nhiệm, khen thưởng, kỷ luật đối với các trưởng
phòng ban, các chức danh tương đương và cán bộ công nhân viên dưới quyền trừ
các chức danh do Hội đồng quản trị bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức.
- Quyết định lương và phụ cấp (nếu có) đối với người lao động trong Công ty,
kể cả cán bộ quản lý thuộc thẩm quyền bổ nhiệm của Giám đốc.
 Nhiệm vụ:
- Báo cáo trước Hội đồng quản trị tình hình hoạt động, kết quả hoạt động kinh
doanh của Công ty, cung cấp đầy đủ các tài liệu theo yêu cầu của HĐQT, chuẩn bị
các tài liệu cho các cuộc họp HĐQT.
- Đại diện Công ty trong việc khởi kiện các vụ án có liên quan đến quyền lợi
của Công ty khi được Hội đồng quản trị uỷ quyền bằng văn bản.
 Phó giám đốc kinh doanh
Phó giám đốc giúp việc cho Giám đốc
 Chức năng:
- Thay mặt Giám đốc để điều hành các hoạt động của Công ty khi Giám đốc đi
vắng hoặc khi được ủy quyền của Giám đốc
- Tổ chức và xây dựng chiến lược kinh doanh của Công ty.
 Nhiệm vụ:
- Hoạch định các chiến lược điều hành và phát triển kinh doanh công ty.
- Xây dựng các kế hoạch, điều hành và giám sát thực hiện các kế hoạch kinh
doanh của công ty.
- Tổ chức và sắp xếp các phòng ban, nhân sự thuộc khối kinh doanh nhằm đạt
được các mục tiêu mà tổng giám đốc và HĐQT đưa ra.
- Chỉ đạo và phân công nhiệm vụ nhân sự cấp dưới hợp lý và chuyên nghiệp.
- Quan hệ đối ngoại với các cơ quan chức năng, đối tác, khách hàng
- Thực hiện các kế hoạch doanh thu, báo cáo định kỳ cho GĐ và HĐQT.
- Thực hiện các công việc cần thiết khác.
 Các phòng, ban
 Phòng Tổ chức – Hành chính

 Chức năng:
- Tham mưu cho lãnh đạo Công ty về công tác nhân sự trong Công ty.
- Tham mưu cho lãnh đạo Công ty thực hiện chế độ chính sách với người lao
động theo quy định của Nhà nước, thỏa ước lao động tập thể và nội quy lao động
của công ty.
 Nhiệm vụ:
- Xây dựng bộ máy tổ chức Công ty và bố trí nhân sự (cho các Phòng chức
năng nghiệp vụ và cho các đơn vị kinh doanh thuộc Công ty) phù hợp và đáp ứng
yêu cầu hoạt động và phát triển kinh doanh của Công ty.
- Xây dựng các qui chế làm việc của Ban Giám đốc Công ty, của tất các Phòng
chức năng nghiệp vụ và đơn vị kinh doanh thuộc Công ty.
- Xây dựng qui hoạch cán bộ để phát triển nguồn nhân lực, kế hoạch đào tạo,
bồi dưỡng nghiệp vụ, bồi dưỡng trình độ cấp bậc kỹ thuật…nhằm phục vụ cho việc
đề bạt, bổ nhiệm cán bộ lãnh đạo, việc bố trí, điều động, phân công cán bộ, nhân
viên, công nhân đáp ứng yêu cầu của từng vị trí công tác trong Công ty.
- Xây dựng tổng quĩ tiền lương và xét duyệt phân bổ quĩ tiền lương, kinh phí
hành chính Công ty cho các đơn vị trực thuộc.
- Xây dựng các định mức lao động, đơn giá tiền lương để trình Hội đồng Quản
trị phê chuẩn.
- Xây dựng các qui chế, qui trình về mua sắm, quản lý và sử dụng có hiệu quả
các tài sản của Công ty gồm: nhà cửa, xe cộ, trang thiết bị máy móc, vật tư, công cụ
lao động, …
- Xây dựng chương trình, nội dung tổ chức các sự kiện cho Công ty như: sơ
kết, tổng kết công tác, lễ kỷ niệm ngày thành lập Công ty, mit-tinh họp mặt nhân
các ngày lễ lớn trong năm, hội nghị khách hàng
- Xây dựng lực lượng thực thi công tác bảo vệ an ninh chính trị nội bộ, bảo vệ
an ninh trật tự trụ sở Công ty và các đơn vị trực thuộc, tham gia công tác an ninh
quốc phòng, phòng chống cháy nổ, phòng chống lụt bão với địa phương và Thành phố.
- Quản lý hồ sơ cán bộ nhân viên toàn Công ty, giải quyết thủ tục và chế độ
chính sách liên quan đến vấn đề nhân sự - lao động - tiền lương (tuyển dụng, ký

