SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
HƯNG YÊN
ĐỀ THI CHÍNH THỨC
KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CHUYÊN
NĂM HỌC 2012 - 2013
Môn thi: HOÁ HỌC
(Dành cho thí sinh thi vào lớp 10 chuyên Hoá)
Thời gian làm bài: 120 phút
Câu I (3,0 điểm).
1. Chỉ dùng quì tím, hãy phân biệt các dung dịch riêng biệt mất nhãn sau: NaOH, BaCl
2
,
Ba(OH)
2
, HCl, H
2
SO
4
loãng, NaCl.
2. Tìm các chất ứng với mỗi chữ cái A, B, C, D, E, F và viết các phương trình phản ứng hoàn
thành dãy chuyển hóa sau (ghi rõ điều kiện phản ứng, nếu có).
Biết rằng: A + HCl
→
B + D + H
2
O.
3. Người ta tiến hành 3 thí nghiệm như sau:
Thí nghiệm 1: Đưa bình đựng hỗn hợp khí metan và khí clo ra ngoài ánh sáng. Sau một
thời gian, cho nước vào bình, lắc nhẹ rồi thêm vào một mẩu giấy quỳ tím.
Thí nghiệm 2: Nhỏ từ từ dung dịch NaOH tới dư vào dung dịch AlCl
3
.
Thí nghiệm 3: Sục từ từ khí SO
2
tới dư vào dung dịch thuốc tím loãng.
Cho biết các hiện tượng có thể xảy ra trong mỗi thí nghiệm. Viết các phương trình hóa học của
phản ứng xảy ra.
Câu II (3,0 điểm).
1. Cho a gam dung dịch H
2
SO
4
nồng độ x% tác dụng với một lượng hỗn hợp dư 2 kim loại Na và
Mg thì khối lượng khí H
2
tạo thành là 0,05a gam.
Viết các phương trình phản ứng xảy ra và tìm x.
2. Cho 11,5 gam một kim loại kiềm M vào nước, thu được V lít khí và dung dịch A. Hấp thụ
hoàn toàn 6,72 lít khí CO
2
vào dung dịch A được dung dịch B. Chia B làm hai phần bằng nhau:
- Phần 1: Cho phản ứng với 200 ml dung dịch Ca(NO
3
)
2
2M thấy tạo thành 10 gam kết tủa,
đun nóng phần dung dịch thu thêm m gam kết tủa nữa.
- Phần 2: Đun sôi từ từ, sau đó để nguội, cho nước bay hơi ở nhiệt độ thấp, áp suất thấp thu
được 35,75 gam tinh thể X.
a. Tính m, V.
b. Tìm kim loại M và công thức phân tử của tinh thể X.
(Biết các khí đo ở đktc, các phản ứng xảy ra hoàn toàn).
Câu III (2,25 điểm).
1. Các công thức C
2
H
6
O, C
3
H
8
O, C
3
H
6
O
2
là công thức phân tử của 5 hợp chất hữu cơ đơn
chức, mạch hở A, B, C, D, E trong đó:
- Tác dụng với Na chỉ có A và E.
- Tác dụng với dung dịch NaOH có B, D và E.
- D tác dụng với dung dịch NaOH thì thu được F mà F tác dụng với A lại tạo ra C.
a. Viết các công thức cấu tạo của A, B, C, D, E.
b. Viết các phương trình hóa học của phản ứng xảy ra.
2. Một hỗn hợp R gồm 2 hiđrocacbon mạch hở C
x
H
2x
và C
y
H
2y
. Biết 9,1 gam R làm mất
màu vừa hết 40 gam brom trong dung dịch. Xác định công thức phân tử của 2 hiđrocacbon đó.
A
A
A
Fe
B
C
F
E
D
Biết rằng trong R thành phần thể tích của chất có phân tử khối nhỏ hơn nằm trong khoảng từ 65%
đến 75%.
Câu IV (1,75 điểm).
Cho hợp chất hữu cơ T (chứa C, H, O). Đốt cháy hết 0,2 mol T bằng một lượng vừa đủ
13,44 lít O
2
(đktc). Cho toàn bộ sản phẩm cháy lần lượt đi chậm qua bình 1 đựng 100 gam dung
dịch H
2
SO
4
96,48% dư, bình 2 chứa lượng dư dung dịch KOH. Sau thí nghiệm thấy nồng độ dung
dịch axit trong bình 1 còn là 90%, bình 2 có 82,8 gam muối tạo thành.
1. Xác định công thức phân tử của T.
2. Biết T vừa làm mất màu dung dịch brom, vừa làm quỳ tím hóa đỏ. Viết công thức cấu
tạo của T, viết các phương trình phản ứng của T với H
2
/Ni,t
o
; Br
2
/H
2
O; Na; NaOH; CaCO
3
;
C
2
H
5
OH/ H
2
SO
4
đặc,t
o
.
Cho: Li = 7; K = 39; C = 12; H = 1; O = 16; N = 14; S = 32; Mg = 24; Fe = 56;
Ca = 40; Na = 23; Cl = 35,5; Br = 80.
Thí sinh không được sử dụng bảng tuần hoàn các nguyên tố hoá học.
Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm.
HẾT