Tải bản đầy đủ (.doc) (4 trang)

KÌ THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT CHUYÊN NĂM HỌC 2013 – 2014 Môn thi: SINH HỌC NHAN NGHIA

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (87.57 KB, 4 trang )

Kì thi: Tuyển sinh vào lớp 10 chuyên
Môn thi : Sinh 9.
Thời gian làm bài: 150 phút
Câu 1 (1,5 điểm):
ADN có những đặc điểm gì để được xem nó là cơ sở vật chất của hiện
tượng di truyền ở cấp độ phân tử?
Câu 2 (1,5 điểm):
a. Số lượng nhiễm sắc thể 2n trong tế bào có phản ánh trình độ tiến hóa
của loài không? Giải thích?
b. Nhiễm sắc thể có các đặc tính cơ bản nào mà được coi là cơ sở vật chất
di truyền ở cấp độ tế bào?
Câu 3 (2,0điểm):
Phân biệt hai hiện tượng: Ưu thế lai và thoái hoá giống?
Câu 4 (1,0 điểm):
Đa số sinh vật sống trong phạm vi nhiệt độ là bao nhiêu? Thế nào là động
vật biến nhiệt, thế nào là động vật đẳng nhiệt? Trong các loài sau đây, loài nào
là động vật biến nhiệt: thằn lằn, gà gô trắng, nhím, sâu hại táo, ruồi nhà, kì
nhông.
Câu 5 (2,0 điểm):
Có 3 tế bào mầm sinh dục của một loài đều nguyên phân liên tiếp 7 đợt và
đã sử dụng của môi trường nội bào nguyên liệu tương đương với 15240 NST.
Các tế bào con sau nguyên phân đều trở thành số noãn bào bậc I và giảm phân
bình thường. Tất cả các trứng tạo ra đều tham gia thụ tinh với hiệu suất 25%.
Hãy xác định:
a) Bộ NST lưỡng bội của loài.
b) Số tế bào trứng được tạo ra qua giảm phân.
c) Số hợp tử được tạo thành.
d) Nếu hiệu suất thụ tinh của tinh trùng là 3,125% thì số tinh bào bậc I tối
thiểu cần huy động để tạo ra các tinh trùng nói trên là bao nhiêu?
Câu 6(2,0 điểm)
Ở người bệnh máu khó đông là do gen lặn liên kết với NST giới tính X


quy định. Đàn ông có gen m trên NST X là mắc bệnh, đàn bà chỉ biểu hiện khi
nào có đồng hợp tử gen này.
a) Nếu cha bị bệnh máu khó đông, mẹ không bị bệnh này, con trai và con
gái của họ ra sao?
b) Nếu cha bị bệnh máu khó đông, con trai cũng bị bệnh này, như vậy
bệnh này do ai truyền lại cho con trai? Tại sao?
HƯỚNG DẪN CHẤM
Câu Đáp án Điểm
Câu 1
(1,5 đ)
- ADN thuộc loại đại phân tử. ADN được cấu tạo theo nguyên tắc đa phân
tử mà các đơn phân là các nuclêôtit (có 4 loại: A, T, X, G). Mỗi phân tử
ADN được đặc trưng bởi số lượng, thành phần và trình tự sắp xếp các
nuclêôtit trong cấu trúc của nó.
- Tính đa dạng và tính đặc thù của ADN là cơ sở cho tính đa dạng và tính
đặc thù của các loài sinh vật.
- ADN là chuỗi xoắn kép gồm 2 mạch song song, xoắn đều. Các nuclêôtit
giữa 2 mạch đơn liên kết với nhau thành từng cặp theo nguyên tắc bổ sung:
A liên kết với T, G liên kết với X, chính nguyên tắc này đã tạo nên tính
chất bổ sung của 2 mạch đơn.
- ADN là nơi lưu giữ thông tin di truyền, nghĩa là thông tin về cấu trúc của
Prôtein.
- ADN có khả năng tự nhân đôi, nhờ đó thông tin di truyền chứa đựng
trong ADN có thể được truyền đạt qua các thế hệ.
0.5đ
0.25đ
0.25đ
0.25đ
0,25đ
Câu 2

(1,5đ)
a. Số lượng NST không thể hiện trình độ tiến hóa của loài.
- Giải thích: Số lượng NST chỉ là cấu trúc di truyền trong tế bào và biểu
hiện tính đặc trưng để giúp phân biệt loài này với loài khác nên không thể
dựa vào số lượng NST trong tế bào nhiều hay ít để xếp loài này tiến hóa
cao hay thấp hơn loài khác. Ví dụ: Người 2n = 46 nhưng lại tiến hóa hơn
tinh tinh 2n = 48.
b. NST là cơ sở vật chất di truyền ở cấp độ tế bào.
- Mỗi loài có bộ NST đặc trưng về số lượng hình thái và cấu trúc được duy
trì ổn định
- NST chứa ADN, là cấu trúc mang gen, trên đó có các thông tin di truyền
qui định các tính trạng.
- NST có khả năng tự nhân đôi. Nhờ đó gen qui định các tính trạng được
sao chép lại qua các thế hệ tế bào và cơ thể.
- Những biến đổi về mặt số lượng và cấu trúc của NST sẽ gây ra những
biến đổi về các tính trạng.
0,25đ
0,25đ
0.25đ
0,25đ
0,25đ
0.25đ
Câu 3
(2,0đ)
Ưu thế lai Thoái hoá giống
Biểu
hiện
Con lai có sức sống cao hơn
hẳn bố mẹ : Sinh trưởng
nhanh, phát triển mạnh, khả