HĐLĐ, nghỉ việc, bổ nhiệm, bãi nhiệm, điều động, thi đua khen thưởng, kỷ luật,
nghỉ hưu v.v );
- Quản lý lao động, tiền lương cán bộ - công nhân viên cùng với Phòng kế toán.
- Nghiên cứu việc tổ chức lao động khoa học, Quản lý xây dựng cơ bản trụ sở
Công ty và các đơn vị trực thuộc (nếu có yêu cầu).
- Quản lý công văn, giấy tờ, sổ sách hành chính, và con dấu. Thực hiện công
tác lưu trữ các tài liệu thường và tài liệu quan trọng.
- Điều động và quản lý hoạt động của các xe ôtô 4 bánh phục vụ các hoạt động
của bộ máy công ty.
- Xây dựng lịch công tác, lịch giao ban, hội họp, sinh hoạt định kỳ và bất thường.
- Tham gia bảo vệ môi sinh, môi trường, phòng cháy, chữa cháy của Công ty
và các đơn vị trực thuộc.
- Thực hiện công tác khám chữa bệnh ban đầu và khám sức khỏe định kỳ cho
CBCNV toàn Công ty.
- Thực hiện công tác thanh tra toàn Công ty, tổ chức công tác thanh tra nhân
dân ở các đơn vị trực thuộc.
- Tổ chức thực hiện thanh lý tài sản, mua tài sản mới
 Phòng Tài chính - Kế toán
 Chức năng:
- Quản lý các hoạt động Tài chính & Kế toán, giám sát các hoạt động sản xuất
kinh doanh của Công ty;
- Tạo lập, đảm bảo thỏa mãn nhu cầu về vốn cho quá trình hoạt động sản xuất
kinh doanh; Quản lý và giám sát các hoạt động đầu tư xây dựng cơ bản, kinh doanh
và các công tác khác có liên quan;
- Tham mưu cho Ban Giám đốc các chính sách liên quan đến hoạt động Tài
chính & Kế toán cũng như các hoạt động sản xuất kinh doanh.
 Nhiệm vụ:
a. Lĩnh vực kế toán
- Tổ chức công tác kế toán, công tác thống kê phù hợp với tổ chức sản xuất
kinh doanh của Công ty theo yêu cầu đổi mới cơ chế quản lý, không ngừng cải tiến

tổ chức bộ máy và công tác kế toán, thống kê.
- Tổ chức ghi chép, tính toán và phản ánh chính xác, trung thực, kịp thời, đầy
đủ toàn bộ tài sản và phân tích kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty.
- Tính toán và trích nộp đúng, đủ kịp thời các khoản nộp ngân sách, các khoản
cấp trên, các qũy để lại Công ty và thanh toán đúng hạn các khoản tiền vay, các
khoản công nợ phải thu, phải trả.
- Tổ chức phổ biến và hướng dẫn thi hành kịp thời chế độ tài chính kế toán do
Nhà nước ban hành và các qui định của cấp trên về thống kê, thông tin kinh tế cho
các phòng ban có liên quan trong Công ty và cho các bộ phận cấp dưới.
- Tổ chức bảo quản, lưu trữ các tài liệu kế toán, giữ bí mật các tài liệu và số
liệu kế toán tại Công ty
- Thực hiện chế độ bảo quản tài sản, vật tư, tiền vốn trong Công ty
- Tổ chức phân tích hoạt động kinh tế trong Công ty một cách thường xuyên,
nhằm đánh giá đúng đắn tình hình sản xuất của Công ty, phát hiện những lãng phí
và thiệt hại đã xảy ra và có biện pháp khắc phục.
b. Lĩnh vực tài chính và quản trị tài chính
- Trên cơ sở luật pháp và chế độ quản lý tài chính của nhà nước kết hợp với
tình hình cụ thể của Công ty, bộ phận kế toán có trách nhiệm xây dựng chế độ quản
lý tài chính của Công ty cho phù hợp
- Trên cơ sở kế hoạch đã được duyệt và trong phạm vi luật pháp cho phép, tùy
tính chất của mỗi hoạt động kinh tế, bộ phận kế toán tổ chức huy động và sử dụng
vốn, hợp lý linh hoạt, tiết kiệm, đảm bảo cho các hoạt động sản xuất kinh doanh của
Công ty đạt hiệu quả cao.
- Tham mưu cho các đơn vị trực thuộc xây dựng các kế hoạch tài chính thống
nhất với kế hoạch kinh doanh ngắn hạn và dài hạn.
- Giám sát, kiểm tra tài chính đối với tiến trình thực hiện kế hoạch tài chính,
kế hoạch doanh thu cũng như kế hoạch sản xuất kinh doanh của tất cả các đơn vị
trực thuộc Công ty.
- Tổ chức thanh toán kịp thời, đầy đủ, đúng các khoản phải thanh toán của
Công ty, trích lập và sử dụng các loại quỹ theo đúng chế độ, đúng mục đích.

- Định kỳ tiến hành tổng hợp, thống kê và phân tích tình hình tài chính và kết
quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty.
- Tham gia xây dựng các hợp đồng kinh tế với khách hàng, đặc biệt là việc
quy định các điều kiện tài chính của hợp đồng.
- Phối hợp với các đơn vị có liên quan xây dựng kế hoạch huấn luyện đào tạo
nghiệp vụ, kiến thức chuyên môn về quản lý tài chính nhằm đáp ứng nhu cầu công
tác tại Công ty.
- Xây dựng hệ thống cung cấp thông tin tài chính kế toán phục vụ cho việc ra
quyết định kinh doanh của Ban Giám đốc.
- Lập kế hoạch dự toán lưu chuyển tiền tệ, các dự toán tài chính và chi phí
khác cho toàn Công ty.
- Tiến hành, kiểm tra giám sát, tham gia công tác kiểm kê và đánh giá kết quả
kiểm kê của Công ty.
 Phòng Kinh doanh
 Chức năng:
- Tham mưu cho Giám đốc mọi chính sách, chiến lược kinh doanh nhằm đạt
hiệu quả cao nhất cho Công ty.
- Thực hiện việc kinh doanh tiếp thị hàng hóa, dịch vụ, quản lý kho hàng hóa
của Công ty
- Phối hợp chặt chẽ với Phòng Kỹ thuật để nâng cao chất lượng SP
- Đối chiếu với kế toán kịp thời không để thất thoát tiền thu của khách hàng.
- Chịu trách nhiệm trước Giám đốc Công ty về nhiệm vụ được giao.
 Nhiệm vụ:
- Quản lý điều hành các bộ phận trực thuộc phòng kinh doanh.
- Định hướng chiến lược kinh doanh của công ty.
- Xây dựng và quản lý thương hiệu của công ty.
- Hướng dẫn và giám sát nhân viên trong việc xây dựng mối quan hệ với đơn
vị cung cấp, khách hàng.
- Chịu trách nhiệm về hiệu quả công việc, thái độ, ý thức của nhân viên phòng
kinh doanh.