năng chống chịu tốt với các
điều kiện môi trường, năng
suất cao.
Con lai có sức sống kém hơn bố
mẹ: Sinh trưởng chậm, kém
phát triển, khả năng chống chịu
kém với các điều kiện môi
trường, năng suất thấp, xuất
hiện nhiều tính trạng có hại.
Cơ chế Con lai ở trạng thái dị hợp,
nên các gen lặn ( thường là có
Con lai ở trạng thái đồng hợp
và thể đồng hợp lặn biểu hiện
0.5đ
hại) không được biểu hiện vì
bị gen trội lấn át.
thành kiểu hình xấu, gây hại.
Nguyên
nhân
Xuất hiện do lai khác dòng và
biểu hiện rõ nhất ở thế hệ F
1
.
Xuất hiện do tự thụ phấn bắt
buộc ở thực vật hoặc giao phối
cận huyết ở động vật.
Ứng
dụng
Con lai F
1

được sử dụng
làm sản phẩm để tận dụng
làm ưu thế lai, không dùng
làm giống.
Để củng cố một tính trạng nào
đó mà con người mong muốn
hoặc tạo ra dòng thuần để tạo ra
ưu thế lai.
0,5đ
0.5đ
0,5đ
Câu 4
(1,0đ)
- Đa số các loài sinh vật sống trong phạm vi nhiệt độ 0 – 50
o
C
- Động vật biến nhiệt là động vật có thân nhiệt thay đổi theo nhiệt độ của
môi trường.
- Động vật đẳng nhiệt là động vật có nhiệt độ cơ thể không phụ thuộc vào
nhiệt độ môi trường.
- Các loài động vật biến nhiệt: thằn lằn, sâu hại táo, ruồi nhà, kỳ nhông
0,25đ
0,25đ
0,25đ
0,25đ
Câu 5
(2,0đ)
a) Bộ NST lưỡng bội của loài:
Theo bài ra ta có số NST môi trường cung cấp cho các quá trình nguyên
phân là:

a.2n.(2
x
– 1) = 15240. => 3.2n.(2
7
– 1) = 15240.
=> 2n = 15240/3.(2
7
– 1) = 40.
b) Số tế bào trứng = số noãn bào bậc I = a.2
x
= 3.2
7
= 384.
c) Số hợp tử tạo thành = số trứng được thụ tinh = số trứng tham gia thụ tinh
x 25% = 384x25% = 96.
d) Số tinh trùng được thụ tinh = số hợp tử tạo thành = 96.
Số tinh trùng tham gia thụ tinh = (số tinh trùng được thụ tinh x 100%) /
3,125% = (96x100)/3,125 = 3072.
Số tinh bào bậc I tối thiểu = số tinh trùng tham gia thụ tinh/4
= 3072/4 = 768.
0,5đ
0.25đ
0,5đ
0,25đ
0,25đ
0,25đ
Câu 6
(2đ)
Theo giả thuyết : M : không bệnh, m : bị bệnh
Kiểu gen của người đàn ông mắc bệnh : X

m
Y
Kiểu gen của người đàn bà không mắc bệnh : X
M
X
M
, X
M
X
m
.
a. Cha bị bệnh máu khó đông, mẹ không bị bệnh, con trai và con gái của
họ :
- TH
1
: Người đàn ông bệnh có kiểu gen X
m
Y x người đàn bà bình thường
có kiểu gen X
M
X
M
đời con của họ bình thường.
0.25đ
0,75đ
(SĐL :0,5đ, giải thích : 0.25đ).
- TH
2
: Người đàn ông bị bệnh có kiểu gen X
m

Y x người đàn bà bình
thường có kiểu gen X
M
X
m
đời con của họ có 1 người con gái và 1 người
con trai bị bệnh do gen lặn biểu hiện (X
m
X
m
), (X
m
Y) .
(SĐL :0,5đ, giải thích : 0.25đ).
b) Cha bị bệnh máu khó đông, con trai cũng bị bệnh này, như
vậy bệnh này do người mẹ truyền vì : người con trai phải nhận từ bố 1 NST
Y và từ mẹ 1 NST X mà bệnh là do gen lặn liên kết với NST giới tính X.
0,75đ
0,25đ

×