- Cơ cấu tổ chức phòng kinh doanh, phân chia nhiệm vụ cụ thể cho từng nhân
viên kinh doanh theo từng lĩnh vực hoạt động của công ty.
- Đào tạo và nâng cao nghiệp vụ cho nhân viên kinh doanh, đại lý và nhân
viên của Đại lý.
- Thực hiện trực tiếp công việc kinh doanh với những khách hàng quan trọng.
- Lên kế hoạch, đề xuất, tổ chức công việc nghiên cứu PR, Marketing, tổ chức
sự kiện, hội trợ, thông qua các nguồn thông tin, phương tiện nhằm tìm kiếm, thu
hút và đánh giá khách hàng tiềm năng.
- Phân tích, đề xuất thay đổi định hướng kinh doanh về phương thức kinh doanh.
- Chịu trách nhiệm về quản lý, tổ chức vận hành kho thành phẩm,.Lập và lưu
trữ phiếu nhập, phiếu xuất, kiểm kê hàng tồn kho cuối tháng theo qui trình luân
chuyển chứng từ của Công ty.
- Tổ chức và vận hành công tác vận chuyển hàng hóa cho khách hàng
- Định kỳ đối chiếu công nợ với Phòng Kế toán và khách hàng, chịu trách
nhiệm thu hồi công nợ và quản lý công nợ của công ty.
- Trực tiếp giải quyết công tác khiếu nại, khiếu kiện về chất lượng hàng hóa
của khách hàng.
- Xây dựng hệ thống và quản lý hệ thống bán hàng của công ty.
- Thực hiện các yêu cầu khác của BGĐ.
 Phòng Kế hoạch – Kỹ thuật
 Chức năng:
- Là phòng chuyên môn tham mưu cho Giám đốc Công ty về công tác kế hoạch
- Kỹ thuật, giúp Giám đốc Công ty quản lý chất lượng sản phẩm, nghiên cứu
các sản phẩm mới cho toàn Công ty.
- Sử dụng, vận hành máy móc thiết bị chuyên dụng của Công ty
- Tổ chức giám sát quy trình sản xuất và kế hoạch sản xuất của Công ty.
 Nhiệm vụ:
- Báo cáo lên Giám đốc Công ty về tình hình chung của sản xuất;
- Theo dõi tình hình công việc chung của phòng;
- Giám sát tình hình sản xuất sơn và bột bả của các lô sản xuất trong ngày;

- Xây dựng kế hoạch sản xuất kinh doanh hàng tháng cho Công ty;
- Lên kế hoạch nguyên vật liệu phục vụ cho sản xuất;
- Chịu trách nhiệm phân công công việc, kiểm tra, giám sát, đôn đốc, hỗ trợ,
đánh giá công việc của các bộ phận của Phòng;
- Chỉ đạo việc xây dựng, duy trì việc thực hiện các quy trình sản xuất;
- Chỉ đạo các vấn đề liên quan đến kỹ thuật sản phẩm của nhà máy, chỉ đạo
việc nghiên cứu hoàn thiện, cải tiến chất lượng sản phẩm cũ, nghiên cứu và triển
khai việc áp dụng công nghệ mới, sản xuất sản phẩm mới;
- Chịu trách nhiệm về công tác nhập nguyên liệu đầu vào.
 Nhà máy sản xuất
 Chức năng:
- Sử dụng, vận hành máy móc thiết bị.
- Sửa chữa, thay thế những hư hỏng của máy móc thiết bị.
- Bảo trì, bảo dưỡng theo chế độ định kỳ.
- Tổ chức sản xuất tất cả hàng hóa theo yêu cầu kỹ thuật của Phòng Kinh doanh
- Điều hành toàn bộ công việc của bộ phận sản xuất.
 Nhiệm vụ:
- Nhận và lập kế hoạch sản xuất, tổ chức điều hành thực hiện đảm bảo năng
suất, chất lượng, đúng tiến độ theo yêu cầu.
- Chịu trách nhiệm phân công công việc, kiểm tra, giám sát, đôn đốc, hỗ trợ,
đánh giá công việc của các bộ phận trong nhà máy.
- Chỉ đạo việc xây dựng, duy trì việc thực hiện các quy trình sản xuất, các quy
trình thực hiện công việc trong nhà máy.
- Chỉ đạo các vấn đề liên quan đến kỹ thuật sản phẩm của nhà máy, chỉ đạo
việc nghiên cứu hoàn thiện, cải tiến chất lượng sản phẩm cũ, nghiên cứu và triển
khai việc áp dụng công nghệ mới, sản xuất sản phẩm mới.
- Chỉ đạo việc xây dựng định mức nhân công, định mức tiêu hao nguyên vật
liệu, định mức tiêu hao khác trong sản xuất.
- Chỉ đạo các bộ phận khác trong nhà máy để phối hợp, hỗ trợ các hoạt động
sản xuất.

- Tham gia vào hoạch định phương án để đưa ra các sản phẩm mới ra thị trường.
- Chịu trách nhiệm chỉ đạo, đông đốc CBNV thực hiện tốt nội quy, quy chếcủa
Công ty, các quy định về quản lý tài sản, quản lý sản xuất, vệ sinh công nghiệp, an
toàn lao động.
- Thực hiện các yêu cầu khác của BGĐ.
 Chi nhánh Thành phố Hồ Chí Minh
 Chức năng:
- Chi nhánh Công ty Cổ phần sơn Nhật Bản tại thành phố Hồ Chí Minh là đại
diện của Công ty tại khu vực miền Nam, hoạt động theo điều lệ về tổ chức và hoạt
động của Công ty Cổ phần sơn Nhật Bản.
 Nhiệm vụ:
- Chi nhánh Công ty Cổ phần sơn Nhật Bản tại thành phố Hồ Chí Minh có
nhiệm vụ quản lý tài sản, tiền vốn của Chi nhánh;
- Nhận vốn ứng của Công ty để thanh toán lương, trích nộp bảo hiểm xã hội,
bảo hiểm y tế cho cán bộ nhân viên thuộc Chi nhánh, chi phí cho văn phòng Chi
nhánh; chi thu hộ Công ty những khoản được giao. Chi nhánh chịu trách nhiệm
quản lý vốn ứng và chi tiêu đúng mục đích theo chế độ tài chính hiện hành và quy
chế tài chính của Công ty. Hàng ngày,quý phải báo cáo quyết toán kế toán về Công
ty theo mẫu biểu quy định chung. Giám đốc Chi nhánh chịu trách nhiệm trước Giám
đốc Công ty, trước pháp luật về tính chính xác của các báo cáo tài chính.
- Tổ chức đón tiếp khách của Công ty đến làm việc;
- Chấp hành các quyết định về điều động bố trí nhân lực, thiết bị, tài sản của
cấp trên.
- Triển khai công tác xây dựng hệ thống bán hàng tại khu vực Miền Nam
- Tham mưu cho Giám đốc mọi chính sách, chiến lược kinh doanh nhằm đạt
hiệu quả cao nhất cho Công ty.
- Thực hiện việc kinh doanh tiếp thị hàng hóa, dịch vụ, quản lý kho hàng hóa
của Công ty
- Phối hợp chặt chẽ với Phòng Kế hoạch - Kỹ thuật để nâng cao chất lượng sản
phẩm.

- Đối chiếu với kế toán kịp thời không để thất thoát tiền thu của khách hàng.
- Chịu trách nhiệm trước Giám đốc Công ty về nhiệm vụ được giao.
 Chi nhánh tại Đà Nẵng
 Chức năng:
- Chi nhánh Công ty Cổ phần sơn Nhật Bản tại Đà Nắng là đại diện của Công
ty tại khu vực miền Trung, hoạt động theo điều lệ về tổ chức và hoạt động của Công
ty Cổ phần sơn Nhật Bản.
 Nhiệm vụ:
- Chi nhánh Công ty Cổ phần sơn Nhật Bản tại Đà Nẵng có nhiệm vụ quản lý
tài sản, tiền vốn của Chi nhánh;
- Nhận vốn ứng của Công ty để thanh toán lương, trích nộp bảo hiểm xã hội,
bảo hiểm y tế cho cán bộ nhân viên thuộc Chi nhánh, chi phí cho văn phòng Chi
nhánh; chi thu hộ Công ty những khoản được giao. Chi nhánh chịu trách nhiệm
quản lý vốn ứng và chi tiêu đúng mục đích theo chế độ tài chính hiện hành và quy
chế tài chính của Công ty. Hàng ngày,quý phải báo cáo quyết toán kế toán về Công
ty theo mẫu biểu quy định chung. Giám đốc Chi nhánh chịu trách nhiệm trước Giám
đốc Công ty, trước pháp luật về tính chính xác của các báo cáo tài chính.
- Tổ chức đón tiếp khách của Công ty đến làm việc;
- Chấp hành các quyết định về điều động bố trí nhân lực, thiết bị, tài sản của
cấp trên.
- Triển khai công tác xây dựng hệ thống bán hàng tại khu vực Miền Nam
- Tham mưu cho Giám đốc mọi chính sách, chiến lược kinh doanh nhằm đạt
hiệu quả cao nhất cho Công ty.
- Thực hiện việc kinh doanh tiếp thị hàng hóa, dịch vụ, quản lý kho hàng hóa
của Công ty
- Phối hợp chặt chẽ với Phòng kỹ thuật để nâng cao chất lượng sản phẩm.
- Đối chiếu với kế toán kịp thời không để thất thoát tiền thu của khách hàng.
- Chịu trách nhiệm trước Giám đốc Công ty về nhiệm vụ được giao.
1.4.2. Tổ chức sản xuất
Công ty cổ phần sơn Nhật Bản đã và đang áp dụng dây chuyền máy móc,

công nghệ sản xuất sơn và chất chống thấm theo quy trình, tiêu chuẩn toàn cầu của
Japanpaint Corporation - Nhật Bản.
Với quy trình công nghệ sản xuất sơn tiên tiến, Công ty cổ phần sơn Nhật Bản đã
từng bước khẳng định được vị trí của mình qua việc sản xuất và bán ra những sản phẩm
đạt chất lượng cao, uy tín thương hiệu Nhật Bản chiết khấu cao nhất Việt Nam
Sơ đồ công nghệ sản xuấtsơn
Chuẩn bị nguyện liệu
Không đạt
Trả lại vật tư
Đạt
Sản xuất Sơn trắng
Chiết ra thùng
Pha màu
KCSK
Không đạt
Được
Hình 1.2: Sơ đồ công nghệ sản xuất sơn
1.4.3. Tổ chức lao động
Nhập vật tư
KCS
KCS
Xuấthànghàng
Trình độ năng lực của đội ngũ cán bộ công nhân viên có ảnh hưởng rất lớn
đến năng suất lao động cũng như tới hiệu quả kinh doanh của một tổ chức kinh
doanh. Nhằm nâng cao hơn nữa năng lực lãnh đạo, năng lực quản lý điều hành
trong những năm qua của Công ty Cổ phần Sơn Nhật Bản đã thực thi những bước
quan trọng trong việc củng cố bộ máy, cải tiến bộ máy sản xuất nhằm đáp ứng nhu
cầu mở rộng sản xuất. Song song với việc mở rộng sản xuất, lực lượng lao động
cũng không ngừng được bổ xung và hoàn thiện cả về số lượng và chất lượng nhằm
đáp ứng với những đòi hỏi cấp thiết của việc mở rộng sản xuất, đa dạng hóa mặt

hàng phù hợp với chiến lược phát triển của Công ty. Công ty Cổ phần Sơn Nhật
Bản luôn chú trọng tới công tác đào tạo từ mấy năm gần đây Công ty đã tổ chức cho
cán bộ công nhân viên đi đào tạo ngoài. Cán bộ quản lý và cán bộ kỹ thuật thường
xuyên được cho đi đào tạo để nâng cao trình độ.
Tổng số cán bộ nhân viên của công ty năm 2014 là 165 người, được thể hiện
trong bảng 1.2 và bảng 1.3:
Bảng 1.2. Cơ cấu lao động của Công ty năm 2014
STT Chỉ tiêu Năm 2013 Năm 2014
Số lượng Kết cấu
(%)
Số lượng Kết cấu
(%)
1 CN trực tiếp SX 115 74,19 123 74,55
2 CNV phục vụ 19 12,26 21 12,72
3 CNV SX khác 11 7,10 11 6,67
4 CNV quản lý DN 10 6,45 10 6,06
Tổng số CBCNV 155 100 165 100
Bảng 1.3. Chất lượng lao động của công ty CP Sơn Nhật Bản năm 2014
STT Trình độ
Năm 2013 Năm 2014
Số lượng % Số lượng (%)
2 Đại học 12 7,74 15 9,09
3 Cao đẳng 8 5,16 10 6,06
4 Trung cấp 30 19,35 30 18,18
5 Công nhân 103 66,46 108 65,46
Tổng cộng 155 100 165 100
1.5. Phương hướng phát triển trong tương lai
• Các mục tiêu chủ yếu của Công ty:
Tích cực tạo dựng hình ảnh, vị thế về tài chính nhằm thu hút sự quan tâm của
nhà đầu tư, khách hàng về Công ty và sản phẩm dịch vụ của Công ty.

Xây dựng cơ chế quản lý tài chính minh bạch, công khai, phục vụ nhu cầu
thông tin tài chính cho tất cả các đối tượng.
Tạo môi trường liên doanh, liên kết thuận lợi, hấp dẫn, tiếp tục nghiên cứu các
sản phẩm mới, và phát triển các sản phẩm hiện tại.
• Triển khai mở đại lý bán hàng đến từng huyện lỵ với tiêu chí: chọn đối tác có tiềm
lực kinh tế; không tập trung quá nhiều đại lý trên cùng địa bàn và thực hiện tối đa
hóa các chính sách hỗ trợ cho nhà phân phối.
• Triển khai tốt công tác bán hàng cho các dự án.
• Đẩy mạnh hoạt động quảng cáo và khuếch trương thương hiệu, thông qua:
- Quảng cáo trên truyền hình.
- Làm biển quảng cáo tấm lớn ở các trung tâm khoảng 100 chiếc trên toàn
miền Bắc; Quảng cáo trên xe.
- Nâng cao chất lượng các chương trình khuyến mại và hội nghị khách hàng.
- Tham gia nhiều hơn nữa các triển lãm thương mại trong và ngoài nước.
• Phát huy thế mạnh của Công ty như: Bảo vệ độc quyền khu vực cho nhà phân phối,
duy trì lợi nhuận cho hệ thông phân phối, triển khai nhân viên hỗ trợ bán hàng trực
tiếp và tổ chức bán hàng cho hệ thống phân phối bán sản phẩm của Công ty mà các
đối thủ cạnh tranh chưa làm được.
• Mở rộng và chia nhỏ thị trường để khai thác và phục vụ khách hàng tốt hơn.
Kết luận chương 1
Qua việc tìm hiểu và điều kiện sản xuất kinh doanh của công ty cổ phần sơn
Nhật Bản cho thấy công ty có những thuận khó khăn sau:
- Thuận lợi:
Trụ sở chính của công ty đặt tại Hà Nội – Thủ đô đồng thời là trung tâm kinh
tế văn hóa, xã hội của cả nước.Hà Nội có tất cả các ưu thế lớn cho một công ty.
Đôi ngũ cán bộ các cấp, các phòng ban của công ty, đồng tâm, năng động,
quyết tâm đổi mới trong công tác sản xuất – kinh doanh và quản lý điều hành.
Cơ chế quản lý ngày càng ổn định hợp lý, đời sống người lao động được cải
thiện.
- Khó khăn:

Bên cạnh những thuận lợi thì công ty còn gặp những khó khăn thử thách, với
những lần chuyển đổi cơ chế hoạt động , biến động về sắp xếp tổ chức, eo hẹp tài
chính
Thị trường xuất hiện nhiều đối thủ cạnh tranh, gây khó khăn trong việc thu hút
đầu tư và kí kết hợp đồng
Biến động thị trường do khủng hoảng kinh tế khiến hoạt động sản xuất kinh
doanh gặp khó khăn.
CHƯƠNG 2
PHÂN TÍCH KINH TẾ HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT
KINH DOANH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN SƠN NHẬT
BẢN NĂM 2014

×